Văn học nước ngoài

Chiếc Áo Lặn Và Con Bướm

chiec-ao-lan-va-con-buom-jean-dominique-bauby1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jean-Dominique Bauby

Download sách Chiếc Áo Lặn Và Con Bướm ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời giới thiệu


Chếc áo lặn và con bướm không phải là một cuốn sách được trau chuốt tới từng câu từng chữ, cũng không phải là một cuốn sách khiến người đọc có thể rơi nước mắt. Nhưng nó là cuốn sách khiến người ta cảm động, những rung động từ sâu tận tiềm thức, khiến người ta phải suy nghĩ và phải ngoái đầu nhìn lại.

Jean-Dominique Bauby 43 tuổi, là tổng biên tập tạp chí Elle – một tờ tạp chí phụ nữ nổi tiếng trên toàn thế giới được phát hành trên hàng chục quốc gia. Là một người giàu có, thành đạt, ông đã đi qua rất nhiều nơi trên thế giới, đầu óc lúc nào cũng ở trong guồng xoáy của công việc, giọng nói lúc nào cũng mang âm hưởng sang sảng. Không ai có thể nghĩ rằng một ngày nào đó đôi chân ấy dừng bước, khối óc ấy ngừng suy nghĩ về công việc, và tiếng nói ấy không thể cất lên. Vậy mà điều đó lại xảy ra với chính người đàn ông này.

Ngày mồng 8 tháng 12 năm 1995, một tai biến mạch máu não đã khiến Jean-Dominique Bauby chìm vào cơn hôn mê sâu và trở nên tàn phế ở tuổi 43. Bauby bị liệt toàn thân và mất khả năng ngôn ngữ. Mọi hoạt động của cơ thể dù đơn giản nhất như ăn và thở cũng cần tới sự trợ giúp của máy móc. Chỉ duy nhất con mắt trái của ông là còn chuyển động được.

Và chính con mắt cuối cùng còn cử động ấy cùng với bộ óc tự do đã trở thành sợi dây liên hệ, nối ông với cuộc sống và những người xung quanh. Ông đã dùng đôi mắt và bộ óc bay lượn như một con bướm trong cuộc hành trình tìm về kí ức của mình.

Trí nhớ thoát ly khỏi thân thể mà giờ đây đã coi như ngục tù, được Bauby ví như người lặn xuống biển, thân hình bị bó trong bộ đồ lặn, nhưng cặp mắt và óc tưởng tượng vẫn như con bướm chu du khắp năm châu bốn biển. Con bướm ấy cứ bay lượn mãi trong cái thế giới của trí nhớ của kí ức.

Người đọc sẽ nhìn thấy ở tác phẩm này một giá trị tinh thần cao đẹp. Một con người tàn phế, mất hết khả năng giao tiếp với thế giới bên ngoài nhưng đã can đảm vượt lên trên số phận, luôn lạc quan vì “Tôi không mất đi tất cả, có hai thứ tôi không sợ mất đó là trí tưởng tượng và ký ức của tôi. Cái chết với chúng ta là không tránh khỏi, chúng ta nên đối mặt với nó một cách thanh thản nhất”.

Chiếc áo lặn và con bướmđược xuất bản vào tháng 3/1997, đúng ba ngày trước khi Jean-Do Bauby qua đời. Cuốn sách sau đó đã được dịch và xuất bản trên 30 nước, làm xúc động hàng triệu người đọc trên toàn thế giới.

Tháng 5/1997, chỉ hai tháng sau khi cuốn sách ra đời, bộ phim được chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của đạo diễn Julian Schnabel đã được công chiếu, và liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng quốc tế: giải Đạo diễn xuất sắc nhất (Liên hoan phim Cannes 2007, Giải thưởng Quả cầu vàng 2008), giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho diễn viên Mathieu Amalric thủ vai Jean-Dominique (giải Cesar 2008), đặc biệt là giải Phim nước ngoài hay nhất (Giải thưởng Quả cầu vàng 2008).

ĐỌC THỬ

Lời mở đầu

Chiếc áo lặn và con bướm được viết theo một cách viết chưa từng có từ trước đến giờ. Từng câu văn, từng trang sách được hình thành bằng cách ghép từ qua những lần chớp mắt. Với một hàng các chữ cái được sắp theo thứ tự ưu tiên ESARINTULOMDPCFBVHGJQXYXKW, cô phụ tá chủ bút sẽ chỉ lần lượt các chữ cái trong bảng này. Nếu đồng ý chữ cái nào, Jean-Do Bauby nháy mắt một lần để nói “đúng”, 2 cái để nói “sai” và chữ cái đó sẽ được cô trợ lý ghi ra. Cứ như vậy, các chữ cái được sắp thành từ, thành câu, thành đoạn và cuối cùng thành sách. Cách viết kỳ lạ và nhọc công ròng rã suốt hai tháng (7-8/1996) đã cho ra đời một cuốn sách với hơn 100 trang gây xúc động mạnh mẽ trên toàn thế giới.

°

Từ sau tấm riđô bằng vải bị nhậy cắn là thứ ánh sáng màu sữa báo hiệu ngày mới đang đến gần. Đầu gối tôi đau nhức, đầu cứng ngắc và thứ gì đó như thể áo lặn siết chặt lấy toàn bộ cơ thể. Căn phòng từ từ ra khỏi bóng tối nhập nhoạng. Tôi nhìn thật kĩ các tấm ảnh của người thân, tranh các con vẽ, hình vận động viên đua xe đạp nhỏ bằng sắt màu bạc một người bạn gửi tặng vào trước ngày bắt đầu giải xe đạp đua Paris-Roubaix và cái giá treo hình chữ T đang chìa ra bên trên chiếc giường nơi tôi bị đóng cứng vào từ suốt sáu tháng nay như một con ốc mượn hồn nằm trong vỏ.

Tôi không mất nhiều thời gian để nghĩ xem mình đang ở đâu và hồi tưởng lại cuộc đời mình đã đảo lộn như thế nào từ thứ Sáu ngày mồng Tám tháng Mười Hai năm ngoái [1].

Cho đến tận khi ấy, tôi chưa bao giờ biết đến thân não là gì. Nhưng ngày hôm đó, tôi đã khám phá ra nó chính là bộ phận quan trọng trong bộ não người, là đường nối liền giữa cấu trúc não và tuỷ sống. Tai biến mạch máu não hôm đó đã khiến thân não ngừng hoạt động. Trước đây, bệnh này được gọi là chứng “sung huyết não” và người mắc bệnh đơn giản là qua đời. Tiến bộ y học giúp người bệnh tránh được cái chết nhưng cuộc sống của họ lại gắn liền với hội chứng khoá trong (hay “hộỉ chứng bị nhốt trong tiềm thức”) [2].

Tôi đã trải qua 20 ngày hôn mê và vài tuần mờ mịt không hiểu gì trước khi thực sự nhận ra mức độ tàn phá cơ thể của tai biến vừa rồi. Đến tháng Giêng, tôi mới hoàn toàn tỉnh táo, trong căn phòng số 119 thuộc Bệnh viện Hàng Hải, Berck [3]. Căn phòng đang được chiếu rọi với những tia sáng bình minh đầu tiên.

Đó là một buổi sáng hoàn toàn bình thường. Từ bảy giờ sáng, tiếng chuông từ nhà thờ bắt đầu đánh dấu thời gian, cứ 15 phút lại có một tiếng chuông. Sau thời gian “đình chiến” ban đêm, hai phế quản tắc nghẽn của tôi lại bắt đầu thở ầm ĩ. Hai bàn tay co quắp trên tấm vải trải giường màu vàng khiến tôi đau đớn mà không xác định được liệu chúng đang bị bỏng rát hay lạnh cóng. Để chống lại chứng cứng khớp ấy, tôi thực hiện cử động phản xạ vươn vai khiến tay và chân nhúc nhích được vài milimét. Thế cũng đủ để khiến cái tay đang đau kia dịu đi đôi chút.

Chiếc áo lặn trở nên đỡ ngột ngạt hơn và tăm trí tôi có thể lang thang như một cánh bướm. Có nhiều thứ để làm. Tôi có thể bay trong không gian hay thời gian, đi tới đảo Đất Lửa [4] hay triều đình của nhà vua Midas [5].

Tôi có thể đến thăm người phụ nữ yêu dấu, luồn vào cạnh nàng và vuốt ve khuôn mặt còn đang say ngủ của nàng. Tôi có thể mơ mộng đến việc xây lâu đài xứ Tây Ban Nha, chiếm lấy Bộ lông cừu vàng, khám phá hòn đảo huyền thoại Atlantide, thực hiện những giấc mơ trẻ nhỏ hay mộng ảo của người lớn.

Thôi đừng lan man. Trước hết tôi cần nghĩ đoạn mở đầu cho mấy cuốn sổ tay du hành trong bất động này đã, để lát nữa khi gặp nhân viên nhà xuất bản cử đến, tôi sẽ sẵn sàng đọc chính tả cho họ chép, từng chữ cái một. Mỗi câu được nhào nặn trong đầu tôi, bỏ một danh từ, thêm một tính từ. Tôi học thuộc lòng tất cả những gì tôi viết, hết đoạn này đến đoạn khác.

Bảy giờ ba mươi. Cô y tá trong khoa tới cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Hàng ngày, theo một nghi thức chính xác, cô y tá kéo rèm cửa, kiểm tra lại vết mổ ở khí quản và ống truyền và bật ti vi cho tôi xem tin tức. Trên màn hình khi đó đang chiếu một bộ phim hoạt hình về con cóc nhanh nhất miền Tây. Nếu tôi ước được biến thành cóc thì sao nhỉ?

Xe lăn

Tôi chưa bao giờ nhìn thấy chừng ấy người mặc áo blu trắng trong căn phòng nhỏ bé của mình. Y tá, nhân viên điều dưỡng, bác sĩ liệu pháp vận động, bác sĩ tâm lý, bác sĩ liệu pháp lao động, bác sĩ thần kinh, bác sĩ nội trú và thậm chí cả trưởng khoa, có vẻ như cả bệnh viện đều kéo đến phòng tôi vậy. Khi họ đẩy thứ dụng cụ ấy đến giường tôi, lúc đầu tôi tưởng sắp có một bệnh nhân mới chuyển đến nằm cùng phòng. Vì nằm ở Berck từ nhiều tuần nay, mỗi ngày nhận thức của tôi một rõ ràng hơn nhưng tôi không nhận thấy có mối liên hệ nào với chiếc xe lăn cả.

Chẳng ai phác hoạ cho tôi một bức tranh chính xác về tỉnh cảnh của tôi hiện giờ, vì vậy với những gì nghe ngóng được, tôi tự làm mình tin tưởng rằng tôi sẽ nhanh chóng cử động và nói lại được.

Tâm trí bay nhảy của tôi nghĩ ra hàng nghìn dự định: một cuốn tiểu thuyết, các chuyến du lịch, một vở kịch và cả kinh doanh một loại cocktail trái cây do tôi tự pha chế. Đừng hỏi công thức là gì, tôi quên rồi. Ngay lập tức họ mặc quần áo cho tôi. “ông ấy sẽ cảm thấy tốt hơn”, vị bác sĩ thần kinh trịnh trọng nói. Sau cái áo ngủ ngắn vải nilông vàng, đáng lẽ tôi đã được hân hoan mặc lại cái áo sơ mi kẻ carô, chiếc quần dài cũ và một cái áo len nào đó nếu như việc mặc được chúng vào người không phải là cả một cơn ác mộng. Cơn ác mộng thực ra là việc thấy những thứ quần áo bị vặn, kéo quá nhiều lần để cố lồng vào thân thể mềm nhẽo và trật khớp không còn thuộc về tôi nữa, chứ không phải là vì việc mặc đồ khiến tôi đau.

Nghi thức đã có thể bắt đầu khi rốt cuộc tôi cũng sẵn sàng. Hai anh chàng ranh mãnh, chẳng nể nang gì, túm lấy vai và chân tôi, nhấc bổng khỏi giường và đặt tôi vào xe đẩy. Từ một người bệnh bình thường, tôi đã trở thành một kẻ tàn phế, như thể trong các màn đấu bò tót, võ sĩ đấu bò tập sự được thăng chức thành võ sĩ đấu bò chính thức vì thiếu người vậy. Họ không vỗ tay hoan hô tôi nhưng cũng tỏ ra gần như vậy. Bố mẹ đỡ đầu đẩy tôi đi một vòng khắp tầng lầu để xem tư thế ngồi liệu có gây ra các cơn co thắt không kiểm soát không, nhưng tôi vẫn ngồi lặng, bận đánh giá sự kiện phá hoại đột ngột viễn cảnh tương lai của mình. Họ kê cho tôi cái gối đặc biệt vào đầu vì đầu tôi cứ lắc lư như kiểu các phụ nữ châu Phi khi bỏ bộ tháp vòng kéo giãn cổ họ từ nhiều năm ra vậy. “Ông hợp với xe lăn đấy!”, ông bác sĩ liệu pháp lao động mỉm cười nhận xét. Nụ cười như thể muốn tạo cho câu nói ấy một vẻ như thể tin mừng trong khi trong tai tôi, chúng vang lên như một bản án. Ngay lập tức, tôi lờ mờ nhận ra thực tế kinh khủng. Rõ ràng như một đám mây nấm nguyên tử [1], sắc hơn dao máy chém. Ba cô điều dưỡng đặt tôi nằm lại giường đều đã ra hết. Họ làm tôi nghĩ đến những tên cướp trong các bộ phim bạo lực, khó nhọc nhét xác của kẻ làm phiền vừa bị chúng bắn thủng sọ vào cốp xe. Chiếc xe lăn nằm yên trong góc, có vẻ như bị bỏ rơi cùng với đám áo quần của tôi vắt trên lưng ghế nhựa xanh dương đậm. Trước khi cô nhân viên vận chiếc blu trắng cuối cùng bước ra, tôi ra hiệu nhờ cô bật nhỏ ti vi lên hộ. Đang chiếu “Con số và chữ cái”, chương trình ưa thích của bố tôi. Từ sáng nay, mưa không ngớt và liên tục nhỏ thành giọt trên cửa kính.

Cầu nguyện

Cuối cùng thì cú sốc phải ngồi xe lăn cũng đã hết. Mọi thứ đã trở nên rõ ràng hơn. Tôi không còn tính những chuyện viển vông đâu đâu nữa và có thể thả lòng mình trong sự im lặng của bạn bè, những người đã bao bọc, quan tâm tới tôi từ khi tôi bị tai biến. Không còn là chủ đề cấm kị, chúng tôi thường xuyên nói về hội chứng bị nhốt trong tiềm thức. Trước hết, đây là một căn bệnh hiếm gặp. Xác suất rơi vào căn bệnh kinh khủng này cũng ngang với xác suất trúng xổ số giải đặc biệt. Nhưng điều này cũng không an ủi tôi nhiều lắm. Tại Berck chỉ có hai người mắc hội chứng này, một hội chứng vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Tôi trải qua nhiều đau đớn khi quay đầu lại, điều này không được dự báo trong bảng lâm sàng. Như hầu hết các trường họp sống thực vật, tiến triển của căn bệnh này vẫn chưa sáng tỏ. Người ta chỉ biết rằng nếu có phép màu nhiệm làm cho hệ thần kinh hoạt động trở lại thì nó cũng sẽ diễn ra với tốc độ vô cùng chậm. Do vậy, có thể phải nhiều năm nữa tôi mới cử động lại được các ngón chân.

Trong thực tế, vẫn còn phải tìm cách cải thiện dần đường hô hấp. Trong một khoảng thời gian dài, tôi hi vọng có thể quay trở lại cách ăn uống bình thường mà không cần dùng tới ống sonde hay có thể thở tự nhiên một chút mà không cần dùng tới máy trợ thở.

Hiện tại, tôi sẽ là người hạnh phúc nhất trên thế gian nếu như tôi có thể dễ dàng nuốt lượng nước bọt dư thừa lúc nào cũng đầy trong miệng mình. Trong khi chờ để có cảm giác hạnh phúc đó, tôi vẫn luyện tập để trượt lưỡi vào sâu trong vòm họng để tạo phản xạ nuốt. Ngoài ra, tôi đưa tới thanh quản mình các gói bột thơm hay các thẻ cầu nguyện do những người bạn của tôi tặng sau các chuyến du lịch. Đó là một bia đá ở ngôi đền tạ ơn chúa mà những người thân của tôi đã xây dựng trong những chuyến hành hương. Khi đi qua các vùng miền, họ gọi tới nhiều linh hồn khác nhau. Tôi cố gắng sắp xếp một chút đám linh hồn đông đảo ấy cho trật tự. Nếu được báo trước rằng vì tôi, người ta đã đốt vài cây nến trong một nhà thờ Anh hay ê a một bài kinh trong đền thờ Nêpan, tôi đã định ngay trong đầu một nguyện cầu cụ thể cho những nghi lễ thiêng liêng ấy. Tôi cũng gửi gắm con mắt phải dưới sự bảo trợ của cái lông đuôi cò già Cameroun mua bằng ngân phiếu mà cô bạn tặng cho nhằm bảo đảm tôi được hưởng lòng nhân từ của các vị thần châu Phi. Tôi đặt niềm tân cho các vấn đề thính giác của mình vào mối quan hệ tốt đẹp với các thầy tu trong giáo hội Bordeaux. Họ thường xuyên đọc kinh lần tràng hạt làm phép cho tôi và thỉnh thoảng tôi cũng ghé qua tu viện nghe những điệu hát vang vọng. Kết quả không có gì đặc biệt nhưng khi bảy anh em nhà kia lần lượt bị những kẻ Hồi giáo cuồng tín cắt cổ thì tôi đau tai suốt mấy ngày tròi. Tuy thế, những thế lực bảo vệ từ trên cao kia cũng chỉ là bờ thành bằng đất sét, cát hay phòng tuyến Maginot [1] khi đặt cạnh lòi cầu nguyện giản dị mà con gái Céleste của tôi gửi tới Chúa hàng đêm trước khi ngủ. Vì chúng tôi ngủ gần như cùng lúc, khi đó tôi liền lên tàu tới xứ sở những giấc mơ. Lời cầu xin che chở tuyệt vời đó giúp tôi tránh khỏi những cuộc gặp gỡ không mấy dễ chịu trong cuộc hành trình.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button