Văn học nước ngoài

Thanh Gươm Công Lý

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : A. J. Cronin

Download sách Thanh Gươm Công Lý ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

Tiểu thuyết Thanh gươm công lý xuất bản lần đầu tiên năm 1953 là một bản cáo trạng hùng hồn lên án guồng máy tư pháp của nước Anh vào thế kỷ XX. Đó là một bộ máy già nua lỗi thời, được dựng lên từ thời Trung cổ và tồn tại suốt bảy thế kỷ nay. Vì thế, tất nhiên nó mắc phải những sai lầm nghiêm trọng và không còn khả năng làm tròn chức năng đảm bảo công bằng tối thiểu về pháp lý theo kiểu tư sản cho mọi người dân.

Một nhược điểm cơ bản của nó là chế độ bồi thẩm đoàn, theo đó quyền biểu quyết có tội hay không có tội là thuộc về các bồi thẩm. (Đây cũng chính là cái dân chủ, công bằng giả hiệu của luật pháp tư sản). Vấn đề đặt ra là liệu các bồi thẩm có đủ khả năng và sáng suốt để làm nhiệm vụ của mình một cách vô tư và công bằng không? Thực tế cho thấy đa số các bồi thẩm thường thiếu kiến thức sâu sắc về tâm lý, thiếu trình độ hiểu biết về luật pháp, thậm chí thiếu cả khả năng suy luận vô tư. Do đó, phía có quyền buộc tội (công tố viện) dễ dàng gây ảnh hưởng với bồi thẩm đoàn bằng những lý luận thiên lệch hết sức tinh vi nhằm đạt mục đích ích kỷ cá nhân là thăng tiến trên đường công danh, bằng những ngôn từ hoa mỹ chủ tâm khích động nơi các bồi thẩm sự tức giận và lòng căm thù vô cùng bất lợi cho các bị cáo. Vốn coi nhẹ sinh mạng con người hơn quyền lợi riêng tư của mình, phía buộc tội vận dụng đủ mọi phương tiện và mánh khóe để áp đặt ý đồ của mình. Trong những điều kiện như thế, bồi thẩm đoán khó lòng biểu quyết trái ý phía buộc tội là một bản án tử hình cho bị cáo.

Vì thế, người ta không chút ngạc nhiên khi thấy tình trạng công lý bị vo tròn, bóp méo trong tay một số giới chức có thẩm quyền điều tra và buộc tội. Và cũng từ đó phát sinh biết bao bi kịch…

Nhà văn A.J.Cronin đã kể lại một trong những bi kịch như thế trong quyển Thanh gươm công lý mà nội dung có thể tóm lược như sau:

“Đêm 8 tháng 9 năm 1921, tại thành phố Wortley thuộc vùng Midlands của nước Anh, xảy ra một án mạng thật dã man. Nạn nhân là một người đàn bà trẻ đẹp tên Mona Spurling bị cắt đứt cổ họng. Nhiều ngày sau đó, cảnh sát đã bắt giữ Rees Mathry, đại diện thương mại của một hãng mứt kẹo lớn ở Wortley, trong lúc anh đang cùng gia đình gồm vợ và con trai mới 9 tuổi chuẩn bị lên đường đi nam Mỹ. Anh bị tình nghi là người đã giết Mona Spurling.

Sau cuộc điều tra, Rees Mathry bị đưa ra tòa đại hình Wortley và bị kết án tử hình. Nhưng, sau đó anh được giảm án thành khổ sai chung thân và bị giam ở nhà tù Stoneheath.

Mười lăm năm trôi qua, con trai của Rees Mathry là Paul được 21 tuổi. Một hôm Paul được biết số phận bi thảm của cha mình mà lâu nay mẹ chàng đã cố tình giấu giếm. Tình thương cha đã thúc đẩy Paul lao mình vào một cuộc phiêu lưu gian khổ và nguy hiểm quyết tìm cho ra sự thật…”

Bằng một ngòi bút sắc sảo, A.J.Cronin đã khắc họa nhân vật Paul từ tình thương yêu cha mãnh liệt đã lao vào một cuộc truy tìm vất vả gian khổ, và đó cũng chính là chủ đề của tác giả muốn đấu tranh cho một nền công lý…

Phần đánh giá cuối cùng về nội dung và nghệ thuật của A.J.Cronin xin dành cho bạn đọc.

Xin trân trọng giới thiệu với các bạn.

Mỗi chiều thứ tư, khi mãn giờ làm việc, mẹ của Paul[1] đều rời Tòa thị sảnh dùng xe lửa điện đến nhà thờ Merrion[2] để dự buổi lễ hàng tuần; đúng năm giờ, Paul đến rước bà sau buổi học triết. Nhưng hôm nay, Paul bận nói chuyện với giáo sư Slade[3], và khi thấy đã trễ giờ, anh bèn đi thẳng về nhà.

Trời tháng sáu. Chiều xuống rất đẹp trên thành phố Belfast[4], tô một vẻ hấp dẫn kỳ lạ lên những ngôi nhà u buồn, tường vách nám khói. Dưới khung trời màu hổ phách, đường nét thô kệch của những mái nhà và ống khói trong thành phố lớn Ái Nhĩ Lan biến mất, nhường chỗ cho một vẻ đẹp huyền bí, chỉ tìm thấy trong những giấc mộng huy hoàng.

Paul đi ngược lên đường Larne[5], một con đường nhỏ yên tĩnh, hai bên có những ngôi nhà gạch xây liền nhau từng đôi một. Nơi đây mẹ con Paul sống trong căn nhà số 29 gồm ba phòng. Paul cảm thấy tim mình rộn lên một niềm vui. Vẻ đẹp của hoàng hôn, niềm tin nơi cuộc sống đầy hứa hẹn làm tâm hồn Paul lâng lâng. Dừng lại trước thềm nhà, chàng tuổi trẻ với đầu trần và bộ y phục bằng nỉ cũ đã sờn, khoan khoái hít một hơi dài, rồi hăng hái mở cửa, nhanh nhẹn bước vào. Từ trong nhà bếp, con chim yến cất tiếng hót mừng. Paul huýt sáo đáp lại, cởi chiếc áo vét-tông ra mắc lên giá, bắc ấm nước lên bếp và chuẩn bị bữa ăn tối. Vài phút sau chiếc đồng hồ treo tường gõ bảy giờ và Paul nghe tiếng chân mẹ bước qua cổng ngoài. Chàng vui vẻ mừng mẹ khi bà vào nhà, dáng người gầy gò trong bộ y phục màu đen u buồn, hơi nghiêng về một bên dưới sức nặng của cái xắc “nhét đủ thứ” mà lúc nào bà cũng mang theo…

– Xin mẹ tha lỗi. Con không đến đón mẹ được. – Paul nở một nụ cười mơn trớn nói với bà. – Giáo sư Slade hứa cho con một chỗ làm. Con có thể tin tưởng nơi ông ta.

Bà Burgess[6] nhướng đôi mắt cận thị nhìn con trai mình rất lâu. Dưới chiếc nón nhỏ đánh sáp bóng, mái tóc bạc lòa xòa làm hiện rõ nét mệt mỏi và nhẫn nại chịu đựng trên gương mặt đã hằn sâu nhiều vết nhăn. Nhưng, trước ánh mắt vui tươi của con, bao vẻ u sầu của bà bỗng tan biến hết. “Đó là một gương mặt trung hậu, có lẽ không được đẹp trai lắm, nhưng cởi mở và thẳng thắn”, bà thầm nghĩ, và cảm tạ Thượng Đế đã tránh cho con mình những tai họa thường đi chung với cái bên ngoài. Paul hơi gầy, hai xương gò má nhô lên quá cao, đôi mắt màu xám tinh anh dưới vầng trán rộng, tóc hớt ngắn. Thân hình liền lạc, vững chắc và có thể nói là khá cân đối nếu một tai nạn trong sân cỏ không làm cho đầu bàn chân phải của anh hơi nghiêng về phía trong một chút.

– Con yêu quý, mẹ rất sung sướng thấy con thành công, và mẹ hiểu ngay con có lý do không đến đón mẹ. Cô Ella[7] và ông Fleming[8] rất tiếc về sự vắng mặt của con.

Cuộn tròn đôi găng tay lại, bà rút từ trong cái xắc ra hai khúc thịt nguội bao bằng giấy mỡ và một gói bánh mì nhỏ mà bà rất ưa thích. Cả hai ngồi vào bàn, và sau khi đọc kinh xong, họ bắt đầu bữa ăn chiều. Paul cảm thấy tin đó đã làm cho mẹ vô cùng sung sướng.

– Đây là một dịp may, mẹ biết không? Ba đồng ghi-ni[9] mỗi tuần, và cứ thế suốt kỳ hè, nghĩa là trong chín tuần lễ.

– Đây là một sự thay đổi thích thú cho con sau những tháng học cuối cùng, trước khi thi.

– Dạ, dạy lớp hè thật là khỏe.

– Paul, con hãy cảm ơn Chúa đi con.

– Con phải gởi một chứng từ khai sinh ngay tối nay cho giáo sư Slade, – Paul nói, vừa cố nén một nụ cười.

Một sự im lặng đột ngột bao trùm căn nhà. Mẹ Paul cúi gầm đầu xuống, tay mân mê cái thìa, lơ đễnh với một mảnh lá trà trong tách. Bà nói nho nhỏ:

– Một tờ khai sinh… Để làm gì?

– Đó chỉ là thủ tục thôi mẹ à. Người ta không chịu mướn những sinh viên chưa đến tuổi thành niên. Con phải vất vả lắm mới thuyết phục được giáo sư Slade tin là con vừa đủ hai mươi mốt tuổi.

– Đáng lẽ ông ấy chỉ cần tin con bằng lời thôi cũng đủ.

– Nhưng thưa mẹ, đó là nguyên tắc, – Paul kêu lên, vẻ ngạc nhiên. – Con phải gởi một đơn xin việc kèm theo tờ khai sinh đến Hội đồng quản trị nhà trường.

Bà Burgees không đáp lại, và sau đó hồi âm im lặng, Paul kể lại cho mẹ nghe với một vẻ khá hài hước cuộc hội kiến giữa chàng với ông Slade, vừa là giáo sư vừa là hiệu trưởng trường dạy hè ở Portray[10]. Bỗng nhiên, mẹ chàng lộ vẻ dao động, bối rối:

– Paul… mẹ không chắc lắm… nhưng dầu sao… mẹ không mấy thích con đi làm ở Portray.

– Sao thế mẹ? – Chàng kêu lên, ngạc nhiên. – Từ nhiều tháng nay, hai mẹ con mình chỉ toàn nhắc đến chuyện này.

– Mẹ đã suy nghĩ lại… như vậy con phải xa mẹ…

Bà ngập ngừng mắt nhìn xuống:

– Hơn nữa, chúng ta sẽ không được nghỉ hè chung với gia đình Fleming, cô bé Ella sẽ buồn, và chính con, con cũng sẽ hối tiếc…

– Không, mẹ đừng lo lắng chuyện vẩn vơ.

Lòng đang hăng hái, Paul gạt bỏ hết mọi đắn đo, e dè của mẹ, và trước khi bà kịp mở miệng ngăn cản, chàng đã chạy vội vào phòng để viết đơn.

Đó là một phòng rất nhỏ, ở phần trước của căn nhà, gồm độc nhất có một bàn học, vách tường được phủ kín bằng một loại giấy bìa màu trắng trên đó dán đầy hình ảnh các danh thủ của những đội bóng đá nối tiếng. Bên trên lò sưởi trưng bày những cúp đoạt được trong các cuộc tranh tài với những đội banh sinh viên khác. Bên dưới cửa sổ là một tủ sách nhỏ, đầy những quyển tiểu thuyết chọn lọc và sách nghiên cứu, phần đông thuộc loại cổ điển. Đối diện với tủ sách là chiếc giường ngủ nhỏ được kê sát vào một góc phòng sau một tấm màn màu xanh lá cây. Tập vở xếp ngay ngắn trên tấm vải trải giường. Cách bày biện trong phòng cho thấy chàng có một cá tính cao đẹp, tinh thần minh mẫn và thể xác lành mạnh. Người khó tính nhất cũng chỉ có thể phê bình chàng tỏ ra quá thứ tự ngăn nắp. Điểm đó có lẽ là do ảnh hưởng của mẹ chàng.

Paul thảo lá đơn trong nháy mắt. Chàng đọc lại rất cẩn thận rồi mới ra tìm mẹ.

– Mẹ có thể đưa cho con tờ khai sinh không mẹ? Con muốn gởi lá thơ này ngay tối nay.

Từ lúc Paul vô phòng, bà Burgess vẫn ngồi bất động trên ghế, trước cái bàn con la liệt chén dĩa. Bà có vẻ hơi đỏ mặt, trả lời giọng pha một chút gay gắt:

– Mẹ không biết nó ở đâu. Mẹ cần có thì giờ để tìm kiếm.

– Ồ! Thưa mẹ, đâu có gì khó. Nó ở trong ngăn tủ phía trên chớ gì.

Paul nói vừa đưa mắt nhìn về phía cái tủ to, nơi mẹ chàng cất tất cả mọi giấy tờ, vài vật kỷ niệm, quyển thánh kinh và cặp mắt kính của bà.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button