Kỹ năng mềm

Những Quy Tắc Làm Cha Mẹ

nhung quy tac lam cha me1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Richard Templar

Download sách Những Quy Tắc Làm Cha Mẹ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Hiện nay sách tham khảo về tâm lý, về cách nuôi dạy con là khá nhiều. Vấn đề là làm thế nào để phụ huynh có thể tìm được một quyển sách hay, phù hợp với mình và không cảm thấy phí thời gian là một chuyện đau đầu. Có những hôm tôi lang thang trong nhà sách hai ba tiếng đồng hồ ở kệ sách tâm lý, giáo dục và cuối cùng cũng tìm được một vài quyển ưng ý.

Những Quy Tắc Làm Cha Mẹ là quyển mà tôi thấy rất có ích và cần thiết với các bậc phụ huynh. Lối trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và gần như đầy đủ các quy tắc ứng xử cho một đứa trẻ từ lúc mới lớn cho đến khi trưởng thành.

Có thể một số phụ huynh sẽ cho rằng cách giáo dục của phương Tây khác với phương Đông, làm sao có thể áp dụng những quy tắc ấy với con mình. Theo tôi, mỗi nền giáo dục đều có cái hay riêng. Chúng ta nên tham khảo cả hai để rút ra những gì phù hợp cho gia đình mình. Trong quyển sách này, tác giả Richard Templar đưa ra 100 quy tắc chia thành 10 phần. Đó là nhưng quy tắc về tinh thần, thái độ của cha mẹ đối với con cái, những quy tắc về xây dựng tính kỷ luật, mối quan hệ giữa anh chị em trong nhà, các quy tắc về trường học và các quy tắc về tính cách. Những quy tắc về tuổi mới lớn, tuổi trưởng thành cũng như những quy tắc giúp trẻ vượt qua khủng hoảng được tác giả đưa vào phần cuối quyển sách.

Trước tiên, Richard Templar muốn các bậc phụ huynh phải nắm được những quy tắc về việc giữ tinh thần và thái độ đúng mực đối với con cái. Hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng bất hòa với nhau trong vấn đề này. Các ông bố thường nghiêm khắc và hay cho rằng những lỗi lầm của con cái bắt nguồn từ sự nuông chiều của mẹ. Các bà mẹ thì lại nghĩ rằng mình phải nuông chiều chúng một chút để chúng đở thấy ngột ngạt. Quy tắc 11 trong quyển sách này chỉ ra một điều rất đơn giản: Chỉ yêu thương thôi chưa đủ, cần dành cho con những điều khác như tính kỷ luật, tự giác, các giá trị, các sở thích, một nền giáo dục tốt, khả năng biết tự lập…

Trang bị kỹ năng là cách tốt nhất mà các bậc phụ huynh nên chuẩn bị cho con. Chúng ta không thể nào sống bên con mãi mãi, phải tập cho chúng tự đi trên đôi chân của mình.

Tôi không nghĩ rằng những quy tắc trong quyển sách này là chuẩn chung cho tất cả mọi người mà chỉ hy vọng rằng nó sẽ giúp các bậc phụ huynh đỡ loay hoay, vất vả trong cách nuôi dạy con. Nếu phụ huynh nào có con sắp bước vào tuổi dậy thì thì xin dừng lâu hơn một chút ở 10 quy tắc về tuổi mới lớn. Những cô gái, chàng trai trong độ tuổi này vẫn cư xử như một đứa trẻ. La mắng không phải là giải pháp nhưng nuông chiều con quá mức sẽ không chuẩn bị cho cháu khả năng sống tự lập khi ra ngoài.

Nuôi con là cả một nghệ thuật. Cha mẹ phải vừa là nhà dinh dưỡng học vừa là nhà tâm lý học. Trẻ con nắm bắt tâm lý của người lớn nhanh hơn chúng ta nghĩ. Cho nên việc áp dụng những quy tắc sẽ có lúc gặp khó khăn vì sự bất hợp tác của trẻ và sự mềm lòng của cha mẹ. Thảo luận cũng là một giải pháp. Cha mẹ con cái cùng trình bày quan điểm của mình, thảo luận với nhau để rút ra được những quy tắc phù hợp cho gia đình mình.

Đọc Những Quy Tắc Làm Cha Mẹ, bạn sẽ biết: các quy tắc giữ tinh thần đúng mực, các quy tắc về thái độ, các quy tắc hàng ngày, các quy tắc về kỷ luật, các quy tắc về tính cách, các quy tắc về anh chị em ruột, các quy tắc về trường học, các quy tắc về tuổi mới lớn, các quy tắc về khủng hoảng, các quy tắc tuổi trưởng thành…

Nuôi dạy con là cả một nghệ thuật. Hãy điều chỉnh các quy tắc trong cuốn sách cho phù hợp với mình. Đừng áp dụng rập khuôn nếu bạn không muốn con trở thành người thất bại. Có nhiều bậc cha mẹ đã tìm ra cách độc đáo, sáng tạo và khác lạ khi nắm vững các quy tắc này. Họ hiểu được tinh thần của các quy tắc. Do đó, nếu có thái độ đúng đắn thì mọi việc bạn làm sẽ luôn đúng.

Tác giả Richard Templar đã mang đến một món quà có giá trị cho những ai mong muốn trở thành người cha người mẹ tốt; mong muốn có những đứa con ngoan, biết sống độc lập, tự tin, trưởng thành và thành đạt. Không chỉ dành cho những người đã làm cha mẹ, cuốn sách còn rất hữu ích đối với những bạn trẻ, để hiểu hơn về cha mẹ mình, để hiểu hơn về chính mình và để chuẩn bị trở thành các ông bố bà mẹ tuyệt vời trong tương lai…

ĐỌC THỬ

PHẦN I. NHỮNG QUY TẮC GIỮ TINH THẦN ĐÚNG MỰC

Cuốn sách này được chia thành mười phần, và tôi bắt đầu với các quy tắc giữ tinh thần đúng mực. Nếu bạn không theo được các quy tắc đầu tiên này, thì 90 quy tắc còn lại sẽ trở thành vô nghĩa.

Nếu bạn bắt đầu làm cha mẹ – hoặc sẽ làm cha mẹ – tôi không muốn làm bạn lo lắng với ấn tượng rằng việc cố gắng để không phát điên lên là công việc chính của các bậc cha mẹ, và rằng bạn sẽ trải qua 18 năm tới với việc phải tự giữ cân bằng để có được tinh thần đúng mực. Không phải như thế đâu bạn ạ. Sẽ chỉ có đôi lúc bạn cần phải chú ý để giữ được tinh thần đúng mực thôi. Xen lẫn vào quãng thời gian đó sẽ có những giây phút hạnh phúc. Nhưng bạn hãy tin tôi, tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua những lúc như vậy. Thành thực mà nói có những lúc mọi việc còn thử thách cả những bậc cha mẹ nắm vững quy tắc nhất.

Điều tôi muốn nói đến ở đây là bạn sẽ hạnh phúc và hào hứng với quá trình làm cha mẹ hơn nếu bạn giữ được tinh thần đúng mực. Tinh thần đúng mực của bạn không chỉ quan trọng bởi vì bạn có vai trò quan trọng, mà còn vì các con bạn cần có những bậc cha mẹ có tinh thần đúng mực. Và rồi bạn sẽ thấy, chỉ với vài quy tắc thôi, nhưng khi bạn đã nắm vững, chúng sẽ giúp bạn biết tiết chế cảm xúc mỗi khi định to tiếng với con mình.

QUY TẮC 1

GIẢM BỚT CĂNG THẲNG

Các bậc cha mẹ tốt nhất mà bạn biết là những người như thế nào? Đó có phải là những người ngay từ khi sinh ra đã có thể nuôi dạy nên những đứa con hạnh phúc, tự tin, phát triển cân bằng? Bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì giúp họ làm được việc đó? Và những bậc cha mẹ nào bạn cho là còn nhiều thiếu sót? Và tại sao lại như vậy?

Tất cả các bậc cha mẹ giỏi mà tôi biết đều có một điểm chung, đó là họ biết cách giảm bớt căng thẳng. Còn các bậc cha mẹ bình thường thì luôn lo lắng về một điều gì đó. Có thể, họ không căng thẳng trước trách nhiệm phải làm tốt vai trò làm cha mẹ, mà lo lắng về những điều ảnh hưởng tới khả năng thực hiện tốt vai trò làm cha mẹ của họ.

Tôi biết một đôi vợ chồng nọ có tính sạch sẽ và gọn gàng thái quá. Các con họ phải bỏ giày dép ở ngoài cửa (ngay cả khi giày dép của các cháu sạch sẽ), nếu không thì sẽ rất to chuyện. Họ rất bực mình nếu con để đồ vật sai chỗ hoặc bày bừa đồ chơi (ngay cả khi sau đó các cháu sẽ dọn gọn). Điều đó làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái.

Tôi còn có một người bạn luôn bị sự ganh đua ám ảnh. Các con của anh luôn phải chịu áp lực rất lớn trong mọi cuộc thi mà các cháu tham gia. Cô bạn khác của tôi lại lo lắng quá mức khi cậu con trai của cô bị xước đầu gối. Bạn cũng có thể nghĩ tới nhiều ví dụ tương tự với những người mà bạn biết.

Trong khi đó, các bậc cha mẹ thật sự thoải mái mà tôi từng gặp lại mong con mình hoạt bát, ồn ào, nhọ nhem, ầm ĩ và vấy bùn. Họ để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Họ biết rằng họ có 18 năm để nuôi dạy các cháu trưởng thành và họ thực hiện điều đó từng bước một. Không việc gì phải vội vã ép các cháu cư xử như người lớn  vì các cháu sẽ biết cách cư xử khi đến lúc thôi.

Bạn sẽ thấy, theo thời gian, quy tắc này sẽ trở nên dễ dàng hơn cho dù nhiều người vẫn không thể thuần thục như các bậc cha mẹ nắm vững quy tắc. Những khó khăn để đạt được trạng thái cân bằng và tinh thần đúng mực khi có bé sơ sinh đầu lòng sẽ giảm bớt khi cháu rời nhà, sống riêng. Với các bé sơ sinh, bạn cần tập trung vào những điều thiết yếu: chăm sóc cháu luôn khỏe mạnh, không để cháu bị đói, giúp cháu luôn cảm thấy thoải mái – và không phải quá lo lắng về những việc như khuy áo bé bị cài lệch, hôm nay bạn chưa tắm cho bé hoặc các bạn phải đi xa vào cuối tuần mà không có chỗ cho bé ngủ.

Cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn nếu sau khi kết thúc mỗi ngày, các bạn có thể ngồi vui vẻ nói với nhau: “Các con vẫn đang sống khỏe mạnh, nên chắc chắn là mình đã làm điều đúng cách.”

CÁC BẬC CHA MẸ HÃY ĐỂ CON HOẠT BÁT, ỒN ÀO, NHỌ NHEM, ẦM Ĩ VÀ VẤY BÙN.

QUY TẮC 2

KHÔNG CÓ AI HOÀN HẢO

Bạn đã bao giờ nghĩ mọi thứ sẽ thế nào nếu bạn có một bậc cha mẹ hoàn hảo? Bạn thử hình dung cha mẹ bạn không hề mắc một lỗi nào trong suốt quá trình nuôi dạy bạn. Hai người luôn làm theo sách vở – và những việc họ làm luôn đúng. Điều đó có tuyệt vời không? – Chắc chắn là không.

Bạn phải thấy rằng con trẻ cần có điều gì đó để phản kháng lại khi các cháu lớn lên. Các cháu cần ai đó để trách móc và tôi e rằng đó chính là bạn. Vì vậy, hãy cho con trẻ cơ hội trách móc bạn.

Vậy thì mọi thứ sẽ ra sao? Bạn chỉ cần chọn ra một điều gì đó không vô lý để thể hiện nhược điểm của bạn. Ví dụ, bạn là người nóng nảy. Bạn thường xuyên tạo quá nhiều áp lực cho con trẻ. Bạn sạch sẽ và gọn gàng quá mức. Bạn hãy cứ sống với những điều không hoàn hảo của mình. Bạn không cần gồng mình lên và chắc chắn sẽ có

Tất nhiên điều đó không có nghĩa là bạn sẽ hết gặp trở ngại hoặc bạn không cần cố gắng cải thiện các kỹ năng làm cha mẹ của mình. Bởi nếu như vậy thì phần còn lại của cuốn sách này sẽ trở nên vô nghĩa. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn không cần phải quá nghiêm khắc với bản thân khi bạn không đạt hết các tiêu chuẩn đề ra. Các con bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn không bao giờ mắc lỗi? Tôi chẳng thích thú gì nếu cha mẹ mình như vậy, và tôi dám chắc các con bạn cũng vậy mà thôi.

Các con bạn sẽ có lúc trách móc bạn, đó là lẽ thường tình. Nếu bạn hoàn hảo, các cháu sẽ vẫn có lý do trách móc bạn. Bạn không thể thay đổi điều đó và bạn chỉ có thể hy vọng sau này khi trở thành những ông bố, bà mẹ như bạn bây giờ, các cháu sẽ nhận ra các cháu phải biết ơn cha mẹ vì đã không hoàn hảo.

CÁC CON BẠN SẼ CÓ LÚC TRÁCH MÓC BẠN, ĐÓ LÀ LẼ THƯỜNG TÌNH.

QUY TẮC 3

BIẾT ĐƯỢC ĐIỂM MẠNH CỦA MÌNH

Khi con tôi còn nhỏ, tôi thường ghen tị với những ông bố có thể dành ra hàng giờ để chơi đá bóng với con. Tôi luôn cảm thấy có lỗi khi không thể dành ra những phút chơi nhiệt thành như vậy.

Một anh bạn của tôi đã làm một cái chòi nhỏ trên cây như trong chuyện cổ tích cho các con chơi ở sân sau nhà (và con tôi thường hỏi đầy ghen tị: “Bố ơi, sao nhà mình không có ngôi nhà trên cây như nhà bạn ấy?”); bạn học cùng lớp múa ba-lê với con tôi lại luôn được mẹ vui vẻ đưa đi học mỗi tuần, v.v… và rất nhiều ví dụ khác mà tôi có thể kể ra đây.

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu ý tôi. Tôi đang nói đến những việc các phụ huynh khác có thể làm mà tôi lại không thể, nhưng cũng có rất nhiều thứ tôi có thể làm tốt còn họ thì không – những việc mà tôi cho là hiển nhiên, nhưng lại rất có giá trị.

Ví dụ, tôi thích đọc truyện thật diễn cảm cho các con nghe. Tôi thật sự hứng thú khi dành hàng giờ đọc các truyện dài, bắt chước đủ các giọng điệu, đóng đủ các vai, và làm giả đủ mọi âm thanh… Nhưng đối với tôi, việc này tự nhiên tới độ phải mất cả năm sau đó tôi mới nhận ra rằng đó là một việc làm có ý nghĩa không kém việc làm một ngôi nhà cổ tích hay chơi đá bóng cùng bọn trẻ.

Nếu tôi cố chơi bóng cùng con thì đó chỉ là vì tôi cảm thấy nên làm như thế; tôi sẽ không bao giờ làm được như bạn tôi, tôi không có được sự hăng hái và khích lệ như họ trong suốt quá trình chơi. Ngược lại, bạn tôi sẽ không thể đọc truyện thật diễn cảm cho con nghe, hoặc nấu được món cháo như tôi có thể làm.

Vấn đề ở đây là, những bậc cha mẹ nắm vững quy tắc biết điểm mạnh của họ là gì. Điều quan trọng là phải biết khai thác thế mạnh của bản thân. Nếu không biết đá bóng, chúng ta có thể đọc truyện cho con nghe; làm những món ngon ở nhà; dạy con cách sửa xe; cùng con chơi xếp hình hoặc xem phim Tom và Jerry.

Biết được điểm mạnh của mình và tự tin về các điểm mạnh đó rất quan trọng. Có như thế, bạn mới không thấy mặc cảm khi chứng kiến các bậc cha mẹ khác làm được những điều mà bạn không thể. Và sau cùng, cả bạn và tôi đều biết rằng không phải việc gì các bậc cha mẹ đó cũng làm được. Vì vậy, khi nào bạn bắt đầu cảm thấy ganh tị, hãy ngừng lại và nhớ đến điểm mạnh của mình.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button