Review

Bọn Làm Bạc Giả

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả André Gide
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Đông A
Số trang 396
Ngày xuất bản 02-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Paris, những năm đầu thế kỷ 20, định mệnh đã mang tên thiếu niên ngông cuồng bỏ nhà đi, chàng nhà văn lãng tử mê phiêu bạt, gã tú tài nuôi mộng thi thư, quý phu nhân bạc nhược vì tình, tay sinh viên trường y bội bạc và cậu học sinh sa đọa bởi cám dỗ đến với nhau, rồi từng người họ lại nối kết với những người khác, tạo nên một mạng lưới quan hệ chằng chịt…

Không có một cốt truyện rõ ràng, không có một đường dây xuyên suốt, từ đầu đến cuối Bọn làm bạc giả là dòng chảy tùy hứng của số phận mà qua đó, bằng ngòi bút tài tình André Gide đã tạo nên một thế giới nhân sinh sâu thẳm, đi tới tận cùng vùng tăm tối trong bản thể con người. Được xem là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của Gide, cuốn sách này hàm ẩn cái chân lý văn chương trác tuyệt của ông và nhờ vậy mà trở nên bất tử.

Nhận định

“Bọn làm bạc giả là một cuốn bách khoa hiếm hoi về sự hỗn hoạn, nhu nhược và tuyệt vọng của nhân loại.” – Nhà xuất bản Penguin Books

“Tiểu thuyết của Gide mải mê chiêu đãi chúng ta một bữa tiệc đầy ắp những nốt nhạc và thanh âm, một mạng lưới chồng chéo những âm mưu và định mệnh. Nhưng sự hòa trộn đó không tạo nên một bản tạp âm chối tai mà là một phức điệu đích thực, một sự hỗn độn trong trật tự, hệt như một khúc fugue đầy biến động và vô phương hướng của Bach.” – Giáo sư Robert Wexelblatt

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận

Lê Nguyễn Minh Tiến

Tôi muốn khuyên các bạn nếu quan tâm đến Andre Gide thì đây là một tác phẩm đáng có. Nọi dụng hấp dẫn, tình yêu trong truyện không phải tình yêu nam nữ , hãy tự khám phá. Cái hay nhất của Bọn làm bạc giả là ngôn ngữ tác giả dùng mọt thứ ngôn ngữ thần kì diêu luyện mà qua đó ông ta đưa ta vào cái thế giới xúc cảm, âm thanh riêng biền biệt dù ta vẫn cảm thấy quen thuộc bởi những kích thích kì lạ và bất ngờ.

Điểm trừ duy nhất: bản dịch chưa xuất sắc lời văn dịch còn chưa mượt như Bùi Giáng dịch máy tiểu thuyết khác của Gide. Bạn đọc sẽ tháy có lúc mất nhịp điệu cau văn do sự hơi lủng củng của nó Đông A nên dùng bản của bác Phùng văn Tửu từng dịch (ông cũng là người dịch Cháu ông Rameau mình sẽ giới thiệu truyện đó ở trang khác) , dù sao Bửu Ý dịch tốt đấy không phải là phá hoại đâu, cam kết vời người đọc sau mình.

Phong Linh

Khi viết tác phẩm này, André Gide đã gần đến ngưỡng 60 tuổi, nhưng ông vẫn say sưa với cái mới, tiểu thuyết của ông vẫn tràn trề sức trẻ, với sự hăng say, bởi giọng điệu nổi loạn, bởi lòng hăng hái tiến lên phía trước. Vẫn gắn bó với truyền thống, ông đồng thời dám chấp nhận các cuộc phiêu lưu, tìm đến những vùng đất mới.

Bọn làm bạc giả đã phá bỏ lối kể truyện thông thường, cùng lúc đặt ra nhiều lớp chủ đề chồng chéo lên nhau, xoay quanh đời sống của nhiều nhân vật, với những cám dỗ, sa ngã, sáng tạo, tuyệt vọng,… bằng một kết cấu truyện đặc sắc, táo bạo.

André Gide đưa chúng ta vào những ngóc ngách tâm lý sâu kín quyết định bằng hành động của nhân vật. Ở đây ta nhận ra khả năng phân tích tâm lý nhân vật hết sức tài tình, sắc bén của Gide.

Vì thế, khi đọc những đoạn mô tả tâm lý trong tác phẩm, người đọc có cảm giác như đang được theo dõi một thước phim đặc tả, rất chậm rãi, rất chân thật, đến độ đôi khi khiến độc giả nghẹt thở.

Mỗi nhân vật trong Bọn làm bạc giả đều được miêu tả bằng những nét cá tính quyết liệt, đày đặn. Từ Bernard, Olivier, đến Vincent, Edouard… đều để lại nhiều ấn tượng và trăn trở.

Một trong những nhân vật quan trọng trong tác phẩm của Gide là nhà văn Édouard. Ông là người kể chuyện, người quan sát, ghi chép, và sáng tạo. Edouard đang ấp ủ viết một cuốn tiểu thuyết có nhan đề Bọn làm bạc giả.

Andre Gide sử dụng cấu trúc truyện lồng trong truyện, để phản chiếu những trúc trắc hành động, tâm lý của các nhân vật trong tiểu thuyết, cũng là điểm hấp dẫn khiến độc giả tò mò tìm hiểu.

Trong lý thuyết sau này, các nhà nghiên cứu ghi nhận André Gide là cha đẻ của kỹ thuật viết truyện trong truyện (mise en abyme) – trước Bọn làm bạc giả đến 30 năm Gide đã viết thuật ngữ này vào sổ tay và thể hiện là mình say mê cách viết đó.

Bọn làm bạc giả cũng được xem là một tác phẩm thẳng thắn vạch trần thói đạo đức giả của xã hội lúc bấy giờ. Với lối viết phóng túng, cuốn sách cũng bị những người phản đối Gide đả kích kịch liệt và gọi ông là kẻ phi đạo đức. Nhiều tranh cãi về cuốn sách đã diễn ra trong suốt một khoảng thời gian dài.

Tuy vậy, trong diễn từ trao giải Nobel Văn học năm 1947, ông Anders Osterling, Thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển cho rằng những người công kích đã nhầm lẫn về khái niệm phi đạo đức. Rằng thực ra, “thuyết Phi đạo đức chỉ đề cập tới những hành động tự do, là sự giải phóng khỏi những dồn nén lương tâm”, vì thế Gide không phải người cổ xúy cho những thói buông tuồng sa đọa.

Bọn làm bạc giả là một dấu mốc thành công trong sự nghiệp của riêng Andre Gide và trong lộ trình phát triển chung của tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Ông xứng đáng với những lời ngợi ca của những người cùng nghiệp cầm bút như ông.

Như Albert Camus từng thừa nhận: “Gide ngự trị trong thời thanh niên của tôi… Gide đối với tôi như một kiểu mẫu nghệ sĩ, người bảo vệ, con của vua chúa, người canh giữ ở các cánh cửa của khu vườn nơi tôi muốn sống ở đó”.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button