Kinh doanh - đầu tư

36 Lời Khuyên Dành Cho Người Khởi Nghiệp

36 loi khuyen danh cho nguoi khoi nghiep1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tôn Đào Nhiên

Download sách 36 Lời Khuyên Dành Cho Người Khởi Nghiệp ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                       Xem giá bán

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Binh pháp Tôn tử dành cho người khởi nghiệp

Đừng đọc cuốn sách này nếu:

… bạn thuộc về đa số

… bạn muốn kê cao gối ngon giấc mỗi đêm

… bạn muốn một cuộc sống bình lặng

… bạn sợ hãi khi nghe thông tin năm 2012 có 55.000 doanh nghiệp giải thể

Hãy mua ngay cuốn sách này nếu:

… bạn thuộc về thiểu số

… bạn luôn tràn đầy ý tưởng đến mức sẵn sàng bật dậy giữa đêm để ghi lại chúng

… bạn muốn được làm chủ cuộc sống của mình

… bạn muốn được tự do về tài chính

… bạn vui mừng khi nghe thông tin năm 2012 có 65.000 doanh nghiệp ra đời

Tại sao? Bởi đây là cuốn sách dành cho người khởi nghiệp. Cuộc sống, tâm thế và mục đích của người khởi nghiệp hoàn toàn khác với người thường. Đương nhiên còn vô số điều thú vị khác đang chờ đợi bạn khám phá trong cuốn sách này, nhưng trước hết, hãy xác định xem mình có cần đọc nó hay không?

Trong 36 lời khuyên dành cho người khởi nghiệp, tác giả sẽ vén tấm màn bí mật về cuộc sống khởi nghiệp và con người khởi nghiệp. Đâu là những phẩm chất thiết yếu để khởi nghiệp? Những sự hy sinh nào là cần thiết cho khởi nghiệp? Những người khởi nghiệp cần chuẩn bị tâm lý như thế nào? v.v… Tất cả mọi câu hỏi trên đều được giải đáp trong cuốn sách này. Với kinh nghiệm dày dạn với việc khởi nghiệp, trải qua bao thăng trầm của thành công vượt bậc lẫn thất bại, sáng lập, đồng sáng lập công ty trong nhiều lĩnh vực, Tôn Hạo Nhiên được coi là một bậc thầy về khởi nghiệp. Ông đã đúc rút toàn bộ lượng tri thức khổng lồ thu được trong suốt thời gian đó, kết tinh lại thành cuốn sách này để những người khát khao khởi nghiệp có được một kim chỉ nam soi đường chỉ lối. Không chỉ vậy, xuyên suốt cuốn sách sẽ là những lời khuyên từ nhiều người “một tay gây dựng cơ đồ”, đặc biệt phải kể đến Liễu Truyền Chí, nhà sáng lập và đưa Lenovo đến thành công rực rỡ, đồng thời cũng là người có sức ảnh hưởng lớn đến tác giả khi ông viết cuốn sách này.

Thông qua 36 lời khuyên dành cho người khởi nghiệp, tác giả như đang dẫn độc giả từng bước lên những nấc thang của con đường khởi nghiệp. Mỗi chương không thể thiếu những phần “tóm tắt nhỏ” để người đọc nắm bắt dễ dàng những điểm cốt yếu cần ghi nhớ. Bên cạnh đó, độc giả cũng sẽ tìm thấy những ví dụ cụ thể về các công ty của chính ông cũng như những công ty khởi nghiệp thành công khác. Điều này sẽ giúp tăng tính ứng dụng thực tế cho cuốn sách này

Đây là cuốn sách dành cho mọi lứa tuổi. Các bạn sinh viên có thể đọc nó. Những người đi làm có thể đọc nó. Mọi người trẻ có thể đọc nó. Thậm chí cả những người đã thành công cũng có thể đọc nó. Chỉ cần sở hữu ước mơ tạo dựng doanh nghiệp riêng nhằm góp phần xây dựng xã hội, muốn viết nên trang cuộc đời mới, sẵn sàng hy sinh hiện tại để đổi lấy tương lai, thì đây chính xác là cuốn sách dành cho bạn.

ĐỌC THỬ

Phần 1: Khởi nghiệp là gì?

Lời khuyên 1

Khởi nghiệp − cuộc chơi không dành cho đa số

Mọi người thường chỉ thấy mặt vinh quang của người thành công mà thường bỏ qua sự gian truân của quá trình khởi nghiệp. Trong mỗi người, sự tổng hòa các tố chất trong quá trình khởi nghiệp cần phải toàn diện. Trước khi khởi nghiệp, chúng ta phải nhận thức rõ ưu khuyết điểm của bản thân, chuẩn bị tâm lý thay vì dựa vào bầu nhiệt huyết bốc đồng nhất thời sau đó sẽ nản chí mà lùi bước khi gặp phải khó khăn. Đường đời có nhiều ngã rẽ, khởi nghiệp chỉ là một trong số đó, vậy nên chỉ khi mỗi người tìm được đúng chỗ đứng của mình, họ mới có thể tìm được con đường thành công của bản thân.

Thái Văn Thắng Nhà đầu tư mạo hiểm –
Chủ tịch trang trò chơi trực tuyến 4399.co

  1. Khởi nghiệp rất khó!

“Binh nghiệp, là chuyện hệ trọng quốc gia, đường sống chết, lẽ tồn vong, không thể không soi xét kỹ càng.” Khởi nghiệp là việc lớn của đời người, vậy nên hãy suy xét kỹ càng trước khi xuất phát, khởi nghiệp khó gấp bội phần so với làm thuê, mỗi trường hợp thành công đều là vận may trong cuộc chiến sống còn. Đa số chúng ta dựa vào sở thích, sở trường của bản thân và nhu cầu của thị trường để chọn cho mình một công ty phù hợp, một địa vị tương xứng rồi làm công ăn lương là an phận.

Tỷ lệ khởi nghiệp thành công chưa đến 1/3

Theo thống kê, tỷ lệ các công ty tồn tại được sau 10 năm khởi nghiệp ở Mỹ là 4%, sau năm thứ nhất 40% phá sản, 5 năm tiếp theo là 80%, trong 20% sống sót có 80% phá sản trong chu kỳ 5 năm thứ hai. Tỷ lệ thành công của khởi nghiệp lần đầu là 23%.

Đừng vội tin những câu chuyện kiểu như 1 năm sáng lập, 2 năm huy động vốn, 3 năm niêm yết sàn chứng khoán, cũng chớ tin có người chỉ 6 phút chờ xe buýt đã hoạch định xong một tương lai thành công đến mức tiền tiêu mãi chẳng hết, nếu không bạn sẽ “chết” mà không biết vì sao mình lại “chết”. Hầu như đó chỉ là những câu chuyện khoác lác, mà dù nếu không, thì nhân vật chính cũng chỉ là một kẻ may mắn chiếm 1% hoặc ít hơn trong số những người khởi nghiệp, dù người nói khoác với bạn chính là kẻ may mắn ấy, thì cũng không có nghĩa bạn sẽ là kẻ may mắn tiếp theo. Khi khởi nghiệp, nếu làm theo cách mà người thành công đã tuyên truyền, về cơ bản bạn sẽ “chết không có đất chôn thây.”

Ở Mỹ, Zuckerberg đã khởi nghiệp rất thuận lợi có lẽ bởi nước Mỹ có Vị tha chủ nghĩa[1], có văn hóa đầu tư mạo hiểm, cũng có chuỗi sản nghiệp hỗ trợ người khởi nghiệp. Nhưng ở những nước đang phát triển như Trung Quốc, hầu như chẳng có ai may mắn khởi nghiệp thành công như vậy, môi trường khởi nghiệp nơi đây đầy thách thức.

Khởi nghiệp là cuộc chiến trường kỳ gian khổ

Khởi nghiệp là dẫn một nhóm người chưa có định hướng đến một nơi chưa xác định để làm một việc chưa biết có thành công hay không. Ngay cả người khởi nghiệp có năng lực cũng chẳng thể nhìn rõ được tất cả trước khi xuất phát, dù đã suy xét rành rọt nhưng trong quá trình thực hiện chắc chắn vẫn phát sinh nhiều vấn đề, bởi đại đa số phương hướng và sản phẩm khi công ty thành công luôn khác biệt rất lớn so với ý tưởng ban đầu. Cần căn cứ vào thị trường và phản ứng của người tiêu dùng trong quá trình phát triển, thậm chí vào cả động thái của đối thủ cạnh tranh để tùy cơ ứng biến.

Đặc tính này quyết định tiến trình khởi đầu dễ, duy trì khó, kết thúc khắc nghiệt trên con đường khởi nghiệp. Dằn vặt là tâm trạng điển hình, điều thường thấy không phải là thành công hay thất bại, mà là việc chúng ta phải vật lộn với khốn khó trong thời gian dài. Với đa số người khởi nghiệp, nếu không trải qua 5 – 8 năm, tuần 7 ngày, mỗi ngày 12 giờ phấn đấu thì rất khó thành công lớn.

Thân Âm bạn tôi, là Tổng biên tập tạp chí Người khởi nghiệp, rất có chí, sau này thôi việc để khởi nghiệp, viết rằng: “Từ chập tối đến mờ sáng, sợ hãi lớn hơn kích động, áp lực lớn hơn phấn khởi. Khởi nghiệp chỉ là lựa chọn cá nhân, không muốn phóng đại quá mức. Nhiều khi, bản thân dễ kích động, nhưng tâm định rất khó. Mở miệng nhờ bạn giúp đỡ thì dễ, không phụ lòng tin mới khó. Ngày đầu tiên, lời này tự soi. Ngày 1/12/2010.” Đây là tâm thái điển hình của người khởi nghiệp.

Giá thành cơ hội khi khởi nghiệp rất cao

Đừng khởi nghiệp tùy tiện. Hơn nửa số người khởi nghiệp xuất phát với sự mù mờ về mọi thứ, họ hoàn toàn không hiểu khởi nghiệp là gì, không biết nó đem đến những gì, chỉ dựa vào nhiệt huyết cũng như óc tưởng tượng mọi thứ tốt đẹp để khởi sự, vì thế khi đặt chân vào con đường trường chinh đầy rẫy những ẩn số, mù mịt về phương hướng sẽ cảm thấy hụt hẫng.

Với đại đa số, chọn một công ty thích hợp, một mức lương phù hợp để dấn thân là con đường tốt nhất để phát huy giá trị cá nhân. Nếu khởi nghiệp, rất có thể bạn sẽ rơi vào cảnh dùng sở đoản để tham gia vào môi trường khó khăn đầy rẫy cạnh tranh, thậm chí sẽ hủy hoại sự nghiệp của mình.

Trước khi khởi nghiệp, chúng ta phải tính toán giá thành cơ hội, phàm là người muốn khởi nghiệp, đều là người nổi trội trong thế hệ của họ, nhưng người càng ưu tú chọn khởi nghiệp thì những thứ họ phải buông bỏ càng nhiều. Nếu đem niềm say mê khởi nghiệp để đi làm công, rất nhiều người có thể nhanh chóng trở thành nhân viên xuất sắc thậm chí là người quản lý cấp trung, nhưng một khi khởi nghiệp, bạn sẽ rơi vào cuộc chiến gian khổ lâu dài, bắt đầu leo lên từ điểm thấp nhất, một mình đối chọi với mọi khó khăn, tất nhiên một khi thành công, cảm giác những thu hoạch về vật chất và tinh thần mà bạn có được cũng là thứ mà nếu làm công ăn lương sẽ chẳng bao giờ đạt đến.

  1. Người khởi nghiệp cần phải trải qua cuộc sống khắc nghiệt

Với tư cách là người khởi nghiệp, bạn phải chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư, cổ đông, cấp dưới, nhân viên, bè bạn, bạn luôn cô độc, luôn phải vững vàng đến ngày cuối cùng, đó là cuộc sống của người khởi nghiệp.

Thời gian biểu của người khởi nghiệp không có hai chữ “hưởng thụ”

Chu Hồng Vĩ từng nói, khi người khởi nghiệp tưởng tượng về tương lai với nhiệt huyết sôi sục rằng mình bỏ ra mấy năm để thu được thành công, thậm chí thành công vang dội, thì cũng là lúc phải bình tĩnh tự hỏi mình đã chuẩn bị tâm lý nếm trải những vị đắng mà trong mấy năm trời người thành công phải nếm trải, những giày vò mà họ đã chịu, những áp lực mà họ phải gánh hay chưa?

Cuộc sống của người khởi nghiệp vô cùng khắc nghiệt. Mở mắt ra người khởi nghiệp đã phải đối mặt với hàng loạt áp lực như tiền thuê mặt bằng, điện nước, tiền lương, tiền lãi, nếu thuận lợi họ hy vọng chạy nhanh nhất có thể, nếu bất trắc họ lại hy vọng rút nhanh nhất có thể, đầu óc toàn việc của công ty, áp lực theo đó lớn dần, làm thay đổi tâm lý và cuộc sống của họ. Họ tỉnh giấc vô số lần để ghi lại những ý tưởng chợt lóe lên rồi lại thiếp đi.

Người khởi nghiệp vận động không ngừng, tôi tự hỏi tại sao nhiều người thành công lớn rồi mà cường độ làm việc vẫn khổng lồ như vậy, thậm chí còn lớn hơn. Ninh Mân – Phó Chủ tịch Lenovo cho biết, thực ra người thành công là người “sống trong giang hồ, thân bất do kỷ”, tiến một bước đều phải huy động rất nhiều tài nguyên, chẳng hạn sẽ mang lại thu nhập lớn hơn cho cấp dưới, đảm bảo lợi nhuận cho cổ đông, v.v… tóm lại là không thể dừng lại, một khi dừng lại thì mọi sự chấp thuận vốn có trở thành hư vô, mọi kỳ vọng biến thành thất vọng.

Người khởi nghiệp phải chịu trách nhiệm trước mọi người

Một khi khởi nghiệp, không những bản thân chúng ta lao vào cuộc chiến phải vắt kiệt sức lực, mà còn cuốn toàn bộ nguồn tài nguyên xung quanh vào cuộc chiến ấy, khi đó thứ liên quan đến bạn không chỉ là bản thân, mà còn là người thân, cổ đông, nhân viên cho đến đối tác và khách hàng. Bạn sẽ huy động mọi mối quan hệ để giúp sức, khởi nghiệp trở thành vòng xoáy không ngừng.

Ở công ty, ai cũng có thể tìm cấp trên để xin giúp đỡ, nhưng người khởi nghiệp không được phép làm vậy, họ phải đương đầu và chống đỡ mọi việc.

Là người khởi nghiệp, việc gì cũng cần quyết sách, mỗi quyết sách đều ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty. Khi không thể thương lượng với cấp dưới, với cổ đông, bạn cần tự mình quyết định. Bạn cần tạo niềm tin cho cấp dưới, càng gian nan, cấp dưới càng kỳ vọng vào bạn. Bạn không thể bộc lộ sự nhu nhược, phải tỏ vẻ đầy tự tin bất cứ nơi đâu để khích lệ cấp dưới.

  1. Chưa đầy 1/10 người thích hợp khởi nghiệp

Trên 80% số người có tâm hướng gây dựng sự nghiệp là bẩm sinh, từ nhỏ đã luôn trào dâng sự hào sảng và tinh thần hiếu thắng, không chấp nhận bản thân bình thường như bao bạn khác. Người không có tâm hướng gây dựng sự nghiệp đều dễ dàng buông xuôi hy vọng, năng lực có thể bồi dưỡng, nhưng tâm hướng gây dựng sự nghiệp về cơ bản không thể bồi dưỡng được.

Không phải ai cũng khởi nghiệp được

Có thể chia con người thành hai loại: ưa độc lập và thích làm việc nhóm. Nhóm ưa độc lập thường phù hợp với các hoạt động nghệ thuật hay kiến trúc. Nhóm thích làm việc nhóm có khoảng 1% thuộc hàng lãnh tụ, 9% thuộc hàng cán bộ phù hợp làm việc nhóm cùng lãnh tụ, 90% còn lại là quần chúng.

Hàng lãnh tụ và cán bộ đều thích hợp khởi nghiệp, nhưng hàng lãnh tụ phải là nhân vật cầm quân. Xác suất khởi nghiệp thành công của người làm thuê không cao hơn người khác, thậm chí thấp hơn.

Trước tiên, năng lực của người làm thuê thành công không ghê gớm như họ tự nhận. Làm việc tại doanh nghiệp lớn, chúng ta chỉ cần nắm vững quy trình là ổn, việc gì cũng có bộ phận liên quan hỗ trợ. Bạn hoàn thành công việc là nhờ thương hiệu, cho đến hệ thống hùng mạnh sau lưng, chứ không phải chỉ năng lực của bạn. Khi rời khỏi công ty đó, có thể bạn cũng chẳng là gì.

Thứ đến, năng lực cần để khởi nghiệp hoàn toàn khác làm thuê. Làm thuê chỉ cần làm tốt việc được giao, còn khởi nghiệp đòi hỏi phải làm tốt mọi việc.

Cuối cùng là thiếu tầm nhìn lâu dài. Điểm này thì người khởi nghiệp thành công rồi tái khởi nghiệp cũng phạm phải, thành công trong quá khứ thường mang lại cảm giác rằng mình giỏi, vốn nhiều, mà xem thường chi tiết nhỏ, mong sớm thành công. Tâm lý này cực kỳ tai hại khi tái khởi nghiệp, thậm chí tai hại chết người. Nếu không điều chỉnh được, thì thành công trong quá khứ chính là nguyên nhân thất bại của hiện tại.

Bạn tôi làm tại công ty IT nổi tiếng sau được điều đến trụ sở chính tại Mỹ, ở đó cậu ta làm việc rất tốt. Năm 2005, cậu ta muốn về nước khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh đã được vạch cụ thể, cũng đã có người sẵn sàng đầu tư 3 triệu đô-la. Bạn bè đều khuyên cậu ta mau về nước nhân dịp làn sóng đầu tư tại đây đang nóng sốt, chỉ riêng tôi bảo cậu ấy không nên làm vậy, vì tôi hiểu năng lực của cậu ấy, cậu ấy là người mà diễn đàn càng chính quy thì càng phát huy được năng lực. Một khi về nước khởi nghiệp, cậu sẽ phải đối mặt với môi trường mơ hồ, quan trọng là với tính cách thích sự quy phạm, cậu ấy cũng chưa chắc thích cuộc sống của người khởi nghiệp. Nếu tiền đầu tư hoàn toàn là vốn tự có thì còn được, nhưng một khi dùng tiền của nhà đầu tư, thì trách nhiệm rất lớn, bạn sẽ cảm giác như đang giãy giụa trong vũng lầy. Cậu ấy đã nghe theo lời khuyên của tôi và phát triển rất tốt, được bổ nhiệm chức vụ rất cao trong một công ty quốc tế nổi tiếng khác.

Người khởi nghiệp cần một số phẩm chất bẩm sinh

“Nếu mai là ngày cuối cùng của cuộc đời, thì hôm nay bạn còn muốn khởi nghiệp không?” Nếu câu trả lời của bạn là có, bạn chính là người sinh ra để khởi nghiệp.

Người khởi nghiệp có nhiều điểm giống nhau. Khi Lôi Quân làm Chủ tịch của Kim Sơn, để nghiên cứu cách marketing phần mềm, khi đến Nhật Bản, anh ta đứng cả ngày trong cửa hàng kinh doanh phần mềm, chỉ để tìm hiểu bao bì, cách xếp hàng trên kệ, quan sát phản ứng của người tiêu dùng, từ đó tổng kết ra một vài bao bì và hình thức quảng cáo của cửa hàng. Tôi cũng làm những việc tương tự, tôi từng trả tiền để mua phương án kinh doanh đã bị vứt vào sọt rác, sau đó tự phân tích kết cấu, tư duy, logic theo phương án đó và từ đó học cách lập kế hoạch kinh doanh. Khi đọc cuốn sách 80 trường hợp quảng cáo thành công, tôi đều suy diễn theo kết cấu của kế hoạch kinh doanh mà bản thân đã tổng kết được.

Liễu Truyền Chí từng nói, nhân vật dẫn dắt đội ngũ đi đến thành công cần có đủ 4 tố chất: (1) Mục tiêu cao xa, ý chí kiên định. (2) Tấm lòng rộng mở, say mê kinh doanh. (3) Lợi ích doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. (4) Năng lực học tập giỏi, thích học và biết học.

Tôi cho rằng người khởi nghiệp cần phải có 4 tố chất: (1) Hoài bão dựng nghiệp, coi doanh nghiệp như vận mệnh của mình. (2) Nhãn quan và cảnh giới, phải nghĩ nhiều hơn người khác, nhìn xa hơn người khác, phải có cảnh giới và nhãn quan cao hơn người khác. (3) Tố chất tâm lý, kiên cường bất khuất, núi lở không run. (4) Năng lực học tập, lấy học tập làm phương thức sống, có thói quen học tập không ngừng. Tất nhiên là một nhân vật dẫn dắt người khác, tấm lòng hòa đồng với mọi người cũng vô cùng quan trọng.

Sinh viên mới ra trường hoàn toàn không thích hợp để khởi nghiệp

Trong thời kỳ tài chính biến động, rất nhiều người hô hào sinh viên đại học khởi nghiệp để giải quyết nạn thất nghiệp. Đây là một hành động vô trách nhiệm. Nếu một sinh viên mà ngay cả công việc còn không cạnh tranh nổi lại khởi nghiệp, thì khác gì “người mù cưỡi ngựa đui”? Tôi cho rằng nếu một người vừa tốt nghiệp đã khởi nghiệp, sẽ làm giảm thiếu khả năng và mức độ giao lưu xã hội, dẫn đến thiếu kinh nghiệm và tri thức.

Trừ thiên tài, nếu không với đa số sinh viên tốt nghiệp xong vào làm trong một công ty lớn, tiếp nhận sự huấn luyện nghề nghiệp chính quy là điều vô cùng thiết yếu. Trải qua vài năm học hỏi, tôi luyện sau đó khởi nghiệp, thì kinh nghiệm quản lý, quan hệ xã hội, cho đến nhãn quan đều tích cực hơn nhiều.

Tôi tiếc là chưa từng làm thuê trong công ty lớn, dẫn đến nhiều phương thức quản lý đều phải tự mình lĩnh hội, lén thầy học nghệ, tuy cũng có chút thành tựu, nhưng rõ ràng đã phải trải qua rất nhiều khúc quanh. Nếu được lựa chọn, con đường nghề nghiệp lý tưởng nhất là học chính khóa. Ra trường, làm thuê trong công ty lớn vài ba năm, sau đó làm trong công ty nhỏ hoặc khởi nghiệp. Tôi không tán thành việc trụ lại quá lâu trong một công ty lớn, tôi cho rằng người trụ lại trong một công ty lớn từ 5 năm trở lên giống như “đồ bỏ đi”, và được xếp vào hàng “mắt cao tay thấp”, trở thành “chuột bạch trong phòng thí nghiệm”, khả năng sinh tồn bị thoái hóa, lại thêm chứng tự cao tự đại. Người như vậy một khi rời khỏi môi trường công ty lớn, sau khi ánh hào quang thương hiệu cá nhân mất đi, sẽ lập tức thấy rõ năng lực khiếm khuyết, bối rối vấp ngã.

Lời khuyên 2

Chỉ khởi nghiệp khi có ước mơ

Với người khởi nghiệp, mơ ước không phải là câu khẩu hiệu, càng không phải là thứ trang sức quái dị của đời người, mà là lý do thiết yếu của khởi nghiệp, là công cụ uốn nắn trong khởi nghiệp, là ngọn hải đăng trong hải trình khởi nghiệp. Nó là thứ nhìn chẳng thấy sờ chẳng được, nhưng luôn song hành cùng cuộc đời của bạn.

Vương Lợi Phần

Nhà sáng lập kiêm Tổng biên tập trang umiwi.com

  1. Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp là: (1) mơ ước đến si dại về một phương diện nào đó. (2) Giữa hứng thú cá nhân, sở trường cá nhân và nhu cầu thị trường tìm được “điểm sản phẩm”. (3) Tổ chức xây dựng đội ngũ. (4) Điều động toàn bộ nguồn lực trong ngoài bao quanh “điểm” mấu chốt này.

Khởi nghiệp là quá trình theo đuổi ước mơ

Điều đáng buồn nhất của đời người là không thể kể cho con cháu những chuyện ngày xưa của mình. Điều đáng buồn hơn nữa là khi cận kề cái chết vẫn còn có quá nhiều việc chưa làm xong. Tôi từng viết cho con tôi ba câu, câu thứ hai là: Just do it (Cứ làm đi). Làm việc mà con thích, con muốn. Câu thứ ba là: So what? (Vậy thì sao?) Chỉ cần là việc con thích, không vi phạm giới hạn cuối cùng của đạo đức xã hội, thì cứ thoải mái làm thật tốt, xem thành bại ra sao? Cuộc đời là thể nghiệm, quan trọng là tận hưởng quá trình thể nghiệm ấy, đắng cay ngọt bùi đều là ý nghĩa cuộc sống. Đừng để ý những lời thuyết giáo sáo rỗng, hãy tự bước đi trên con đường của mình, mặc kệ người ta nói gì đi nữa!

Jobs từng nói: “Thời gian hữu hạn, đừng sống theo ý người khác, như thế sẽ lãng phí thời gian. Chớ bị ràng buộc bởi thành kiến, như thế là đang sống theo suy nghĩ người khác. Đừng để những tiếng ồn ào trong quan điểm của người khác nhấn chìm tiếng lòng của bản thân. Quan trọng nhất là phải dũng cảm bước theo trực giác và cảm giác của bản thân.”

Quá trình khởi nghiệp vĩ đại đều bắt nguồn từ mơ ước vĩ đại, nếu có lý tưởng hãy khởi nghiệp. Nếu không thích thì không nên làm. 20 năm trước, những công ty mà tôi điều hành và tham gia đều đạt được vị trí số 1 số 2 trong ngành, đó là vì chúng tôi có mơ ước.

– Năm 1995, tôi sáng lập Tuần san Thời đại máy tính

Bởi tôi có mơ ước: Trong thời đại thông tin, máy tính không nên chỉ là thiết bị chỉ có “nhân viên chuyên nghiệp” mới thao tác được, mà phải trở thành sản phẩm sinh hoạt hàng ngày. Chúng tôi cần dựa trên “phương tiện truyền thông mà mọi người thích xem, sử dụng phương thức mà họ thích nhất, dùng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được để giới thiệu tất cả những gì liên quan đến máy tính”. Thế là Tuần san Thời đại máy tính ra đời, khai sáng nên thời đại các hãng truyền thông đại chúng trên toàn Trung Quốc, xây dựng các tuần san kinh tế sản xuất “từ mỏng chuyển sang dày”.

– Năm 1996, tôi sáng lập Công ty quảng cáo Weilan

Bởi tôi và Tôn Tích Huệ cho rằng Trung Quốc đại lục cần phải có công ty quảng cáo 4A bản địa. Công ty 4A mạnh nhất Đài Loan đều được phát triển từ bộ khung của các công ty bản địa, thị trường quảng cáo Trung Quốc cũng không nên để các công ty nước ngoài nắm giữ. Công ty đã chuyển đổi hình thức hoạt động sau một thời gian thành công, vì thế chưa thực hiện được mơ ước của tôi. Năm 1998 khi tôi chủ trì Hi-Tech Wealth Technology Development Co., Ltd., toàn bộ kế hoạch PDA của Thương Vụ Thông đều bắt nguồn từ công ty này. Ở một góc độ nào đó, không có công ty quảng cáo này sẽ chẳng có sự huy hoàng của Thương Vụ Thông.

– Năm 1996, tôi, Triệu Văn Quyền (hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty TNHH Tư vấn Thương hiệu Blue Focus), và 2 người nữa sáng lập công ty Quan hệ Công chúng Blue Focus.

Bởi Triệu Văn Quyền và tôi đều tin rằng nhu cầu dịch vụ thương hiệu và quan hệ công chúng là tất yếu trong cạnh tranh ở Trung Quốc, còn các công ty quan hệ công chúng có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc không thể giải quyết hết các vấn đề của doanh nghiệp nước này, Trung Quốc cần công ty quan hệ công chúng bản địa. Ngày 26/2/2010, cổ phiếu hạng A của Blue Focus IPO, trở thành cổ phiếu đầu tiên của công ty quan hệ công chúng ở Trung Quốc.

– Năm 1998, nhóm Trương Chinh Vũ và tôi gồm 7 người đã thành lập công ty sản phẩm điện tử Hi-Tech Wealth Technology Development Co., Ltd.

Là vì chúng tôi cho rằng Trung Quốc cần có PDA (2) thích hợp cho người Trung Quốc, các doanh nhân và chính trị gia hàng đầu cần “thoát khỏi cảnh phải lật từng trang cuốn sổ ghi số điện thoại đã sờn rách”. Tôi cũng mơ ước một lần đảm nhiệm vai trò bên A. Thế là tôi nhận lời mời của Trương Chinh Vũ, cùng nhóm của ông ta thành lập Hi-Tech Wealth Technology Development Co., Ltd. PDA có hệ điều hành bằng tiếng Trung của Thương Vụ Thông nhanh chóng thịnh hành ở khắp Trung Quốc, trong một thời gian dài câu “Nói đến PDA là nói đến Thương Vụ Thông” đã trở thành câu cửa miệng ở khắp nơi, cũng xem như đã tạo nên kỳ tích trong lịch sử kinh doanh của Trung Quốc.

– Năm 2004, với tư cách là nhà đầu tư mạo hiểm, tôi đầu tư vào Tập đoàn Vĩnh Nghiệp của Ngô Tử Thân.

Vì Ngô Tử Thân mơ ước muốn căn cứ trên hàng loạt thành quả nghiên cứu khoa học của Đại học Nội Mông, Học viện Nông nghiệp Bắc Kinh về tài nguyên khoáng vật của vùng này nhằm giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm. Tôi ủng hộ ước mơ của ông ấy, và giúp ông ấy khởi nghiệp. Tháng 12/2009, Vĩnh Nghiệp phát hành cổ phiếu quốc tế thành công tại thị trường Nasdaq của Mỹ.

– Năm 2005, tôi và Đới Khải Quân thành lập công ty thanh toán điện tử Lakala.

Đó là vì chúng tôi nhận ra việc xếp hàng dài để nộp phí tại ngân hàng đã trở thành cơn ác mộng, đồng thời sự thể nghiệm của hình thức thanh toán điện tử gây phiền toái đã khiến mọi người e ngại. Chúng tôi muốn giải quyết dứt điểm vấn đề xếp hàng ở ngân hàng, khiến cho việc thanh toán tiện lợi hơn, khiến cho cuộc sống dễ chịu hơn.

Khởi nghiệp là quá trình liên tục nếm trải sai lầm

Khởi nghiệp là một hệ thống phức tạp, thứ mà bạn đối mặt không chỉ là tuyển người, dùng người, quản lý, sa thải, mà còn là nghiên cứu phát triển, chế tạo, tiêu thụ, đại lý, nhà cung ứng đồng thời cũng không tránh khỏi công thương, thuế vụ, huy động vốn.

Nhiều người chỉ có kỹ năng ở một lĩnh vực đã muốn khởi nghiệp, kỹ năng và khởi nghiệp là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Với đầu bếp, làm thuê là chế biến món ăn, còn khởi nghiệp là mở nhà hàng. Mở nhà hàng, cũng tốt nhưng phức tạp hơn chế biến món ăn nhiều. Không phải cứ biết nấu ăn là có thể mở nhà hàng.

Khởi nghiệp là chạy đường trường, gặp vô số thử thách, con đường bạn phải vượt qua bạn đều chưa từng đi qua. Dù là người liên tục khởi nghiệp, thì mỗi lần khởi nghiệp mới là một hành trình chinh phục mới. Một mô hình thương mại dù thiết kế tốt đến mấy cũng cần tùy cơ ứng biến theo tình hình thị trường, mọi thứ đều là ẩn số, so với khả năng chịu đựng, trí tuệ và vận số, đây cũng chính là điểm thú vị nhất của khởi nghiệp.

Trừ những người cá biệt cực kỳ may mắn, khởi nghiệp là quá trình không ngừng nếm trải sai lầm, không ngừng phát hiện ra những con đường không có lối thoát, để cuối cùng tìm ra con đường hanh thông, khi đó bạn đã thành công.

  1. Khởi nghiệp chẳng có gì cao siêu

Đừng xem khởi nghiệp là thứ gì đó cao siêu khó đoán, khởi nghiệp chỉ là một cách sống mà thôi. Nếu có lý tưởng, nếu được sinh ra để khởi nghiệp, hãy bắt đầu hành động! Hãy bắt đầu cuộc du hành tìm mộng tưởng lãng mạn của bạn, kiếm tìm để phát hiện ra nhu cầu của người dùng, giải quyết nhu cầu của họ, huy động hết thảy sự nhiệt tình và tài nguyên mà bạn có để mở tung điểm đột phá, hãy đi để nếm trải những cay đắng ngọt bùi trong quá trình khởi nghiệp!

Khởi nghiệp chỉ là một cách sống

Có người sinh ra để khởi nghiệp, không hài lòng với cuộc sống nhàn nhã, tuổi 20 đã trông thấy công việc của tuổi 60, họ thà đói vẫn khởi nghiệp.

Có người không thích khởi nghiệp, không muốn gánh vách trách nhiệm lớn lao, thà đi làm thuê lương thấp nhưng áp lực ít. Sở thích khác nhau chọn con đường khác nhau đều là một cách sống. Bất kể chọn cách nào, thì ngày ngày chúng ta vẫn phải sống, mọi việc vẫn phải làm, tuổi đời vẫn tăng thêm, vậy nên đừng suy nghĩ quá phức tạp, cũng không nên đặt ra cho bản thân giới hạn về thời điểm thành công quá cụ thể rõ ràng.

Khởi nghiệp là cách sống đẹp nhất trong thời bình, khởi nghiệp sẽ khiến bạn nếm trải cay đắng ngọt bùi, bất kể thành công hay thất bại, bạn đều có những trải nghiệm vô cùng phong phú. Chúng ta không thể kéo dài sinh mạng, nhưng khởi nghiệp giúp ta có thể khơi thêm chiều sâu và chiều rộng của sinh mạng.

Khởi nghiệp khi chưa muộn!

Đời người trước 20 tuổi là học tập, 50 tuổi về sau thì tinh thần, sức lực giảm sút, 30 năm ở giữa gồm ăn chơi ngủ nghỉ, thời gian thật sự làm việc rất rất ít. Đừng do dự được mất, muốn làm gì hãy làm ngay! Nếu mơ ước khởi nghiệp, hãy dấn thân ngay! Thứ mất đi chỉ là thoát ra khỏi những phạm vi nhỏ hẹp, thứ thu được là cả thế giới này. Hãy khởi nghiệp để thay đổi, tương lai chưa xác định mới là thế giới đẹp hơn, trải nghiệm phong phú mới là điều đáng bàn tới.

Kể từ ngày đầu tiên, cần học cách hưởng thụ quá trình khởi nghiệp. Con đường khởi nghiệp đầy mới lạ, thuận lợi, khó khăn đều là trải nghiệm, vậy nên chúng ta phải học cách hưởng thụ những trải nghiệm này. Tuyệt đối đừng nghĩ khi khởi nghiệp thành công mới hưởng thụ cuộc sống. Khởi nghiệp không bao giờ có một ngày như ý, trừ khi nghỉ hưu, nếu không sẽ luôn đứng núi này trông núi nọ, mãi mãi không thể dừng lại.

Khởi nghiệp phải tranh thủ lúc trẻ, khi chưa có quá nhiều thành kiến và ràng buộc, chúng ta sẽ tràn đầy nhiệt huyết và dũng khí sáng tạo. 47% doanh nghiệp ở thung lũng Silicon được sáng lập bởi những nhà khởi nghiệp dưới 30 tuổi, giá trị thị trường của doanh nghiệp càng cao thì tuổi đời của nhà sáng lập càng trẻ.

Khởi nghiệp là cuộc sống đầy sức sống, thức khuya, tăng ca là chuyện thường, có rất nhiều việc phải đích thân người khởi nghiệp xử lý, đó là thách thức rất lớn đối với sức khỏe. Càng hành động sớm, sức khỏe tinh thần và thể xác càng nhạy bén, thời gian thực hiện công việc càng nhiều, cơ hội thắng lợi càng cao.

Xã hội hiện đại vận hành cực nhanh, suy nghĩ của bạn có khi bị người khác chớp lấy, cho nên bắt đầu sớm sẽ tốt hơn. Đừng ảo tưởng rằng chuẩn bị tốt mọi thứ rồi mới xuất phát sẽ tốt hơn, bởi chẳng bao giờ “sự hoàn hảo” ấy xuất hiện”, khởi nghiệp là phải tiến lên và thực hiện từng bước, không phải nghĩ là xong.

3 quan niệm sai lầm về khởi nghiệp

Đừng nên coi IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là mục tiêu khởi nghiệp. Nếu bạn có mơ ước khởi nghiệp, Hãy cứ làm, cho dù thất bại, Thế thì sao?

Đừng nên coi IPO là mục tiêu khởi nghiệp

IPO không thể là mục tiêu của khởi nghiệp, thậm chí rất nhiều doanh nghiệp về căn bản không thích hợp IPO, doanh nghiệp có thể IPO chỉ là một bộ phận cực kỳ nhỏ, vì 99% doanh nghiệp chẳng bao giờ IPO được.

Đừng nên khởi nghiệp chỉ vì muốn có việc làm

Khởi nghiệp khó hơn gấp trăm lần so với làm thuê. Làm thuê chỉ cần chuyên môn nhất định, còn khởi nghiệp cần tài năng toàn diện. Làm thuê đứng trên vai người khổng lồ để làm việc, còn khởi nghiệp thì bắt đầu từ cấp thấp nhất của xã hội.

Làm thuê là làm con nít, còn khởi nghiệp là làm cha mẹ. Làm con nít đồng nghĩa với việc sống dưới sự che chở của cha mẹ, có cha mẹ lo lắng mọi bề; còn làm cha mẹ, chẳng có ai quan tâm đến bạn, mà bạn phải quan tâm người khác, có khổ mấy cũng phải chịu đựng, vấn đề lớn mấy cũng phải tự giải quyết, trời đổ sập cũng không được tránh né, phải đứng ở đó chống đỡ đến ngày cuối cùng.

Vì vậy, nếu xem “khởi nghiệp” là “nghề nghiệp”, thì hoàn toàn sai lầm! Với hầu hết mọi người, chọn một nghề phù hợp rồi làm công ăn lương là yên phận. Đối với người làm thuê, công ty chia ra làm 4 loại: (1) công ty có tiền đồ còn cá nhân thì không, (2) công ty chẳng có tiền đồ, cá nhân cũng vậy, (3) công ty chẳng có tiền đồ, cá nhân thì ngược lại, (4) công ty có tiền đồ, cá nhân cũng vậy. Loại thứ tư đủ sức sống, năng lực cá nhân cũng có thể thỏa sức thi thố, là lựa chọn làm thuê tốt nhất. Nếu muốn sống thoải mái, đừng khởi nghiệp. Làm thuê trong công ty loại thứ ba hoặc thứ tư sẽ có cuộc sống tốt đẹp.

Đừng nên khởi nghiệp vì chân lý tươi đẹp nào đó

Có người tuyên bố khởi nghiệp là để thể hiện giá trị bản thân, để tạo ra của cải và sự giàu có cho xã hội, để tạo ra cơ hội nghề nghiệp cho mọi người, tôi cho rằng những người này nếu không phải hót như khiếu chắc cũng bị “tẩu hỏa nhập ma”. Vì những gì họ nói đều là “quả”, không phải là “nhân” của khởi nghiệp.

Nếu không phải bẩm sinh thích khởi nghiệp, không mơ ước khởi nghiệp, tuyệt đối đừng khởi nghiệp.

Khởi nghiệp cũng đồng nghĩa với việc bạn phải gánh vác trách nhiệm nặng nề hơn, công ty vừa mở cửa bạn đã phải có trách nhiệm với công nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, mọi phương diện khác mà doanh nghiệp của bạn có liên quan. Nếu công ty càng mở rộng thì trách nhiệm xã hội của bạn càng tăng thêm. Nếu bất ngờ xếp vào hàng doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực nào đó, bạn lại có thêm trách nhiệm trong ngành nghề ấy. Doanh nghiệp càng lớn thì trách nhiệm càng cao, trách nhiệm này chắc chắn không phải là sự bốc đồng nhất thời có thể gánh vách, chỉ có những nhà khởi nghiệp bẩm sinh nào với tấm lòng luôn ôm ấp mơ ước khởi nghiệp mới gánh vác nổi

Phần 2: 3 lời khuyên lớn về khởi nghiệp

Lời khuyên 3

Học tiên tiến, nương ông lớn, đi chính đạo

Vai trò của hình mẫu nằm ở chỗ, trong quá trình tìm cách trèo lên vai người khổng lồ, chúng ta sẽ học được rất nhiều thứ. Thành công sẽ có được kinh nghiệm, thất bại sẽ có được bài học, đằng sau một lần khởi nghiệp thành công có thể là rất nhiều lần thất bại. “Học tiên tiến, nương ông lớn” mà Đào Nhiên đã viết chính là tìm ý nghĩa của mô hình: Học ở đây là phương pháp luận, nương ở đây là thế giới quan, chứ hoàn toàn không phải rập khuôn theo mô hình thương mại nào đó, điều cốt yếu là tôn trọng quy tắc thương mại cũng như sự kế thừa tinh thần kiên trì, tôi rất đồng ý với cách nhìn của Đào Nhiên.

Vương Thụ Đồng

CEO kiêm nhà sáng lập trang dhgate.com

  1. Khởi nghiệp phải đi theo chính đạo

Anh hùng có điều làm có điều không làm, kiêu hùng không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Làm doanh nghiệp cần phải làm anh hùng chứ không nên làm kiêu hùng, một doanh nghiệp không có chuẩn đạo đức sẽ không thể trở thành doanh nghiệp vĩ đại.

Chính đạo là con đường ngắn nhất

Phùng Luân cho rằng làm doanh nghiệp phải “học tiên tiến, nương ông lớn, đi chính đạo”: “học tiên tiến” là để chính mình trở thành tiên tiến; “nương ông lớn” là kết giao với doanh nghiệp tốt, bản thân trở thành ông lớn; “đi chính đạo” là để tránh những khúc quanh co, tạo nền móng vững vàng để kinh doanh lâu dài.

Nếu thành công có con đường ngắn nhất, thì đi chính đạo là con đường ngắn nhất và duy nhất ấy.

Đi chính đạo trước hết phải kinh doanh theo pháp luật, tuân thủ nghiêm ngặt những giới hạn đạo đức.

Lenovo của Liễu Truyền Chí luôn lấy thực nghiệp báo quốc làm đạo cho doanh nghiệp, Chu Lập Nam khi chủ quản Lenovo đã xem “giàu nhưng có đạo” là tôn chỉ đứng đầu trong giá trị quan của mình, không đầu tư vào trò chơi trực tuyến, vì sản phẩm này gây ra tác động tiêu cực lên con trẻ. Tuy Lenovo bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư vào các công ty trò chơi, nhưng lại nhận được sự tôn trọng của rất nhiều người khởi nghiệp, cuối cùng Lenovo cũng phát triển trở thành doanh nghiệp hàng đầu khiến người ta tôn trọng trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc, đây chính là thành quả của sự kiên trì đối với giới hạn đạo đức.

Tôi từng nhận được lời mời viết lời dẫn cho cuốn Kính trời, yêu người của Inamori Kazuo. Cá nhân tôi rất tán đồng lý luận kinh doanh “kính trời, yêu người”. Cái gọi là “kính trời”, theo tôi là doanh nghiệp cần phải tuân theo “thiên lý”, “thiên đạo”. Chúng ta phải tin rằng, công lý tồn tại rộng khắp trên thế giới này, tồn tại giới hạn đạo đức được thừa nhận chung.

Doanh nghiệp phải có giới hạn đạo đức, hơn nữa phải luôn giữ vững. Ngành ăn uống, thì an toàn thực phẩm chính là giới hạn đạo đức, ngành dịch vụ tài chính, an toàn nguồn vốn, thành tín minh bạch chính là giới hạn đạo đức. Mỗi doanh nghiệp đều có triết lý kinh doanh của riêng mình, triết lý kinh doanh khác nhau sẽ hình thành nên văn hóa doanh nghiệp khác nhau, từ đó tạo dựng chiến lược và hành vi doanh nghiệp không giống nhau, cuối cùng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp ấy.

Có việc nên làm, có việc không nên làm, vì việc đúng mà làm; không gì không làm, làm vì dục vọng, dù có thể huy hoàng một lúc, nhưng không thể huy hoàng một đời. Đây là chân lý bất biến từ xưa đến nay, đáng tiếc gần đây đã bị nhiều doanh nghiệp trong nước xem nhẹ. Họ cho rằng “kẻ mạnh là chân lý”, cho rằng dựa vào sự hỗ trợ của tư bản, sự cởi mở đầu tư vào thị trường, thái độ “mơ hồ” của người tiêu dùng lương thiện thì có thể giành được doanh thu và lợi nhuận lớn, cho rằng khi đã chiếm thị phần tuyệt đối, thì thị trường và cơ quan giám sát phải “hùa theo” họ. Quan điểm và cách làm này từng lan truyền khắp nơi, nhưng “giả” cuối cùng chẳng thể thành “thật”. Nhiều sự kiện liên tiếp bị phanh phui: “sự kiện thêm chất độc hại vào thực phẩm”, “sự kiện lừa đảo tín dụng”, “sự kiện phần mềm lưu manh”,v.v… đã khiến nhiều doanh nghiệp một thời huy hoàng thành “thọ thương”. Triết lý kinh doanh sai lệch khiến sự phát triển của doanh nghiệp chịu tổn thất.

Phải kinh doanh theo đúng logic và quy luật thương nghiệp, có ý nghĩa tích cực đối với tiến bộ nhân loại.

Việc gì cũng có logic, doanh nghiệp cũng có tốc độ và quy luật phát triển riêng, mua cao bán thấp liệu có tồn tại lâu dài Lượng khách hàng có được bằng chiêu thức lừa dối liệu có giữ được lâu? Chiến lược kinh doanh cần có ý nghĩa tích cực đối với tiến bộ xã hội, cần có giá trị trực tiếp đối với đời sống nhân loại. Với doanh nghiệp, nhân lực, vật lực và thời gian như nhau, thì cần đầu tư vào những hướng chính, sản xuất và cung cấp sản phẩm chính. Nếu một doanh nghiệp đem kỹ thuật và tài lực dùng để sản xuất vật chất hoặc “nha phiến” tinh thần, đó là “đi ngược đạo trời”. Peter F. Drucker từng nói, đặc trưng quan trọng nhất của nhà quản lý ưu tú là sự chính trực. Chính trực không phải là một đức tính tốt đứng riêng lẻ, mà là sự tổng hợp của những đức tính tốt vốn có, đạo đức tốt quyết định sự thành công trên thương trường, khiến người ta có được tự do và hạnh phúc từ thương mại.

Nếu may mắn bước chân vào tầng lớp tinh anh, bạn phải quan tâm đến sứ mệnh của mình, đặt ra yêu cầu đối với bản thân phải cao hơn so với người khác.

Nếu may mắn thành doanh nghiệp đầu ngành, bạn phải gánh vác trách nhiệm của ”Anh cả”, phải xây dựng một số chỉ tiêu, không nên chỉ nghĩ cho doanh nghiệp mình, cần nghĩ đến khả năng phát triển của toàn ngành, cả chuỗi sản xuất, cần ý thức được từng lời nói và việc làm của bạn không chỉ đại diện cho bạn, mà còn đại diện cho cả một ngành, có khi phải hy sinh một số lợi ích nhỏ của mình để làm một số việc cho ngành. Thậm chí, giá trị quan của bạn sẽ ảnh hưởng đến cả xã hội.

Đối thủ không xứng đáng cạnh tranh không bằng việc bạn cũng có thể không xứng đáng cạnh tranh

Trong số các phương pháp tác chiến khiến người dẫn đầu khó chịu nhất chính là “giáp lá cà”. Kẻ đến sau biết võ công của mình chưa mạnh, quan hệ chưa rộng, tài lực chưa đủ, đánh trực diện cơ hội thắng không lớn, nên họ kỳ vọng dùng hư chiêu lật đổ kẻ dẫn đầu, thông qua cách đánh kiên trì, giáp lá cà để thu được thắng lợi. Khi nắm giữ Thương Vụ Thông, tuy thị phần của chúng tôi có khi vượt quá 80%, nhưng cách cạnh tranh này của đối thủ vẫn khiến tôi có một phen khó xử.

Người dẫn đầu có ba việc tuyệt đối không nên làm. Không nên tự “mèo khen mèo dài đuôi”, khoác lác quá lời; không nên làm đảo lộn trắng đen, gây điều thị phi; không nên nói không thành có, bợ đỡ xu nịnh. Đây là ba chiêu dễ bị đối thủ sử dụng để công kích nhất, nếu bạn ứng phó không thỏa đáng sẽ lập tức rơi vào thế trận của đối thủ, bị động toàn diện. Cũng có người dẫn đầu chủ động sử dụng ba chiêu này, chẳng chính nhân quân tử, nhưng nhiều lần chiếm được món lợi lớn.

Người dẫn đầu khi gặp phải chiêu “đánh giáp lá cà” của kẻ đến sau phải ứng đối thế nào?

Đầu tiên, phải điềm nhiên, bình tĩnh ứng phó, không nên chưa đánh đã loạn. Cần nhìn rõ bản chất chiêu thức của đối phương, bản thân giữ vững lập trường, kẻ công kích sẽ chẳng có cơ hội. Sự ứng chiến lỗ mãng của bạn là mục đích của kẻ công kích.

Tiếp đó, người dẫn đầu cần tuân theo những nguyên tắc nhất định, phải đi theo đường chính đạo.

Thứ nhất, chỉ làm không nói, cuộc chiến phản công là thắng trên thị trường chứ không phải trên dư luận. Tài nguyên của kẻ công kích có hạn, hơn nữa một bàn tay chẳng thể vỗ lên tiếng. Nếu không tham gia cuộc đấu võ mồm do đối thủ dựng nên, thanh thế của đối thủ rất khó phất lên. Nhiều khi tầm ảnh hưởng dư luận của đối thủ bị đánh giá quá cao, vì bạn là người trong cuộc, từng câu của đối thủ đều khiến bạn cực kỳ nhạy cảm, nên thường phóng đại thực tế. Sự thực là cuộc chiến giữa các bạn chỉ là một điểm nóng trong ngành, xã hội và đa số người tiêu dùng chẳng hề quan tâm.

Thứ hai, khi cần phải nói, cố gắng nói ít nhất có thể, phải nói được lời mình muốn nói, không cần để ý, càng không nên có ý tranh cãi với kẻ công kích. Nếu người dẫn đầu không phản ứng, kẻ công kích sẽ mất mục tiêu công kích. Nếu sự việc phát triển đến mức phải bày tỏ thái độ, người dẫn đầu nên ứng đối trực diện. Chỉ cần phát biểu giải thích, tỏ thái độ minh bạch là đủ, nói xong thì im lặng, dồn tinh thần và sức lực vào cạnh tranh trên thị trường. Khi bày tỏ thái độ, phải trực tiếp thể hiện quan điểm của mình, sự coi khinh đối với kẻ công kích là cách phản kích tốt nhất, không nên tranh luận và trả lời những vấn đề cụ thể của đối phương.

Thứ ba, khi phát ngôn, cần tận dụng cơ hội nêu cao ngọn cờ lợi ích khách hàng, lặp lại chính xác, không trả lời, không đả kích kẻ công kích.

Thứ tư, kiên trì ra quân bài công chính. Lúc này, bạn chẳng khác nào đứng dưới đèn tụ quang, càng căng thẳng, tình hình càng nguy cấp, càng phải sử dụng chiêu thức trên bàn tròn, không nên thực hiện những chiêu thức cửa nghiêng đường lệch.

Tóm lại, người dẫn đầu thị trường phải chịu đựng đủ kiểu công kích và thách thức. Đừng oán thán, buồn bực, bình tĩnh ứng đối, quyết chiến trên thị trường, thì người cuối cùng thu được thắng lợi vẫn là người dẫn đầu. Thống kê quốc tế cho thấy, nếu tấn công vào thị trường của người dẫn đầu, chỉ khi nào tiêu tốn từ 3 đến 5 lần những gì người dẫn đầu đã đầu tư trước đó mới mong có cơ hội thắng lợi, còn xác suất thắng lợi không đến một phần ba, vậy bạn có gì mà không yên tâm?

  1. Học tiên tiến là phải học tổng thể

Cách học tiên tiến kém nhất là học có lựa chọn, chỉ học mặt tốt của người ta. Người ta đi trước, bạn đi sau, sao bạn có thể biết được những cái nào của người ta là tốt, cái nào là xấu? Nếu tư duy như vậy, chắc chắn những thứ bạn học được đều là thứ giống bạn, chẳng có gì gọi là tiên tiến.

Phải lập chí làm một doanh nghiệp tốt

Tôi từng viết cho con mình ba câu, câu đầu tiên là To be a nice one (làm người tốt). Làm nhiều hành vi bất nghĩa chắc chắn sẽ tự diệt, đắc đạo sẽ được nhiều còn thất đạo thì mất lắm, từ lịch sử có thể thấy, người tốt luôn có được những quả ngọt, nhưng thu hoạch lớn hơn là sự an định trong tâm hồn.

Chúng ta cần có tiêu chuẩn đúng sai, một xã hội nếu tiêu chuẩn đúng sai bị đảo lộn còn công chúng đều im lặng hoặc ngầm thừa nhận, thì thế giới này chẳng cách xa bờ tuyệt diệt là mấy, khi liên quan đến giới hạn đạo đức xã hội, mỗi người đều cần đứng về phía đúng.

Trên cơ sở giữ vững giới hạn đạo đức đó, doanh nghiệp lớn phải có trách nhiệm của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ có nghĩa vụ của doanh nghiệp nhỏ. Tuy các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển hiện nay có khuynh hướng hạ thấp giới hạn đạo đức, nhưng tôi vẫn chủ trương doanh nghiệp phải có giới hạn đạo đức, đây là vấn đề làm người của nhà sáng lập, cũng là vấn đề phát triển bền vững của doanh nghiệp.

5 tiêu chuẩn của công ty tốt bao gồm: (1) Tác dụng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp đối với xã hội và con người có giá trị tích cực. (2) Công ty đề cao việc hành thiện, các giá trị quan chính nghĩa. (3) Cơ cấu quản trị của công ty phù hợp với chế độ doanh nghiệp hiện đại. (4) Công ty vận hành khỏe mạnh, có thể phát triển liên tục. (5) Mức độ đoàn kết và hài lòng của công nhân viên với công ty cao.

Nếu doanh nghiệp nào cũng có thể “kính trời, yêu người”, thì môi trường thương nghiệp sẽ trở nên vô cùng tốt đẹp, đồng thời con đường trưởng thành của mỗi doanh nghiệp cũng càng thêm thuận lợi. Ở các nước đang phát triển như Trung Quốc hiện nay, nhiều doanh nghiệp và doanh nhân có giới hạn đạo đức ngày càng thấp thậm chí là không có, đây là điều vô cùng nguy hiểm. Nếu tầng lớp tinh anh trong xã hội cũng không phân biệt rõ đúng sai, nếu giới doanh nghiệp với tư cách là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mà không phân biệt rõ được phải trái, thì tương lai của chúng ta quả là đáng lo.

Học tiên tiến đầu tiên cần học cương hóa, rồi cố hóa, sau mới ưu hóa.

Mỗi khi chán học, chúng ta đưa ra lý do: chúng tôi có môi trường đặc thù, nên cách làm và tư duy của các ngài chúng tôi không học theo được. Đây là cạm bẫy, chẳng có việc gì trên đời tồn tại vấn đề “đặc thù” cả.

Thực ra đa số trường hợp, chẳng có ai đặc thù hết.

Chúng ta thất bại vì chúng ta cho rằng mình đặc thù. Nguyên lý vật lý học uyên bác nhất và nguyên lý triết học cao sâu nhất là thống nhất, nguyên lý của mọi việc mọi vật là tương thông. Bất kể bạn theo ngành nghề nào, quy luật bạn phải tuân theo đều tương đồng.

Con đường ngắn nhất của tiến bộ là trực tiếp học những doanh nghiệp và con người đã thành công, học tập phương pháp nếu thi hành theo sẽ có hiệu quả đã được thực tế kiểm chứng của họ, so với việc học lý luận, học tiên tiến sẽ rõ ràng hơn nhiều.

Nhậm Chính Phi trong quá trình đưa Hoa Vi tham gia vào IBM đã yêu cầu toàn thể công ty phải bó chân cho vừa giày, đề nghị cấp dưới “trước hết phải cương hóa, sau đó là cố hóa, cuối cùng là ưu hóa”, tôi rất tán đồng đường lối này. Chúng ta là những người lạc hậu, tổ chức lạc hậu đặc biệt là nhân viên trong tổ chức lạc hậu, vậy làm sao có trình độ phán đoán phương pháp tiên tiến là đúng hay sai? Nên trước hết cần học một cách cứng nhắc, làm theo một cách giáo điều. Đợi đến khi đã làm đến mức thành thục rồi, sẽ ngồi xuống lật lại vấn đề, nghiên cứu xem có chỗ nào ưu việt.

  1. Nương ông lớn khác dựa dẫm vào ông lớn

Sự kiện vận động viên quần vợt Lina vô địch giải quần vợt Roland Garros 2011 cho chúng ta biết, cần phải hợp tác với người mạnh nhất mới có thể lớn mạnh. Lina và Lưu Tường đều là những vận động viên nổi tiếng thế giới, họ ký hợp đồng với hãng Nike, đối thủ mạnh nhất trên đường tranh đoạt ngôi cao với họ chính là các vận động viên nhận tài trợ của Nike. Làm doanh nghiệp bất kể là chọn cổ đông hay huy động vốn hoặc hợp tác, chỉ có hợp tác với đối tác mạnh nhất, thì việc trưởng thành mới đạt được tốc độ nhanh nhất, quy mô phát triển mới lớn mạnh.

Hợp tác với người mạnh nhất

Đồng hành cùng người mạnh mới có thể trở thành kẻ mạnh. Thổ Nhĩ Kỳ xếp hạng bóng đá chỉ thuộc hàng hạng hai hạng ba ở châu Âu nhưng lại đủ hoành hành ở châu Á, thế mà ủy ban bóng đá nước này kiên quyết gia nhập liên đoàn bóng đá châu Âu, vì họ cho rằng chỉ cạnh tranh cùng những quốc gia mạnh về bóng đá mới có thể nâng cao được trình độ. Từ thời Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản đã luôn tìm kiếm cách thoát khỏi những ảnh hưởng từ châu Á để liên kết với các nước châu Âu, đều cùng mạch tư duy như vậy.

Nương ông lớn chính là phải phát triển các mối quan hệ hợp tác với đối tác mạnh nhất.

Nếu hợp tác được với doanh nghiệp lớn, sẽ dễ dàng thu được thị trường khá ổn định, đồng thời có thể phát triển theo sự phát triển của tập đoàn doanh nghiệp lớn. Điểm thuận lợi khi hợp tác cùng công ty lớn không chỉ là kiếm tiền, mà còn là nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, hình ảnh thị trường tốt sẽ thu hút nhân tài và khách hàng đến, từ đó tạo nên vòng tuần hoàn thuận lợi. Microsoft có được thành tựu như ngày nay, chính là thu lợi từ việc nương vào IBM. Đây cũng là nguyên nhân Lakala gia nhập vào Lenovo, trở thành doanh nghiệp thành viên của tập đoàn này. Trong thị trường dịch vụ tài chính rộng lớn, sự ủng hộ tài chính của các cổ đông tập đoàn Lenovo là sự bảo đảm chắc chắn cho Lakala phát triển lâu dài.

Nương ông lớn cũng phải chú ý phân biệt ông lớn tốt và ông lớn xấu. Phải nương vào ông lớn tốt, nếu nương ông lớn không đi theo con đường chính đạo, thì ngay cả bản thân cũng sẽ bị dẫn vào ngã rẽ không mong muốn.

Lời khuyên 4

Sáng tạo là vũ khí tối ưu

Với người khởi nghiệp, trên đời này không tồn tại bí quyết thành công, những tác phẩm văn học mang tính tuyên truyền hoặc tự khen mình được các nhân sĩ tự nhận là thành công hoàn toàn không có giá trị tham khảo, Tôn Đào Nhiên nhiều năm liên tục khởi nghiệp, thuộc hàng thực chiến, ông có sự nhận thức sâu sắc về thị trường Trung Quốc, đồng thời ông cũng khéo léo trong việc lật lại vấn đề, đồng thời từ những vấn đề ấy, tổng kết rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, 36 lời khuyên đọc thì có vẻ chẳng hề hoa mỹ thậm chí còn rất tàn nhẫn, nhưng lại là thứ mà người khởi nghiệp có thể làm gương, vì người ta thường nói lời hay thường không thực, lời đúng thường nghịch tai.

Chu Hồng Y

Chủ tịch Công ty Vệ sĩ 360

  1. Vĩ đại không phải là mô phỏng lại

Chẳng có công ty vĩ đại nào có được thành tựu nhờ bắt chước và sao chép, đừng nên nghĩ rằng làm theo những quy tắc cũ hoặc ai bảo gì gật nấy là ổn thỏa nhất, sáng tạo mới là con đường tồn tại tốt nhất. Chỉ có sáng tạo mới có thể thu được thời gian và không gian sinh tồn.

Mô phỏng không phải là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công

Doanh nghiệp muốn thành công phải sáng tạo, chỉ ăn cắp hoặc sao chép lại sáng chế của người khác để giành được thành công gần như là điều không thể. Chẳng có công ty vĩ đại nào dựa vào bắt chước mà thành công cả. Hàn Quốc là quốc gia công khai đi theo con đường mô phỏng, nhưng mô phỏng BMW, Benz không hề khiến Huyndai hay Daewoo trở thành công ty ô tô vĩ đại.

Công ty nhỏ không thể sinh tồn bằng mô phỏng

Sáng tạo là cách sinh tồn tốt nhất. Muốn khởi nghiệp trước hết phải tạo ý thức sáng tạo, chỉ sáng tạo mới tìm được không gian sinh tồn, giành được thời gian cho sự phát triển,  tạo được sức chiến đấu của doanh nghiệp.

Nhiều người đã lầm khi cho rằng mô phỏng là phương thức đơn giản nhất, mô phỏng là quyền lợi của kẻ mạnh, kẻ yếu và đến sau thì chẳng có quyền ấy. Những sản phẩm thành công đều là kết quả của sáng tạo, sự thành công của Thương Vụ Thông cũng nhờ vào điều này.

Nhiều người khởi nghiệp cho rằng công ty mới thành lập có quy mô nhỏ, áp lực sinh tồn lớn, để sinh tồn chỉ có cách là mô phỏng hoặc đánh cắp sáng chế. Nhưng thực ra phải ngược lại mới đúng, sáng tạo là “ngón nghề” mà ông trời ban cho công ty nhỏ.

Công ty lớn phân cấp nhiều, kế hoạch mạnh, quy định phiền toái, chú trọng ổn định và quy phạm, tốc độ phản ứng với thị trường sẽ chậm. Đây là cơ hội của công ty nhỏ, công ty nhỏ phải dám mạo hiểm, dũng cảm sáng tạo, phản ứng nhanh, chỉ như vậy mới có cơ hội chơi với những công ty lớn cùng ngành.

Hơn nữa, công ty lớn có cơ sở khách hàng, thương hiệu nổi tiếng, có thực lực tài chính, là người đến sau, ăn cắp bản quyền sáng chế và mô phỏng công ty lớn thì về căn bản bạn chẳng có khả năng sinh tồn. Vì vậy, chỉ có khác biệt hóa mới có không gian thị trường.

  1. Chỉ có sáng tạo mới có cơ hội

Sáng tạo không chỉ là về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, phương thức quảng bá, mà cả các phương diện như cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thậm chí cơ cấu cổ đông. Là người đến sau, chúng ta dựa vào cái gì để vượt qua người khác? Chỉ có sáng tạo, đột phá những quy tắc thông thường mới có cơ hội, mọi thành công lớn đều là kết quả của sáng tạo, chỉ có sáng tạo không ngừng mới hy vọng có được không gian sinh tồn.

Mỗi doanh nghiệp thành công đều là kết quả của hàng loạt sáng tạo

Làm doanh nghiệp là sáng tạo và kinh doanh, chỉ sáng tạo mới có thể khởi nghiệp. Thành công là quá trình biến cái không thể thành có thể. Tìm kiếm nhu cầu khách hàng, không đặt rào cản, không e dè trước sự nghi ngờ của người khác, mạnh dạn suy nghĩ, thử nghiệm, thứ mất đi chỉ là sự tầm thường và trì trệ. Khi sáng tạo thành công, thứ thu được sẽ là cả thị trường!

Sáng tạo chia thành hai loại, một là phát hiện ra lục địa mới, như thị trường hoặc nhu cầu mới; hai là phá vỡ quy tắc thông thường, như dùng sản phẩm hoặc phương pháp mới để thỏa mãn nhu cầu đã có.

Quy tắc thông thường là cách làm cả ngành đã thành công, nên người đến sau nhao nhao bắt chước. Nhưng nếu thế, sao có thể đuổi kịp và vượt qua người dẫn đầu? Người đến sau, nếu không đột phá khỏi quy tắc thông thường, không sáng tạo, sẽ chẳng có cơ hội.

Sáng tạo là giá trị quý báu nhất của khởi nghiệp, phát hiện nhu cầu mới của người tiêu dùng, tìm thấy phương pháp thỏa mãn nhu cầu của họ, là chân lý của khởi nghiệp. Sứ mệnh của nhà sáng lập là sáng tạo, đằng sau mỗi doanh nghiệp thành công đều có hàng loạt sáng tạo, những sáng tạo ấy khiến sức chiến đấu của doanh nghiệp tăng lên gấp bội, đồng thời bộc lộ hết trong cuộc cạnh tranh. Groupon, iPhone, Lakala, “Tuần sanThời đại Máy tính” khi xuất hiện trên thị trường đều là độc nhất, đều là kết quả của sáng tạo.

Sáng tạo là một phương thức kinh doanh, mỗi góc nhỏ trong doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo. Sáng tạo càng nhiều, sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh, giá trị tạo ra cho người dùng càng cao.

Sáng tạo sản phẩm vô cùng quan trọng, nhưng không có nghĩa là toàn bộ sáng tạo của doanh nghiệp. Phát hiện nhu cầu người dùng, tìm được phương pháp hiệu quả mà đơn giản thỏa mãn nhu cầu ấy, đó là sáng tạo; phương pháp giải quyết nhu cầu khách hàng khác với người cùng ngành, đó cũng là sáng tạo; phương pháp giống nhau, nhưng cách quảng bá khác nhau, cũng là sáng tạo; đối với doanh nghiệp, sự sáng tạo trong hệ thống giá cả, hệ thống phân phối, cơ cấu tổ chức thậm chí là cơ cấu cổ đông đều sẽ trực tiếp nâng cao sức chiến đấu của doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp thành công đều không có trường hợp ngoại lệ, tất cả đều là kết quả của sự sáng tạo nhiều mặt.

Đầu tiên là sáng tạo sản phẩm

Ngày 18/12/1998, tôi chủ trì cuộc họp báo diễn ra ở khách sạn Shang-ri La, giới thiệu chiếc PDA với hệ điều hành bằng tiếng Trung của Thương Vụ Thông. Tuy chất lượng chưa hoàn toàn như ý muốn, nhưng nhiều sáng tạo trên sản phẩm là rất có tiềm năng.

Màn hình của Thương Vụ Thông rất lớn, gần gấp hai lần so với sản phẩm cạnh tranh, người dùng phản hồi về sản phẩm rất tốt. Phương pháp tra vấn “Bách gia tính” lần đầu sáng tạo ra đã đạt đến trình độ “tra danh bạ điện thoại chỉ cần một lần chạm”, còn sản phẩm cạnh tranh ít nhất cần đến ba lần chạm. Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền để mua kỹ thuật nhận biết chữ viết tay tốt nhất, từ đó tỷ lệ nhận biết chữ viết tay của thiết bị chúng tôi cao hơn sản phẩm cạnh tranh. Thậm chí chúng tôi còn tiên phong khi giới thiệu ra thị trường thiết bị lưu trữ chuyên dụng, giải quyết rất tốt vấn đề lưu trữ dữ liệu của người dùng.

Tiếp theo là sáng tạo giá cả

Các sản phẩm cùng loại luôn chọn phương pháp định giá siêu lợi nhuận, còn Thương Vụ Thông lại chọn cách giảm giá bán, định mức nằm trong khoảng 2.000 NDT. Mức giá này tương đồng với các sản phẩm cạnh tranh, nhưng màn hình của Thương Vụ Thông lớn hơn, lưu trữ dữ liệu nhiều gấp đôi, nên thực chất là đã giảm giá rất nhiều, hơn nữa với 2.000 NDT là ranh giới có thể xem như giới hạn thấp nhất về giá của một sản phẩm công nghệ cao. Sự sáng tạo của Thương Vụ Thông còn thể hiện ở hệ thống giá, chúng tôi kiểm soát nghiêm ngặt giá bán lẻ, công bố giá bán lẻ ngay trong quảng cáo đồng thời nghiêm cấm các đại lý, nhà bán lẻ hạ giá sản phẩm. Việc này bảo vệ được cảm giác về giá trị của sản phẩm, đồng thời duy trì được không gian lợi nhuận của các đại lý, xây dựng nền móng vững chắc nhằm phát triển thị trường rộng lớn.

Kế đó là sáng tạo phân phối

Sáng tạo phân phối là một điểm sáng, nền tảng thành công của Thương Vụ Thông. Hồi đó, thực lực đại lý thương mại trong ngành PDA rất yếu, nhiều đại lý là cửa hàng gia đình, vốn chỉ có mấy chục ngàn hơn nữa còn cùng lúc làm đại lý cho mấy sản phẩm, thường là bán buôn, dù lợi nhuận ít nhưng bán được nhiều là tốt.

Tôi đề xuất sáng tạo kênh phân phối, lý luận của tôi là, nếu đại lý không đủ thực lực để làm toàn tỉnh, tại sao trao quyền đại lý toàn tỉnh cho họ? Chỉ trao cho anh ta một thành phố nào đó, nhưng thành phố này tôi chỉ cho một mình anh làm đại lý của tôi, yêu cầu anh quảng cáo mở rộng thị trường, đem sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, chứ không cho phép làm đại lý hoặc bán lẻ sản phẩm vượt quá khu vực chỉ định.

Thông lệ trước đó là ký gửi, đầu tiên nhà sản xuất xuất hàng, sau khi kinh doanh 60 ngày, 90 ngày đại lý tổng kết, việc đó tạo nên nhiều “nợ tam giác” giữa nhà sản xuất và đại lý, giữa các đại lý với nhau. Sáng tạo mà tôi đề xuất là thanh toán ngay khi hàng xuất kho, khi mới bắt đầu có rất nhiều trở ngại, người trong nghề cho rằng tôi chẳng hiểu gì về thông lệ nghề nghiệp, nhưng tôi tin chắc mình đã làm đúng, thà để tốc độ tiêu thụ chậm một chút cũng phải kiên trì chính sách phân phối của chúng tôi. Vì cơ chế đại lý độc quyền trong một khu vực nhỏ đã giải quyết được thực lực yếu của đại lý và chuỗi cung ứng hàng hóa; đại lý độc quyền đã giải quyết được vấn đề tập trung vào thị trường của đại lý và sức sống của kênh phân phối. Kết quả chúng tôi đã thành công, mô hình kênh phân phối của chúng tôi cũng bắt đầu trở thành hình mẫu để các doanh nghiệp khác noi theo, nhưng cuối cùng chẳng doanh nghiệp nào có thể bắt chước thành công.

Cuối cùng là sáng tạo quảng cáo

Đầu tiên, chúng tôi chọn hình ảnh người mẫu làm đại diện thương hiệu sau đó nâng cao chuẩn mực phim quảng cáo. Năm 1998, ngành PDA ngoài hai doanh nghiệp của Đài Loan ra thì có rất ít doanh nghiệp sử dụng hình ảnh đại diện. Thương Vụ Thông hướng tới ba đối tượng khách hàng: người có tiền, người có quyền hoặc vừa có tiền vừa có quyền, nhóm người này đa số là nam giới, nếu dùng hình ảnh một cô gái xinh đẹp làm người đại diện có thể rút ngắn khoảng cách giữa họ với sản phẩm của chúng tôi, làm mềm hóa cảm giác lạnh lùng của sản phẩm điện tử. Vậy là chúng tôi đã mời Trần Hảo, Lý Tương làm đại diện thương hiệu.

Tiếp đó, tôi đẩy tiêu chuẩn thiết kế quảng cáo đạt đến chuẩn mực của ngành IT, khiến quảng cáo của Thương Vụ Thông xem qua là đã thấy cao hơn một bậc so với đối thủ cạnh tranh. Tôi thường xuyên nói với cấp dưới rằng “mỹ học là phải khiêm nhường hướng xuống mọi tầng lớp”, món hàng mà một tiến sĩ, thậm chí có thể một học sinh tiểu học cũng biết rõ, nhưng thứ mà một học sinh tiểu học biết, chưa chắc tiến sĩ đã biết. Cho nên, chúng tôi cần phải làm việc theo tiêu chuẩn thẩm mỹ ở cấp độ tương đối cao.

Cuối cùng, sáng tạo quan trọng nhất trong quảng cáo của Thương Vụ Thông là “phát quảng cáo thời gian dài vào thời gian rác”. Khách hàng mục tiêu của chúng tôi đều bận rộn, vì thế họ không có thời gian ngồi trước tivi, xem sách đọc báo, nên chúng tôi chọn “thời gian rác” có rất ít người quảng cáo như đêm khuya, sáng sớm, giữa trưa, với phương thức chọn “mua thời gian chẳng ai mua” chúng tôi đã có được thời lượng quảng cáo dài với chi phí cực thấp, cuối cùng đạt hiệu quả “chỉ cần bạn mở tivi trong đêm khuya, thì toàn bộ quảng cáo hầu như đều là của Thương Vụ Thông”. Do sản phẩm của chúng tôi khá mới mẻ, nhiều khách hàng chưa từng tiếp xúc, quảng cáo 15 và 30 giây chẳng đủ nói rõ, nên quảng cáo của chúng tôi thường dài đến 10 phút, Trần Hảo và Lý Tương thuyết minh trình diễn rõ ràng từng tính năng, cách dùng, giữa quảng cáo chen thêm phim ảnh dài vài phút, để khách hàng thật sự hiểu rõ được các ứng dụng của sản phẩm.

  1. Phải xây dựng một môi trường sáng tạo ngay từ đầu

Người khởi nghiệp đa số đều có tính tranh mạnh hiếu thắng, không chịu theo sau người khác, tự xem mình thanh cao, không bắt chước người khác, không chịu theo sau người khác là động lực để đột phá không ngừng, tự xem mình thanh cao không muốn bắt chước người khác là nhân tố cơ sở để tạo ra sáng tạo.

Sáng tạo đáng quý, ăn cắp đáng nhục!

Sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là động lực của xã hội sáng tạo. Một quốc gia không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì không có tiền đồ, một dân tộc không sáng tạo thì chẳng có hy vọng.

Nhiều năm nay mọi người cho rằng việc ăn cắp kỹ thuật thương hiệu của nước ngoài là chiếm được lợi thế, thực ra phần kiếm được rất nhỏ mà phần thua thiệt cực lớn, hậu quả là giết chết vùng đất sáng tạo bản địa.

Ở Google, nếu bạn mô phỏng và ăn cắp bản quyền sáng chế, bạn sẽ chịu rủi ro về pháp luật, không ai thèm đầu tư cho bạn, và công nhân viên sẽ khinh bỉ bạn. Một vùng đất như vậy tự nhiên sẽ kích thích sáng tạo. Ở Trung Quốc, ngay cả ông chủ lớn còn bán hàng giả, thì lấy đâu môi trường sáng tạo tốt.

Tôi rất tán đồng với “bốn điều không nói” của anh Trần Dần Khác: không nói điều người đi trước đã nói, không nói điều người gần đây đã nói, không nói điều người nước ngoài đã nói, điều bản thân đã nói rồi cũng không nói lại, chỉ nói về những gì chưa từng có ai nói.

Tôi và đội ngũ sáng lập luôn kiên trì “3 việc không làm”: ý tưởng hay đến mấy nhưng phát hiện người khác đã làm thì không làm, không làm lại máy móc những việc bản thân đã làm, không làm những việc không có giá trị chính đáng cho sự tiến bộ của xã hội.

Tôi tuyệt đối không chấp nhận bản thân phụ họa theo người khác. Ăn cắp, dù thắng thì đã sao? Có doanh nghiệp vĩ đại hay người bình thường nào nổi tiếng lâu bền chỉ nhờ ăn cắp. Người ăn cắp cũng biết ăn cắp là xấu, nhưng mang tâm lý thắng làm vua thua làm giặc, nên cho rằng dùng mánh khóe có thể thành công, sau thành công có thể “rửa tay gác kiếm”. Thực tế không thể có chuyện ăn cá không tanh miệng, ăn cắp chẳng những không thành công mà còn trở thành trò cười.

Tiếp đến, tôi cho rằng cần luôn có chí tiến thủ, một việc khi bản thân đã làm được rồi, cũng có nghĩa sẽ mất đi sự hứng thú để lặp lại việc đó. Sự khởi nghiệp liên tiếp của tôi, đều bắt nguồn từ cách nghĩ này.

Cuối cùng, phàm là người tự thân sáng lập doanh nghiệp đều muốn kiếm nhiều tiền, nhưng không phải việc gì kiếm được nhiều tiền cũng đáng để làm. Doanh nghiệp phải lấy lợi nhuận làm mục đích, nhưng nếu chỉ biết tiến đến mục đích bằng mọi giá rất có thể sẽ khiến bạn cách mục tiêu ngày càng xa. Doanh nghiệp là một phần của xã hội, việc không có giá trị tích cực với sự tiến bộ của xã hội thì đừng làm, nếu không tác dụng phụ mà bạn gây ra cũng sẽ tác động ngược lại chính bạn, khiến bạn nhẹ thì thân bại, nặng thì danh liệt.

Niềm tin này đã theo tôi trong suốt 20 năm khởi nghiệp, những công ty mà tôi điều hành hoặc tham gia đầu tư đều không có công ty nào là mô phỏng hay ăn cắp bản quyền trí tuệ của người khác, tất cẻ đều thuộc lĩnh vực sáng tạo, phương pháp sáng tạo, đồng thời đều đạt đến đẳng cấp dẫn đầu trong ngành ấy.

Sáng tạo cần có một môi trường

Mô hình tốt, sản phẩm tốt của người khác có thể lấy làm gương. Mỹ phát minh ra mô hình mới, sản phẩm mới, bạn có thể học theo mô hình đó, sản phẩm đó tại đất nước mình là điều chẳng có gì đáng trách, nhưng nếu rập khuôn hoàn toàn thậm chí ngay cả lỗi cũng rập khuôn thì có vấn đề.

Một quan chức có tầm nhìn nói rằng, trước đây chúng ta cho rằng “làm thảo khấu” với thành quả của nước ngoài là chiếm được lợi của người ta, vì tiết kiệm nhiều kinh phí nghiên cứu phát triển, chi phí thương hiệu, nhưng qua nhiều năm mới phát hiện, kiểu khôn vặt này làm tổn hại ghê gớm chính mình. Trong môi trường không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chẳng ai muốn sáng tạo, không ai có thể sáng tạo, dẫn đến hiện nay mất đi năng lực sáng tạo, cuối cùng khoảng cách so với nước ngoài ngày càng khó đuổi kịp.

Môi trường sáng tạo đòi hỏi người lãnh đạo phải xây dựng.

Càng về sau này, quy mô doanh nghiệp càng lớn, càng theo trình tự từ dưới lên trên, cho nên việc mở rộng con đường để cấp dưới thoải mái đóng góp là vô cùng quan trọng. Mở rộng con đường ấy cần phải có một bầu không khí cởi mở, phải đích thân ta xây dựng nên ngay từ đầu, không chỉ áp đặt ý kiến của mình lên người khác, mà còn phải chân thành lắng nghe từng ý kiến đề xuất, để kịp thời khẳng định và khuyến khích những kiến nghị có thể áp dụng được.

Việc thiết lập KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả) vô cùng quan trọng. Nếu thiết lập mục tiêu cường điệu quá mức, hoặc là chỉ tiêu quá cao, đều sẽ khiến công nhân viên chẳng có thời gian chú tâm đến sáng tạo.

Người sáng tạo chắc chắn ở phe thiểu số, và luôn gặp phải sự chất vấn nghi ngờ của phe đa số; sáng tạo phải kinh qua sự tìm tòi đầy gian nan, thất bại liên tục; sáng tạo sẽ xúc phạm những người có lợi ích hoặc đang dẫn đầu thị trường. Sáng tạo là việc làm rất khó khăn, và đây cũng chính là ý nghĩa của sự sáng tạo.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button