Văn học nước ngoài

Giamilia Truyện Núi Đồi Và Thảo Nguyên

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tsinghiz Aitơmatốp

Download sách Giamilia Truyện Núi Đồi Và Thảo Nguyên ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Thế là giờ đây tôi lại đứng trước bức tranh nhỏ ấy, bức tranh lồng trong tấm khung giản dị. Sáng mai tôi có việc phải về bản, và tôi chăm chú ngắm nhìn bức tranh hồi lâu, dường như nó có thể nói với tôi một lời chúc mừng tốt lành tiễn chân tôi lên đường.

Bức tranh này chưa bao giờ tôi gửi đi triễn lãm. Hơn nữa, mỗi khi có bà con ở bản lên chơi, tôi tìm cách giấu biệt nó đi.

Chẳng phải bức vẽ có điều gì đáng cho tôi xấu hổ, mà chỉ vì nó hoàn toàn không phải là một mẫu mực nghệ thuật. Nó giảm dị như mảnh đất vẽ trên đó.

ở lớp sâu trong cùng vủa bức tranh là một mảng trời thu nhạt nhòa. Gió lùa những đám mây đen nhỏ bé đốm trắng ruổi nhan trên dãy núi xa xa. Ở cận cảnh của bức tranh là thảo nguyên ngải cữu mầu nâu đỏ. Một dải những đường đen đen chưa kịp khô sau mấy trận mưa vừa qua. Mấy bụi cây khô gãy rụi chen chúc bên vệ đường. Dọc thheo vệt bánh xe nham nhỏ có vết chân hai người đi bộ in dấu liền liền. Càng ra xa, vết chân càng mờ dần trên đường, còn hai người dường như chỉ bước thêm một bước nữa là ra khỏi tấm khung của bức tranh. Một trong hai người…. Nhưng thôi, tôi nói trước như vậy hơi sớm quá.

Hồi ấy tôi còn trẻ dại lắm. Chiến tranh đã sang năm thứ ba. Cha anh chúng tôi chiến đấu ở những mặt trận xa xôi, đâu ở gần Cuốcxcơ và Ôriôn. Chúng tôi bấy giờ mới chỉ là những thiếu niên ở lứa tuổi mười lăm, vậy mà chúng tôi đã làm lụng trong nông trang. Công việc nhà nông nhọc nhằn hàng ngày đè nặng lên đôi vai còn non yếu của chúng tôi. Vất va? nhất là vào những ngày gặt hái. Hàng tuần liền chúng tôi không có mặt ở nhà, ngày đêm biệt tăm ngoài đồng ruộng, trên sân đập hay trên đường tải thóc ra ga.

Vào một ngày mùa như thế, trời nóng như thiêu như đốt, lưỡi liềm như nóng đỏ lên vì gặt hài nhiều, tôi đánh chiếc Briske không tải tử ga về, và tôi có ý định ghé qua nhà.

Ngay cạnh chỗ sông cạn, trên một trái đồi nhỏ cuối xóm, có hai cái sân bao quanh bằng tường Toóc-xi vững chãi. Quanh nhà dương liễu mọc cao tươi tốt. Đấy là nhà chúng tôi. Từ thuở nào đến giờ, hai gia đình chúng tôi vẫn ở cạnh nhau. Chính tôi là con “Nhà lớn”. Tôi có hai anh, ca? hai lớn tuổi hơn tôi, ca? hai cùng chưa vợ và cùng đi chiến đấu, đã lâu chưa có tin tức gì gửi về.

Bố tôi đã già, làm thợ mộc. Sáng tinh mơ cụ đọc kinh Coran cầu nguyện, cầu kinh xong cụ đến xưởng mộc làm việc, xưởng ở ngay trong sân chung của bản. Buổi tối khuya bố mới về nhà.

ở nhà chỉ còn mẹ tôi và đứa em gái nhỏ tuổi.

Sân bên, hay “Nhà bé” như dân bảng thường gọi, là chỗ họ hàng gần của chúng tôi. Đâu như cụ kị chúng tôi là anh em với nhau, nhưng tôi gọi họ là bà con gần vì chúng tôi sống chung thành một gia đình. Hai nhà chúng tôi gắn bó với nhau như vậy ngay từ thời còn là dân du mục, khi ông nội chúng tôi cùng dựng trại một chỗ, gia súc cùng chăn chung. không chỉ riêng hai nhà chúng tôi, mà ca? xóm Aran chạy dọc suốt bản tên dải đất giữa hai con sông, đều là người cùng bộ tộc với nhau cả, cùng một dòng họ.

Sau khi tập thể hóa được ít lâu, ông chủ “Nhà bé” qua đời, để lại bà vợ góa với hai con trai nhỏ tuổi. Theo tục lệ cũ của ađat mà hồi ấy dân bản vẫn tuân theo thì không được để người đàn bá góa với hai con trai nhỏ đi nơi khác, bởi thế họ đương thu xếp cho bố tôi lấy bà làm lẽ. Bổn phận đối với tổ tiên buộc bố tôi phải làm như vậy:

vì bố tôi là chỗ họ hàng gần nhất với người quá cố.

Thế là chúng tôi có thêm một gia đình thứ hai. “Nhà bé” được coi là một hộ độc lập:

có cơ ngơi riêng, gia súc riêng, nhưng thật ra chúng tôi vẫn sống chung với nhau.

Nhà bé cũng đưa tiễn hai con vào quân đội. Xađức, anh con cả, cưới vợ được ít lâu thì đi. Hai người vẫn gửi thư về, thực ra thì họa hoằn lắm mới được một lá.

ở “Nhà bé” chỉ còn bà mẹ mà tôi gọi là “kichi-apa”, tức là mẹ bé, và chị con dâu bà, tức là vợ anh Xađức. Hai mẹ con làm lụng từ sáng đến tối ở nông trang. Bà mẹ bé tôi là người nhân hậu, dễ tính, hiền lành, nhưng làm lụng thì không thua gì bọn trẻ, dù là đào mương hay tưới nước:

tóm lại, bà cầm vững chiếc cuốc trong tay. Dường như để thưởng công, số phận đã ban cho bà một người con dâu có nết hay làm. Giamilia thật xứng với mẹ:

lúc nào cũng luôn chân luôn tay, không biết mệt là gì, đảm đang khéo léo. Chỉ phải cái tính nết hơi khác người.

Tôi yêu quí chị Giamilia hết chỗ nói. Chị cũng yêu quý tôi. Chúng tôi thân nhau lắm, nhưng không dám gọi nhau bằng tên. Nếu không phải là chị em một nhà thì chắc chắn tôi đã gọi chị chỉ đơn giảm là Giamilia. Nhưng tôi gọi chị là “giênê”, tức là chị dâu cả, còn chị gọi tôi là “kichinê bala”, nghĩa là chú em bé bỏng, mặc dù tôi chẳng bé bỏng gì cho cam, và chị cũng chẳng hơn tuổi tôi bao lăm. Nhưng tục lệ Ở bản là như vậy:

chị dâu gọi em trai chồng là “kichinê bala” hay “kaini của tôi”.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button