Review

Tại Sao Lại Chần Chừ?

Thể loại Kỹ năng – Sống đẹp
Tác giả Teo Aik Cher
NXB NXB Trẻ
Công ty phát hành First News – Trí Việt
Số trang 115
Ngày tái bản 11-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

“Tại sao lại chần chừ” là một cuốn sách thực tế và hấp dẫn, có thể giúp các bạn trẻ loại bỏ hoàn toàn “căn bệnh” chần chừ. Với văn phong nhẹ nhàng và nhiều hình ảnh minh họa dí dỏm, cuốn sách này sẽ giúp bạn kháp phá ra những lý do khiến các bạn trẻ chần chừ cũng như vì sao họ lại cư xử theo thói quen thông thường ấy. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng sẽ tập trung giải quyết vấn đề mang tên “Chần chừ” thông qua những chiến thuật đã được kiểm chứng.

Hãy bắt đầu con đường dẫn đến thành công của bạn bằng việc đọc cuốn sách đầy cảm hứng này!

[taq_review]

Trích đoạn sách

Kỳ vọng quá cao

“Tại sao điểm số của con không cao như điểm của con gái dì Linda?”

“Tại sao cháu không tham gia vào dàn đồng ca nổi tiếng của trường?”

“Tại sao bạn không tài giỏi như anh trai bạn vậy?”

“Tại sao bạn không được chọn vào đội?”

Yêu cầu và kỳ vọng mà mọi người đặt cho chúng ta thường rất cao. Mọi người đều nói về tầm quan trọng của việc học hành đến nơi đến chốn cũng như việc phải trở thành người thật xuất sắc. nhiều bậc phụ huynh đòi hỏi ở con cái họ rất nhiều điều. Một vài người thì lại đòi hỏi rất cao ở bản thân họ. Với những kỳ vọng quá cao đó, chẳng có gì lạ khi họ bị stress cả!

Những người bị stress thường có xu hướng chần chừ vì họ lo lắng về quá nhiều thứ. nếu không có lời khuyên và sự hỗ trợ của bạn bè và những người xung quanh, họ cảm thấy mình thật nhỏ bé và dễ bị tổn thương. Chính suy nghĩ này đã khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Tại sao chúng ta không đồng tâm hiệp lực với nhau?

“Đồng tâm hiệp lực =

Hai hay nhiều cá nhân kết hợp lại với nhau để mối liên kết giữa họ trở nên mạnh mẽ hơn.”

Ai bảo chúng ta phải một mình đối mặt với thế giới?

Cách thức để vượt qua cảm giác đơn độc, lạc lối và vô vọng là hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè. Khi được ở bên cạnh bạn bè, chúng ta sẽ có động lực và sức mạnh sáng tạo để vượt qua những thời khắc chần chừ.

Xét cho cùng thì hai cái đầu vẫn tốt hơn một cái đầu!

Nhóm học tập và mạng lưới hỗ trợ xã hội

Chúng ta nên thành lập một nhóm học tập với một hay nhiều người bạn để việc học của mình trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Đôi khi, chúng ta sẽ phải đọc hết tài liệu này đến tài liệu khác. Khi học nhóm, chúng ta có thể chia sẻ những tài liệu này với nhau và mỗi người chỉ cần phải tóm tắt một vài tài liệu mà thôi. Tuy nhiên, hãy bảo đảm rằng mỗi người đều đóng góp công sức của mình vào công việc chung để cách học này thực sự hữu ích cho cả nhóm.

Nếu có thể, các bạn hãy cùng học bài bên nhau. Dĩ nhiên, có nhiều người thích học một mình nhưng sẽ rất tuyệt nếu có ai đó cùng ta thư giãn, giải trí sau những giờ học căng thẳng. Cả hai có thể chia sẻ với nhau những kinh nghiệm học tập hoặc những thắc mắc về bài vở trong quá trình ôn tập để cùng nhau giải quyết. Và cả hai có thể truyền động lực cho nhau để cùng tiến xa hơn.

Tôi vẫn nhớ quãng thời gian tôi còn đi học và phải ôn bài để chuẩn bị cho các kỳ thi. Thời đó, tôi có một người bạn học tập chung lớp. Chúng tôi thường động viên nhau và kiểm tra quá trình học tập của nhau. Thậm chí, chúng tôi còn gọi điện cho nhau vào ngày thi để không ai ngủ quên mà bỏ lỡ buổi thi đó. Bằng cách này, chúng tôi đã vượt qua những kỳ thi một cách tốt đẹp.

 

Bạn đọc cảm nhận

Lê Thảo Vy

Bệnh chần chừ – căn bệnh ăn sâu vào máu của giới trẻ hiện nay. Với quan điểm của Teo Aik Cher – từng là một sinh viên, ông đã chỉ ra rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục căn bệnh này bằng những câu chuyện, lời khuyên, quy tắc và hình vẽ sinh động. Nếu bạn muốn thay đổi nhưng không có kiên nhẫn, hãy đọc ” Tại sao lại chần chừ”. Nội dung khá ngắn gọn và rõ ràng, dành riêng cho những người trẻ suốt ngày phải quay cuống vì những bài tập và gia đình và bạn bè và…. Và nhất là khi bản thân bạn đang gặp vấn đề về bệnh chần chừ, hãy đọc đi và bạn sẽ ngạc nhiên vì những miêu tả của tác giả giống hết với tình trạng của bạn hiện tại. 🙂

Nguyễn Trần Phương Thư

Tại sao lại chần chừ

Một câu hỏi dường như khó trả lời cho những ai bị mắc bệnh “trì hoãn”. Tôi tò mò với tựa đề này và cảm thấy cần phải đọc xem, tác giả gợi ý như thế nào cho người đọc để khắc phục tính “để nước tới chân mới nhảy”.

Đây thực sự là 1 cuốn sách viết rất đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và quan trọng hơn dễ áp dụng. Chắc chắn ít nhiều trong chúng ta ai cũng bị mắc chứng bệnh này, mức độ nặng nhẹ tuy có khác nhau nhưng ít nhiều chắc ai cũng có – chúng ta trì hoãn không trả lời email của cô bạn thân, trì hoãn đi thanh toán thẻ tín dụng, v…v… nói chung, mọi sự trì hoãn đều để lại ít nhiều hậu quả.

Do đó, đây sẽ là cuốn cẩm nang thiết thực cho những ai muốn thực hiện được phương châm “giờ nào việc đó”, “việc hôm nay chớ để ngày mai” để có thể hoàn thành tốt mọi việc và thanh thản nghĩ ngơi chứ không bị cuống cuồng căng thẳng vào phút chót.

Huynh Duyen

Mình biết quyển này là tại lên google gõ “phải làm sao khi có rất nhiều việc cần phải làm nhưng lại không muốn làm” và lướt một vài trang và thảo luận thì thấy có một người khuyên nếu trong tình trạng này thì nên tìm đọc bộ “tại sao lại chần chừ?” và “tại sao phải hành động?” của tác giả này.Mình mua luôn hai quyển, quyển này đọc thấy khá thiết thực, chỉ ra nguyên nhân tại sao lại chần chừ và những lời khuyên để vượt qua sự chần chừ và hành động. Tuy nhiên quyển này vẫn chưa hay bằng bộ 5 quyển “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” đâu. Nếu bạn muốn thay đổi thật sự thì hãy tìm đọc thêm bộ đó, đảm bảo bạn sẽ vỡ lẽ ra nhiều điều và nó hoàn toàn không lý thuyết như những sách kỹ năng sống ngày nay đâu.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button