Kỹ năng mềm

Nâng Cao Sức Mạnh Tinh Thần

nang cao suc manh tinh than sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Margaret Pinkerton

Download sách Nâng Cao Sức Mạnh Tinh Thần ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Qua kinh nghiệm chữa trị và săn sóc cho những bệnh nhân bị các loại bệnh như ung thư, AIDS, những bệnh liên quan đến thần kinh vận động và các chứng xơ cứng, tôi luôn bị thu hút vì những khác biệt sâu rộng và cá biệt của các cá nhân và gia đình người bệnh trong việc đối diện với hoàn cảnh bệnh tật.

Một số đã thật sự tỏ ra choáng váng khi tiếp nhận thực trạng bệnh tật và viễn cảnh phải đối diện với sự thay đổi, bị lệ thuộc hay cái chết. Tiếp theo đó, hay thậm chí trong lần đầu tiên đối diện với thực tại bệnh tật, nhiều người đơn giản chỉ còn biết chấp nhận những lời khuyên y khoa trong việc kiểm soát tình thế. Họ đặt hết hy vọng vào cách chữa trị mặc dù trong thực tế, kết quả có thể không như mong muốn. Thường là trong lòng họ tràn ngập cảm xúc về những điều không chắc chắn và những mối lo lắng, ngay cả khi chẩn đoán cho thấy có khả năng thành công trong việc điều trị y khoa. Tức giận, mặc cảm tội lỗi, trầm cảm, và tự trách mình hay trách người khác là những phản ứng thường gặp, nhất là khi có sự chậm trễ trong việc tìm lời khuyên y khoa hay khám nghiệm của bác sĩ. Buồn bã và than khóc thương tiếc cũng là những biểu hiện thường thấy ở những người được chuẩn đoán mắc phải bệnh nan y hay phải trải qua những thay đổi trong chức năng hoặc dáng vẻ bên ngoài. Do đó, họ bị lệ thuộc rất nhiều vào sự nâng đỡ về mặt cảm xúc từ người khác, có thể từ những thành viên trong gia đình, trong nhóm hay từ các nhà tham vấn. Như thế, chấn thương mà họ đang trải qua là về mặt thể xác, cảm xúc, và xã hội. Đó cũng là một chấn thương tinh thần, dưới hình thức là một cuộc đối đầu với cái chết, dù cho bệnh tình có thể chữa lành hay không. Những chấn thương kiê íu này phổ biến đến nỗi dường như hầu hết mọi người đều đã từng trải qua.

Trong khi một số người ngay từ đầu đã cảm thấy sợ hãi và lệ thuộc vào kết quả bệnh tình của mình, thì một số khác lại chọn thái độ tích cực hơn, họ tìm hiểu sâu hơn về bản chất và ý nghĩa của tình huống. Điều này thường kéo theo việc có những thông tin về bệnh tình và đánh giá những cách chữa trị hiện có. Họ cũng để ý đến những việc họ có thể tự làm, như thay đổi lối sống hay thái độ tinh thần, để giúp họ bình phục hay để duy trì chất lượng cuộc sống. Điều mà người ta thường tự làm để giúp mình đó là thu thập và xử lý thông tin về các liệu pháp bổ trợ, chế độ ăn uống, và suy ngẫm – một thái độ tích cực có thể tự giúp mình và tăng thêm khả năng kiểm soát bản thân. Đây là một cách chữa trị mở rộng hơn so với việc chỉ biết lệ thuộc vào các cách chữa trị dành riêng cho cơ thể. Thông thường, họ xem xét một lối tiếp cận chữa trị toàn diện, một lối chữa trị nhằm giải quyết những nguyên nhân gốc rễ xuất phát từ tâm lý, cảm xúc, môi trường hay tinh thần.

Cũng có một điều cần lưu ý khi chọn cách tiếp cận bổ trợ mà quá đặt nặng vào thái độ – nhấn mạnh việc kiềm chế bệnh tật đến độ nó trở thành thước đo cho sự thành công hay thất bại. Hậu quả là, nếu bệnh tật cứ tăng dần mà không thuyên giảm thì một cơn khủng hoảng về cảm xúc có thể nổi lên, khiến người bệnh cảm thấy thất bại, tội lỗi và thất vọng thay cho một thái độ tích cực vốn có trước đó. Việc này cũng thường xảy ra khi một bệnh nhân đã dốc hết tất cả nghị lực để mong được chữa lành. Điều đó cho thấy rằng hạt nhân của cái gọi là thái độ tích cực thực chất có thể là nỗi lo sợ trước cái chết. Nó làm nảy sinh một câu hỏi: Vậy thì ý nghĩa thật sự của thái độ tích cực là gì?

Việc chữa trị có thể được xem là tốt nhất chính là khi ta đặt được hặnh phúc trong tâm hô ìn, qua đó, ta trải nghiệm được sự bình an nội tâm, bất kể tình trạng thể chất có như thế nào đi nữa. Bằng cách chuyển từ khống chế bệnh tật sang hiểu rõ về bản thân, ta có thể xem việc chữa lành như là trạng thái nhận thức về bản thân và một sự đổi mới về tinh thần. Như thế, bệnh tật được xem như là một kích thích cho sự phát triển của cá nhân, một quá trình thanh luyện đời sống nội tâm. Theo cách này, chúng ta có thể chọn lối tiếp cận bằng thái độ, hy vọng vào sự thuyên giảm, nhưng không lệ thuộc vào kết quả để duy trì bình an cho tâm trí.

Nâng cao sức mạnh tinh thần là một quyển sách hướng dẫn đặc biệt mà tôi muốn giới thiệu cho những người muốn chọn lối tiếp cận này trong việc chữa trị. Nó cung cấp cho ta một sự hiểu biết cô đọng về bản chất của ý thức và đưa ra một số nét chính để có thể chuyển đổi những thái độ tiêu cực. Thông qua sự trân trọng đối với bản thân, ta được khuyến khích phát triển giá trị tha thứ và yêu thương vô điều kiện như là một phần để bỏ qua quá khứ. Nâng cao sức mạnh tinh thần kết thúc với một cái nhìn sáng tỏ cho việc đạt đến sự chấp nhận thật sự trước cái chết và phát triển tâm linh như một lối sống. Trọng tâm là các bài tập suy niệm được triển khai trong suốt cuốn sách với mọi đề tài của cuộc sống được viết ra và thu đĩa CD kèm với cuốn sách này.

– Bác sĩ ROGER COLE
Chuyên gia điều trị ung thư,
Giám đốc Chăm sóc và Giảm đau
Sở Y tế Illawarra, NSW, Australia.

ĐỌC THỬ

Vì sao chúng ta nên thực hành mường tượng

Năng lượng mạnh mẽ nhất trong vũ tru å chính là năng lượng của tâm trí. Mọi thứ – từ những điều đơn giản nhất cho đến những điều phức tạp, cao siêu nhất – đều do tâm trí con người tạo ra. Hình ảnh và những suy nghĩ mà bạn tạo nên trong mỗi khoảnh khắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái cảm xúc và thể chất của bạn.

Một số lợi ích của việc thực hành mường tượng:

Thư giãn:

Khi bạn tạo nên những hình ảnh tích cực và bình an trong tâm trí, bạn sẽ tạo nên những cảm xúc bình an nội tâm, giảm căng thẳng và xua tan lo âu.

Chữa lành:

Nghiên cứu về tác dụng của sự mường tượng đối với việc chữa lành đã được các bác sĩ chứng minh. Phương pháp hướng dẫn bệnh nhân hình dung mình đang khỏe mạnh, hoặc sử dụng các biểu tượng và hình ảnh để mường tượng việc hệ thống miễn nhiễm của họ đã chiến đấu và đánh bại những căn bệnh thể chất ra sao… đã mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Đưa ra quyết định sáng suốt:

Sự mường tượng sáng tạo giúp cởi mở và làm lắng dịu tâm trí, qua đó, chúng ta có thể lắng nghe rõ tiếng nói nội tâm – đôi khi còn gọi là lương tâm hay trực giác – và để cho nó hướng dẫn chúng ta một cách sáng suốt.

Thiết lập mục tiêu:

Khi thiết lập một mục tiêu nào đó cho mình, chúng ta sẽ tạo ra hình ảnh về thành quả sẽ đạt được từ mục tiêu ấy. Từ tầm nhìn này, chúng ta sẽ biết được việc ta thực hiện sẽ đem lại những lợi ích nào; và khi tầm nhìn ấy được “nuôi dưỡng” bằng những phẩm chất thích hợp, nó sẽ thu hút những nguồn lực cần thiết để ta có thể đạt được mục tiêu của mình.

Phục hồi sự sáng tạo và tập trung:

Việc mường tượng mỗi ngày giúp hồi phục lại khả năng tập trung năng lượng ý thức và giúp ta làm chủ tâm trí của mình.

Để biết thêm thông tin về các khóa học Tư duy

Tích cực và Kiểm soát Stress, hãy liên hệ với các Trung tâm Raja Yoga:

85, Phó Đức Chính, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: 08 841 7103

Email: ryinfo@hcm.vnn.vn

B31/122 Hoàng Cầu, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04 537 6510

Email: innerspace.info@gmail.com

1 Các thái độ sống

Hãy chọn cách sống mà bạn mong muốn

Đến một lúc nào đó, tất cả mọi người sẽ phải đối diện với cái chết. Tuy nhiên, có khả năng là chúng ta quên rằng mình có thể và thật sự phải chọn lấy một cách thức để trải nghiệm cuộc đời hiện tại. Cách thức mà chúng ta trải nghiệm các biến cố xung quanh còn tùy thuộc vào nhận thức và thái độ của chúng ta trước các biến cố đó. Có lẽ chúng ta không thể thay đổi hay khống chế hoàn cảnh và môi trường của mình, chẳng hạn như sức khỏe và tình hình tài chính. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát cách thức chúng ta nhận thức và xử lý các hoàn cảnh đó.

Thái độ và trạng thái tâm trí của chúng ta có thể độc lập với tình trạng cơ thể và thế giới xung quanh mình. Tuy rằng cơ thể tôi không được khỏe, nhưng tôi vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc và an bình. Tương tự như thế, thân thể có thể khỏe khoắn nhưng tôi vẫn không cảm thấy bình an và hạnh phúc.

Một điều thường xảy ra là chúng ta hay liên hệ hạnh phúc của chính mình với những biến cố bên ngoài. Chẳng hạn như những suy nghĩ: “Giá mà mọi người quanh tôi cư xử theo cách tôi muốn, thì tôi sẽ hạnh phúc” hay là “Nếu mà tôi có một sức khỏe tốt, thì tôi sẽ hạnh phúc lắm”. Tuy nhiên, hạnh phúc là một trạng thái bên trong, không bao giờ có thể tìm thấy từ những điều bên ngoài. Trong thế giới chúng ta hôm nay, ngày càng có nhiều vấn đề xảy ra, bởi vì hoàn cảnh luôn thay đổi qua tình hình tài chính, sức khỏe, và các mối quan hệ. Chúng ta càng cố gắng làm chủ các tình huống ấy để bảo vệ cho hạnh phúc của mình thì lại càng mất hạnh phúc, vì thực tế chúng ta không thế kiểm soát được tình huống. Khi cố gắng đạt đến sự ổn định và an toàn về mặt thể chất, nhiều lúc, chúng lại vuột khỏi tay ta. Hơn nữa, khi đem con người mình ra nối kết với những sự vật và biến cố bên ngoài, thì những dao động thật sự trong các sự vật và biến cố đó sẽ dẫn đến cảm nghĩ thất bại. Ví dụ, khi ta nói: “Tôi là một con người ổn định vì công việc của tôi đang suôn sẻ, tốt đẹp” hay “Tôi ổn định vì sức khỏe của tôi tốt” thì đến lúc công việc làm ăn hay sức khỏe xuống dốc sẽ là: “Tôi cảm thấy mình vô giá trị và thất bại”.

Để tránh tình trạng đó, chúng ta cần ghi nhớ những điều quan trọng sau đây:

Có ý thức tách biệt con người mình khỏi những sự vật, biến cố và hoàn cảnh bên ngoài;
Hiểu, phát triển, và thực hành những thái độ tích cực trong cuộc sống.
Khía cạnh thứ nhất sẽ được nói đến trong chương II. Còn bây giờ, chúng ta sẽ bàn về những thái độ tích cực.

Những chu kỳ của tư tưởng

Những thái độ tinh thần và những phản ứng của chúng ta trước hoàn cảnh xung quanh có thể là tích cực hay tiêu cực, và dần dần trở thành thói quen. Chẳng hạn, một số người thường xuyên lo âu, bối rối khi sự việc trở nên xấu đi; một số khác lại tức giận, và còn nhiều phản ứng khác nữa.

Chúng ta có thể thay đổi những phản ứng quen thuộc, nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu tâm trí làm việc như thế nào. Tâm trí suy nghĩ, cảm nhận, tạo ra những ý tưởng, tưởng tượng và nhớ lại. Các ý nghĩ nảy sinh do những hoàn cảnh bên ngoài, do những người khác và do ảnh hưởng từ quá khứ, chẳng hạn như những hoài niệm. Các hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, những con người hay những biến cố có thể gây ra các tiến trình tư tưởng và hoài niệm hạnh phúc hoặc buồn bã.

Tiến trình tư tưởng dẫn đến những cảm nghiệm hay cảm xúc nội tâm, và những cảm nghiệm, cảm xúc này lại gợi mở những tư tưởng giống nhau hay gần như là giống nhau, gợi ra những phản ứng tương tự. Những cảm nghĩ tiêu cực dẫn đến stress, cảm giác mất kiểm soát, bối rối và lo âu. Hoàn cảnh dường như biến thành những trở ngại to tát hơn hay tồi tệ hơn so với thực tế. Tâm trí chu áng ta bây giơ â chỉ còn xoay quanh những thất bại trong đời. Những thái độ tiêu cực được nuôi dưỡng trong một khoảng thời gian dài ấy thường phản ánh trong cơ thể, dưới hình thức là những triệu chứng liên quan đến stress, căng cơ hay giảm sút cơ chế miễn nhiễm, trở thành nguyên nhân hay đẩy nhanh sự phát triển của các căn bệnh thể chất.

Ngược lại, suy nghĩ tích cực dẫn đến những cảm giác tin tưởng từ bên trong, làm chủ, bình tĩnh, sáng suốt trong việc đưa ra quyết định cho chính mình và cho người khác. Chẳng hạn khi có cái nhìn về các tình huống trong một viễn cảnh tốt, chúng ta có thể nhận ra rằng trong cuộc đời của mình, mọi lĩnh vực đều có những sai lầm riêng, nhưng trong nhiều lĩnh vực, chúng ta vẫn có thể cám ơn những sai lầm đó.

Elisabeth Kbler-Ross trong cuốn To Live Until We Say Goodbye (Sống cho đến lúc nói lời từ giã) nhận xét rằng có bốn phần của một hình vuông thể hiện những điều cơ bản về một con người, bao gồm thể chất, tâm linh, trí tuệ, và cảm xúc. Con người có thể mạnh khỏe nếu mỗi phần đều vận hành tốt và tất cả hòa hợp với nhau. Trải nghiệm những suy nghĩ và thái độ tích cực giúp con người cảm nghiệm được sức khỏe tinh thần, cảm xúc, và tâm linh, và điều đó được phản ánh qua sư ác khỏe thể chất.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button