Văn học nước ngoài

Những Cuộc Phiêu Lưu Của Mít Đặc Và Các Bạn

[www.downloadsach.com] Nhung cuoc phieu luu cua Mit dac va cac ban - Nicolas Nosov1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nicolas Nosov

Download sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Mít Đặc Và Các Bạn ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời giới thiệu


Trong những trang sách giàu tưởng tượng và tươi vui dí dỏm này, tác giả đã xây dựng nên một thế giói các cô các chú tí hon hết sức tinh nghịch và ngộ nghĩnh.

Các cô các chú tí hon, đặc biệt là các chú, không giống các bác lùn râu bạc trong các truyện cổ xưa tí nào mà lại y hệt như con người chúng ta ngày nay, những người cực kỳ hoạt náo, lúc nào cũng hăng say lao động, đốn cây cưa gỗ, chế tạo ra những máy móc kỳ lạ, luôn luôn làm thơ, ca hát và khám phá ra những vùng đất đai mới mẻ…

Mít Đặc, nhân vật chính trong truyện, có nết tốt như rất ham hiểu biết, cái gì cũng muốn học: học nhạc, học vẽ, học làm thơ, học lái ôtô… Nhưng chỉ vì tội chú nông nổi, lười suy nghĩ nên học cái gì cũng chẳng thành công. Chú cũng có nết xấu là đối xử không tốt với các bạn gái, hay nói khuếch khoác và thích chỉ tay năm ngón hơn là bắt tay vào làm việc… Trái lại với Mít Đặc, Biết Tuốt là chú tí hon thông minh, hiểu biết rộng, chín chắn, đúng mực và Mắt xanh là cô tí hon điềm đạm, hoà nhã, có quan hệ bạn bè đúng đắn, đã thành thật giúp đỡ Mít Đặc nhận ra sai lầm trước đây của chú.

Qua những trang viết dí dỏm, tươi vui và giàu trí tưởng tượng, cộng thêm những minh hoạ sinh động, ngộ nghĩnh, độc giả nhỏ tuổi sẽ được bước vào một thế giới mới mẻ, kỳ lạ nhưng cũng rất gần gũi, thân quen qua Chuyện Phiêu Lưu Của Mít Đặc Và Các Bạn. Chính vì thế mà từ khi ra đời vào năm 1945 cho đến nay, tác phẩm mang tính giáo dục cao này của nhà văn người Ucraina, Nikolay Nosov, đã luôn cuốn hút được hàng chục triệu trẻ em trên khắp thế giới.

ĐỌC THỬ

Chương 1: Các cô chú tí hon ở thành phố Hoa

Người ta gọi họ là tí hon vì họ chỉ lớn xấp xỉ bằng quả dưa chuột nhỏ. Họ ở tại một thành phố rất đẹp, đẹp như mọi thành phố trong truyện thần tiên. Xung quanh các nhà mọc đủ các thứ hoa: hoa mẫu đơn, hoa cúc, hoa lan và các phố xá mang những tên hoa: phố Hoa Bìm bìm, phố Hoa Cúc, phố Hoa Mua. Còn thành phố được gọi là thành phố Hoa, nằm trên bờ suối mà các cô chú tí hon gọi là sông Dưa chuột vì chung quanh mọc rất nhiều dưa chuột.

Đằng sau con sông có một khu rừng. Các cô chú tí hon lấy vỏ cây bạch dương làm thuyền và dùng thuyền đó qua sông vào rừng kiếm quả, hạt dẻ và nấm. Bé bỏng như họ mà đi hái quả đã là cả một việc công phu, nhưng muốn kiếm hạt dẻ thì họ lại còn phải khổ công hơn nữa, họ phải trèo lên cành cây mang theo cả cưa, vì lẽ dĩ nhiên họ không thể nào hái hạt dẻ bằng tay không được. Khi họ đi hái nấm, họ cũng phải dùng cưa để cưa nấm sát đất rồi đẵn ra thành nhiều miếng nhỏ để tha về nhà cho tiện.

Có hai loại tí hon: tí hon trai và tí hon gái. Các chú tí hon thường mặc một chiếc quần dài hoặc đánh một cái quần đùi có dây đeo, còn các cô tí hon thì ưa mặc áo dài màu sặc sỡ. Ngại mất thì giờ chải đầu chải tóc, các chú thích cắt tóc ngắn, còn các cô thì trái lại, để tóc thật dài và ưa chải chuốt cho đẹp. Các cô tết tóc thành những cái đuôi sam dài và thắt bằng những dải vải nhỏ, họ đeo những chiếc nơ cả ở giữa đỉnh đầu. Nhiều chú tí hon tự hào rằng mình là con trai, không đi lại chơi bời gì với các cô tí hon. Còn về phía các cô thì lại mong đừng có chuyện gì dính dáng với các chú tí hon. Mỗi khi trông thấy một chú tí hon đi tới là các cô vội vàng rảo bước qua phố. Các cô làm thế là đúng, bởi vì có một vài chú tí hon hễ đi gần các cô là thế nào cũng nói những điều bậy bạ hoặc xô đẩy họ, hoặc xấu thói hơn nữa là giật đuôi sam của họ. Dĩ nhiên là cũng có những chú tí hon không làm như vậy nhưng điều đó có ghi rõ ràng ở trên trán họ đâu, cho nên tốt hơn hết là các cô đừng có chạm mặt với các chú. Các chú lúc cáu lên gọi các cô bằng mọi biệt hiệu nhảm nhí và ngược lại, các cô cũng tặng cho các chú đủ thứ tên cay cú.

Có lẽ một vài bạn đọc sẽ kêu rằng tôi bịa ra những chuyện này và trong thực tế làm gì có những chú tí hon như thế. Nhưng tôi không nói là trong thực tế có những chú như vậy. Thực tế là một việc và một thành phố trong truyện lại là một việc khác. Trong một thành phố ở trong truyện thì việc gì cũng có thể xảy ra được.

Mười sáu chú tí hon cùng ở một căn nhà trong phố Hoa Bìm bìm. Thoạt tiên là Biết tuốt. Người ta gọi chú như vậy là vì chú hiểu biết rất nhiều điều. Và chú hiểu biết nhiều điều là bởi vì chú đọc rất nhiều sách. Trong phòng của chú, chỗ nào cũng có sách: trên bàn và dưới gầm bàn, trên giường và dưới gầm giường nữa. Biết tuốt đọc sách nhiều nên đã trở thành thông thái: người ta yêu mến chú và lắng nghe chú nói. Bao giờ chú cũng mặc một bộ quần áo đen và khi chú ngồi vào bàn đọc sách với cặp kính đeo trên mũi thì người ta cứ ngỡ chú là một vị giáo sư.

Sau đó là bác sĩ Thuốc viên nổi tiếng có tài chữa mọi bệnh cho các cô chú tí hon. Lúc nào người ta cũng thấy chú khoác áo choàng trắng và đội mũ trắng. Ngoài ra còn có chú thợ máy Bu loong với chú giúp việc Đinh vít; chú Nước đường nghiện uống nước ngọt có ga, một chú tí hon lịch sự nhất, vốn hay bực mình khi người khác quên nói “cám ơn” hay “xin vô phép”; chú thợ săn Viên đạn với con chó Mực và khẩu súng bắn bằng đạn nút bấc; hoạ sỹ Thuốc nước, nhạc sỹ Kèn đồng. Còn có các chú Cáu kỉnh, Lặng lẽ, Tròn xoay, Nhanh nhảu, Mất sạch, và hai anh em chú Ngộ nhỡ, Chắc chắn. Nhưng người mà ai cũng quen biết là Mít đặc. Người ta gọi chú như vậy là vì chú chẳng hiểu biết điều gì cả.

Chú đội một cái mũ to xanh biếc và mặc một cái quần vàng, một chiếc áo sơ mi màu da cam và thắt một cái cà vạt xanh lá cây. Tính chú ưa những màu sặc sỡ. ăn mặc loè loẹt như con vẹt, cả ngày chú lượn quanh thành phố, bịa đặt ra đủ chuyện để kể cho bất kỳ ai muốn hóng chuyện và thường xuyên trêu chọc các cô tí hon. Nhác thấy chiếc áo sơ mi màu da cam của chú là các cô đã quay gót trở về nhà. Mít đặc có một cậu bạn là chú Tịt mũi ở phố Hoa Cúc. Hai chú mà tán chuyện thì kéo dài đến hàng giờ và mỗi ngày gây sự với nhau hai mươi lần và cũng xử hoà hai chục bận.

Đây là một chuyện đã xảy ra làm cho Mít đặc nổi danh đình đám.

Một hôm, Mít đặc lượn chán trong thành phố rồi ra ngoài đồng chơi. Ngoài đồng vắng tanh vắng ngắt. Chỉ có một con bọ dừa đang bay. Con bọ dừa vốn mắt không được tinh cho lắm nên húc ngay phải gáy Mít đặc. Mít đặc ngã lăn ra đất. Con bọ dừa liền thừa cơ lủi mất. Khi Mít đặc đứng dậy, chú nhìn quanh tự hỏi không biết người nào đã làm cho chú té nhào. Chú chẳng trông thấy một ai.

Chú tự nhủ: “Chắc có cái gì từ trên trời rơi xuống ?”

Chú ngẩng đầu nhìn trời nhưng chỉ nhìn thấy mặt trời rực sáng. Nhìn ông mặt trời rực sáng, chú lại nghĩ: “Cái đó hẳn là từ trên mặt trời rớt xuống, chắc có một mẩu nào rời ra và rơi trúng đầu mình”.

Trở về nhà, Mít đặc gặp nhà thiên văn Thuỷ tinh. Chú Thuỷ tinh quả thật là táo tợn! Chú lấy những mảnh chai làm thành một thứ kính phóng đại và với nhiều mảnh kính đó, chú làm ra một ống kính khổng lồ để ngắm trăng sao. Vì thế chú trở thành nhà thiên văn.

Mít đặc gọi chú:

– Ê, Thuỷ tinh! Cậu biết chuyện gì vừa xảy ra ko? Một mảnh mặt trời rơi vào đầu tớ đấy!

Thuỷ tinh cười to:

– Chỉ khoác lác thôi! Nếu vậy thì nò phải đập bẹt cậu ra thành một cái bánh đa. Mặt trời to lắm, to hơn quả đất kia.

– Không thể thế được! Hình như nó chả to hơn cái đĩa đâu, – Mít đặc trả lời.

Thuỷ tinh giải thích:

– Đúng là chúng mình thấy nó y như bằng cái đĩa nhưng tại vì nó ở rất xa. Thực ra, mặt trời là một quả địa cầu khổng lồ. Mình đã nhìn thấy nó trong ống kính của mình. Nếu nó chỉ rớt xuống một mẩu nhỏ xíu thôi thì cũng đủ phá tan cả thành phố của chúng mình,

Mít đặc kêu to:

– Không thể được! Không tin được! Tớ sẽ kể chuyện ấy cho bọn chúng nó nghe, tớ chắc là chúng nó chả biết đâu. Còn cậu thì dù sao cũng cứ nhìn vào ống kính của cậu: biết đâu chẳng có mảnh nào đó rớt xuống thì sao? Mít đặc bỏ chạy liền. Và hễ gặp chú tí hon nào, chú cũng báo tin ngay:

– Này, cậu có biết mặt trời to bằng nào không? Nó to hơn quả đất chúng ta. Có một mảnh mặt trời rời ra và rớt xuống rất nhanh. Chúng mình rồi sẽ bẹp hết ráo. Thật là khiếp! Cậu thử hỏi cậu Thuỷ tinh mà xem.

Ai nghe chú nói cũng cười: người ta biết chú là chàng ba hoa. Ba chân bốn cẳng chạy một mạch về đến nhà, chú thét tướng lên:

– Anh em ơi! Trốn đi thôi! Có mảnh văng đấy!

– Mảnh nào? Cậu nói cái gì thế?

– Một mảnh của mặt trời, chúng ta rồi sẽ chết bẹp hết! Các cậu ko biết sao? Mặt trời to hơn quả đất kia!

– Cậu bịa cái gì thế?

– Mình chả bịa gì cả. Chính Thủy tinh nói đấy, nó đã nhìn thấy mặt trời trong ống kính của nó.

Nghe nói thế, các chú tý hon đều ùa ra ngoài xem có thật là mặt trời mất mất một mảnh ko. Nhưng mặt trời vẫn sáng, làm cho các chú chảy nước mắt, ko thấy gì nữa và các chú có cảm giác là mặt trời cũng có khuyết đi tý chút thật. Mít đặc kêu:

– Chúng ta rút đi thôi! Rút đi thôi!

Các chú chạy vào nhà để thu dọn đồ đạc, Thuốc nước vơ vội bút vẽ và các mực màu. Kèn đồng vớ lấy kèn và đàn. Bác sỹ Thuốc viên quên bẵng mất túi thuốc của mình, ko biết là để ở đâu nữa, chú chạy nháo nhào từ phòng này qua phòng nọ. Vừa lúc Tròn xoay đến bên cửa tay cầm đôi giày cao su, tay cầm cái dù thì chú nghe thấy tiếng Biết tuốt thét:

– Đứng lại! Bình tĩnh!Ko có chuyện gì xảy ra đâu! Chẳng nhẽ các cậu ko biết Mít đặc là anh chàng ba hoa à? Cậu ấy bịa cả ra đấy.

Mít đặc thét lớn:

– Bịa ư? nếu các cậu ko tin mình thì đi hỏi cậu Thuỷ tinh xem.

Cả bọn chạy đi tìm Thuỷ tinh. Đúng là Mít đặc đã phịa ra. Ai cũng cười, cũng giễu Mít đặc:

– Kể ra người ta tin cậu được cũng thật lạ!

– Các cậu tưởng là mình không ngạc nhiên sao? Mình thề với các cậu là mình cũng đã tin đấy!

Và Mít đặc là như thế đấy!

Chương 2: Mít đặc muốn trở thành nhạc sĩ

Mít đặc mà làm cái gì thì y như rằng chú chỉ làm nửa chừng nửa vời hay là làm lộn ngược. Khi đọc sách, chú tách bạch ra từng vần mà không bao giờ đọc thành tiếng và khi chú viết, bao giờ chú cũng viết theo lối chữ in. Người ta thường bảo là đầu óc chú không rỗng tuếch, nhưng không phải như vậy đâu, bởi vì chú cũng biết nghĩ ngợi.

Nói của đáng tội, chú không phải là người xấu. Chú cũng muốn học tập nhưng chú muốn biết ngay tức khắc kia mà không phải khổ công rèn luyện gì. Song điều đó không thể nào làm được, dù là đối với những chú tí hon thông minh nhất.

Các cô chú tí hon rất ham thích âm nhạc và Kèn đồng là một nhạc sĩ xuất sắc. Chú có đủ mọi thứ nhạc cụ và hay biểu diễn luôn. Mọi người chăm chú nghe và khen ngợi chú. Mít đặc phát ghen tỵ lên với Kèn đồng vì những lời khen đó nên chú đề nghị với Kèn đồng:

– Mình định trở thành nhạc sĩ, cậu dạy mình chơi nhạc nhé.

– Đồng ý, – Kèn đồng đáp. – Cậu ưng chọn nhạc cụ nào?

– Cái nào dễ nhất ấy.

– Đàn ba-la-lai-ka nhé.

– ừ, cậu đưa cái ba-la-lai-ka của cậu cho mình, mình thử xem sao.

Kèn đồng đưa đàn cho bạn. Mít đặc gại gại dây đàn và nói:

– Không, cái này kêu khẽ quá. Cậu đưa cho mình cái gì kêu to hơn cơ.

Kèn đồng đưa cho bạn cây đàn vi-ô-lông. Mít đặc cầm lấy, dùng chiếc vĩ cọ vào dây đàn rồi nói:

– Mình muốn cái nào kêu to hơn nữa.

– Vậy thì cậu lấy cái kèn của mình.

– Được, mình sẽ thử xem.

Kèn đồng vác cây kè đồng lớn của chú đến, Mít đặc ra sức thổi nên cái kèn kêu ầm ĩ.

– Tuyệt quá! Chú reo lên.

– Tốt đấy,- Kèn đồng nói, – Cậu thích cái kèn thì học chơi kèn đi.

– Tại sao tớ phải học nhỉ? Cứ thế là tớ cũng biết chơi rồi, – Mít đặc nói.

– Mình thấy là cậu chẳng biết cóc gì hết.

– Mình biết đứt đi ấy chứ, cậu nghe này! – Mít đặc lại ngậm cái kèn và phồng mang trợn mắt lên thổi. Cái kèn thét: ” Tuýt, t-u-ý-t!”

– Cậu hét đấy chứ có phải chơi kèn đâu! – Kèn đồng nói.

– Không, tớ vẫn chơi, chơi mạnh và giỏi lắm.

– Đồ ngốc! Vấn đề không phải là chơi mạnh mà chơi thế nào cho hay!

– Nhưng rõ ràng là tớ chơi cũng hay đấy chứ!

– A, cậu cho thế là hay à? Nhất định là cậu chả có một chút khiếu âm nhạc naò!

Mít đặc nổi cáu:

– Chỉ mình cậu có khiều âm nhạc thôi đấy? Cậu ghen với tớ chứ gì? cậu chỉ muốn người ta nghe cậu chơi và khen ngợi cậu thôi.

– Không phải thế, – Kèn đồng đáp. – Cậu cầm lấy cái kèn của mình và muốn chơi thế nào thì chơi. Thiên hạ tha hồ ca ngợi cậu bởi vì cậu tự thấy cậu chả phải học tập gì nữa.

– Được, – Mít đặc đáp và chú lại thổi kèn thật tợn. Nhưng chú vốn không biết chơi nên cái kèn cứ rống lên, và sủa rền rĩ. Kèn đồng cáu tiết lắm rồi. Chú khoác chiếc áo nhung, và đeo vào cổ một cái nơ hồng giả làm cà vạt rồi đi chơi.

Tối đến, khi mọi người về nhà, Mít đặc lại đem kèn ra thổi:

– T-u-ý-t! T-u-ý-t!

Mọi người phản đối:

– Làm cái gì mà ầm như quỷ thế?

Chú giải thích:

– Mình chơi kèn đấy

– Thôi đi! – Biết tuốt hét. – Cậu làm điếc cả tai chúng mình!

– Điếc tai! Tại vì cậu không quen nghe âm nhạc của minh. – Mít đặc đáp. – bao giờ cậu quen thì cậu sẽ không điếc tai nữa.

– Nhưng mà tớ không thích nghe nhạc của cậu, tớ nhổ vào cái nhạc của cậu ấy!

Mít đặc cứ phớt lờ và tiếp tục chơi:

– T-u-ý-t! Ru-vu!

Kèn kêu to quá! Các chú tí hon cùng chửi mắng Mít đặc:

– Thôi! Thôi! Cậu xéo với cái kèn thổ tả ấy đi!

– Các cậu muốn tớ đi đâu bây giờ?

– Cậu ra ngoài đồng mà thổi.

– Nhưng mà ngoài đồng chẳng có ai nghe tớ chơi

– Cậu cứ nhất định là phải có người nghe cậu chơi à?

– Nhất định!

– Thế thì cậu ra phố, hàng xóm láng giềng người ta sẽ nghe cậu

Mít đặc ra đi và thổi kèm dưới của sổ nhà bên cạnh, lập tức người ta quát và đuổi chú đi xa hơn. Chú lại đến trước cửa nhà khác và cảnh xua đuổi ấy lại diễn ra. lại một nhà thứ ba nữa. Nhưng lần này, chú nổi đoá lên và đáng lẽ rút lui, chú lại ra sức thổi để trả thù. vì thế chủ nhà giận dữ bước ra và xông về phía chú. Chú bèn tháo lui với chiếc kèn đồng.

Từ bữa đó, Mít đặc thôi không chơi kèn nữa. và chú kể chuyện lại cho những ai muốn hóng chuyện chú: “Họ không hiểu nhạc của mình, vì họ không đủ trình độ. Khi nào trình độ họ khá, họ sẽ phải yêu cầu mình chơi. Nhưng lúc đó thì đã muộn rồi, mình chẳng chơi nhạc nữa đâu.”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button