Review

Khi Lỗi Thuộc Về Những Vì Sao

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả John Green
NXB NXB Trẻ
Công ty phát hành NXB Trẻ
Giá bánXem giá bán

Nội dung

“Tôi muốn chia sẻ với mọi người về nỗi sợ của mình – nỗi sợ bị lãng quên”, nhân vật Augustus đã bắt đầu câu chuyện về những vì sao sai lối như thế.

Hazel (Shailene Woodley) là một cô gái trẻ mắc bệnh ung thư tuyến giáp đã di căn tới phổi đang sống lơ đễnh trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. Augustus (Ansel Elgort) mắc chứng bệnh ung thư xương với một bên chân giả và nỗi sợ một ngày nào đó mình sẽ chìm vào quên lãng. Hai người gặp nhau tại một câu lạc bộ dành cho những bệnh nhân ung thư gặp khó khăn trong việc hòa nhập cuộc sống. Họ tranh luận về việc ai rồi một ngày cũng sẽ phải đối diện với cái chết và trở thành bạn của nhau.

Đó là câu chuyện đã lấy đi nước mắt của hàng triệu độc giả trên thế giới, đồng thời cũng là cuốn sách bán chạy nhất theo bình chọn của New York Times và Wall Street Journal trước khi được đạo diễn Josh Boone chuyển thể thành phim.

Hazel và Augustus không chỉ là những nhân vật trong một bi kịch tình yêu ướt át mà đã trở thành một hiện tượng trong giới trẻ với phương châm sống của những “Nerdfighter” (người đấu tranh với số phận), với những “mật ngữ” thân thuộc như “okay” (có nghĩa là “always”) hay những quan niệm sống như “Không có công xưởng sản xuất điều ước nào trên đời”…

Không có phép màu, quyền năng hay sức mạnh từ một thế lực thần thánh nào, các nhân vật của The Fault in Our Stars chỉ đơn giản sống và chiến đấu từng ngày với thần chết để thực hiện nốt những dự định, ước mơ của mình.

Vùng trời của họ sở dĩ bé nhỏ hơn, khiêm nhường hơn bởi nỗi mặc cảm và sự tuyệt vọng trước căn bệnh hiểm nghèo đã che lấp ánh mặt trời phía trước. Hazel cảm thấy không còn nhu cầu kết bạn, không muốn đón nhận những cơ hội, không muốn ra ngoài bởi cô chẳng thể cảm thấy nhiều hơn một ống thở oxy qua mũi và một bình hô hấp nặng nề lê bước theo chân.

Đó cũng là lý do cô thấy “nỗi sợ bị lãng quên” của Augustus hết sức ngớ ngẩn. Bởi lẽ, cũng như cái chết, việc ai đó lãng quên mình chỉ là chuyện sớm hoặc muộn, trước hoặc sau. Hazel tin rằng đó là phán quyết của số phận và chúng ta chỉ có thể chấp nhận nó, đợi chờ nó đến.

Augustus lại khác. Cậu thích ngậm điếu thuốc trên môi và tuyên bố đầy thách thức rằng: “Ta có thể đặt cái thứ giết người này giữa hai hàm răng mà không cho nó sức mạnh để giết ta”. Bệnh ung thư là một cái án treo nhưng không có nghĩa nó có thể cướp đi sự sống cũng như niềm yêu sống của chàng trai trẻ. Bằng chứng là với chiếc chân giả, Augustus đã đi thêm một chặng đường nữa từ sau khi “lãnh án treo” và không những thế, cậu còn có thêm người bạn đồng hành Hazel.

John Green đã chinh phục trái tim khán giả không phải bởi câu chuyện tình yêu nhiều nước mắt mà chính vì những mảnh ghép hết sức đời thường, giản dị của cuộc sống. Không có phép màu, cũng chẳng có một cái kết đẹp như cổ tích. Thậm chí, cuộc đời vẫn nghiệt ngã và phũ phàng đến phút cuối với Hazel. Cuộc gặp gỡ không như mơ với nhà văn thần tượng đã kéo cô về với cuộc đời thực. Ở đó có bóng dáng của thần chết, nhưng cũng có cả Augustus thương yêu.

Lấy ý tưởng từ một vở kịch của Shakespeare – “The fault is not in our stars, but in ourselves” (Lỗi không phải bởi những vì sao, lỗi thuộc về chúng ta), tác giả John Green đã đặt tên cho cuốn sách của mình với hàm ý lỗi thuộc về những vì sao định mệnh chiếu sai đường, nên những người yêu thương chẳng thể đồng hành cùng nhau.

[taq_review]

Review

Hồng Ngọc

Đọc xong một thời gian định viết nhận xét, xong lên thấy các anh chị các bạn góp ý sôi nổi quá chừng, nên đây mình thấy nhận xét nữa thì thừa mứa quá. Giờ mình chia sẻ cảm xúc nhé!

Mình chưa biết gì về John Green trước khi đọc cuốn sách này, đọc hết rồi mới thấy hình ở phía sau, ban đầu cứ nghĩ đây là một ông già mập phệ râu ria xồm xoàm như ông nhà văn viết cuốn Nỗi đau tột cùng, nhưng ôi thôi tấm hình bìa sau sách, bất ngờ quá, đẹp trai quá! Đọc đi nếu bạn thích trai đẹp. ok?

Có nhiều chỗ đọc rất mắc cười, nếu thích vui thì đọc đi, nhưng cũng cảnh giác, vì chắc chắn nó còn làm bạn xúc động nữa đó!

Vừa qua sự mô tả của tác giả, nếu bạn rảnh rang vừa đọc vừa tra google nữa thì quá tuyệt vời vì bạn sẽ đến được rất nhiều nơi (nếu bạn là người ít được đi xa) qua hình ảnh, hơn nữa bối cảnh câu chuyện lại được gắn kết chặt chẽ hơn trong sự tiếp thu quá ư là cẩn thận của bạn. Đọc đi và tra google.

Đọc sách không những chỉ để biết nội dung của cuốn sách, mà còn là để hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh. Vậy, đọc đi đừng ngại !

Khanh Dương Nguyễn

Cảm nhận khi đọc xong quyển sách : “ Khi lỗi thuộc về những vì sao- The fault of our stars “

Đầu tiên là cảm giác trống rỗng, lòng dậy sóng khi đọc đến trang cuối cùng. Tất nhiên đây là một chuyện tình buồn nên khi đọc tôi không ngạc nhiên về điều này, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi đọc. Nó buồn nhưng nó cũng cực kỳ đẹp… Tình cảm mà Hazel giành cho Gus, mà đúng hơn là tình cảm họ giành cho nhau thật tuyệt vời. Nồng cháy, bất chấp và cuồng nhiệt… tôi nghĩ vậy. Họ chạm mặt nhau, nói chuyện và yêu nhau một cách cực kỳ tự nhiên và nhẹ nhàng, không sỗ sàng kiểu tản tỉnh như vẫn thấy. Phải nói sao… có lẽ căn bệnh mà họ mang đã khiến họ cư xử như thế chăng? Họ sống như thể họ chỉ còn một giây, một giờ, một ngày để sống, họ sống hết mình cho hiện tại… Như Hazel đã nói, họ bên nhau chỉ một thời gian ngắn, số lần kỉ niệm cũng không nhiều, nhưng đến khi nhìn lại cô cảm nhận như họ đã bên nhau rất lâu, đã gắng bó với nhau lâu lắm rồi. có lẽ vì họ yêu nhau thật sự, một tình yêu đúng nghĩ nên khi ở bên nhau, mọi thứ dường như cô đọng lại và ý nghĩa hơn… Hy vọng của tôi khi đọc câu chuyện buồn này là tôi muốn khóc, tôi muốn trái tim mình có thể được tưới thêm một ít nước cảm xúc… Nên với suy nghĩ này thì đoc xong tôi vẫn chưa thỏa mãn vì cơ bản truyện buồn, nhưng tôi lại thấy nhân vật trong này hạnh phúc, theo nghĩa riêng tôi nghĩ…

Mỗi người trong câu chuyện đều mang một nỗi mất mát. Hazel, Issac, Gus, người thân của 3 người đó và cả Van Houten… có lẽ sẽ không có chuyện gì đáng để nói nếu ko xuất hiện tình yêu giữa Hazel và Gus, nó như tưới nước vào công viên đang khô héo, nó như ban thêm hạnh phúc cho những nhân vật xung quanh… cái kết của nó cũng giống như nỗi đâu tột cùng, lấp lẫn và hụt hẫng. Tôi vẫn còn băn khoăn về những nhân vật còn lại, nhưng tôi sẽ tự tưởng tượng nó ra. Mọi người sẽ có một cuộc sống hạnh phúc hơn sau khi Hazel qua đời, tôi hy vọng là vậy và tôi cũng muốn vậy. Với suy nghĩ đó nó làm tôi ổn hơn và cảm thấy những mệt mõi mình đang gặp phải cũng thường thôi. Rồi mọi chuyện sẽ ổn, rồi ta cũng sẽ hạnh phúc, dù chỉ trong một khoảnh khắc nhưng cũng đủ là động lưc để tồn tại trên cuộc đời 😀

Dương Khanh
6h23p ngày 08-06-2016

Han Ri

Khép lại cuốn sách và cảm nhận đọng lại về toàn bộ câu truyện này trong đầu t bao phủ là một màu xanh ( chính xác là màu này và search GG-sama thì là màu #zaffre ????). Một màu xanh mà có một chút tuổi trẻ, một chút ảm đảm, một chút cứng cỏi, một chút ngông nghênh và còn có lẽ là hơn một chút yêu thương. Một màu sắc bao trùm toàn bộ không gian truyện .Đọc những chương cuối t phải dừng đọc rất nhiều lần để…hít thở chỉ vì chẳng muốn rơi nước mắt (chế không thích ủy mỵ)

Trích đoạn

Tôi không nói chuyện với Augustus khoảng một tuần sau đó. Tôi đã gọi cho cậu ấy vào cái Đêm Của Những Chiếc Cúp Vỡ, nên theo thường lệ thì đến lượt cậu ấy. Nhưng cậu ấy chẳng hề gọi. Tôi cũng không phải kiểu suốt ngày ôm khư khư điện thoại trong lòng bàn tay đẫm mồ hôi, nhìn chằm chằm nó trong khi mặc chiếc Váy Vàng Độc Đáo, kiên nhẫn chờ đợi cuộc gọi đến từ vị lãng tử của mình như đúng tên gọi của cậu ấy. Tôi quay về với cuộc sống của mình: Uống cà phê với Kaitlyn và bạn trai (đáng yêu nhưng thành thực mà nói thì chẳng có tí chất gì giống Augustus) của cô ấy vào buổi chiều; đều đặn uống Phalanxifor theo chỉ định; đến lớp ba buổi sáng trong tuần ở MCC; và cùng ngồi ăn với bố mẹ mỗi tối.

Tối chủ nhật, chúng tôi ăn món pizza ớt xanh và súp lơ xanh. Cả nhà đang ngồi quây quần bên chiếc bàn tròn be bé trong bếp thì điện thoại tôi réo lên, nhưng tôi không được nghe máy vì ở nhà có một quy định ngặt nghèo là không-điện-thoại-trong-khi-ăn.

Thế nên tôi nhấm nháp một chút thức ăn trong khi bố mẹ nói chuyện về vụ động đất mới xảy ra ở Papua New Guinea. Ngày xưa hai người đã gặp nhau trong chiến dịch tình nguyện của Peace Corps[23] ở Papua New Guinea, thế nên bất cứ khi nào có chuyện gì, kể cả tin xấu đi nữa, họ bỗng nhiên như không còn là những người lớn đã ổn định cuộc sống của mình nữa mà trở nên tươi trẻ, lý tưởng, tự lập và gian truân như một thời từng vậy, họ cứ say sưa đến nỗi chẳng thèm để ý đến tôi đang ăn nhanh hơn bao giờ hết, đưa thức ăn từ đĩa vào miệng với tốc độ tàn bạo kinh hoàng khiến tôi gần như nghẹt thở, tất nhiên làm tôi sợ có khi hai lá phổi của mình sẽ lại bì bõm trong một bể tràn đầy dịch lần nữa. Tôi nhanh chóng xua tan ý nghĩ này trong đầu. Tôi có lịch chụp PET[24] trong một hai tuần nữa. Nếu có điều gì không ổn thì tôi sẽ sớm biết thôi. Từ giờ đến lúc ấy có lo lắng cũng chẳng giúp được gì.

Thế nhưng tôi vẫn thấy lo. Tôi vẫn yêu thích cuộc sống này. Tôi vẫn muốn níu giữ nó. Lo lắng cũng lại là một ảnh hưởng phụ của việc đang chết mà thôi.

Cuối cùng tôi cũng ăn xong và nói, “Con xin phép nhé?” trong khi họ vẫn chẳng ngừng cuộc trò chuyện về điểm mạnh và điểm yếu của cơ sở hạ tầng ở Guinea. Tôi rút điện thoại từ trong ví để trên quầy bếp ra và kiểm tra nhật ký cuộc gọi. Augustus Waters.

Tôi đi ra cửa sau bước vào ánh trời chạng vạng. Tôi có thể thấy chiếc ghế đu và nghĩ tới chuyện ngồi đó đung đưa trong khi nói chuyện với Augustus, nhưng khoảng cách dường như quá xa vì chuyện ăn uống đã khiến tôi phát mệt.

Thay vì đó, tôi ngồi bệt xuống thảm cỏ mép vườn, ngó lên chòm Lạp Hộ, chòm sao duy nhất tôi có thể nhận ra, và gọi cho cậu ấy.

“Hazel Grace,” cậu ấy nhấc máy.

“Chào,” tôi nói. “Cậu khỏe chứ?”

“Tuyệt lắm,” cậu ấy đáp. “Tớ đã muốn gọi cho cậu gần như từng phút một, nhưng tớ đã đợi cho đến khi tớ có thể định hình được một suy nghĩ hoàn chỉnh về vấn đề Nỗi đau tột cùng.” (Cậu ấy dùng từ “về vấn đề.” Cậu ấy nói thế. Anh chàng đó.)

“Và?” tôi hỏi.

“Tớ nghĩ nó giống như…Đọc nó tớ cứ có cảm giác như là, giống như…”

“Giống như gì hả?” tôi trêu cậu ta.

“Như một món quà?” cậu ấy hỏi kiểu dò xét. “Như là cậu đã tặng tớ một thứ gì đó rất quan trọng.”

“Ồ,” tôi khẽ thốt lên.

“Tệ quá,” cậu ấy nói. “Tớ xin lỗi.”

“Không sao,” tôi bảo. “Không sao mà. Đừng xin lỗi tớ.”

“Nhưng nó không hề kết thúc.”

“Ừ,” tôi nói.

“Tra tấn. Tớ hoàn toàn hiểu được, như kiểu, hiểu được là cô ấy chết hay gì cũng được.”

“Ừ, tớ cũng đoán như thế,” tôi nói.

“Và thôi được, cứ cho là thế, nhưng có một thỏa thuận bất thành văn giữa tác giả và độc giả và tớ nghĩ không kết thúc câu chuyện cũng là một kiểu vi phạm thỏa thuận đấy.”

“Tớ không biết,” tôi đáp, cảm thấy như đang bênh vực Peter Van Houten. “Đấy cũng là một phần tớ thích về quyển này theo một cách nào đó. Nó miêu tả chân thực về cái chết. Chúng ta chết ngay giữa cuộc đời, ngay giữa một câu văn. Nhưng tớ muốn – Chúa ơi, tớ thực sự muốn biết chuyện gì đã xảy ra với những người khác nữa. Tớ đã hỏi ông ấy trong mấy lá thư. Nhưng ông ấy thì, ừ, chẳng bao giờ trả lời cả.”

“Ừ. Cậu nói ông ấy sống ẩn dật à?”

“Đúng vậy.”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

5 Comments

  1. Trước khi mua cuốn sách này, mình có xem phim Những thành phố giấy và bị ấn tượng bởi ngòi bút của John Green. Cuốn sách này theo mình cảm nhận thì khác hoàn toàn với Những thành phố giấy. Khi lỗi thuộc về những vì sao nói về chuyện tình yêu của hai bệnh nhi ung thư nhưng lại mang màu sắc tươi sáng, lạc quan chứ không u uất. Chuyện tình của hai con người ấy có vui, có buồn, có cả sự mất mát tột cùng, rất cảm động, rất đẹp. Mình thích cách tác giả miêu tả Gus cũng như miêu tả cái chết của anh ta, thật đau đớn, thật tài tình. Mình thích cả cách kết chuyện của tác giả, một kết chuyện mở, một kết chuyện giúp 2 con người bị Chúa bỏ quên ấy đến được với nhau.

    Tuy nhiên, bản dịch vẫn còn lỗi thế nhưng nếu không quá khó tính trong từng câu chữ thì những lỗi đó hoàn toàn có thể bỏ qua. Mình không thích giấy của Nhà Trẻ, tuy nhẹ nhưng lại nhanh ố vàng và dễ bị mục nếu không chăm sóc cẩn thận.

  2. Ngay từ đầu đã biết ngay là bi kịch, nhưng cách tác giả hóm hỉnh dẫn dắt câu chuyện xoay xở chống bệnh tật và thưởng thức cuộc sống rất lôi cuốn, mình đặc biệt thích cặp đôi nam nữ chính trong truyện, dễ thương, thông minh, hài hước, còn rất đỗi dịu dàng, khiến người đọc xót xa. Không nồng nhiệt quá, không bi lụy quá, không có phép nhiệm màu, vì “thế giới đâu phải một công xưởng sản xuất điều ước”, thậm chí còn liên tiếp giáng cho số phận vốn hẩm hiu vài đòn bất ngờ ra trò, nhưng cách đôi bạn yêu nhau, tự nhiên, sùng bái, dữ dội, êm ái lại khiến mình tin vào điều kỳ diệu của tình yêu.

  3. Đây là tác phẩm sâu lắng, càng đọc độc giả sẽ càng bị cuốn hút, Sự cuốn hút ấy được tạo nên bởi mạch văn vừa phải, không nhanh, không chậm và Tình yêu trong sáng, ý chí vượt qua bệnh tật để sống một cuộc sống tươi vui, không buồn phiền và khát khao được sống và được yêu, được tưởng nhớ. Câu chuyện tình yêu của Hazel và Augustus đã cho chúng ta thấy rằng hãy sống hết mình và có trách nhiệm cho ngày hôm nay. Hãy yêu cho dù tương lai thế nào đi chăng nữa miến là hôm nay mình đã sống trọn với tình yêu này. Hãy lạc quan và nhìn về phía trước, bởi cuộc sống không chỉ có bệnh tật mà còn có cả những niềm vui, niềm hạnh phúc, sự yêu thương vô bến bờ của những người bên cạnh ta.

  4. Đọc xong cũng lâu rồi, ngại viết. Điểm trừ là dịch thuật không hay, cứ lủng củng thế nào. Nên khi đọc dễ bị mất hứng nhiều chỗ quá. Mình thích cách Hazel Grace nghĩ rằng trầm cảm là tác dụng phụ của việc chờ chết, thích cách Augustus Waters yêu Hazel Grace thế nào. Thế là mình cũng thích Gus quá luôn. Trong sách còn có “Nỗi đau tột cùng”, Peter Van Houten, cứ nghĩ là có thật í. Có một câu khiến mình nhớ mãi luôn, “Thế giới không phải là máy sản xuất điều ước” (không biết viết có đúng không nữa ;;__;;). Gus vì mong muốn Hazel được đi Amsterdam để gặp Van Houten nên đã dùng điều ước của mình. Cảm động nhất vẫn là đoạn cuối, khi Gus nói rằng mình yêu Hazel thế nào, may mắn thế nào khi gặp và được yêu Hazel. Cá nhân mình đọc không đến nổi khóc, chỉ xúc động tí thôi. Dù sao đây là một cuốn sách hay, nên đọc.

  5. Một người bạn từng đọc qua cuốn sách bảo tôi: “Đôi lúc có những lỗi lầm không thuộc về chúng ta”. Tôi cảm thấy lỗi lầm thì vẫn mãi là của chúng ta thôi. Nhưng tôi thích hiểu những “lỗi” trong câu chuyện này chính là những cơ hội. Hazel, Gus chính cái thứ cơ hội nghiệt ngã đó mang hai người đến với nhau. Tôi thích cách họ gặp gỡ, cách họ say mê nhau, cách họ dành cho nhau những điều quý giá nhất còn lại trong con người đang bị ăn mòn dần của mình. Tôi thấy họ đẹp trong từng hơi thở, họ đẹp trong mỗi bước đi, đẹp với những suy nghĩ, càng đẹp hơn khi họ ở bên nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button