Review

Kinh Dịch

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Ngô Tất Tố
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Nhà sách Minh Thắng
Số trang 844
Ngày xuất bản 08-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Khác với trước đây, lần này, nhân dịp tái bản lần thứ 25 Trọn bộ sách Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, dựa trên bản sách do Nhà Mai Lĩnh in năm 1943, xin trân trọng giới thiệu kết quả tra cứu và tìm hiểu về công việc của Dịch giả Ngô Tất Tố, góp phần giải trình cách học Kinh Dịch.

Nói đến Kinh Dịch, nhiều thế hệ bạn đọc từ trước tới nay đều cho rằng đây là cuốn sách viết về đạo lý khó hiểu, không dễ đọc. Nếu đọc kỹ chú giải ngắn gọn của Dịch giả về Quẻ Tỉnh và Quẻ Tiết: “Tỉnh là cái giếng, là ấp làng”; “Tiết là cái dóng trên thân cây tre”, bạn đọc sẽ cảm thấy quen thuộc ngay, gần gũi ngay với Kinh Dịch mà không còn quá e ngại, quá bận tâm với áp lực và câu hỏi đâu là những đạo lý bí ẩn, cao siêu. Đọc đến Lời Kinh của hai quẻ lại càng cảm thấy không quá khó, sau khi có được ít nhiều hiểu biết ban đầu, người đọc sẽ hào hứng, thích thú tiếp tục nhập môn Dịch học.

Nội dung 64 quẻ khác trong trọn bộ Kinh Dịch là mênh mông, muôn hình vạn trạng nhưng làm sao tạo được ấn tượng thanh thản, nhẹ nhàng và dễ dàng khi tiếp cận ban đầu với Kinh Dịch là điều hết sức có ý nghĩa.

[taq_review]

Trích dẫn

Truyện của Trình Di. – Hào Ba là thể Âm, ở ngôi Dương, chỉ muốn cứng mà thể vốn Âm nhu, không thể giữ bền con đường mình xéo, cho nên, như người mù chột nhìn trông, sự thấy của họ không rõ, như người què quặt bước xéo, sự đi của họ không xa, tài đã không đủ, lại ở không được giữa, bước xéo không phải đường chính, mà chăm chăm muốn cứng, hễ mà bước xéo như thế, thì là xéo vào chỗ hiểm nghèo, cho nên gọi là “xéo đuôi cọp”. Vì không khéo xéo mà xéo vào chỗ hiểm nghèo, thì ắt bị họa hoạn, cho nên nói là “cắn người, hung”.“Kẻ vũ nhân làm đấng đại quân như kẻ vũ tợn mà ở trên người ta, thì chỉ “dông” sự nóng nẩy thô suất của họ mà thôi, chứ không thể bước xéo một cách xuôi thuận mà tới nơi xa. Không trung chính mà chí cứng, bèn bị các hào Dương không cùng với, vì thì mà nó nóng nảy xéo chỗ nguy hiểm, mà được sự hung.

Bản nghĩa của Chu Hy.- Hào Sáu Ba chẳng giữa chẳng chính, mà chí cứng, dùng cách đó mà xéo theo Kiền ắt bị đau hại, cho nên Tượng nó như thế, mà kẻ xem gặp thế thì hung. Nó là Tượng những kẻ cương vũ đắc chí dông tợn Tần Chính[4], Hạng Tịch[5] há có thể lâu?

Lời bàn của Tiên Nho. – Phan Qua Sơn nói rằng: Là hào Sáu ở ngôi Ba, chất mềm chí cứng, không lượng sức mình muốn làm việc liền, ứng với nhau hào Chín Trên mà xéo theo các hào Dương, như kẻ chột muốn trông, kẻ què muốn bước, kẻ vũ nhân muốn làm vua hung là nên lắm.

LỜI KINH

象曰:眇能視,不足以有明也. 陂能履,不足以與行也.哇人之凶, 位不當也. 武人為于哭君, 志剛也.

Dịch âm. – Tượng viết: Diểu năng thị, bất túc dĩ hữu minh dã; bí năng lý, bất túc dĩ dữ hành dã. Chất nhân chỉ hung, vị bất đáng dã; vũ nhân vi vu đại quân, chí cương dã.

Dịch nghĩa.- Lời Tượng nói rằng: Chột biết trông, không đủ để có sáng vậy, què biết xéo, không đủ để cùng đi vậy. Cái “hung” của sự cắn người, ngôi không đáng vậy; kẻ vũ nhân muốn làm đấng đại quân, chí cứng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Những người âm nhu, tài họ không đủ, trông không thể rõ, đi không thể xa, mà cứ muốn chăm chăm muốn cứng, thì Tượng như thế, có thể khỏi hại được chăng? – Là kẻ mềm ở ngôi Ba, không phải chỗ chính của nó, sở dĩ phải đến vạ hại, bị cắn mà hung. Lấy kẻ vũ nhân làm thí dụ, là vì nó ở ngôi Dương, tài yếu mà chí cứng. Chí cứng thì hay động càn, xéo không theo đường, như kẻ vũ nhân mà làm đấng đại quân vậy.

LỜI KINH

九四:履虎尾, 想想終吉

Dịch âm. – Cửu Tứ: Lý hổ vỹ, tố tố chung cát.

Dịch nghĩa.- Hào Chín Tư: Xéo đuôi cọp, nơm nớp, sau chót tốt.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di.- Hào Chín Tư là Dương cương mà thể Kiền, tuy ở ngôi Tư mà phần cứng vẫn hơn. Ở chỗ gần vua, nhiều sự sợ, lại không có nghĩa tương đắc, hào Năm lại là bậc cương thả quá, cho nên là dáng “xéo lên đuôi cọp, nơm nớp sợ hãi”. Nếu biết sợ hãi thì sau chót sẽ tốt. Bởỉ vì hàọ Chín tuy cứng mà chí thì mềm ngôi Tư tuy gần vua mà nó không ở, hễ biết nơm nớp cẩn thận lo sợ, thì sau chót khỏi nguy mà được tốt.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Tứ cũng là kẻ không trung chính, xéo theo hào Chín Năm là kẻ cứng, nhưng vì lấy chất cứng ở ngôi mềm nên biết răn sợ mà được trọn tốt.

LỜI KINH

象曰:想想終吉, 志行也.

Dịch âm. – Tượng viết: Tố tốc chung cát, chí hành dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Nơm nớp, sau chót tốt, chí đi vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Có thể nơm nớp sợ hãi thì sau chót được tốt, là vì chí ở sự đi mà không chịu ở, lìa bỏ chỗ nguy là tốt. Dương cương là kẻ đi được, ở chỗ mềm là kẻ sự xuôi thuận tự xử.

LỜI KINH

九五:夬履, 貞厲.

Dịch âm.-Cửu Ngủ: Quải lý, trinh lệ.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Năm: Quyết xéo, chính bền nguy!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quải là cương quyết, hào Năm lấy đức Dương cương, thể Kiền, ở ngôi chí tôn, là kẻ tự dùng sự cương quyết của mình mà đi. Như thế thì, tuy được chỗ chính cũng nguy dữ. Thánh nhân đời xưa, ở ngôi tôn trong thiên hạ, sự sáng đủ để soi xét, sự cứng đủ để quyết đoán, thế đủ để tự chuyên, nhưng mà chưa từng không để cho hết lời bàn của thiên hạ, tuy kẻ cắt cỏ kiếm củi là hạng nhỏ nhặt, cũng ắt theo, vì thế mới là ông thánh, xéo ngôi vua mà sáng suốt. Nếu cứ vậy ta cương minh, quyết đi không ngoảnh lại, tuy là được chỗ chính đính cũng là cách nguy, có thể giữ bền được chăng? Có tài cương minh mà nếu cứ chuyên một bề tự nhiệm, còn là cách nguy, huống chi kẻ cương minh không đủ. Trong Kinh Dịch nói chữ “trinh lệ” nghĩa là không giống nhau, tùy quẻ có thể thấy được.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Chín Năm lấy đức cương trung xéo chính ngôi vua mà dưới là quẻ Đoái có tính vui đẹp ứng nhau với nó, phàm các việc tất nhiên là làm, không còn nghi ngại, cho nên Tượng nó là quyết. Nhất quyết mà xéo, gia cho được lẽ chính đính cũng là đạo nguy, cho nên lời chiêm của nó là “tuy chính mà nguy”. Răn bảo người ta sâu lắm.

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button