Review

Con Mắt Thần Osiris

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả R. Austin Freeman
NXB NXB Dân Trí
Công ty phát hành Phương Thu
Số trang 350
Ngày xuất bản 02-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Xác ướp suốt bấy nhiêu thế kỷ nằm lặng dưới cát bụi sa mạc, một khi đưa ra khỏi lăng mộ, linh hồn Pharaon liệu còn ngủ yên?

Trở về từ chuyến lữ hành đến Ai Cập, nhà nghiên cứu John Bellingham nổi tiếng đột nhiên mất tích bí ẩn, để lại bản di chúc kì quặc cùng khối lượng tài sản kết xù. Một con người mà có thể biến mất tựa sương khói, không một ai xác định được phương hướng ông ta đi, không một ai chứng kiến thấy giây phút cuối cùng của ông ta như thế nào…

Đương khi mọi chiều hướng điều tra đều đam vào ngõ cụt, thì các dấu vết còn sót lại dần được gắn kết với nhau bởi Tiến sĩ Thorndyke lừng danh, từ món đồ trang sức hình bọ hung bằng vàng, hay khu vườn cải xoong chôn những mẩu xương người rải rác, cho đến xác ướp Sobekhotep cổ xưa, rồi cả hình xăm Utchat kỳ lạ… tất thảy cùng dẫn đến chân tướng cuối cùng.

Con mắt Thần Osiris đỏ tươi, mở to soi chiếu mọi tội ác trên thế gian này. Ở nơi ta, lòng người, suy cho cùng mới là thứ khó ngủ yên nhất.

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận

Hằng Phương Phạm

Bắt đầu bằng một vụ mất tích bí ẩn dẫn đến những tranh chấp trong di chúc của người mất tích và sau đó những phần cơ thể của một xác chết vô danh được tìm thấy, câu chuyện đưa người đọc vào những bí ẩn cần giải đáp.

Truyện thuộc dòng trinh thám cổ điển, thiên về suy luận logic. Các manh mối được đan cài trong truyện kết hợp với các kiến thức về pháp y.

Văn phong của truyện khá dễ đọc so với dòng trinh thám cổ điển, tình tiết nhanh gọn, có đan xen yếu tố tình cảm. Nếu bạn cần tìm một cuốn trinh thám cổ điển dễ đọc, dễ vào mình xin tiến cử cuốn sách này

Ngo Thuy An

Truyện nội dung khá, lời văn hay, tình tiết không nhiều bất ngờ nhưng được cái kết lạ. Mặc dù lạ nhưng cũng không khó đoán, tuy không khó đoán nhưng không tạo cảm giác hụt hẫng vẫn gợi cảm giác thành tựu như ta vừa khám phá ra được bí mật, rất hả dạ.

Dương Việt Hải

Nội dung truyện xoay quanh bản di chúc kì lạ của John “bị mất tích”. Tuy nhiên sau hơn 2 năm “mất tích”, giữa 2 người thừa kế chính thức theo bản di chúc là Godfrey (em trai) và Hurst (em họ) xảy ra mâu thuẫn lớn để giành lấy bản di chúc đó. Đồng thời gian đó, người ta bắt đầu tìm thấy những phần xương riêng lẻ của (có vẻ) một người. Các phần của xác chết dường như được chủ đích tìm kiếm và phát hiện ở những vùng hồ có liên quan đến John và Godfrey. Chưa kể đó, các bài báo miêu tả vụ mất tích của John thì được cố tình viết rất chi tiết. Theo dòng sự kiện đó, nhân vật chính Berkeley tình cờ tiếp xúc lại với Thorndyke và mô tả, cũng như việc tình nguyện tham gia “vụ án” này để giải quyết được những điểm bí ẩn từ vụ mất tích kì quặc đến bản di chúc với nhiều chi tiết “thừa” gây khó dễ cho người ở lại.

Truyện thuộc dòng trinh thám cổ điển với những luận điểm logic chặt chẽ, không quá nhiều phân cảnh miêu tả những thứ ngoại cảnh hay tình cảm nhân vật như những tác phẩm trinh thám phân tâm sau này. Mạch truyện chính gọn gàng, các kiến thức đưa ra đối với hiện tại thì đều dễ hiểu. Nếu so về thời điểm truyện ra đời, các tình tiết được tác giả viết thu hút người đọc (trừ mấy đoạn tình cảm của Berkeley vẫn đúng chất văn học cổ điển xưa – y như cảm giác khi mình đọc Cuốn theo chiều gió đoạn đầu – rườm rà ko cần thiết. 2 chương cuối tác giả giải thích toàn bộ nguyên nhân vụ án tài tình (so với hiểu biết tại thời điểm vụ án xảy ra) và hợp lý. Điều mình thích nhất là khi Thorndyke nhận xét việc thủ phạm gây ra những tranh chấp đó thật vô nhân tính, là một “con quỷ quá đỗi tàn ác”.

Dù sao, mình đánh giá Con mắt thần Osiris hay, phù hợp với những bạn không soi mói quá, những người hoài cổ và dễ tìm được điểm thú vị ở mọi thể loại.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button