Kỹ năng mềm

Nhà Lãnh Đạo 360 Độ

nha lanh dao 360 do1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : John C. Maxwell

Download sách Nhà Lãnh Đạo 360 Độ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Tôi sẽ làm theo hướng dẫn của ông nếu tôi không phải là lãnh đạo cấp cao?” là câu hỏi mà John C. Maxwell, chuyên gia, tác giả và diễn giả nổi tiếng thế giới về nghệ thuật lãnh đạo, nhận được nhiều nhất trong các cuộc hội thảo mà ông là diễn giả.

Bạn có thể lãnh đạo và lãnh đạo tốt không, khi bạn không đứng đầu tổ chức hay khi bạn có một người lãnh đạo tồi? Đâu là vị trí tốt nhất để lãnh đạo? Câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Khả năng trở thành lãnh đạo nằm trong tầm tay bạn, và vị trí giữa trong sơ đồ tổ chức là vị trí tối ưu để thực hành, luyện tập và mở rộng tầm ảnh hưởng.

Trong cuốn Nhà lãnh đạo 360 độ, John C. Maxwell chứng minh rằng quyền lực trong hầu hết các tổ chức chủ yếu thuộc về các nhà lãnh đạo cấp trung, những người có một vị thế nhất định, nhưng hiếm khi ý thức được ảnh hưởng và quyền lực của mình. Ông dẫn dắt chúng ta đi từ những ngộ nhận và thách thức phải vượt qua để đến với các nguyên tắc cốt tử của thuật lãnh đạo.

Đúng như cái tên nhà lãnh đạo 360 độ gợi ra, nhà lãnh đạo cấp trung sẽ nằm ở trung tâm khối cầu quan hệ, xoay quanh là lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo đồng cấp và cấp dưới. Ứng với mỗi mặt phẳng quan hệ, nhà lãnh đạo cấp trung sẽ có những nguyên tắc đối nhân xử thế riêng, đó là sự tận tâm với cấp trên, sáng suốt với cấp dưới và cởi mở, chân tình với đồng cấp. Có thể coi Nhà lãnh đạo 360 độ là một khóa học mà nhà tư vấn lãnh đạo nổi tiếng nhất nước Mỹ dành cho những người có khát vọng vươn lên vị trí lãnh đạo theo nghĩa toàn vẹn nhất của nghệ thuật này.

Trích dẫn :

Trong lịch sử có những lãnh đạo tiêu biểu như: William Wallace  chỉ huy các chiến binh chống lại sự đàn áp của quân đội Anh; Winston Churchill  chống lại sự đe dọa của Đức Quốc Xã khi gần như toàn bộ châu Âu sụp đổ; Mahatma Gandhi  dẫn đầu đoàn diễu hành tới bờ biển để phản đối Đạo luật Thuế muối; Mary Kay Ash  tự sáng lập một tập đoàn tầm cỡ thế giới; Martin Luther King Jr.  là một trong những nhà lãnh đạo giúp tổ chức cuộc diễu hành đến Washington vì việc làm và tự do năm 1963, ông đã đứng trước Đài tưởng niệm Lincoln đọc bài diễn văn I Have a Dream (Tôi có một giấc mơ), được xem là một trong những bài diễn văn được yêu thích nhất và được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Những nhân vật này đều là những lãnh đạo vĩ đại có ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người. Nhưng những điển hình này đã gây ra những ngộ nhận. Trên thực tế, 99% vai trò lãnh đạo không phải ở vị trí đứng đầu mà từ vị trí giữa của tổ chức. Mỗi tổ chức thường chỉ có duy nhất một người lãnh đạo. Vậy bạn phải làm gì nếu không phải người duy nhất?

Gần 30 năm thuyết giảng về nghệ thuật lãnh đạo, hầu như trong buổi hội thảo nào cũng có người tới gặp tôi và nói: “Tôi rất thích những điều ngài giảng về nghệ thuật lãnh đạo, nhưng tôi không thể áp dụng chúng. Tôi không phải là lãnh đạo chủ chốt. Tôi đang làm việc cho một người có trình độ… cùng lắm là loại trung bình”.

Bạn cũng đang ở vị trí đó? Bạn đang ở vị trí nào trong tổ chức? Bạn không phải là nhân viên dở nhất, nhưng cũng không phải là người đứng đầu. Dù vậy, bạn lại muốn lãnh đạo và đóng góp cho tổ chức.

Bạn không nên cảm thấy đau khổ vì hoàn cảnh hay chức vị của mình. Bạn cũng không cần phải trở thành CEO để lãnh đạo hiệu quả. Bạn có thể học cách gây ảnh hưởng thông qua vai trò lãnh đạo dù cấp trên của bạn không phải là nhà lãnh đạo giỏi. Bí quyết ở đây là gì? Bằng cách trở thành nhà lãnh đạo 3600, bạn học được cách phát triển tầm ảnh hưởng của mình dù ở bất kỳ vị trí nào trong tổ chức và học cách lãnh đạo cấp trên, đồng cấp và cấp dưới.

Không phải ai cũng biết cách gây ảnh hưởng tới mọi người ở các vị trí khác nhau – cấp trên, đồng cấp và cấp dưới. Một số người lãnh đạo các thành viên trong nhóm rất giỏi, song lại thờ ơ với các lãnh đạo ở các phòng ban khác. Một số người xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp, nhưng không có chút ảnh hưởng nào tới cấp dưới. Vài người có thể được lòng hầu hết mọi người, nhưng lại chẳng làm nên trò trống gì. Ngược lại, có những người làm việc rất năng suất song không thể hòa hợp với bất cứ ai. Nhà lãnh đạo 3600 không giống ai trong số những người này. Chỉ có nhà lãnh đạo 3600 mới có thể ảnh hưởng tới mọi người ở tất cả các cấp trong tổ chức. Bằng cách giúp đỡ người khác, họ giúp đỡ chính mình.

Tới đây, bạn có thể phản ứng: “Lãnh đạo mọi người ở các vị trí khác nhau – Nói bao giờ chẳng dễ hơn làm!” Việc này quả là khó khăn nhưng không phải là bất khả thi. Trên thực tế, ai cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo 3600 miễn là có khả năng lãnh đạo ở mức trung bình trở lên và sẵn sàng cố gắng hết sức để làm được điều đó. Vậy nên, ngay cả khi bạn đánh giá bản thân chỉ ở mức điểm 5 hoặc 6/10, bạn vẫn có thể cải thiện khả năng lãnh đạo, mở rộng tầm ảnh hưởng đến những người xung quanh và ở bất cứ vị trí nào trong tổ chức.

Muốn lãnh đạo mọi người ở các vị trí khác nhau, bạn phải học ba kiểu kỹ năng lãnh đạo. Bạn có thể đã cảm nhận được việc mình lãnh đạo cấp trên, đồng cấp và cấp dưới như thế nào. Nhưng, tôi vẫn muốn bạn đánh giá các kỹ năng đó chính xác hơn để điều chỉnh đúng đắn hướng phát triển kỹ năng lãnh đạo của bản thân.

ĐỌC THỬ

THÁCH THỨC #5

SỰ HÀI LÒNG

Các lãnh đạo thích đứng trước hơn là đứng giữa

BÍ QUYẾT VƯỢT QUA THÁCH THỨC HÀI LÒNG:

Vai trò lãnh đạo là việc bố trí hơn là chức vụ ảnh hưởng đến người khác từ bất cứ vị trí nào.

Tôi giả định những ai đọc cuốn cách này hoặc là có khiếu lãnh đạo bẩm sinh hoặc có tham vọng lãnh đạo người khác. Nếu đúng vậy, bạn chắc muốn lãnh đạo từ “phía trước” hay “trên cùng”. Có một câu ngạn ngữ về quang cảnh từ vị trí giữa như sau: Khi bạn là người đứng đầu, quang cảnh trước mắt bạn luôn thay đổi. Nếu bạn không phải người đứng đầu, quang cảnh trước mắt bạn luôn không đổi.

Mọi người dù ở vị trí nào cũng luôn sở hữu tham vọng tự nhiên muốn tiến lên. Họ muốn có được sự công nhận lớn hơn. Họ muốn kiếm nhiều tiền hơn. Họ muốn sống trong ngôi nhà đẹp hơn. Họ muốn trưởng thành và tiến bộ. Các lãnh đạo cũng giống như vậy. Họ muốn tiến lên hơn là “đặt đâu ngồi đấy”. Họ muốn gây ảnh hưởng lớn hơn. Họ muốn ở phía trước đoàn người hay đứng đầu một tổ chức, đặc biệt là khi còn trẻ. Nhưng được đứng đầu có đáng để ham muốn như vậy không?

VÌ SAO CÁC LÃNH ĐẠO THÍCH ĐỨNG TRƯỚC?

Có nhiều thuận lợi khi đứng trước hay đứng đầu một tổ chức. Nhưng những thứ có lợi cho người lãnh đạo lại có thể gây ra khó khăn cho công việc lãnh đạo. Nó luôn là con dao hai lưỡi. Những ai chỉ nhìn thấy mặt tích cực mà không nhận ra mặt tiêu cực là những người ngây thơ hoặc chưa từng trải. Tôi cho rằng bạn sẽ đồng ý với cách nhìn của tôi khi biết những lý do các lãnh đạo thích đứng trước.

  1. Đứng trước là vị trí nổi bật nhất

Nhà tiểu luận người Rumania, E. M. Cioran phát biểu: “Nếu một người phải xưng tội về ước muốn bí mật nhất, thứ truyền cảm hứng cho tất cả kế hoạch, hành động của người đó, anh ta sẽ nói: ’Tôi muốn được ngợi ca.’” Điều đó không đúng? Mọi người đều thích được ngợi ca và công nhận. Vì lãnh đạo luôn là người nổi bật nhất, nhận được nhiều vinh quang nhất khi công việc hoàn thành. Rất nhiều người mong ước trở thành lãnh đạo.

Sự công nhận là con dao hai lưỡi. Khi công việc trục trặc, lãnh đạo là người chịu trách nhiệm. Khi một đội bóng có một mùa giải thất bại, tiền vệ là người bị khiển trách. Khi công ty không ký được một hợp đồng lớn, người phụ trách phải nhận trách nhiệm. Đứng đằng trước có thể rất tốt cho cái tôi của bạn, nhưng cũng buộc bạn phải trả giá bằng cả công việc của mình.

  1. Quang cảnh đẹp hơn khi đứng trước

Tôi từng chứng kiến cuộc phỏng vấn của một phóng viên với một nhà leo núi kỳ cựu. Nhà báo hỏi: “Lý do anh đến với bộ môn leo núi là gì? Điều gì khiến anh có thể vượt qua tất cả công việc chuẩn bị, luyện tập, sự rủi ro và những vết thương?”

Nhà leo núi nhìn qua phóng viên đó và trả lời: “Rõ ràng là anh chưa từng đứng trên đỉnh núi bao giờ. Có đúng là quang cảnh từ trên đỉnh núi đẹp khác thường không? Đẹp mê hồn. Cảnh nhìn xa đẹp đến không tưởng. Mà còn thích thú hơn nếu đỉnh núi đó chỉ có thể chạm tới bằng cách leo lên.”

Tom Mullins, cựu huấn luyện viên bóng bầu dục, hiện đang lãnh đạo một tổ chức lớn ở Palm Beach, Florida, nói: “Vị trí giữa thường khó nhìn thấy bảng tính điểm. Bạn sẽ nhìn thấy rõ hơn nhiều khi đứng đầu tổ chức.” Người đứng đầu tổ chức nhìn thấy những thứ mà người ở vị trí khác không thể thấy. Nhưng người đứng đầu có trách nhiệm với những gì mà họ nhìn thấy. Nếu bạn thấy những vấn đề đe dọa làm tổ chức chệch hướng, có hại cho nhân viên, hay lừa dối khách hàng, bạn có trách nhiệm giải quyết chúng, dù hao tốn tiền bạc hay khó khăn thế nào. Những lãnh đạo đứng trước không được tự do lờ đi những gì chức vụ cho phép họ nhìn thấy.

  1. Lãnh đạo đứng trước quyết định hướng đi

Khi mới lãnh đạo, tôi nghĩ lãnh đạo đứng trước có thể kiểm soát mọi việc trong tổ chức. Khi lãnh đạo được một thời gian dài, tôi khám phá ra rằng lãnh đạo kiểm soát rất ít (Những người có sự kiểm soát hoàn toàn trong cuộc sống là những người không lãnh đạo bất cứ thứ gì. Họ chỉ chịu trách nhiệm cho bản thân, không phải cho người khác). Trong tổ chức, những lãnh đạo giỏi chủ yếu kiểm soát hai thứ: định hướng và thời gian. Nhưng nếu họ lãnh đạo không tốt và mọi người không đi theo họ, thì thậm chí họ không thể kiểm soát được hai thứ đó.

  1. Lãnh đạo có thể dẫn đầu

Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các lãnh đạo là sự tiến bộ. Nhà thám hiểm David Livingstone từng nói: “Tôi sẽ đi bất cứ nơi đâu miễn là tiến về phía trước.” Là nhà lãnh đạo, bạn chắc hẳn phải yêu thích việc tiến lên phía trước và tiến càng nhanh càng tốt. Nhưng việc đó cũng có khi phản tác dụng với chính bạn. Nếu bạn vượt lên xa quá tới mức mọi người không theo kịp, thì tổ chức của bạn sẽ không thành công. Người chiến thắng thường cán đích đầu tiên, nhưng các lãnh đạo hiếm khi làm như vậy. Thành công của người lãnh đạo đến từ việc đưa những người khác cán đích cùng mình.

Trong cuốn Winning with People (Đắc nhân tâm), Nguyên tắc Kiên trì phát biểu như sau: Hành trình đi cùng người khác chậm hơn hành trình đi một mình. Nguyên tắc này đúng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mà bạn đang cố gắng lãnh đạo. Việc đi tới cửa hàng tạp phẩm sẽ nhanh hơn nhiều nếu bạn không phải mang theo con cái. Đi công tác với đồng nghiệp không bao giờ nhanh như đi một mình (Có khi thường mất ba mươi phút chỉ để thống nhất nơi ăn ở). Một người chơi golf có thể chơi hết sân trong thời gian bằng một nửa thời gian chơi của nhóm bốn người.

Là lãnh đạo, bạn có thể tạo ra một hình mẫu ứng xử mà bạn mong muốn người khác làm theo, nhưng bạn không thể đi với tốc độ nhanh theo ý bạn. Những người tiến lên nhanh như bạn chỉ có thể là những lãnh đạo khác.

  1. Lãnh đạo thích hành động

Các lãnh đạo luôn muốn mọi việc được hoàn thành, nên họ luôn muốn có mặt ở nơi diễn ra hành động. Nhưng nơi diễn ra hành động thường không phải ở vị trí hàng đầu hay phía trước của tổ chức. Các quyết định trọng đại thường được đưa ra ở những vị trí đó, nhưng hành động thật sự thường xảy ra ở vị trí giữa của tổ chức, nơi có nhiều hoạt động thú vị nhất xảy ra. Doug Carter, Phó Chủ tịch EQUIP – tổ chức phi lợi nhuận do tôi sáng lập để đào tạo lãnh đạo ở nước ngoài – là hình mẫu tiêu biểu của một lãnh đạo thích hành động. Doug từng lãnh đạo một tổ chức phi lợi nhuận khá nổi tiếng. Ông đã có thể trở thành lãnh đạo số một của rất nhiều tổ chức hàng đầu, nhưng tầm nhìn và sứ mệnh của EQUIP đã chinh phục ông. Và thay vì trở thành người đứng đầu, Doug chọn trở thành người số hai ở EQUIP. Từ vị trí đó, Doug đang gây dựng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Tôi không thể hình dung nổi EQUIP sẽ như thế nào nếu thiếu Doug.

CÁCH ĐỂ HÀI LÒNG VỚI VỊ TRÍ CẤP TRUNG: NHÌN BAO QUÁT BỨC TRANH TOÀN CẢNH

Nhà giáo dục Henrietta Mears nói: “Những ai luôn bận rộn giúp đỡ cấp dưới sẽ không có thời gian để ghen tị với cấp trên.” Thái độ đúng đắn này tuyệt đối cần thiết cho sự thỏa mãn khi ở vị trí giữa của tổ chức. Thật vậy, vai trò lãnh đạo là việc bố trí hơn là chức vụ. Với thái độ đúng và kỹ năng đúng, bạn có thể ảnh hưởng đến mọi người từ bất cứ vị trí nào trong tổ chức.

Vậy làm thế nào để hài lòng và thỏa mãn với vị trí của mình? Hãy làm theo năm bước sau:

  1. Phát triển mối quan hệ bền vững với những nhân vật chủ chốt

Một đoạn phim hoạt hình Peanuts của Charles Schulz chiếu cảnh Lucy nói với Snoopy: “Nhiều lúc cậu thật sự làm tớ phát cáu, nhưng tớ phải thừa nhận rằng có những lúc tớ rất muốn ôm cậu”, Snoopy nghe xong nghĩ bụng, Tôi là thế… đáng ôm và làm khó chịu. Tôi nghĩ điều đó đúng với hầu hết mọi người, trong đó có cả tôi. Mỗi người đều có những ưu điểm và nhược điểm. Bí quyết để thỏa mãn không phải là giao tiếp ngọt ngào; mà là phát triển mối quan hệ bền vững với mọi người.

Quan hệ tốt với mọi người quan trọng hơn là tiến bộ hơn mọi người. Nếu bạn đặt ra mục tiêu giúp đỡ và xây dựng mối quan hệ với mọi người, bạn sẽ tìm thấy sự thỏa mãn từ bất cứ vị trí nào. Dù bạn làm gì đi nữa, bạn cũng đừng dễ dàng từ bỏ mối quan hệ với người khác chỉ vì ngay từ đầu bạn đã không ưa họ hoặc không dễ quan hệ với họ. Theo thời gian, chính bạn sẽ thấy ngạc nhiên bởi làm thế nào mà một kẻ thù tiềm năng lại trở thành một đồng minh thân cận.

  1. Chiến thắng là thành quả chung

Huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại John Wooden nói: “Thành phần chính của một cầu thủ ngôi sao là phần còn lại của đội bóng.” Nói cách khác, chúng ta phải nhận ra rằng chính sự hợp tác của mọi người tạo nên thành công. Một cầu thủ có thể là chủ chốt với toàn đội, nhưng một cầu thủ không thể lập ra một đội bóng. Lãnh đạo cũng vậy, dù giỏi cỡ nào thì cũng không thành một nhóm người.

Khi nghĩ về một người rất thành công trong việc lãnh đạo mọi người từ vị trí giữa và hợp tác chặt chẽ với mọi người, tôi nghĩ đến Bob Christian, trung phong đội Atlanta Falcons. Christian được đánh giá là “trung phong toàn diện nhất trong môn bóng bầu dục”. Dan Reeves, huấn luyện viên kỳ cựu của giải bóng bầu dục Mỹ nói về Christian rằng anh là “người cản bóng giỏi nhất tôi từng biết”. Hơn một lần anh được bình chọn là cầu thủ chơi hay nhất trận bóng nhờ những pha cản bóng của mình. Nhiều người chưa từng nghe đến cái tên Christian dù họ hâm mộ bóng bầu dục. Anh chưa bao giờ phá kỷ lục số lần chạy, bắt hay chạm vạch, nhưng anh thấy hài lòng và thành công với tư cách là một cầu thủ. Bất cứ ai trân trọng giá trị của sự hợp tác khi xem Christian chơi bóng đều nhớ đến anh.

  1. Không ngừng giao tiếp

Một trong những điều khiến các lãnh đạo không đứng đầu chán nản là họ chỉ cách nguồn khởi tạo tầm nhìn của tổ chức vài bước chân. Tầm nhìn liên tục được định hướng và hình thành, vì vậy, điều quan trọng là tham gia vào sự truyền đạt liên tục. Nếu bạn đang ở ”trong” tầm nhìn chiến lược và liên tục cập nhật thông tin, bạn sẽ không bị bất ngờ trước những thay đổi hay mất tinh thần vì bị đứng ngoài cuộc.

Vì là lãnh đạo cấp trung của tổ chức, nên việc nhận sự truyền đạt rất quan trọng, nhưng quan trọng bằng hoặc hơn là việc truyền đạt lên trên. Việc này đòi hỏi nhiều nỗ lực vì nó không tự nhiên xảy ra. Nó đòi hỏi nỗ lực và cả sự chú tâm. Khi bạn tương tác với lãnh đạo của mình, hãy cho họ biết bạn thúc đẩy tầm nhìn như thế nào. Lấy ý kiến phản hồi của lãnh đạo và đặt câu hỏi để tìm ra những điều bạn nên biết để truyền đạt tầm nhìn tới người khác hiệu quả hơn. Càng thực hiện hiệu quả vai trò lãnh đạo cấp trung của mình, bạn sẽ càng thấy mãn nguyện.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button