Review

Lý Trí Và Tình Cảm

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Jane Austen
NXB NXB Hội Nhà Văn
Công ty phát hành Liên Việt
Số trang 428
Ngày xuất bản 05-2010
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Lý trí và tình cảm của Jane Austen – Tác giả được xếp vào hàng đầu của nền văn học Anh quốc trong mọi thời đại.

Truyện “Lý trí và Tình cảm” xoay quanh hai chị em Elinor và Marianne. Cô chị Elinor có nhiều lý trí, cẩn trọng, biết cách tự kiềm chế vui buồn, cô em Marianne hành xử theo cách vô cùng lãng mạn, buông thả vào những tình cảm đến mức khinh xuất.

Làm thế nào mỗi cô thiếu nữ ứng phó với bất hạnh trong tình cảm và rút tỉa được những bài học cho mình đã tạo nên mấu chốt cho câu chuyện. Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái (hoặc quá nuông chiều hoặc quá khe khắt) trong giai đoạn này ở Anh Quốc cũng được trình bầy khá rõ nét.

Cách đan kết hai chị em có hai tố chất khác hẳn nhau qua mỗi biến động tâm tư và những nhu cầu thực tế cùng hạn chế của nữ giới trong khung cảnh xã hội Anh quốc vào thế kỷ 18.

[taq_review]

Trích dẫn

Khi họ vừa đến Devonshire, bà Daswood và các cô con gái đã không thể mường tượng ra có nhiều giao tiếp chiếm thì giờ của họ đến thế, hoặc là có nhiều lời mời và khách thăm viếng đến thế khiến họ không còn nhiều thời giờ để làm những việc qua trọng. Mà thật đúng như thế. Khi Marianne đã bình phục, những kế hoạch vui chơi trong nhà hoặc nơi xa, mà Ngài John đã vạch ra, được thực hiện. Thế là những buổi khiêu vũ thân mật bắt đầu; những buổi đi chơi trên sông hồ tiến hành thường xuyên khi thời tiết Tháng Mười cho phép. Trong mọi cơ hội, Willoughby đều tham dự; và không khí xuề xòa thân thiện vốn được tạo ra tự nhiên trong các buổi họp mặt như thế đều có tính toán đúng mức để anh được thêm gần gũi trong mối giao tiếp với gia đình Daswood, để tạo cơ hội cho anh chứng kiến tài năng xuất chúng của Marianne, cho anh chứng tỏ lòng ngưỡng mộ sôi động dành cho cô, cho anh đón nhận tình quý mến của cô qua thái độ cô đáp lại anh.

Elonor không lấy làm ngạc nhiên về quan hệ giữa hai người, Cô chỉ mong rằng mối quan hệ này không quá lộ liễu, và một đôi lần cô khuyên Marianne nên tự kiềm chế. Nhưng Marianne ghét cay ghét đắng mọi cách che đậy vì cô em thấy không có gì phải hỏ thẹn khi cởi mở. Đối với cô em, kiếm chế tình cảm, vốn tự nó không phải là đáng chê trách, không những là nỗ lực không cần thiết, mà còn lệ thuộc một cách đáng hổ thẹn vào những quy ước đời thường sai lạc. Willoughby có ý tưởng tương tư, nên hành vi của hai người luôn luôn biểu hiện quan điểm của họ.

Khi ở bên anh, cô không màng đến ai khác. Mọi việc anh làm đều đúng; mọi việc anh nói đều khôn ngoan. Nếu có ván bài trong chương trình họp mặt, anh ăn gian chính mình và ăn gian cả những người khác để cô có tay bài tốt. Nếu có dạ vũ, họ nhảy với nhau cả nửa buổi; chỉ đành phải tách ra trong vài bản nhạc, cố ý đứng gần nhau, ít khi nói tiếng nào với bất kỳ ai khác. Dĩ nhiên là người ta giễu cợt tư cách như thế, nhưng giễu cợt không làm họ hổ thẹn và dường như không khiêu khích được họ.

Bà Daswood can dự vào những tâm tư của họ với thái độ nồng nà, nên không buồn kiểm soát sự biểu lộ quá trớn của họ. Đối với bà, đây chỉ là kết quả tự nhiên của tình cảm trong tinh thần tươi trẻ và cháy bỏng.

Đây là một mùa hạn phúc của Marianne. Quả tim của cô được dâng hiến cho Willoughby; và lòng quyến luyến Norland mà cô mang từ Sessex đã nguôi ngoai nhiều hơn là cô nghĩ, do những cuốn hút mà mối giao tiếp với anh mang đến cho nơi định cư mới của cô.

Elinor không được hạnh phúc như em gái. Quả tim cô không được yên ổn như thế, và cô không cảm thấy thỏa mãn trong các vui thú của mọi người. Trong đám họ không có ai thân thiết với cô để bù đắp cho những gì cô bỏ lại phía sau, và cũng không có ai giúp cô nghĩ về Norland với ít tiếc nuối hơn. Phu nhân Middleton và bà Jennings không thể khiến cô quên những buổi chuyện trò trước kia, dù cho bà là người nói huyên thuyên và Phu nhân đối xử tử tế với cô để cô chịu trao đổi trong phần lớn câu chuyện. Bà đã kể cho cô nghe ba hoặc bốn lần tiểu sử của bà; và néu trí nhớ của Elinor ngang bằng với cách tận dụng của bà, ngay từ lúc đầu quen nhau cô đã biết được mọi chi tiết của cơn bệnh cuối cùng của ông Jennings và những gì ông nối với bà trước khi qua đời.

Phu nhân Middleton chỉ dễ chịu hơn bà mẹ ở chỗ giữ im lặng nhiều hơn. Không cần quan sát nhiều nhưng Elinor cũng biết tính dè dặt của Phu nhân chỉ là tư thái điềm đạm, không liên quan gì đến nhận thức. Cách thức Phu nhân đối xử với ông chồng và bà mẹ cũng giống như với khách mời, vì thế không cần phải tìm kiếm hoặc yêu cầu tình thân. Phu nhân thường nói lại những chuyện đã nói ngày trước. Bà luôn luôn nhạt nhẽo, vì ngay cả tinh thần của bà lúc nào vẫn thế. Mặc dù Phu nhân không chống đối việc ông chồng tổ chức những buổi họp mặt miễn là đúng nghi thức và có hai đứa con lớn tham dự, có vẻ như bà không bao giờ lấy đó làm vui hơn là khi ngồi nhà. Sự hiện diện của Phu nhân không làm những người khác vui thêm bao nhiêu, đến nỗi chỉ khi bà tỏ ra quan tâm đến mấy đứa con trai hay quấy, người ta mới nhớ đến sự hiện diện của bà.

Trong số các mối giao tiếp mới, Elinor chỉ tìm thấy nơi Đại tá Brandon là người có thể được cô kính trọng về khả năng, khơi dậy mối quan tâm về tình bạn, hoặc tạo niềm vui như là người bạn đồng hành. Willoughby thì hoàn toàn không. Tình thương mến của cô, ngay cả tình thương mến của cô em, là cho riêng anh; nhưng anh là người đang yêu, anh chỉ chú tâm đến Marianne, và một người kém tương hợp hơn nhiều vẫn có thể dễ thương hơn. Không may cho Đại tá Brandon, ông không được khích lệ như thế chỉ nghĩ đến Marianne; và trong khi trò chuyện cùng Elinor, ông tìm thấy niềm an ủi bù đắp cho sự hờ hững của em gái cô.

Mối đồng cảm của Elinor dành cho ông càng dâng cao, vì cô có lý do để đoán rằng ông đã biết khổ vì tình tuyệt vọng. Suy đoán này là do ông vô tình thốt ra ít lời vào buổi tối tại Brandon Park, khi hai người cùng ngồi với nhau trong khi những người khác đang khiêu vũ. Đôi mắt đang dán lên Marianne, và sau im lặng ít phút, ông nói với nụ cười nhẹ nhàng:

– Theo tôi hiểu, em gái cô không chấp nhận người có mối tình thứ hai.

Elinor đáp:

– Đúng thế, các ý tưởng của nó đều lãng mạn.

– Hoặc là cô ấy cho rằng không thể có tình yêu lần thứ hai.

– Tôi có cùng nhận xét. Nhưng tôi không biết làm thế nào có chủ kiến như thế mà không nhận xét đến bản chất của ông cụ chúng tôi, vì ông có hai vợ. Tuy nhiên, trong vài năm nữa ý tưởng của nó sẽ có nền tảng hợp lý dựa trên nhận thức và quan sát. Lúc ấy, chính nó chứ không ai khác có thể xác định và biện minh các ý tưởng một cách dễ dàng hơn là bây giờ.

Ông đáp:

– Có lẽ là như thế, nhưng những định kiến của một đầu óc non trẻ có cái gì đấy dễ hương, đến nỗi người ta lấy làm tiếc khi thấy các định kiến này nhường chỗ cho việc tiếp thu những ý kiến phổ cập hơn.

Elinor nói:

-Tôi không thể đồng ý với ông về điểm này. Có nhiều bất lợi khi mang tính khí như Marianne, mà mọi sức quyến rũ của nhiệt tình và dốt nát trên đời không thể chuộc lại. Cả tâm tư nó đều có xu hướng không may là không hề biết như thế nào là đúng mực; và tôi muốn thấy nó có hiểu biết tốt hơn về nhân thế, xem như là lợi thế lớn nhất có thể có cho nó.

Sau một hồi im lặng, ông tiếp tục câu chuyện:

– Em gái cô có đối xử phân biết gì về mối tình thứ hai không, hoặc xem đấy đều là tội lỗi nơi tất cả mọi người không? Liệu những người đã thất vọng trong chọn lựa thứ nhất, hoặc là do đối tượng của họ thiếu trung kiên hoặc là do tình cảnh éo le, lẽ nào vo cảm trong suốt cả cuộc đời còn lại được?

– Thú thật, tôi không hiểu rõ uẩn khúc trong các nguyên tắc của nó. Tôi chỉ biết rằng tôi chưa hề nghe nó chấp nhận có thể tha thứ cho cuộc tình thứ hai.

Ông nói:

– Ý kiến như thế không đứng vững; phải có thay đổi, thay đổi tư tưởng hoàn toàn. Khong, không, ta không nên mong ước, vì khi tinh túy lãng mạn của một con tim non trẻ phải ra đi, có thể tiếp theo thường là những ý tưởng quá thông thường, quá nguy hiểm! Tôi nói theo kinh nghiệm. Có một dạo tôi biết một phụ nữ với tính khí và đầu óc rất giống em gái cô, suy nghĩ và phán xét như em gái cô, nhưng từ một thay đổi bị thúc ép – từ một loạt tình huống bất hạnh-

Đến đây ông thình lình ngừng lại, dường như cho là ông đã nói quá nhiều; nét mặt ông toát ra điều gì đấy khiến người ta ức đoán, nếu đã không xâm nhập vào tư tưởng Elinor. Có lẽ cô sẽ không nghĩ ngợi gì, nếu không muốn nói ra việc gì liên quan đến người phụ nữ ấy. Đàng này, chỉ cần một ít tưởng tượng là có thể liến kết xúc cảm cuat ông với hồi tưởng dịu dàng về một mối quan hệ trong quá khứ. Elinor không muốn nghĩ thêm. Nhưng nếu ở trong hoàn cảnh của cô, có lẽ Marianne không muốn dừng lai ở đây. Cô em hẳn sẽ nhanh chóng thêu dệt cả câu chuyện qua trí tưởng tượng phong phú của mình; mọi điều được hình thành trong bối cảnh u buồn nhất của một cuộc tình bất hạnh.

***

Khi Elinor và Marianne cùng nhau đi dạo sáng hôm sau, cô em báo cho chị một tin khiến chị cô, dù đã hiểu rõ tính kém cẩn trọng và thiếu suy nghĩ của em mình, vẫn ngạc nhiên theo cả hai góc độ. Với cả sướng thỏa, cô em bảo rằng Willoughby đã tặng cô một con ngựa mà anh đã tự gây giống tại bất động sản của anh ở Somesetshire, được nuôi dưỡng để phụ nữ cưỡi. Đã không suy xét rằng mẹ cô không có ý định nuôi một con ngựa nào; và nếu bà có thay đổi ý định để chấp nhận món quà, bà sẽ phải mua một con ngựa khác cho gia nhân, rồi thuê một gia nhân để cưỡi nó, rôi còn phải xây chuồng cho nó – thế mà cô em lại không do dự chấp nhận món quà và còn hào hứng thông báo cho chị cô hay. Cô thêm:

– Anh ấy định gửi người nài ngựa đi ngay Somesetshire, và khi nó đến chúng ta sẽ cưỡi ngựa mỗi ngày. Chị có thể dùng chung nó với em. Chị Elinor thân thương, hãy tưởng tưởng thú vui khi phóng nước đại trên mấy ngọn đồi này.

Cô không muốn thoát ra khỏi giấc mơ hạnh phúc như thế để hiểu thấu mọi sự thật khổ tâm liên quan đến vụ việc, nên trong một thời gian cô không muốn chấp nhận. Về việc có thêm một gia nhân, chi phí sẽ là chuyện vặt vãnh; chắc chắn bà mẹ sẽ không bao giờ phản đối, có thể mua cho anh ta bất kỳ con ngựa nào; anh ta có thể nhận một con ở Brandon Park; còn chuồng ngựa, chỉ cần một cái chái nhỏ cũng đủ. Rồi Elinor tỏ ý nghi ngờ tính phải phép khi nhận món quà như thế từ một người đàn ông mà cô biết quá ít, hoặc ít nhất chỉ mới quen biết gần đây.

Thế là qua mức đối với cô em. Cô nói:

– Chị Elinor, chị lầm rồi khi cho là em biết rất ít về Willoughby. Đúng thật là em chưa quen anh ấy lâu, nhưng em hiểu rõ anh ấy hơn là hiểu bất cứ ai trên đời này, ngoại trừ chính chị và mẹ. Không phải thời gian hoặc cơ hội quyết định mồi thân thiết: chỉ là tâm hồn thôi. Bảy năm có thể không đủ để vài người hiểu nhau; bảy ngày quá đủ cho những người khác. Em nên bị quở trách là càng không phải phép khi nhận một con ngựa từ ông anh, hơn là từ Willoughby. Em biết rất ít về John, mặc dù chúng ta đã sống cùng nhau nhiều năm; nhưng đối với Willoughby em đã có phán đoán từ lâu.

Elinor nghĩ tốt nhất không nên đả động gì thêm về việc này. Cô đã hiểu tính khí của em gái. Càng ngăn cản chuyện tình cảm như thế chỉ càng khiến cô em bám lấy quan điểm của mình. Nhưng Marianne dịu ngay khi chị cô kêu gọi tình thương dành cho bà mẹ, trình bày những bất tiện mà bà mẹ thích nuông chiều sẽ phải tự gánh vác, nếu (có thể như trong trường hợp này) bà thuận tình với cac khoản chi tieu gia tăng. Cô em hứa không nhác đến món quà để thử thách bà mẹ nuông chiều thiếu cẩn trọng, và sẽ từ chối anh Willoughby khi cô gặp anh lần đầu.

Bạn đọc cảm nhận

Nguyễn Thị Vy

Jane Austen tiếp tục chinh phục mình qua những trang sách của “Lý trí và tình cảm”. Lối viết nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng không kém phần sắc sảo làm nên một câu chuyện lôi cuốn, dù có thể nó chưa thực sự nổi bật nếu so với “Kiêu hãnh và định kiến” nhưng vẫn đủ làm người ta nhớ đến và suy ngẫm. Hai chị em, Elinor và Marianne, mỗi người một dáng vẻ, một tính cách, thậm chí là trái ngược nhau. Cách họ đón nhận tình yêu, cách ứng xử trước những người đàn ông cũng rất khác, nhưng ẩn sau đó vẫn luôn là một trái tim và tâm hồn nhạy cảm, và những khao khát được hạnh phúc trong đời. Bên cạnh nhiều tình tiết bất ngờ, truyện còn có tính hài hước rất thú vị, khiến một câu chuyện cổ điển trở nên gần gũi và dễ cảm nhận hơn.

Bông Nhựa

Ngôn từ và câu văn vẫn là phong cách quên thuộc của Jane Austen, tuy nhiên theo đánh giá cá nhân thì nó kém lôi cuốn hơn so với Kiêu hãnh và định kiến hay là Emma. Ưu điểm là thông điệp câu chuyện truyền đạt khá rõ ràng. Theo mình đây vẫn là một cuốn hay và đáng đọc (Đặc biệt đối với fan của JA như mình ^^)

Tuy nhiên truyện không có nhiều tình tiết thú vị (cho đến lúc xuất hiện nhân vật nữ thứ ngu ngốc – Lucy, sẽ có nhiều đoạn đáng để cười hơn), vì vậy cần một chút kiên nhẫn để đọc hết truyện.

Nguyễn Phương Thảo

Một đầu óc có lý trí và một con tim dồi dào tình cảm. Con người nào có được hai thứ ấy sẽ là con người hoàn hảo. Thế nhưng, Jane Austen lại không tạo hình nhân vật như vậy. Bà khéo léo khắc họa lên hai cá thể, mỗi người sở hữu một thứ và bắt đầu câu chuyện hai chị em Elinor và Marianne. Hai chị em gái sở hữu một sắc đẹp hiếm thấy nhưng luôn bất đồng với nhau quan điểm về tình yêu. Với đầu óc nhạy bén, Elinor cho rằng nên dựa vào lí trí và cần cẩn trọng. Còn với Marianne, đó là một điều không thể tha thứ được trong tình yêu. Rồi những vấn đề lần lượt nảy sinh, tạo ra nhiều nút thắt nhưng cuối cùng, hai chị em đều có được kết thúc có hậu.

Đây là tác phẩm đầu tiên của Jane Austen, nó được bà chau chuốt suốt 17 năm. Có thể nói rằng ngòi bút tinh tế, lãng mạn của bà chẳng bao giờ phai nhạt.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button