Văn học nước ngoài

Mật Mã Tây Tạng 10

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hà Mã

Download sách Mật Mã Tây Tạng 10 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Vườn Địa đàng bị bỏ quên

Ánh mắt Trác Mộc Cường Ba dừng lại, đăm đăm nhìn về phía xa, gã chợt không kìm được mà tự hỏi mình: “Đây là sự thật sao, không phải mình đang nằm mơ đấy chứ?”

Cỏ xanh biêng biếc, cao thì không quá gối, thấp thì không che lấp gót giày, kết thành tấm thảm, điểm xuyết những bông hoa trắng nhỏ li ti như hạt gạo. Một vùng thảo nguyên mênh mông trải đến tận chân trời. Cơn gió phất qua, gợn từng đợt sóng nhẹ lăn tăn chạy xa tít tắp, tựa hồ như từng nhánh cỏ, từng bông hoa đều đang vẫy tay với gã, reo lên mừng rỡ, hân hoan: “Trở về rồi… trở về rồi… trở về rồi…”

… Gió ở nơi này êm dịu như hơi thở tình nhân, khiến người ta thực tình không phân biệt nổi, đó là cơn gió thổi ùa vào mặt mình, hay chỉ là luồng không khí do cơ thể mình chuyển động gây ra. Mấy cây cột đá khổng lồ nghiêng nghiêng trên bãi cỏ, khiến không gian tĩnh lặng yên bình ấy có thêm mấy phần trang nghiêm. Mấy chú chim ngậm hoa bay đến, đậu trên cột đá, mắt láo liên nhìn khắp xung quanh, rồi lại theo nhau cất cánh tung bay nhào lộn. Trên không trung như có ai đó đang tấu lên giai điệu bản sonate Ánh Trăng. Gió hiu hiu, chim ca ríu rít, mặt đất hơi dập dềnh uốn lượn, phác lên những đường cong tuyệt đẹp như đường nét trên thân thể người thiếu nữ. Vườn Địa đàng trong truyền thuyết chắc hẳn cũng chỉ thế này thôi, đó là ấn tượng đầu tiên của Trác Mộc Cường Ba về cảnh tượng trước mắt.

Sau đó gã phát hiện, mình đang ở một lối ra giống như cái hốc, phía trước là bát ngát thảo nguyên, nhưng phía sau lưng gã thì tầm nhìn bị tường đá chắn mất. Gã bước ra ngoài, xoay người lại, phát hiện kiến trúc này như một cái thùng thư khổng lồ, còn mình thì như vừa chui ra khỏi lỗ nhét thư. Lùi lại thêm mấy bước nữa, gã trông thấy một bức tường cao, lùi nữa, lùi nữa… lùi một mạch ra đến tận thảo nguyên, giẫm chân lên thảm cỏ mềm mại, gã mới nhìn rõ toàn bộ diện mạo nơi này. Đó là một kiến trúc thoạt trông như thể viên lâm của hoàng gia, có tường cao vây quanh. Bức tường chạy dài miên man không thấy điểm cuối, những viên gạch khổng lồ xám đen loang lổ xếp thành vô số hình tượng theo phong cách mosaic, dây leo quấn chằng chịt quanh mương dẫn nước trên cao. Những cột đá cao to chống đỡ cho hành lang chìa ra phía ngoài thoạt nhìn như một sạn đạo cheo leo trên lưng chừng núi.

Tường thành cao lớn chắc chắn, có vô số cửa sổ to như ô cầu vòm, những bậc thang dài thoai thoải dẫn lên cao, trên bậc thang cuối cùng sừng sững nguy nga một cánh cửa. Ngoài tường thành rải rác một vài kiến trúc nhỏ, có chỗ như rừng tháp phía sau chùa chiền, có cái thì như nắp quan tài, cũng có kiến trúc giống như ngôi miếu nhỏ hay thần điện Hy Lạp cổ đại. Trác Mộc Cường Ba chưa bao giờ gặp quần thể kiến trúc nào quái dị đến thế, nhưng những bức bích họa khổng lồ trên tường thành kia thì gã nhận ra được khá nhiều. Một phần lớn các bức tranh bắt nguồn từ thần thoại Ấn Độ cổ: Brahma nhảy múa, Shiva cầm kiếm, có vô số Thiên nữ, Thiên phi vây quanh. Ngoài ra, còn có rất nhiều thần linh của Bản giáo cổ đại, phong cách hội họa này rất giống với những tranh tượng bọn gã thấy trong Đảo Huyền Không tự.

Trác Mộc Cường Ba không khỏi hít sâu một hơi, thầm nhủ: “Lẽ nào mình đã đến nơi rồi?” Nhưng tòa thành lại mang đến cho gã một cảm giác rất quái dị. Nơi này hoàn toàn không giống với Thánh địa được miêu tả trong các loại điển tịch, mà như là một công trường đang thi công dở thì bị bỏ hoang. Dường như, cổ nhân từ nghìn năm trước đang xây dựng một tòa thành hoặc một kiến trúc vĩ đại nào đó, nhưng chưa hoàn công thì đã từ bỏ, tuy khí thế hùng vĩ nguy nga thực đấy, nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp tàn khuyết mà tang thương, dùng cụm từ “vườn Địa đàng bị bỏ quên” để hình dung nơi này có lẽ chính xác nhất.

Sói Hai và Sói Út cũng chui ra, ngửa mặt nhìn trời xanh mây trắng, hú lên một tiếng khoan khoái, chạy vù tới chỗ bậc thang đá leo tót lên, trong không trung văng vẳng tiếng reo, phảng phất như đang nhấn đi nhấn lại: “Trở về rồi, trở về rồi, trở về rồi…”

Trác Mộc Cường Ba cũng theo hai anh em sói xám bước lên cầu thang. Đi được nửa đường, gã ngoảnh đầu đưa mắt nhìn lại hướng mình vừa đến, chỉ thấy thảm cỏ xanh trải dài tận chân núi, mây mù sương khói mờ mịt. Ở cuối chân trời là một bức tường dày đặc ghép từ mây trắng, càng gần mặt đất thì tầng mây càng dày hơn, nặng trịch như chì. Phải chăng, xuất phát điểm của bọn gã chính là từ trong tầng mây ấy? Trác Mộc Cường Ba lập tức nhớ lại khái niệm về hệ thống tuần hoàn khí lưu mà Lữ Cánh Nam từng nhắc tới. Lẽ nào, chính hệ thống tuần hoàn khí lưu đã khiến sương mù trong không khí tạo thành một vòng vây, tựa như một cơn bão bao bọc lấy toàn bộ vùng đất Shangri-la này, ở vùng gần tâm bão, trái lại không có sương mù, nên mới thấy được trời xanh? Hoặc giả, hãy còn nguyên nhân gì khác?

Còn một điểm nữa khiến Trác Mộc Cường Ba lấy làm khó hiểu, nơi đây thực sự rất nóng, cảm giác oi bức như gã đang ở giữa rừng rậm nhiệt đới vậy. Chỗ này chẳng phải ở độ cao sáu bảy nghìn mét so với mực nước biển hay sao? Nhưng khi mang theo nghi vấn ấy lên đến cái cổng khổng lồ phía trên, gã cảm thấy mình đã tìm thấy đáp án. Bên trong tường thành khổng lồ không ngờ lại là một hồ nước lớn, nước hồ phản chiếu nền trời xanh, gờn gợn những vảy vàng lấp lánh. Mặt hồ, từ trong ra ngoài, lần lượt hiện lên các màu lam, vàng, lục và xanh biếc; chẳng những vậy, thoạt nhìn đã biết ngay đây là một hồ nước nhân tạo. Hồ hình tròn, những đường kênh dẫn nước tỏa từ tâm ra khắp bốn phương tám hướng, kết cấu rất giống với thôn Công Bố ở tầng dưới, các công trình kiến trúc dành cho dân cư nằm ở khu vực hình rẻ quạt.

Sở dĩ Trác Mộc Cường Ba cho rằng mình tìm thấy đáp án, là bởi từ xa gã đã trông thấy mặt hồ bốc lên những làn khí nóng mỏng mảnh. Sói Hai và Sói Út đã chạy đến bên cạnh một dòng kênh khoan khoái vục mõm xuống uống nước. Trác Mộc Cường Ba thử kiểm tra nhiệt độ nước, thấy hơi rát tay, nhưng cũng không đến nỗi không thể ngâm mình xuống được. Nhiệt độ nước vào khoảng 45°C, thoang thoảng có mùi lưu huỳnh. Địa nhiệt, đúng như những gì gã và bọn Nhạc Dương đã thảo luận trong rừng rậm Amazon, nguồn gốc của nhiệt lượng ở nơi này, chính là địa nhiệt!

Người Qua Ba đã dẫn nước tan chảy trên núi tuyết vào cái hồ nhân tạo này, sau đó, không hiểu họ dùng cách gì để lợi dụng địa nhiệt làm tăng nhiệt độ của nước, đồng thời giữ ở mức xấp xỉ 45°C. Nơi này kẹp giữa hai ngọn núi lớn, về cơ bản là một không gian kín, vì vậy toàn bộ Shangri-la đều được hun nóng, giống như ở trong phòng tắm hơi vậy. Nhờ hơi nóng ấy một khu vực khí hậu riêng đã dần hình thành, tạo thành vòng tuần hoàn khí lưu trên tầng bình đài thứ ba, ngăn cản không khí lạnh bên ngoài ùa vào. Đồng thời, các khí thể độc hại cũng theo hơi nóng bốc ra ngoài, ôxy được hút vào bên trong, giữ cho bầu không khí luôn thanh tân tươi mới. Trác Mộc Cường Ba hiểu, ở những chỗ mình chưa đặt chân đến, nhất định vẫn còn các kiến trúc hùng vĩ khác, muốn tạo ra cả một vùng khí hậu như vậy, tuyệt đối không phải một việc dễ dàng mà thực hiện được.

Sói Hai và Sói Út không nghĩ ngợi nhiều như Trác Mộc Cường Ba, bọn chúng cẩn thận thử nhiệt độ nước, chầm chậm dầm mình xuống, rồi từ từ bơi lội nhẹ nhàng trong làn nước. Sau hành trình bôn ba vất vả qua vùng băng giá, tắm nước nóng một cái, thực sự cũng khá dễ chịu. Sói Út táp táp chân trước làm bắn lên những đóa hoa nước nhỏ, ý chừng muốn rủ Trác Mộc Cường Ba cùng xuống nước đùa chơi với nó.

Lúc mới xuống, nước hơi nóng rát, nhưng chẳng bao lâu sau gã đã thích ứng được. Một điều khiến Trác Mộc Cường Ba hết sức kinh ngạc là, trong hồ nước nóng giữa vùng núi tuyết này, không ngờ lại có những con cá nhỏ bơi lội tung tăng và cả một loài thực vật màu xanh lục không biết tên. Chính kỳ tích khó tin của sự sống ấy, đã khiến hồ nước nóng đến 45°C này tràn đầy sức sống.

Ngâm mình trong làn nước ấm áp, ngửa đầu đếm những sợi mây trên bầu không xanh thăm thẳm, so với lúc trước phải đội gió đạp tuyết đi trong sương mù mờ mịt, thật không khác nào thiên đường với địa ngục. Trác Mộc Cường Ba duỗi cả tứ chi, nằm ngửa trong làn nước, chẳng muốn nhúc nhích gì nữa.

Chẳng rõ ngâm mình dưới nước được bao lâu, mọi mệt mỏi trong người đều đã tan biến, Trác Mộc Cường Ba mới đứng dậy. Chỉ thấy kênh dẫn nước hình tròn đó dường như được thiết kế theo đường trôn ốc từ trên xuống dưới, dòng chảy tuôn trào, hoa nước bắn tung. Còn gã, khi đứng dưới nước, ngước mắt lên nhìn những căn nhà dân tạo hình kỳ dị nhưng lại theo một quy cách thống nhất, chợt có cảm giác như thể mình đang ở vùng sông nước Giang Nam, phong cảnh nên thơ như họa. Chỉ là… làn gió ấm thổi qua, lại mang đến một hơi thở xa xăm cổ lão.

Trác Mộc Cường Ba men theo con đường nhỏ, đi từ căn nhà này sang căn nhà khác. Kiểu dáng của các kiến trúc ấy vẫn giữ được khá hoàn hảo, dù cũng có khá nhiều căn bị mưa gió bào mòn hay cây cối mọc lên phá hoại, nhưng đại đa số đều là các căn nhà hoàn chỉnh. Chỉ có điều, người ở đây đâu hết cả rồi?

Trác Mộc Cường Ba đang định bước vào một căn nhà thì bị Sói Út chắn phía trước mặt, miệng nó gầm gừ: “Không được vào đó.”

Trác Mộc Cường Ba thân với Sói Út nhất, nghe tiếng kêu cảnh báo ấy của nó, gã liền ngồi xổm xuống, nâng cằm Sói Út lên nói: “Không vào được à? Bên trong có thứ gì đó bất lợi cho tao, đúng không?”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button