Kinh doanh - đầu tư

Siêu Kinh Tế Học Hài Hước

Sieu kinh te hoc hai huoc - Steven D1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Stephen J. Dubner, Steven D. Levitt

Download sách Siêu Kinh Tế Học Hài Hước ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bạn đã đọc Kinh tế học hài hước (Freakonomics) và bạn muốn biết Siêu kinh tế học hài hước (Superfreakonomics) có gì khác biệt?

Nếu như trong Kinh tế học hài hước, tác giả đã làm cho chúng ta cực kỳ ngạc nhiên, thú vị trước những hiện tượng tưởng như bình thường nhưng “nhìn vậy mà không phải vậy” xảy ra hàng ngày quanh ta thì Siêu kinh tế học hài hước hướng ta suy nghĩ đến những vấn đề mang tính xã hội hơn, thời sự hơn, và khiến ta phải trăn trở nhiều hơn.

Vẫn phong cách đặt câu hỏi không những chỉ khó mà còn hoàn toàn bất ngờ như “Điều gì là nguy hiểm hơn, vừa say rượu vừa lái xe, hay vừa say rượu vừa đi bộ?”, “Tại sao biện pháp hóa trị liệu được kê đơn cho bệnh nhân nhiều như vậy trong khi nó thực sự không hiệu nghiệm đến thế?”, hay “Liệu thay đổi giới tính có giúp tăng mức lương của bạn lên không?”… các tác giả đã thử thách tư duy chúng ta một lần nữa, giúp ta khám phá những khía cạnh bí ẩn rất thú vị của đời sống xã hội.

Qua những câu chuyện về cách con người phản ứng trước động cơ, và sử dụng những dữ liệu thống kê để làm nổi bật những khía cạnh mà trước đó bạn chưa bao giờ nghĩ đến, tác giả cho ta thấy kinh tế học đã chạm đến cuộc sống hàng ngày như thế nào. Ví như việc đi bộ khi say xỉn thì nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với việc lái xe khi say; Những tay ma cô dắt gái giống với đám cò nhà đất như thế nào; Vì sao những kẻ đánh bom liều chết nên mua bảo hiểm sinh mạng; Tại sao Iran lại dùng động cơ kinh tế, chứ không phải kêu gọi lòng thương người, để tăng số người hiến thận; Trẻ xem ti vi thường xuyên có nhiều nguy cơ dính dáng đến tội ác khi lớn lên…

Trong Kinh tế học hài hước và Siêu Kinh tế học hài hước, Levitt và Dubner đã pha trộn cách suy nghĩ thông minh với tài kể chuyện hấp dẫn không giống bất kỳ ai trong nhiều chủ đề khác nhau của cuốn sách, từ việc tìm hiểu cách thức giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu cho đến lý giải vì sao giá của việc mua dâm càng ngày càng giảm một cách không ngờ. Từ việc khảo sát cách thức mà con người phản ứng trước những sự việc khác nhau, các tác giả đã cho cả thế giới thấy rõ động cơ của những hành động đó – có tốt, có xấu. Phần phân tích cuối cùng rất đáng đọc vì vấn đề đó thực sự “siêu hài hước”.

Ngay lập tức trở thành một hiện tượng xuất bản ở Mỹ khi leo lên vị trí hàng đầu trong danh mục các sách bestseller, Siêu Kinh tế học hài hước chắc chắn sẽ mang lại cho bạn cách nhìn mới về những việc tưởng chừng đã cũ…

VÀI LỜI PHÂN BUA

Đã đến lúc phải thừa nhận rằng, trong cuốn sách đầu tiên, chúng tôi đã nói dối. Những hai lần.

Lời nói dối đầu tiên xuất hiện ở phần giới thiệu, khi chúng tôi viết rằng cuốn sách đó không có “chủ đề thống nhất”. Sự tình là thế này. Khi những biên tập viên của nhà xuất bản – những người ấy thật dễ mến và thông minh – lần đầu tiên đọc bản thảo, họ đã la toáng lên: “Cuốn sách này chả có chủ đề thống nhất gì cả!” Thay vào đó, bản thảo gồm một đống câu chuyện về những thầy giáo lừa đảo, những kẻ môi giới nhà đất cơ hội và những tên ma cô trẻ ranh bám váy mẹ (crak-selling mama’s boys). Chẳng có nền tảng lý thuyết kỳ diệu nào được xây dựng dựa trên cơ sở là những câu chuyện này hết, chỉ có một con số đáng kể được tính bằng tổng số các câu chuyện cộng lại với nhau.

Sự cảnh báo của nhà xuất bản chỉ thực sự trở thành vấn đề khi chúng tôi đề xuất một cái tên đặt cho mớ hỗn độn ấy: Freakonomics (Kinh tế học hài hước). Ngay cả trên điện thoại, bạn cũng có thể nghe thấy họ vò đầu bứt tóc than van: Hai gã này vừa chuyển đến một bản thảo chả có chủ đề thống nhất và vô nghĩa lý, đã thế lại còn một cái tên kỳ cục nữa chứ!

Vì vậy, thật hợp lý khi người ta đề xuất phải in ngay ở trang đầu tiên của cuốn sách, ngay trong lời giới thiệu, rằng cuốn sách này không có chủ đề thống nhất. Và, để giữ hòa khí (cũng vì cuốn sách nữa), chúng tôi đã đồng ý như vậy.

Nhưng sự thực là cuốn sách có một chủ đề thống nhất, ngay cả khi nó không rõ ràng với chúng tôi, vào thời điểm ấy. Nếu phải lựa chọn, bạn có thể rút gọn chủ đề của cuốn sách trong cụm từ: Con người hành động vì động cơ. Còn nếu bạn muốn rõ hơn, thì có thể nói thế này: Con người hành động vì động cơ, mặc dù không nhất thiết phải theo những cách có thể đoán định được hoặc tuyên ngôn. Bởi vậy, một trong những quy tắc hành xử quyền năng nhất trong vũ trụ này chính là quy tắc của sự bất quy tắc. Điều này áp dụng cho cả giáo viên, những tay đầu cơ nhà đất, những lái buôn thông thái cũng như các bà mẹ đang mong chờ đứa con đầu lòng, vận động viên sumô, người bán bánh ngọt và những thành viên Ku Klus Klan.

Vấn đề tên gọi của cuốn sách, trong khi đó, vẫn tiếp tục bế tắc. Sau vài tháng với hàng tá những gợi ý, bao gồm Trí tuệ Độc đáo (Unconventional Wisdom) (é!), Chẳng cần thiết phải thế (Ain’t Necessarily So) (bleh!), và Tầm nhìn E-Ray (E-Ray Vision) (ôi, đừng hỏi!), nhà xuất bản cuối cùng quyết định rằng có lẽ Kinh tế học hài hước cũng chẳng đến nỗi tệ lắm – hay đúng hơn nó tệ đến nỗi có khi trên thực tế lại trở thành một phương án tốt.

Hoặc đơn giản là vì họ đã kiệt sức.

Phần đề phụ hứa hẹn rằng cuốn sách sẽ khám phá “những khía cạnh bí mật của tất cả mọi thứ.” Đó là lời nói dối thứ hai. Chúng tôi thì tưởng như chắc chắn rằng những bạn đọc chí lý sẽ coi những câu như vậy là một cách nói quá. Nhưng một vài độc giả lại hiểu theo nghĩa đen, rồi phàn nàn rằng các câu chuyện của chúng tôi, một bộ sưu tập rất nhiều những câu chuyện dù thú vị, nhưng thực ra vẫn không đề cập được đến “tất cả mọi chuyện”. Và vì vậy, mặc dù lời đề phụ không có ý nói dối, nhưng lại trở thành một lời nói dối như vậy. Chúng tôi xin được thứ lỗi.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG I. TẠI SAO MỘT GÁI ĐỨNG ĐƯỜNG LẠI GIỐNG ÔNG GIÀ NOEL TRONG CỬA HÀNG BÁCH HÓA?

Một chiều cách đây không lâu, một chiều mát lạnh báo hiệu mùa hè sắp tàn, bên ngoài khu Dearborn Homes, dự án chung cư Bờ Nam Chicago, LaSheeena – một cô gái chừng hai mươi chín tuổi – ngồi trên nắp ca-pô của chiếc SUV. Đôi mắt thâm quầng, nhưng bù lại, trông cô có vẻ trẻ trung, mái tóc thẳng viền quanh khuôn mặt xinh xẻo. Cô mặc một bộ đồ màu đỏ-đen nhăn nhúm xấu xí, kiểu quần áo mà cô vẫn mặc từ khi còn là một đứa trẻ. Cha mẹ rất hiếm khi cho tiền mua quần áo mới, vì vậy cô thường phải mặc lại đồ của các anh họ, và thói quen đó gắn chặt với cô đến giờ.

LaSheena kể về những cách kiếm sống của mình. Như cô mô tả thì có bốn việc chính tạo ra thu nhập: “nghề hai ngón”, “giám sát”, cắt tóc và “bán hoa”.

“Nghề hai ngón”, cô giải thích, là trộm vặt đồ đạc bán lấy tiền. “Giám sát” nghĩa là lảng vảng canh chừng xung quanh khu vực buôn bán ma túy để các tay anh chị làm ăn. Cắt tóc, cô nhận được 8 đô-la nếu cắt tóc cho các cậu bé và nhận được 12 đô-la khi cắt tóc cho đàn ông.

Trong bốn nghề thì nghề nào là tệ nhất?

“Bán hoa”, cô trả lời không chút do dự.

Tại sao?

“Vì tôi không thích đàn ông. Nó khiến tôi thấy mệt óc”.

Thế nếu nghề bán dâm kiếm được nhiều tiền gấp đôi

thì sao?

“Ý là tôi có làm nghề đó nhiều hơn không chứ gì?” cô hỏi. “Vâng, có”.

Từ xưa đến nay, sinh ra là đấng nam nhi luôn dễ dàng hơn thân phận một người phụ nữ. Đấy là chuyện hiển nhiên từ đời này sang đời khác, dĩ nhiên, luôn có những ngoại lệ, nhưng dù tính toán thế nào đi chăng nữa, thì đàn bà cũng khổ sở hơn đàn ông. Ngay cả khi đàn ông phải tham gia vào hầu hết mọi cuộc chiến tranh, phải đi săn bắn và làm những công việc nặng nhọc, thì đàn bà vẫn có tuổi thọ trung bình thấp hơn đàn ông. Ở đời có những cái chết vô nghĩa lý hơn những cái chết khác. Ví như từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, có khoảng 1 triệu phụ nữ châu Âu chết để hiến tế cho thần linh, phần lớn nghèo khổ và rất nhiều người trong số đó góa bụa, họ bị coi là nguyên nhân khiến thời tiết khí hậu không thuận lợi làm mùa màng thất bát.

Giờ đây tuổi thọ của phụ nữ đã vượt qua tuổi thọ của đàn ông, chủ yếu là nhờ vào sự phát triển của y học. Tuy vậy, đến thế kỷ XX, ở rất nhiều quốc gia, sinh ra là phụ nữ vẫn bị coi là một khiếm khuyết nghiêm trọng. Các cô gái trẻ người Cameroon vẫn bị “là phẳng” ngực – bị đánh đập hoặc “vuốt ve” bằng những chiếc chày gỗ hoặc đổ dầu dừa nóng vào người – để các cô trở nên kém hấp dẫn giới tính hơn. Ở Trung Quốc, tục bó chân cuối cùng cũng chấm dứt (dù đã trải qua cả nghìn năm đau khổ), nhưng ngày nay tỷ lệ phụ nữ bị bỏ rơi, bị mù chữ bẩm sinh vẫn nhiều hơn đàn ông, và họ còn bị ép tự tử. Phụ nữ ở các vùng nông thôn Ấn Độ, như chúng tôi đã nhắc đến ở phần đầu, vẫn tiếp tục đối diện với sự phân biệt đối xử trên tất cả các mặt trong cuộc sống.

Nhưng ở những quốc gia phát triển trên thế giới, cuộc sống của phụ nữ lại có bước phát triển thần kỳ. Đến thế kỷ XXI, ở các nước như Mỹ, Anh hay Nhật Bản, không có phân biệt trong triển vọng phát triển của phụ nữ so với đàn ông như một hoặc hai thế kỷ trước đó. Nhìn vào bất cứ đấu trường nào – giáo dục, luật pháp, bầu cử, các cơ hội thăng tiến và nhiều lĩnh vực khác – thì ngày nay, phụ nữ hạnh phúc hơn nhiều so với bất cứ thời điểm nào khác trong quá khứ. Năm 1872, những năm cuối cùng trước khi thống kê này ra đời, 21% sinh viên đại học ở Mỹ là phụ nữ. Ngày nay, con số ấy là 58% và vẫn còn tiếp tục tăng lên. Đó quả thực là một sự áp đảo ấn tượng.

Và đến nay vẫn chưa có mức giá nào là hợp lý để trả cho việc sinh ra là một phụ nữ. Một phụ nữ Mỹ từ 25 tuổi trở lên, sở hữu tấm bằng đại học và làm việc toàn thời gian có thu nhập trung bình là 47.000 đô-la. Đàn ông ở điều kiện tương tự thường có thu nhập ít nhất là 66.000 đô-la, cao hơn khoảng40%. Điều tương tự cũng đúng với những phụ nữ làm việc tại các trường đại học đỉnh cao của nước Mỹ. Hai nhà kinh tế Claudia Goldin và Lawrence Katz đã phát hiện ra rằng những người phụ nữ tốt nghiệp trường Harvard có thu nhập ít hơn một nửa so với con số trung bình mà một người đàn ông tốt nghiệp trường Harvard được trả. Ngay cả khi các phân tích chỉ tính đối với những người làm việc toàn thời gian, làm đủ năm và là nhân vật chủ chốt trong các khoa, làm việc chuyên nghiệp và có các yếu tố thuận lợi khác, thì Goldin và Katz vẫn chứng minh được rằng phụ nữ tốt nghiệp Harvard kiếm tiền vẫn kém các đồng môn nam của mình khoảng 30%.

Điều gì có thể bù đắp được cho hố sâu ngăn cách ấy?

Có rất nhiều yếu tố. Phụ nữ có xu hướng bỏ việc và đặt sự nghiệp sang một bên để chăm lo gia đình hơn đàn ông. Ngay cả trong những nghề nghiệp có thu nhập cao như bác sĩ, luật sư, phụ nữ cũng có xu hướng chọn những chuyên ngành thấp hơn (ví dụ, chọn làm bác sĩ đa khoa hoặc luật sư gia đình). Và vẫn còn tồn tại không ít sự phân biệt giữa nam và nữ trong công việc. Điều này có thể được xếp từ mức độ công khai – từ chối thăng chức cho một phụ nữ vì lý do đơn giản: cô ta không phải là đàn ông – cho đến những lý do ngầm ẩn. Một phần đáng kể trong nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ mập phải chịu sự bất công trong tiền lương hơn đàn ông thừa cân. Điều tương tự cũng xảy ra với những phụ nữ có hàm răng xấu.

Những đặc điểm sinh học tự nhiên cũng là một yếu tố nữa. Nhà kinh tế học Andrea Ichino và Enrico Moretti tiến hành phân tích hệ thống dữ liệu cá nhân của một ngân hàng lớn ở Italy và nhận thấy những nhân viên nữ dưới 45 tuổi có xu hướng vắng mặt 1 ngày trong một chu kỳ 28 ngày. Xem xét năng suất lao động của những nhân viên này, các nhà kinh tế học xác định được sự vắng mặt có lý do thường kỳ này tương ứng với 14% tiền lương ít hơn mà họ nhận được so với đàn ông.

Hoặc hãy xem xét một đạo luật của Mỹ năm 1972 có tên gọi là Điều luật IX. Nói chung, điều luật này được ban bố với mục đích ngăn cản sự phân biệt giới tính trong hệ thống giáo dục. Điều luật IX cũng yêu cầu các trường trung học và đại học phải thêm vào chương trình học các môn thể thao dành cho phái nữ tương ứng với chương trình thể thao dành cho nam giới. Hàng triệu bạn nữ trẻ tuổi sau đó đã tham gia vào những chương trình mới này, và như nhà kinh tế học Betsey Stevenson đã phát hiện ra, các bạn nữ tham dự các khóa học thể thao ở trường trung học thì có nhiều khả năng sẽ tham dự các chương trình thể thao ở trường đại học, và có cơ hội nhận được những công việc tốt, đặc biệt là ở một số lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao vốn dành cho đàn ông. Đó quả là một tin tốt lành.

Nhưng Điều luật IX cũng mang đến một vài tin không vui cho phụ nữ. Khi điều luật được thông qua, hơn 90% các đội tuyển thể thao nữ ở các trường đại học có huấn luyện viên trưởng là phụ nữ. Điều luật IX sinh ra một nghề: lương cao mà mà công việc lại hấp dẫn, thú vị. Giống như một loại thực phẩm quê mùa được một tay đầu bếp cao cấp “phát hiện” và lập tức mang nó ra khỏi căn lều tồi tàn bên đường, đặt lên bàn ăn của những nhà hàng sang trọng nhất, nghề này lập tức thiết lập cho mình những khách hàng mới: đàn ông. Ngày nay, chỉ còn gần 40% đội tuyển thể thao nữ của các trường đại học có huấn luyện viên là phụ nữ. Trong số các môn thể thao, nghề huấn luyện viên trưởng là nữ phát triển nở rộ nhất trong Hiệp hội Bóng chày Nữ Quốc gia (WNBA), được thành lập 13 năm trước đây, như là hệ luận của Hiệp hội Bóng chày Quốc gia. Như đã nói, Hiệp hội bóng chày Nữ Quốc gia (WNBA) có 13 đội tuyển, thì chỉ có 6 trong số đó – lại nữa, ít hơn 50% – có huấn luyện viên đội tuyển là nữ. Điều này thực sự là một bước tiến lớn từ mùa giải thứ 10 của môn thể thao này, khi chỉ có 3 trên tổng số 14 đội tuyển có huấn luyện viên trưởng là phụ nữ.

Với tất cả những sự tiến bộ mà phụ nữ đã đạt được trong thế kỷ XXI trên thị trường lao động, thì mẫu phụ nữ điển hình không có lý gì không thể vươn lên dẫn đầu, nếu đơn giản là họ có tầm nhìn, sinh ra dưới vóc dáng đàn ông.

Chỉ có một thị trường lao động mà phụ nữ luôn luôn thống trị: mại dâm.

Hình thức kinh doanh mại dâm được xây dựng dựa trên một tiền đề đơn giản: Kể từ thời xa xưa, trên trái đất này, đàn ông đã luôn có ham muốn tình dục nhiều hơn những gì mà họ đường đường chính chính nhận được. Vì vậy đương nhiên xuất hiện một nguồn cung cấp những phụ nữ, với mức giá chấp nhận được, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó của đàn ông.

Ngày nay nghề mại dâm nhìn chung vẫn bị coi là bất hợp pháp ở nước Mỹ, tất nhiên trừ một vài trường hợp ngoại lệ và rất nhiều mâu thuẫn xung quanh vấn đề này. Trong những năm đầu lập quốc, mại dâm không được ủng hộ nhưng cũng không bị coi là tội lỗi. Trong Kỷ nguyên Tiến bộ (Progressive Era), tức là từ khoảng năm 1890 đến năm 1920, vấn đề này từ từ lắng xuống. Thời kỳ này đã từng xảy ra một cuộc phản đối công khai chống lại “chế độ nô lệ trắng”, trong đó hàng nghìn phụ nữ bị giam cầm đã vùng lên chống lại việc bị ép buộc hành nghề mại dâm.

Nhưng vấn đề “nô lệ trắng” hóa ra là một sự phóng đại quá mức. Thực tế trần trụi hơn thế: thay vì bị ép buộc làm gái mại dâm, nhiều người tự nguyện chọn nghề này. Đầu những năm 1910, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc điều tra dân số của 310 thành phố trong 26 bang để kiểm kê số lượng phụ nữ hành nghề mại dâm trên toàn nước Mỹ: “Chúng tôi phác thảo được một bức tranh tổng thể, có khoảng 200.000 phụ nữ đang hành nghề mại dâm trên toàn nước Mỹ.”

Vào thời điểm đó, nước Mỹ có khoảng 22 triệu phụ nữ ở độ tuổi từ 15 đến 44. Nếu con số của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra là chính xác, thì cứ 110 người phụ nữ có 1 người ở độ tuổi nói trên là gái mại dâm. Nhưng, hầu hết những người làm nghề mại dâm, khoảng 85%, đều đang ở độ tuổi 20.

Nếu vậy thì ở độ tuổi ấy, cứ 50 người có 1 người hành nghề mại dâm.

Thị trường gái mại dâm phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở Chicago, nơi đây có trên một nghìn nhà thổ. Thị trưởng thành phố đã thành lập Ủy ban các vấn đề liên quan đến Mại dâm (Vice Commission) trong đó tập hợp các lãnh đạo tôn giáo, cũng như các nhà chức trách phụ trách vấn đề dân sinh, giáo dục, pháp luật và y tế. Các thành viên của ủy ban này đã phát hiện ra rằng một khi các cô gái đã dấn thân vào con đường này, thì có một kẻ thù hiểm ác hơn cả tình dục mà họ phải đối đầu, đó là: kinh tế.

“Một cô gái quyến rũ nếu làm công việc bình thường, nhận được 6 đô-la tiền công một tuần, vậy thì có gì băn khoăn khi cô ta đồng ý bán thân để lấy 25 đô-la một tuần, bởi cô ta biết rằng tồn tại nhu cầu ấy ngoài xã hội và có những người đàn ông sẵn lòng trả giá?”, Ủy ban này tuyên bố.

Tính theo thời giá hiện tại, mức lương 6 đô-la mỗi tuần một cô gái nhận được vào thời điểm đó tương ứng với mức lương ngày nay là 6.500 đô-la/năm. Cũng cô gái đó, nếu bán dâm sẽ nhận được 25 đô-la mỗi tuần, theo thời giá hiện đại là hơn 25.000 đô-la/năm. Nhưng Ủy ban các vấn đề liên quan đến Mại dâm cũng biết rằng mức giá 25 đô-la/tuần thấp hơn rất nhiều so với số tiền thực tế mà gái bán dâm ở thành phố Chicago kiếm được. Một phụ nữ làm việc tại “những ngôi nhà đô-la” (một vài nhà thổ thu phí rất ít, 50 cent; một vài nhà khác thu phí 5 hoặc 10 đô-la) kiếm được trung bình là 70 đô-la/tuần, tính ra là 76.000 đô-la/năm nếu ở thời hiện đại.

Ở trung tâm của khu Levee, ở vùng lân cận của Bờ Nam nơi những khu nhà thổ nằm san sát nhau, có một nhà thổ tên là Câu lạc bộ Everleigh được Ủy ban các vấn đề liên quan đến Mại dâm mô tả là “nhà chứa nổi tiếng và xa hoa nhất nước.” Khách hàng của nhà thổ này là những ông chủ kinh doanh, chính trị gia, vận động viên thể thao, người nổi tiếng, thậm chí cả một vài người nhiệt tình vận động phản đối nghề mại dâm. Nhân viên của Câu lạc bộ Everleigh, được biết đến với tên gọi “những cô nàng bươm bướm”, không chỉ hấp dẫn, nõn nà và đáng tin cậy, mà còn là những người khéo chuyện, họ có thể trích đọc thơ cổ điển nếu điều đó cứu vớt tâm trạng u uất của một quý ông. Trong cuốn sách Tội ác trong Thành phố Ngầm, tác giả Karen Abbott cho biết Everleigh còn cung cấp thứ tình dục tao nhã mà không phải ở đâu cũng có – tình dục “phong cách Pháp”, ngày nay được biết tới với tên gọi tình dục đường miệng.

Ở thời ấy, một bữa ăn tối thịnh soạn có giá khoảng 12 đô-la theo thời giá hiện nay, khách hàng của Everleigh sẵn lòng bỏ ra số tiền tương ứng với 250 đô-la hiện nay để trả phí vào cửa câu lạc bộ, 370 đô-la cho một chai rượu sâm-panh. Nói một cách tương đối thì tình dục cũng khá rẻ: khoảng 1.250 đô-la.

Ada và Minna Everleigh, hai chị em “Tú bà” điều hành nhà thổ Everleigh bảo vệ khối tài sản của họ rất cẩn trọng. Các nàng bươm bướm được cung cấp những bữa ăn kiêng có lợi cho sức khỏe, được nhận chế độ chăm sóc sức khỏe tuyệt hảo, được giáo dục cẩn thận, kết quả là tiền công thu về hậu hĩ nhất: khoảng 400 đô-la/tuần, tính theo thời giá hiện tại là khoảng 430.000 đô-la/năm.

Rõ ràng thu nhập của một nàng bướm đêm ở Everleigh cao một cách bất thường. Nhưng tại sao một cô gái bán hoa điển hình ở Chicago cách đây hàng trăm năm lại có thể kiếm được số tiền lớn đến vậy?

Câu trả lời hợp lý nhất đó là mức lương đó được xác định phần lớn bởi quy luật cung – cầu vốn có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với các luật được quy định bởi luật pháp.

Đặc biệt ở nước Mỹ, hai lĩnh vực chính trị và kinh tế không “hòa hợp” cho lắm. Các chính trị gia thì có trăm ngàn lý do để thông qua một đạo luật mà ý nghĩa của đạo luật đó không thực tốt đẹp như nó thể hiện ra, và không phản ánh đúng nguyện vọng của người dân trong cuộc sống thực.

Ở nước Mỹ, mại dâm bị coi là phạm pháp, nhưng hầu hết giới chức trách đều đổ dồn con mắt vào những người bán dâm, chứ không phải người mua dâm. Điều này khá đặc biệt. Hãy so sánh với những mặt hàng trái phép khác – hãy nghĩ đến thị trường buôn bán ma túy và vũ khí trái phép – hầu hết các chính phủ đều hướng tới việc trừng phạt những người cung ứng hàng hóa và dịch vụ, hơn là những người tiêu dùng.

Nhưng nếu bắt giam những người cung ứng hàng hóa, thì sẽ xuất hiện hiện tượng khan hiếm, do đó hàng hóa chắc chắn bị đẩy giá lên cao, điều này thúc đẩy càng nhiều người cung ứng hàng hóa nhảy vào thị trường béo bở này. Lý do khiến “Cuộc chiến chống ma túy” ở Mỹ thất bại một cách tương đối chính là vì chính phủ tập trung vào người bán, chứ không phải người mua. Trong khi rõ ràng số lượng người tiêu thụ ma túy đông hơn số lượng người bán ma túy, thì có hơn 90% thời gian chấp hành hình phạt liên quan đến ma túy là dành cho những kẻ buôn bán ma túy.

Tại sao người ta lại không ủng hộ việc trừng trị những người tiêu thụ các loại hàng cấm? Có vẻ như không công bằng khi trừng phạt những người tiêu dùng “đáng thương”, vì bản thân họ còn không đủ bản lĩnh để thoát khỏi những cám dỗ tội lỗi. Trong khi đó, những người cung ứng hàng cấm thì dễ dàng biến thành quỷ dữ hơn.

Nhưng nếu một chính phủ thực sự muốn chặt đứt các nguồn hàng hóa và dịch vụ trái phép, thì chính phủ đó nên truy bắt những người tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ ấy. Ví dụ, nếu một người đàn ông đi “chơi gái” có thể phải chịu mức án hoạn “của quý”, thị trường mại dâm sẽ tức khắc thu hẹp khẩn trương.

Ở Chicago hàng trăm năm qua, nguy cơ bị trừng phạt hầu như toàn đổ xuống đầu gái bán dâm. Bên cạnh nỗi đe dọa bị bắt bớ, họ còn phải chịu sự sỉ nhục nặng nề của xã hội. Hậu quả trực tiếp nhất có lẽ là gái bán hoa hầu như không bao giờ có cơ hội lấy được một người đàn ông tử tế làm chồng. Kết hợp các yếu tố này lại với nhau, bạn có thể thấy rằng mức lương của các cô gái bán dâm cần phải đủ cao để họ có thể đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường mua dâm.

Những món tiền lớn nhất, tất nhiên, là do những gái “bán hoa” cao cấp mang về. Vào thời điểm Câu lạc bộ Everleigh đóng cửa – cuối cùng thì Ủy ban các vấn đề liên quan đến Mại dâm Chicago cũng tìm được giải pháp để đóng cửa nó – Ada và Minna Everleigh đã tích lũy được, tính theo thời giá hiện nay, khoảng 22 triệu đô-la.

Khu nhà của Câu lạc bộ Everleigh đã biến mất từ rất lâu. Kéo theo khu Levee cũng đóng cửa. Khu vực nơi từng là “đại bản doanh” của Everleigh bị phá hủy vào những năm 1960, thay thế bằng dự án nhà cao tầng.

Nhưng Bờ Nam của Chicago vẫn còn đó, và những cô gái bán dâm vẫn tiếp tục làm việc – như LaSheena, trong bộ đồ đen-đỏ – mặc dù khá chắc chắn là bạn không thể yêu cầu họ trích đọc được bất kỳ bài thơ Hi Lạp cổ nào.

LaSheena là một trong số rất nhiều cô gái bán hoa mà sau này Sudhir Venkatesk tìm hiểu. Venkatesh, một nhà xã hội học thuộc Đại học Columbia, New York, đã làm khóa luận tốt nghiệp mấy năm cuối ở Chicago, và hiện tại ông vẫn trở lại đó để tiếp tục nghiên cứu.

Lần đầu đến Chicago, ông vẫn còn là một thanh niên ngờ nghệch, được bao bọc, hâm mộ ban nhạc Grateful Dead từ khi còn là một cậu bé, bình yên lớn lên ở California, háo hức tìm hiểu mức độ phân biệt chủng tộc – đặc biệt là giữa người da trắng và người da đen – ở khu vực này mạnh đến mức nào bằng một lòng nhiệt thành hiếm có. Không phải là người da đen, cũng chẳng phải hoàn toàn da trắng (ông sinh ra ở Ấn Độ) là một đặc điểm rất thuận lợi cho công việc của Venkatesh, nó giúp ông né tránh được “tên bay đạn lạc” trong cuộc chiến giữa hai bên (một bên là người da trắng) và một bên là khu Bờ Nam (khu ở của người thuần da đen). Trước đó rất lâu, ông đã từng gắn bó với một nhóm côn đồ bảo kê cho một khu vực và tiền kiếm được chủ yếu từ nguồn buôn bán cocain trái phép. (Vâng, đó chính là nghiên cứu của Venkatesh đã xuất hiện trong cuốn sách Kinh tế học hài hước, chương nói về những kẻ buôn bán ma túy và vâng, giờ chúng ta lại viện đến sự giúp đỡ của ông thêm một lần nữa). Sau một thời gian dài, ông trở thành một nhân vật khá quen mặt của nền kinh tế ngầm trong khu vực, và sau khi nghiên cứu xong những tên buôn bán ma túy, ông chuyển qua nghiên cứu về những người bán dâm.

Nhưng một hay hai cuộc phỏng vấn với những phụ nữ hành nghề mại dâm như LaSheena cũng không khám phá được mấy bí ẩn. Bất cứ ai thực sự muốn tìm hiểu về thị trường mại dâm đều phải tích lũy được một số lượng đầy đủ dữ liệu chân xác.

Tất nhiên nói thì dễ hơn làm. Vì bản chất không hợp pháp của hoạt động này, những nguồn cung cấp thông tin chính thống (các phiếu điều tra dân số hay số liệu đóng thuế) chắc chắn không giúp được gì. Ngay cả khi các cô gái bán dâm được khảo sát trực tiếp trong nghiên cứu trước, tất cả các cuộc phỏng vấn thực tế đều diễn ra từ trước đó rất lâu và đều phải qua trung gian (ví dụ trung tâm cai nghiện, trại phục hồi nhân phẩm) để có được những câu trả lời khách quan.

Hơn thế nữa, nghiên cứu trước cho thấy khi người ta được khảo sát về hành vi xấu, thì có xu hướng hoặc sẽ nói giảm đi hoặc sẽ phóng đại lên những gì liên quan đến mình, phụ thuộc vào vấn đề được hỏi và người hỏi.

Hãy xem ví dụ về chương trình trợ cấp tiền lương Oportunidades của Mexico. Để nhận được trợ cấp, những người đăng ký phải kê khai tài sản cá nhân của mình và vật dụng gia đình mà mình sở hữu. Sau khi được chấp nhận, một nhân viên của chương trình sẽ đến thăm nhà của người đăng ký xin trợ cấp để tìm hiểu xem họ có kê đúng sự thật không.

Cesar Martinelli và Susan W.Parker, hai nhà kinh tế học khi phân tích dữ liệu từ hơn 100.000 hồ sơ của chương trình Oportunidades đã phát hiện ra rằng các ứng viên thường không kê khai một số tài sản như xe hơi, xe tải, máy ghi video, truyền hình vệ tinh và máy rửa bát. Điều này chẳng có gì ngạc nhiên. Những người đang hi vọng được nhận trợ cấp có động cơ chính đáng để làm như vậy, làm ra vẻ nghèo khổ hơn so với tình trạng thực. Nhưng Martinelli và Parker còn khám phá ra rằng, những ứng viên của chương trình còn kê khai quá lên một số tài sản: máy bơm nước gia dụng, hệ thống nước sạch, bình gas và sàn bê tông. Tại sao những người xin trợ cấp lại kê khống những tài sản thiết yếu mà thực tế là họ không có?

Martinelli và Parker cho rằng hành động này thuộc về phạm trù xấu hổ. Ngay cả những người nghèo khổ thực sự cần đến tiền viện trợ, thì hình như họ cũng không muốn thừa nhận với nhân viên của chương trình rằng họ sống trên một sàn nhà bẩn thỉu hay một căn nhà không có khu vệ sinh.

Venkatesh biết rằng những phương pháp khảo sát truyền thống không thể cho ra những kết quả đáng tin cậy đối với một chủ đề nhạy cảm như mại dâm, nên ông đã cố gắng thử một cách khác: điều tra thực tế, thu thập thông tin tại hiện trường. Ông thuê người theo dõi đứng ở các góc phố hoặc ngồi trong các nhà chứa để tiếp cận gái bán dâm, quan sát trực tiếp những khía cạnh của các cuộc trả giá và còn thu thập được nhiều chi tiết riêng tư do các gái bán dâm cung cấp sau khi chào tạm biệt khách hàng.

Hầu hết những người được thuê làm nhiệm vụ theo dõi đều là những gái bán dâm đã giải nghệ – một lựa chọn khôn ngoan vì phải là những người cùng hội cùng thuyền như thế mới có thể moi được câu trả lời trung thực. Venkatesh cũng trả tiền cho những cô gái bán dâm tham gia vào nghiên cứu. Nếu họ sẵn lòng bán dâm vì tiền, ông lập luận, thì chắc chắn họ cũng sẽ sẵn lòng nói chuyện về công việc để lấy tiền. Và đúng là họ sẵn lòng. Trong vòng gần hai năm, Venkatessh thu thập được dữ liệu của 160 cô gái bán dâm ở ba khu vực “đèn đỏ” tại Bờ Nam, truy cập vào hơn 2.200 cuộc trao đổi mua bán dâm.

Dữ liệu thu thập được rất đa dạng, bao gồm:

– Các tư thế tình dục đặc biệt và thời gian quan hệ

– Nơi diễn ra cuộc mua dâm (trong xe hơi, ngoài trời, trong nhà)

– Trả công bằng tiền mặt

– Trả công bằng ma túy

– Chủng tộc của khách mua dâm

– Độ tuổi ước lượng của khách mua dâm

– Sức hấp dẫn của khách hàng (10 = rất quyến rũ, 1 = kinh tởm)

– Có sử dụng bao cao su không

– Khách mua dâm lần đầu hay khách quen

– Nếu có thể xác định được, liệu khách hàng đã lập gia đình chưa; có công ăn việc làm không; có liên hệ với băng đảng nào không; có ở khu vực đèn đỏ bên cạnh không

– Liệu gái mại dâm có ăn cắp của khách hàng không

– Khách hàng có gây phiền toái gì cho gái mại dâm không, có đánh đập hay gì khác không

– Có phải lúc nào cũng phải trả tiền cho gái mại dâm không, hay là có lúc “miễn phí”

Vậy tất cả những dữ liệu cho chúng ta biết điều gì?

Hãy bắt đầu bằng tiền công. Dữ liệu thu thập được cho biết một cô gái làng chơi điển hình ở Chicago làm việc 13 giờ một tuần, tiếp khách 10 lần và kiếm được khoảng 27 đô-la mỗi giờ. Suy ra tiền công một tuần kiếm được là 350 đô-la. Con số này tính cả 20 đô-la mà gái bán dâm ăn cắp từ các khách hàng và một số gái mại dâm chấp nhận trả bằng ma túy thay vì tiền mặt – thường là cocain hoặc heroin, và thường là có khuyến mại. Trong nghiên cứu của Venkatesh, 83% đối tượng nghiện ma túy.

Cũng giống LaSheena, rất nhiều gái bán dâm còn làm một công việc khác, và Venkatesh cũng theo dõi các hoạt động này nữa. Tiền thu được từ hoạt động bán dâm nhiều gấp 4 lần so với những nghề khác mà họ làm. Nhìn qua thì tưởng như mức tiền kiếm được do bán dâm là cao nhưng thực ra là không khá khẩm gì khi bạn nhìn thấy những mặt trái của nghề này. Trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu, một đối tượng trong nghiên cứu của Venkatesh bị mắc vào khoảng một tá vụ bạo lực. Có ít nhất 3 trong số 160 gái bán dâm tham gia vào nghiên cứu đã chết . “Hầu hết các vụ bạo lực do khách làng chơi là thủ phạm xảy ra khi vì một vài lý do nào đó, khách hàng không thỏa mãn hoặc không thể cương cứng được,” Venkatesh nói. “Vì thế hắn ta cảm thấy xấu hổ – ‘Tôi quá nam tính so với cô’ hoặc ‘Cô quá xấu xí so với tôi!’ Sau đó khách hàng đòi lại tiền, và chắc chắn là bạn không muốn thương lượng gì hết với gã đàn ông mất hết cả thể diện đàn ông đó”.

Ngoài ra, số tiền mà những cô gái bán hoa ngày nay nhận được quá bèo bọt so với thù lao mà các bậc “tiền bối” của họ cách đây hàng trăm năm. So sánh với thời kỳ đó, những cô gái như LaSheena dường như đang làm không công vậy.

Tại sao thù lao cho các cô gái bán dâm lại tuột dốc thảm hại như vậy?

Là vì nhu cầu mua dâm cũng tuột dốc một cách khủng khiếp. Không phải là nhu cầu tình dục giảm xuống. Nhu cầu ấy vẫn hừng hực. Nhưng mại dâm, giống như bất cứ ngành công nghiệp nào, cũng có đối thủ cạnh tranh.

Ai là đối thủ cạnh tranh lợi hại đến vậy của các cô gái bán hoa? Đơn giản: đó là bất cứ phụ nữ nào sẵn lòng quan hệ tình dục với đàn ông miễn phí.

Trong những thập kỷ gần đây, hiểu biết về tình dục đã phát triển cởi mở đáng kể. Cụm từ “tình dục phóng túng” không hề xuất hiện trong thế kỷ trước (để nói không có chuyện “bạn bè lợi dụng lẫn nhau”). Tình dục ngoài hôn nhân vào thời đó cũng khó được chấp nhận và chịu nhiều điều tiếng hơn rất nhiều so với thời hiện tại.

Hãy tưởng tượng một thanh niên trẻ, mới rời khỏi trường đại học, chưa sẵn sàng ổn định cuộc sống, nhưng lại có nhu cầu tình dục. Ở những thập kỷ trước, mua dâm là một sự lựa chọn. Mặc dù bất hợp pháp, nhưng cũng không quá khó để tìm được một gái bán dâm, và nguy cơ bị bắt rất thấp. Mặc dù trong ngắn hạn, phải mất một khoản tiền tương đối lớn để mua dâm nhưng về dài hạn, đó là một lựa chọn tốt vì khách hàng không phải chịu những nguy cơ như có thai ngoài ý muốn hay hôn ước. Có ít nhất 20% đàn ông Mỹ sinh ra trong khoảng năm 1933 đến 1942 quan hệ tình dục lần đầu với gái mại dâm.

Giờ hãy tưởng tượng cũng thanh niên trẻ đó hai mươi năm sau. Sự thay đổi trong quan niệm tình dục giờ đây đã cho cậu thanh niên đó cơ hội để quan hệ tình dục mà không phải trả tiền. Vào thế hệ của cậu ta, chỉ có 5% thanh niên quan hệ tình dục lần đầu với một gái bán dâm.

Cậu thanh niên đó và bạn bè đồng lứa cũng không phải giữ mình trước hôn nhân. Hơn 70% đàn ông ở thế hệ đó quan hệ tình dục trước hôn nhân, so với 33% ở thế hệ trước đó.

Quan hệ tình dục trước hôn nhân là một phương án thay thế hợp lý cho hoạt động mại dâm. Và bởi nhu cầu mua dâm giảm xuống, nên thù lao cho phụ nữ làm nghề mại dâm cũng vì thế mà giảm xuống theo.

Giả dụ mại dâm là một ngành công nghiệp điển hình, nó chắc chắn cần thuê những người vận động hành lang nhằm chống lại sự xâm phạm thị trường của “đối thủ cạnh tranh” tình dục trước hôn nhân. Người ta đã tìm cách khép hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân là phạm pháp, hoặc ít nhất, cũng bị đánh thuế rất nặng. Giống các nhà sản xuất thép và đường của Mỹ bắt đầu cảm thấy sức nóng của các đối thủ cạnh tranh – các nhà sản xuất hàng hóa giá thành rẻ hơn đến từ Mexico, Trung Quốc và Brazil – họ đã vận động chính quyền liên bang áp dụng hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa nội địa.

Những xu hướng bảo hộ như vậy không có gì mới mẻ. Hơn 150 năm trước, nhà kinh tế học người Pháp Frederic Bastiat, tác giả của cuốn sách “Lời thỉnh cầu của người làm nến” đã miêu tả lợi ích của “các nhà sản xuất nến lớn, nến nhỏ, đèn lồng, nến cây, đèn đường, đèn cầy và cái chụp nến” cũng là lợi ích của “các nhà sản xuất mỡ nến, dầu, nhựa làm nến, rượu cồn làm chất đốt, và tất cả những gì chung nhất liên quan đến ánh sáng”.

Những ngành công nghiệp này, Bastiat than phiền rằng “đều đang phải chịu sự hủy hoại do các đối thủ cạnh tranh đến từ bên ngoài tạo ra, sản phẩm liên quan đến ánh sáng của họ có chất lượng chắc chắn thua kém so với sản phẩm nội địa nhưng lại ngập tràn trên thị trường vì có giá thành rẻ đến không ngờ.”

Đối thủ cạnh tranh đến từ bên ngoài đê tiện ấy là ai vậy?

“Không ai khác, chính là mặt trời,” Bastiat viết. Ông khẩn khoản đề nghị chính phủ Pháp thông qua đạo luật cấm người dân mở cửa đón nắng vào nhà. (Lời thỉnh cầu ấy thật kỳ quặc và nhanh chóng trở thành một câu chuyện châm biếm; nhưng trong guồng quay của bánh xe kinh tế, người ta có thể thông qua những đạo luật tương tự để tránh né sự cạnh tranh từ gốc.)

Than ôi, ngành công nghiệp mại dâm lại thiếu mất một vị thủ lĩnh nhiệt huyết, khôi hài thái quá kiểu như Bastiat. Và cũng không giống ngành công nghiệp mía đường và thép, nó chỉ chiếm một phần bé xíu trong hành lang quyền lực ở Washington – tuy vậy, có thể nói, nó có liên can đến rất nhiều người đàn ông có chức vụ cao trong chính quyền. Điều này giải thích tại sao vận mệnh của ngành công nghiệp này lại bị vùi dập đến vậy bởi những cơn gió hoang của thị trường tự do.

Về mặt địa lý, hoạt động mại dâm có mức độ tập trung cao hơn so với các hoạt động trái phép khác: gần một nửa các cô gái bán dâm ở Chicago bị bắt giữ đều tập trung ở gần 1/3 trong số 1% các khu nhà của thành phố. Những tòa nhà này có điểm gì chung? Tất cả đều ở gần các ga tàu điện ngầm và những trục đường chính (các cô gái hành nghề mại dâm phải ở một nơi mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy họ), nơi có rất nhiều người dân nghèo sinh sống – hoặc nói thế này, đặc điểm chung của hầu hết các khu vực của người nghèo sinh sống là dư thừa quá nhiều phụ nữ không có việc làm, ở nhà làm nội trợ.

Nhờ sự tập trung này mà có thể chỉ cần xem xét dữ liệu về các cô gái bán dâm của Venkatesh cùng dữ liệu về các vụ bắt bớ của Sở Cảnh sát thành phố Chicago là có thể phác thảo được phạm vi hoạt động của các cô gái bán dâm trên toàn thành phố. Kết luận là: trong bất cứ tuần lễ nào, có khoảng 4.400 phụ nữ hành nghề bán hoa trong thành phố Chicago, khoảng 1,6 triệu vụ mua bán dâm mỗi năm, với 175.000 đàn ông. Một trăm năm trước, cũng có khoảng ngần ấy cô gái bán dâm trong thành phố Chicago này. Hãy thử tính xem, từ đó đến nay, dân số của thành phố đã tăng lên 30%, như vậy, tính bình quân đầu người thì tỷ lệ gái bán dâm đã giảm xuống một cách đáng kể. Chỉ có một điều không hề thay đổi: ít nhất là đối với khách hàng, rõ ràng hoạt động mại dâm vẫn là bất hợp pháp. Cơ sở dữ liệu cho thấy cứ khoảng 1.200 cuộc giao dịch với gái mại dâm, thì có một người đàn ông bị bắt giữ.

Nghiên cứu của Venkatesk cho thấy hoạt động mại dâm diễn ra ở 3 khu vực khác nhau của thành phố: West Pullman, Roseland và Công viên Washington. Hầu hết những người dân sống xung quanh các khu vực này, cũng như các cô gái bán dâm đều là người Mỹ gốc Phi. Ở hai khu vực sát cạnh nhau là West Pullman và Roseland, sống chủ yếu là tầng lớp dân lao động, rất xa Bờ Nam nơi người da trắng cư trú (West Pullman là khu vực nằm xung quanh nhà máy tàu điện Pullman). Khu vực công viên Washington tập trung người da đèn nghèo từ vài thập kỷ nay. Trong cả 3 khu vực, chủng tộc của khách mua dâm lẫn lộn với nhau.

Thứ Hai là ngày vắng khách nhất của gái bán dâm. Thứ Sáu là ngày bận rộn nhất, nhưng tối thứ bảy lại là ngày họ kiếm được nhiều hơn 20% so với ngày thứ Sáu.

Tại sao buổi làm việc bận rộn nhất lại không phải là buổi mà các cô gái mại dâm kiếm được nhiều tiền nhất? Bởi vì yếu tố duy nhất quyết định dứt khoát giá của một cuộc mua bán dâm chính là tư thế tình dục mà gái bán dâm phục vụ khách. Và dù có lý do nào đi nữa, thì thứ Bảy khách hàng cũng phải chịu mức phí phục vụ đắt hơn. Hãy xem xét giá cả của 4 tư thế tình dục được những cô gái bán dâm sử dụng thường xuyên nhất:

Có một điểm thú vị cần phải nhắc tới đó là giá của hoạt động tình dục đường miệng, qua thời gian, đã bị giáng cấp xuống trở thành hoạt động tình dục “bình thường”. Thời kỳ hoàng kim của nhà chứa Everleigh, đàn ông phải trả gấp đôi hoặc gấp ba để được quan hệ tình dục đường miệng; giờ đây giá của một lần quan hệ đã giảm xuống hơn một nửa. Tại sao? 

Thật vậy, kiểu quan hệ này giảm thiểu các loại chi phí cho gái bán dâm vì nó loại trừ khả năng mang thai và làm giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. (Hoạt động quan hệ tình dục này cũng đã từng được một học giả sức khỏe cộng đồng gọi là “dễ dàng trốn thoát”, vì nhờ nó mà một cô gái bán dâm có thể thoát thân một cách nhanh chóng khi cảnh sát tới hoặc khi bị khách hàng đe dọa). Quan hệ đường miệng luôn luôn có những lợi thế ấy. Vậy thì điều gì quyết định mức giá khác nhau cho cùng một hoạt động quan hệ tình dục ở những thời kỳ khác nhau? 

Câu trả lời lý tưởng nhất đó là quan hệ tình dục bằng miệng trước đây thuộc phạm trù cấm kị. Ở thời ấy, quan hệ bằng miệng bị coi là đồi bại, vì nó thỏa mãn nhu cầu tình dục mà không nhất thiết phải sử dụng các bộ phận sinh dục. Nhà thổ Everleigh tất nhiên là vui vẻ lợi dụng điều này. Thực vậy, nhà thổ này nhiệt tình tiếp thị cho hình thức quan hệ tình dục này, bởi vì nó đồng nghĩa với lợi nhuận cao hơn cho nhà thổ, ít sự cố và nước mắt hơn cho các nàng bươm bướm. 

Nhưng rồi thái độ ứng xử của xã hội thay đổi, sự rớt giá phản ánh đúng hiện thực mới. Sự thay đổi sở thích này không hạn chế được nạn mại dâm. Trong giới trẻ Mỹ, hình thức quan hệ tình dục bằng miệng tăng lên, trong khi quan hệ tình dục trực tiếp và có thai ngoài ý muốn giảm xuống. Một vài người gọi đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng chúng tôi thì cho rằng đây là quy luật kinh tế. 

Giá thành của kiểu quan hệ tình dục bằng miệng với các cô gái bán dâm giảm xuống do nhu cầu của loại hình này tăng mạnh. Dưới đây là bảng mô tả sự sụt giảm thị phần của mỗi loại hình quan hệ tình dục của giới mại dâm Chicago:

Các hình thức quan hệ tình dục “khác” ở đây bao gồm nhảy múa khỏa thân, “tiếp chuyện với khách” (một hoạt động cực kỳ hiếm, số lượng đếm được không vượt quá 5 đầu ngón tay trong tổng số hơn 2.000 vụ mua bán dâm), và những hoạt động tình dục đa dạng khác hoàn toàn đối lập với “chỉ tiếp chuyện với khách”, các kiểu quan hệ tình dục thách thức trí tưởng tượng phong phú nhất của bất cứ người nào, dù đầu óc sáng tạo đến mấy. Bởi vì những kiểu quan hệ tình dục như thế chính là nguyên nhân hàng đầu khiến thị trường mại dâm vẫn thịnh vượng phát đạt: đàn ông thuê gái mại dâm để được thực hiện những hành vi tình dục mà bạn gái hay các bà vợ không bao giờ sẵn lòng thực hiện. (Cũng cần phải nói thêm rằng, tuy vậy, một vài trong số những hành vi tình dục bệnh hoạn nhất trong nghiên cứu của chúng tôi thực tế bao gồm cả hành vi quan hệ tình dục loạn luân, quan hệ đồng giới hoặc không và giữa các thế hệ trong một gia đình). 

Không phải tất cả khách hàng đều phải trả phí mua dâm giống nhau. Ví dụ, khách hàng da đen trả tiền cho các vụ mua dâm ít hơn khoảng 9 đô-la so với khách hàng da trắng, còn khách hàng người Mỹ gốc Latinh thì trả mức phí trung bình. Các nhà kinh tế học đặt tên cho việc định giá khác nhau cho cùng một sản phẩm là: sự phân biệt giá. 

Trong thế giới thương mại, không phải lúc nào hiện tượng phân biệt giá cũng có thể diễn ra. Nó cần ít nhất hai điều kiện: 

Nếu tất cả những điều kiện này có thể hợp nhất, mọi doanh nghiệp đều có thể thu lợi nhuận từ sự phân biệt giá bất cứ khi nào họ muốn. Những doanh nhân hay phải di chuyển thì đã biết điều này quá rõ, vì họ thường phải trả giá cao gấp 3 lần tiền vé so với hành khách ngồi kế bên để được lên máy bay vào phút cuối. Phụ nữ đi làm đẹp trong các salon cắt tóc cũng biết rất rõ điều này, họ thường trả đắt gấp đôi so với đàn ông cho một lần cắt tóc với mức độ hài lòng tương đối giống nhau. Hoặc hãy xem xét thư mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe trực tuyến của Dr.Leonard, trong đó bán một bộ tóc giả Barber Magic với giá 12,99 đô-la, và ở chỗ khác, cũng trên trang web này, lại bán một bộ tóc giả cho loài vật với giá 7,99 đô-la. Hai sản phẩm này thực ra là giống nhau – nhưng có thể Dr. Leonard cho rằng người ta sẽ sẵn lòng chi nhiều tiền hơn cho bộ tóc giả của mình, so với bộ tóc giả dành cho thú cưng. 

Vậy các gái bán dâm ở Chicago thực hiện việc phân biệt giá như thế nào? Theo Venkatesh tìm hiểu ra, họ sử dụng những chiến lược giá cả khác nhau đối với những khách hàng màu da khác nhau. Khi thỏa thuận với một khách hàng da đen, họ thường nói đúng giá để khách không phải mặc cả. (Venkatesh quan sát thấy khách hàng da đen hay mặc cả hơn khách hàng da trắng – có thể là vì, ông lý giải, khách hàng da đen thường sống ở những khu vực lân cận, vì thế họ cũng nắm rõ giá cả thị trường hơn). Còn khi thỏa thuận giá với khách hàng da trắng, các cô gái mại dâm thường để khách hàng trả giá, với hi vọng biết đâu lại gặp được “khách sộp”. Nhìn vào mức giá mua dâm của người da đen và da trắng chênh lệch rõ ràng trong cơ sở dữ liệu, có vẻ như chiến thuật này hoạt động khá hiệu quả. 

Một vài yếu tố khác có thể làm giảm giá của một cuộc mua dâm ở Chicago. Ví dụ:

Việc giảm giá cho khách hàng trả bằng ma túy không gây ngạc nhiên vì hầu hết các gái bán dâm đều nghiện ma túy. Giảm giá cho địa điểm quan hệ tình dục ngoài đường một phần vì thời gian quan hệ sẽ ngắn lại. Các vụ mua dâm ngoài đường thường có xu hướng diễn ra chóng vánh hơn. Nhưng gái bán dâm cũng tính phí cao hơn cho các cuộc mua dâm diễn ra trong nhà vì họ thường phải trả tiền thuê địa điểm. Một số người thuê phòng trong nhà một ai đó hoặc thuê giường ở một tầng hầm nào đó; một số khác sử dụng các nhà trọ rẻ tiền hoặc cửa tiệm tạp hóa đóng cửa vào ban đêm. 

Khoản giảm giá cho khách hàng sử dụng bao cao su là một điều ngạc nhiên. Vì rất ít khi bao cao su được sử dụng: ít hơn 25% trên tổng số lần quan hệ tình dục, ngay cả khi chỉ tính quan hệ tình dục trực tiếp hoặc bằng hậu môn. (Khách hàng mới thường hay sử dụng bao cao su hơn khách hàng quen; khách hàng da đen ít sử dụng hơn các nhóm khách hàng khác). Một gái bán dâm điển hình ở Chicago mỗi năm có thể có khoảng 300 lần quan hệ tình dục với khách hàng mà không sử dụng phương pháp bảo vệ nào. 

Vậy là có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá cả một cuộc mua dâm: bản thân hành động mua dâm, tính chất của khách hàng, thậm chí là địa điểm diễn ra cuộc mua bán. 

Nhưng, ngạc nhiên là, ở cùng một địa điểm, giá cả một cuộc mua bán dâm gần như là giống nhau. Bạn có thể nghĩ rằng cô này sẽ thu tiền cao hơn những cô khác không hấp dẫn bằng mình. Nhưng điều này rất ít khi xảy ra. Tại sao? 

Chỉ có một cách lý giải khả dĩ đó là hầu hết khách hàng đều coi người phụ nữ trong trường hợp này là sự thay thế hoàn hảo, hoặc một dạng hàng hóa có thể mua được dễ dàng. Cũng giống như một bà nội trợ vào cửa hàng bán đồ thực phẩm, bà ta có thể thấy nải chuối này ngon hơn những nải còn lại, nhưng giá cả của mặt hàng chuối thì không đổi, nguyên tắc này cũng đúng trong trường hợp những người đàn ông thường xuyên ra vào thị trường này. 

Có một cách chắc chắn để khách hàng được giảm giá lớn đó là làm việc trực tiếp với các gái bán dâm mà không qua bất cứ một kẻ trung gian nào. Nếu được vậy, anh ta sẽ tiết kiệm được 16 đô-la một lần, cho cùng một kiểu quan hệ tình dục. 

Điều này dựa trên cơ sở dữ liệu về gái bán dâm ở hai khu Roseland và West Pullman. Hai khu này ở cạnh nhau và có nhiều điểm tương đồng. Nhưng ở West Pullman, việc mua bán dâm đều qua trung gian, trong khi ở Roseland thì không như thế. Khu West Pullman có vẻ quy củ hơn một chút, do vậy cộng đồng tạo áp lực không cho phép gái mại dâm đứng đầy đường phố. Roseland, trong khi đó, là khu vực phức tạp hơn. Ngay cả khi những tay anh chị ở Chicago không thèm dính líu gì đến việc môi giới mại dâm, nhưng chúng cũng không muốn có kẻ lảng vảng nhúng mũi vào công việc làm ăn của mình. 

Sự khác biệt cơ bản này cho phép chúng ta tính toán mức độ ảnh hưởng của nhân tố trung gian trong thị trường mua bán dâm. Trước hết, phải trả lời một câu hỏi quan trọng: làm sao chúng ta biết chắc rằng có thể so sánh hai cộng đồng gái mại dâm? Có thể gái bán dâm làm việc với những tay ma cô dẫn khách có tính cách khác so với gái bán dâm khác. Có thể họ thông minh hơn hoặc ít sử dụng ma túy hơn. Nếu như vậy, chúng ta chỉ có thể so sánh hai cộng đồng gái mại dâm chứ không thể đo được mức độ ảnh hưởng của nhân vật trung gian ở đây. 

Nhưng thực tế, nhiều phụ nữ trong nghiên cứu của Venkatesh đã đi qua đi lại hai khu vực, lúc thì làm việc với những tay môi giới mại dâm, lúc thì không. Điều này cho phép chúng tôi phân tích dữ liệu theo hướng có thể tính toán tách bạch được mức độ ảnh hưởng của nhân tố trung gian trong thị trường mua bán dâm. 

Và cũng cần phải ghi chú thêm rằng, khách hàng phải trả thêm 16 đô-la nếu họ qua môi giới. Họ có có xu hướng phải mua dịch vụ đắt đỏ hơn – và không theo quy tắc nào – còn các cô gái bán dâm thì nhận được nhiều tiền hơn. Ngay cả khi người môi giới đã lấy đủ phần của mình, khoảng 25% giá trị cuộc mua bán, thì những cô gái bán dâm vẫn kiếm được nhiều tiền hơn mà không phải sử dụng nhiều mánh khoé, thủ thuật gì.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button