Kỹ năng mềm

Rèn nghị lực để lập thân

Ren-nghi-luc-de-lap-than1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK RÈN NGHỊ LỰC ĐỂ LẬP THÂN

Tác giả : Nguyễn Hiến Lê

Download sách Rèn nghị lực để lập thân ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Một lần, tôi được nghe lốm câu chuyện dưới đây giữa hai em nhỏ chừng năm, sáu tuổi đương thà tàu trên hồ nước trong một công viên. Một em có vẻ láu lỉnh khoe với bạn nó.

-Chiếc tàu đó, ba tao mới mua ớ Charner, hai trăm đồng đấy. Mày về xin ba mày tiền mua một chiếc đi, rồi mai hai đứa mình lại đây cho tàu chạy đua.

Em kia đáp:
-Lần trước, tao xin tiền mua chiếc máy bay, ba tao bảo không có tiền.
-Ba mày nói dối mày đấy. Dễ ợt mày ơi, tao đã thấy rồi. Ba tao lại nhà băng, nói với người ta là người ta đưa tiền ngay. Ba mày không chịu lại nhà băng, chứ thiếu gì tiền.
_ Ừ, đế tao về bảo ba tao lại nhà băng lấy.

Thực là ngây thơ, phải không bạn??Nhưng bạn có tin được không, ‘trong số người lớn chúng ta cũng có nhiều người ngây thơ như vậy ? Họ tin rằng cần đọc sách chứ không cần tốn công tu luyện, là tâm hồn, tài năng sẽ thay đổi hẳn cũng như hai em nhỏ trên kia tin rằng cứ lại ngân hàng hỏi là người ta đưa tiền, mà không biết rằng kiếm được tiền gởi cho nhà ngân hàng đã. Nghĩ như thế nên khi đọc sách xong, không thấy kết quả, những người ấy sinh ra chán nản.
Chẳng hạn, một ông bạn tôi, mới rồi nói:
Đọc xong cuốn QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỒNg, tôi chằng thấy bớt lo đưọc phần nào cả.

Tôi hỏi:
_ Anh có theo đúng lời trong sách không
_ Tôi theo không được.
_ Anh có thử không? Lời khuyên nào theo không được?

Ồng ấy ấp úng, không đáp. Tôi chắc chắn ông ấy đã đọc như tiểu thuyết chứ không chịu nhẫn nại thực hành.

Một bạn khác thú thực với tôi, giọng lâm li:
-Tôi đã trên ba chục tuổi đầu rồi, ồng ạ, mà sự nghiệp vẫn chưa có chút gì, vẫn thua kém bạn bè; tôi tự lấy làm thẹn lắm nên hăng hái đọc loại sách tự học, nhưng hỡi ơi! Đọc xong, tôi thất vọng lắm, không tiến đưọc mấy tí, ông có cách nào giúp tồi không?

Những bạn ấy bi quan như vậy vì nhận lầm công dụng của sách. Sách có thế là cẩm nang của Quý cốc tiên sinh hoặc Gia cát Lượng, chứ tuyệt nhiên khổng thể là bửu bối của Na Tra thái tử hoặc Tề Thiên đại thánh, mà bảo là sách có thế hoán cải đời một người được. Sách có thể vạch cho ta con đường đi, phép tu thân, xử thế và làm việc; còn muốn thay đối đời ta thì tự ta, ta phái làm lấy, nghĩa là chính ta phái có nghị lực và kiên nhẫn thực hành lời trong sách, trái lại, nếu chỉ đọc suông thì sách hoàn toàn vô ích.

Hiểu như vậy, ta không quá tin ớ sách đến nỗi thất vọng vì sách, mà thấy vui vẻ, bền lòng học tập vì ta biết rằng sách chứa những kinh nghiệm quý giá của nhân loại, rằng cổ nhân áp dụng những luật về tâm Lý, sinh lý chung cho mọi người mà soi sáng,  dắt dẫn ta, và nếu ta quyết tâm theo thì tất phải theo được, phải thành công. Không theo được, chỉ là tại ta thiếu nghị lực, không muốn một cách mãnh liệt đấy thôi.

Trích dẫn :

Một lần, tôi được nghe lỏm câu chuyện dưới đây giữa hai em nhỏ chừng năm, sáu tuổi đương thả tàu trên hồ nước trong một công viên. Một em có vẻ láu lỉnh khoe với bạn nó:

Chiếc tàu đó, ba tao mới mua ở Charner, hai trăm đồng đấy. Mày về xin ba mày tiền mua một chiếc đi, rồi mai hai đứa mình lại đây cho tàu chạy đua.

Em kia đáp:

Lần trước, tao xin tiền mua chiếc máy bay, ba tao bảo không có tiền.

Ba mày nói dối mày đấy. Dễ ợt mày ơi, tao đã thấy rồi. Ba tao lại nhà băng, nói với người ta là người ta đưa tiền ngay. Ba mày không chịu lại nhà băng, chứ thiếu gì tiền.

Ừ, để tao về bảo ba tao lại nhà băng lấy.

Thực là ngây thơ, phải không bạn? Nhưng bạn có tin được không, trong số người lớn chúng ta cũng có nhiều người ngây thơ như vậy? Họ tin cũng chỉ cần đọc sách chứ không cần tốn công tu luyện, là tâm hồn, tài năng sẽ thay đổi hẳn cũng như hai em nhỏ trên kia tin rằng cứ lại nhà ngân hàng hỏi là người ta đưa tiền, mà không biết rằng phải kiếm được tiền gởi nhà ngân hàng đã. Nghĩ như thế nên khi đọc sách xong, không thấy kết quả, những người ấy sinh ra chán nản.

Chẳng hạn, một ông bạn tôi, mới rồi nói:

Đọc xong cuốn QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG, tôi chẳng thấy bớt lo được phần nào cả.

Tôi hỏi:

Anh có theo đúng lời trong sách không?

Tôi theo không được.

Anh có thử không? Lời khuyên nào theo không được.

Ông ấy ấp úng, không đáp. Tôi chắc chắn ông ấy đã đọc như đọc tiểu thuyết chứ không chịu nhẫn nại thực hành.

Một bạn khác thú thật với tôi, giọng lâm li:

Tôi đã trên ba chục tuổi đầu rồi, ông ạ, mà sự nghiệp vẫn chưa có chút gì, vẫn thua kém bạn bè; tôi tự lấy làm thẹn lắm nên hăng hái đọc loại sách tự học, nhưng hỡi ơi! Đọc xong, tôi thất vọng lắm, không tiến được mấy tí, ông có cách nào giúp tôi không?

Có bạn lại nghiêm khắc, chua chát, tỏ giọng oán hờn:

Tôi đã tốn nhiều tiền về loại sách tự học mà chẳng thấy chút kết quả nào. Tôi có cảm tưởng rằng những sách ấy vô ích, vì những người đã thành công thì chẳng cần đọc nó, còn những người không thành công thì đọc bao nhiêu cũng không sao thành công được.

Những bạn ấy bi quan như vậy vì nhận lầm công dụng của sách. Sách có thể là cẩm nang của Quỷ Cốc tiên sinh hoặc Gia Cát Lượng, chứ tuyệt nhiên không thể là bửu bối của Na Tra thái tử hoặc Tề Thiên đại thánh, mà bảo là sách có thể hoán cải đời một người được. Sách có thể vạch cho ta con đường đi, phép tu thân, xử thế và làm việc; còn muốn thay đổi đời ta thì tự ta, ta phải làm lấy, nghĩa là chính ta phải có nghị lực và kiên nhẫn thực hành lời trong sách, trái lại, nếu chỉ đọc suông thì sách hoàn toàn vô ích.

Hiểu như vậy, ta không quá tin ở sách đến nỗi thất vọng vì sách, mà thấy vui vẻ, bền lòng học tập vì ta biết rằng sách chứa những kinh nghiệm quý giá của nhân loại, rằng cổ nhân áp dụng những luật về tâm lý, sinh lý chung cho mọi người mà soi sáng ta, dẫn dắt ta, và nếu ta quyết tâm theo thì tất phải theo được, phải thành công. Không theo được, chỉ là tại ta thiếu nghị lực, không muốn một cách mãnh liệt đấy thôi.

Trong nhiều cuốn trước, tôi đã để một chương hoặc một đoạn nhắc về cách rèn nghị lực, nhưng nhiều độc giả cho rằng bấy nhiêu chưa đủ, muốn tôi soạn riêng một cuốn bàn về vấn đề quan trọng nhất, có thể nói là căn bản, trong việc tu thân ấy.

Tôi xin lãnh ý và tra khảo để soạn cuốn này, chủ tâm là muốn chứng thực cho các bạn ấy thấy rằng ai cũng có nghị lực, ai cũng có thể rèn cho nó thêm cứng rắn rồi dùng nó mà thay đổi một phần nào cá tính cùng khả năng của mình và tự tạo ra những hoàn cảnh thuận tiện để thành công.

Một tác giả Trung Hoa viết một cuốn nhan đề là: “Ai ai cũng là Nghiêu, Thuấn”, nghĩa là ai cũng có thể thành bực thánh hiền. Tôi cho quan niệm đó hơi quá lạc quan, mặc dầu vẫn có thể là hữu lý, nhưng tôi tin rằng bất kỳ người nào, không bệnh tật và thông minh trung bình cũng có thể thành công, vì những bậc thánh hiền thì khắp thế giới, mỗi thế kỷ may mắn có vài vị, còn hạng người thành công trong đời thì ngay chung quanh chúng ta, có thiếu gì đâu?

Theo bảng thống kê của các trường hàm thụ Âu-Mỹ, cứ 100 học sinh tự học có được 20 người học đến nơi đến chốn. Vậy cứ năm người được một người thành công. Tự học, tự tu thân bằng cách đọc sách, không được người chỉ dẫn từng bước, nhắc nhở mỗi ngày như trong các lớp hàm thụ, kết quả có phần kém, nhưng tôi tưởng mười người hoặc hai mươi người học phải có một người đạt mục đích. Đâu cần phải bực siêu nhân mới hơn được chín người hoặc mười chín người khác. Chỉ cần gắng sức thôi.

Tôi tin rằng những bạn đọc cuốn sách này nhất định nhoi lên trên số chín hoặc mười chín người ấy. Không khó, hễ các bạn muốn là được. Tất nhiên cũng phải biết cách muốn. Cuốn này sẽ chỉ các bạn cách muốn.

Sài Gòn, ngày 15 tháng 4 năm 1955
N.H.L.

ĐỌC THỬ

1. Thế nào là thành công?

Mấy năm trước, tôi được đọc một tiểu thuyết Pháp mà tôi đã quên tên tác giả, chỉ còn nhớ nhan đề là J’aurai un bel enterrement (Tôi sẽ có một đám ma lớn). Văn chương tầm thường nhưng câu chuyện hơi lý thú. Nhân vật chính là thầy ký một ngân hàng. Thầy siêng năng, không chơi bời nhưng không biết nịnh người trên, không có phe đảng nên không được cất nhắc, giữ hoài chân thư ký quèn mà lương chỉ đủ sống một cách rất eo hẹp. Thầy buồn rầu, làm việc một cách chán nản, cho rằng đời mình đã hết hy vọng.

Rồi bỗng một buổi chiều, khi thầy sửa soạn ra về thì thấy ở mặt sàn có một ngân phiếu vô ký danh không biết của ai đánh rớt. Thầy lượm lên, định hôm sau giao cho chủ để ai tới hỏi sẽ trả. Nhưng đêm đó, số tiền lớn ghi trên ngân phiếu làm thầy trằn trọc: thầy nửa muốn trả, nửa muốn giữ. Thầy tưởng tượng nếu giữ để lãnh, thầy sẽ giàu, có vốn làm ăn, và nếu Trời cho phát đạt, sẽ có danh vọng, khi chết sẽ có một đám ma lớn. Thầy phân vân trong một tuần lễ, sau không thấy ai lại tìm, thầy nhất định đem lãnh tiền.

Từ đó, thầy giao du rộng, học cách đầu cơ, trở nên quỷ quyệt, chẳng bao lâu giàu lớn; muốn có thanh danh, thầy vung tiền ra tranh được một ghế nghị sĩ trong Hạ nghị viện. Khéo đầu cơ chính trị, thầy lên như diều, được bầu vào Nguyên lão nghị viện, uy quyền hống hách, thầy càng xoay tiền dữ, mua cổ phần trong các kỹ nghệ lớn, được chính phủ tặng huy chương và báo chí hết lời ca tụng. Khi thầy chết, Tổng thống đi đưa ma, lính bồng súng theo tới huyệt, hàng trăm nhà tai mắt trong nước đều trầm mặc đi sau linh cữu. Quả là một đám tang lớn. Mộng của thầy đã thực hiện được: thầy đã thành công rực rỡ.

Đời này, biết bao kẻ thành công như vậy. Nhưng tôi biết rằng bạn cho thành công cách ấy thì chẳng thà thất bại như Khổng Tử hoặc Giêsu, một vị đi lang thang hết nước này qua nước khác mà không vua chúa nào chịu dùng, một vị bị đóng đinh trên thập ác giữa hai tên ăn trộm trên đỉnh núi Golgotha. Chúng ta hiểu tiếng thành công theo một nghĩa khác. Thành công là dùng những phương tiện lương thiện mà đạt được mục đích của mình, một mục đích tuỳ người thay đổi song không khi nào ti tiện. Kẻ có tài cao chí lớn thì mong làm vẻ vang cho đồng bào, cho xã hội, cho nhân loại; kẻ tài thấp chí nhỏ thì mong giúp ích được phần nào cho nhà, cho nước, thấy đức hạnh và năng lực của mình tăng tiến mỗi năm một chút, và tìm được ít nhiều thoả mãn trong lương tâm. Hiểu theo nghĩa ấy thì Khổng Tử và Giêsu không phải là những kẻ thất bại mà chính là những bực thành công của muôn thuở.

2. Có may rủi không?

Muốn thành công như vậy, không thể trông ở sự may rủi.

Trước hết ta nên có một quan niệm xác đáng về sự may rủi vì chín phần mười những người thất bại đều do một quan niệm sai lầm về nó. Họ tin rằng “muôn sự tại trời”, rằng “vạn sự bất do nhân tố chủ”, nên để cho hoàn cảnh đưa đẩy như chiếc lá dưới gió, cánh bèo trên dòng mà không chịu gắng sức tự tạo cho mình những thuận cảnh và lợi dụng những nghịch cảnh.

Nhà tâm lý học Freud đã giảng thuyết may rủi một cách mới mẻ và sâu sắc. Ông nhận thấy có nhiều người cơ hồ như suốt đời gặp toàn những điều rủi: tốt với bạn thì bị bạn phản, làm ơn cho người thì người trả bằng oán; hoặc mưu tính việc gì cũng gặp những cản trở đến thất bại.

Ông nghiên cứu, suy nghĩ và cho rằng những cái rủi ấy do tính tình những người mà đời gọi là xấu số đó, chứ không do hoàn cảnh bên ngoài. Hình như tiềm thức của họ âm thầm hoạt động để gây tai hoạ mà họ không hay. Chẳng hạn một thí sinh đậu kỳ viết, vào vấn đáp bị đánh hỏng luôn hai ba lần là tại trong khi giám khảo hỏi, người đó tự nhiên – chứ không cố ý – có một vẻ mặt khó thương, làm cho giám khảo có ác cảm; rồi người đó cho là tại rủi, có ngờ đâu chính là tại mình.

Một người đàn bà sợ sống, hồi trẻ có nhiều nơi xứng đáng hỏi, đều từ chối hết, vì sợ cảnh làm dâu, sợ phải cáng đáng công việc nhà chồng, sợ tính tình người cầu thân không biết có được ôn nhu không…; sau lỡ thời, trong lúc buồn chán, nhắm mắt quyết định, nhận lời một nơi cho “xong chuyện” đi. Người đó tất nhiên không yêu chồng vì người chồng khác xa với lý tưởng của mình quá, sinh ra chua chát, gia đình không yên ấm. Một người chồng cưới cho “xong chuyện” như vậy ít khi có đủ nhân cách hoặc tài năng; nên người vợ lo tính mọi chuyện trong nhà, thấy chồng con quả là “của nợ” càng sinh ra bực tức, gắt gỏng. Lòng tự ái bị thương tổn, người chồng không tìm được hạnh phúc trong gia đình, hoá chơi bời; con cái vì thiếu tình thương của mẹ, sợ sệt, buồn tủi, không dám lại gần mẹ, người mẹ càng oán hờn, cho chúng là bạc ác, rầy la, mắng mỏ suốt ngày rồi gặp ai cũng phàn nàn rằng số mạt, rằng “người ta thì được nhờ chồng nhờ con, còn mình chỉ làm mọi cho những đồ vô ơn”, rằng “kiếp trước vụng tu ra sao nên kiếp này mới phải cay đắng, tủi nhục như vậy”…

Xét kỹ, tình cảnh đau khổ đó là tại số hay do chính người đó gây nên? Tính tình bà ta như thế thì chồng con nào mà chịu được? Hôn nhân là một việc quan trọng mà sao lại quyết định cho “xong chuyện”? Tất nhiên bà ta không muốn đời mình như vậy nhưng đã vô tình hành động vụng về để đưa mình tới cảnh khổ và bà phải chịu kết quả tự nhiên của những hành động ấy.

Truyện Kiều chưa chắc là hoàn toàn có thực, nhưng tâm lý các nhân vật, nhất là của nàng Kiều thì từ trước tới nay, ai cũng nhận là rất đúng sự thật. Cổ kim ít có người nào mà đời bạc mệnh như đời nàng, nhưng ta thử xét có phải do hoàn cảnh không, hay cũng do tính tình của nàng nữa?

Nàng đa tình, nên thầm yêu chàng Kim Trọng; nàng lại hiếu nghĩa, nên bán mình chuộc cha. Vì hai hành động ấy – chứ không phải vì tai biến riêng gì cho nàng đâu? – vì hai hành động ấy mà sau này nàng chịu mười lăm năm luân lạc. Nếu nàng cũng vô tình như cô em thì đâu phải khổ?

Sau khi nàng tự tử hụt, mụ Tú Bà cho nàng ở lầu Ngưng Bích, đời nàng có thể tạm yên được, nhưng nàng lại trốn theo Sở Khanh để rồi bị hành hạ và bắt buộc phải ra tiếp khách. Rồi nàng lại vì đa tình, quyến luyến với Thúc Sinh nên phải chịu nanh vuốt của Hoạn Thư. Lúc trốn đi, lại đem theo đồ gia bảo của Hoạn Thư, nên ở chùa với Giác Duyên không được mà phải vào thanh lâu lần thứ nhì, thì lỗi tại nàng hay tại hoàn cảnh? Sau cùng bị nhục vì Hồ Tôn Hiến cũng là do nàng khuyên Từ Hải về hàng triều đình.

Người thương nàng Kiều nhất chắc chắn là tác giả truyện Kiều, vậy mà Nguyễn Du cũng còn mượn lời sư Tam Hợp để trách nàng đã tự gây hoạ cho mình.

Sư rằng: Phúc hoạ đạo Trời,
Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có Trời mà cũng tại ta,
Tu là cõi phúc, tình là dây oan,
Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành;
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng
Ma đưa lối, quỷ đưa đường
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi!
Đúng vậy: “cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra”.

Ngay những tai nạn trong khi làm việc hoặc đi đường nhiều khi cũng không do sự rủi ro mà do lỗi của ta. Theo bảng thống kê của các nhà bác học Âu-Mỹ, có những người dễ làm mồi cho tai nạn; các nhà bảo hiểm hiểu lẽ đó lắm nên thường chịu thiệt ít nhiều mà huỷ bỏ giao kèo với những người lái xe hơi đã bị tai nạn đến hai lần. Người ta chưa dám quyết định cái tính dễ làm mồi cho tai nạn đó nguyên do bởi đâu; có lẽ do sinh lý (bộ thần kinh không được bình thường, sự phản ứng chậm chạp[1]… và tâm lý (tính tình bộp chộp, không cẩn thận…)

Bạn hỏi tôi:
– Vậy thì có số không?
– Trước khi đáp, tôi cần định nghĩa số là gì đã. Nếu cho số là kết quả của những động lực mà chúng ta biết rõ được, như di truyền, hoàn cảnh… thì tất nhiên là có số. Nhưng trong trường hợp đó, số không phải là cái gì bất di bất dịch. Mới sanh ra, ta đã chịu sự di truyền của tổ tiên, song hoàn cảnh trong đời ta thì ta vẫn có thể tự tạo được một phần nào và những hoàn cảnh ấy ảnh hưởng lại tới sự di truyền. Chẳng hạn, một người sinh trong một gia đình phú quý đã lâu đời, vốn uỷ mị, thiếu chí khí; lớn lên, tự thấy mình nhu nhược, mà tự rời gia đình trong một thời gian, sống trong một đoàn thể nào để tập tinh thần phấn đấu, rèn nghị lực thì có thể thành một người quả cảm.
Còn nếu cho số là một sức huyền bí nào ta không có cách gì thay đổi được thì có lẽ không có số. Chính các người sáng lập khoa lý số ở phương Đông cũng nhận rằng nhân định thường thắng thiên và nếu ta biết đề phòng, giữ gìn, thì một tai nạn lớn có thể đổi thành một tai nạn nhỏ; nếu ta biết chịu khó cần kiệm, thì nghèo khó có thể thành ra đủ ăn… Có như vậy thì khoa lý số mới hữu ích, nếu vận mạng không sao thay đổi được thì ai còn muốn biết vận mạng mình để làm gì?

Vả lại, khoa lý số đông hay tây thì cũng vậy, không phải là một khoa học chính xác như môn toán, vật lý. Cứ xét điều này thì rõ: muốn đoán số, người ta căn cứ vào năm, tháng, ngày và giờ sinh, nhưng trong một giờ, ở mỗi nước có hàng ngàn, hàng vạn người sinh mà đời những người đó có thể nào giống nhau như in được đâu, tất có người giàu, người nghèo, người thọ, người yểu; người sinh trong gia đình quý phái có thể làm kỹ sư, bác sĩ, nhờ biết đề phòng bệnh tật mà sống lâu, kẻ sinh trong gia đình nông dân thì chỉ làm chú xã, chú nhiêu, vì thiếu ăn, thiếu thuốc mà chết sớm. Vậy thì hoàn cảnh vẫn chi phối một phần lớn, và số không phải là bất di bất dịch.

Tuy nhiên, ta cũng phải nhận có những trường hợp mà học thuyết Freud chưa thể giảng được. Chính Freud cũng khuyên ta không nên áp dụng thuyết ông một cách câu nệ và không phải sự rủi ro nào cũng có một nguyên nhân về sinh lý hoặc tâm lý. Trong đại chiến vừa rồi, một trái bom năm trăm ký rớt ngay bên cạnh một hầm núp ở gần đường Norodom cũ[2], trong hầm mười một người chết, còn một người không bị vết thương nào cả.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button