Tiểu thuyết - ngôn tình

Hoàng Tử Bé

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Antoine De Saint- Exupéry

Download sách Hoàng Tử Bé ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2.DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


 

Đây là một cuốn truyện đặc biệt mà lời văn cùng nét vẽ hòa quyện vào nhau đến nỗi ở Pháp, người ta không thể sắp xếp lại chữ lần thứ hai mà luôn phải trình bày duy nhất trong mọi lần xuất bản. Câu chuyện kể về một hoàng tử nhỏ cô đơn từ tiểu tinh cầu xa xôi viếng thăm rồi lại lìa xa Trái đất. Hoàng tử bé được xem là tác phẩm thơ mộng nhất của mọi thời đại. Cho đến nay, tác phẩm ra đời vào năm 1943 của nhà văn Saint-Exupéry này đã được dịch sang hơn 160 ngôn ngữ và phát hành hơn 50 triệu bản trên khắp thế giới.

Sự giản dị trong sáng tỏa khắp tác phẩm đã khiến nó trở thành một bài thơ bất hủ mà mãi mãi người ta muốn đem làm quà tặng của tình yêu. Cho đến nay, không biết bao nhiêu người đã đọc đi đọc lại tác phẩm này để rồi lần nào cũng lặng đi trong nước mắt.

Đây là một cuốn truyện đặc biệt mà lời văn cùng nét vẽ hòa quyện vào nhau đến nỗi ở Pháp, người ta không thể sắp xếp lại chữ lần thứ hai mà luôn phải trình bày duy nhất trong mọi lần xuất bản. Câu chuyện kể về một hoàng tử nhỏ cô đơn từ tiểu tinh cầu xa xôi viếng thăm rồi lại lìa xa Trái đất. Hoàng tử bé được xem là tác phẩm thơ mộng nhất của mọi thời đại. Cho đến nay, tác phẩm ra đời vào năm 1943 của nhà văn Saint-Exupéry này đã được dịch sang hơn 160 ngôn ngữ và phát hành hơn 50 triệu bản trên khắp thế giới.

Sự giản dị trong sáng tỏa khắp tác phẩm đã khiến nó trở thành một bài thơ bất hủ mà mãi mãi người ta muốn đem làm quà tặng của tình yêu. Cho đến nay, không biết bao nhiêu người đã đọc đi đọc lại tác phẩm này để rồi lần nào cũng lặng đi trong nước mắt.

ĐỌC THỬ

I

Hồi lên sáu, tôi có nhìn thấy một lần, một bức tranh tuyệt đẹp, trong một cuốn sách về Rừng Hoang nhan đề: “Những câu chuyện có sống qua”. Bức tranh vẽ hình một con trăn đang nuốt một con thú dữ. Đây là bản sao của bức vẽ.

Trong sách, người ta nói: “Loài trăn nuốt chửng cả con mồi, không nhai. Sau chúng chẳng nhúc nhích gì được nữa và ngủ sáu tháng liền để tiêu hóa con mồi”.

Từ đó, tôi hay nghĩ đến các chuyện xảy ra trong rừng rậm, và đến lượt tôi, với một cây bút chì màu, tôi vẽ được hình vẽ đầu tiên của tôi. Hình vẽ số một của tôi. Nó như thế này:

Tôi đưa cho các người lớn xem kiệt tác của tôi và hỏi họ bức vẽ của tôi có làm cho họ sợ không.

Họ trả lời: “Sao một cái mũ lại làm cho sợ được?”.

Bức tranh của tôi đâu có vẽ một chiếc mũ. Nó vẽ một con trăn đang tiêu hóa một con voi. Thế là tôi vẽ lại bên trong bụng trăn, để cho các người lớn có thể hiểu được. Đối với người lớn, bao giờ cũng phải giảng. Bức vẽ số hai của tôi thế này:

Các người lớn khuyên tôi hãy để qua một bên các bức vẽ trăn nhìn bên ngoài hay bổ đôi kia đi, và hãy để tâm vào môn địa, môn sử, môn toán và môn ngữ pháp. Như vậy đó mà vào tuổi lên sáu, tôi đã bỏ một cuộc đời họa sĩ tuyệt diệu.

Tôi thất vọng vì bức vẽ số một và bức vẽ số hai của tôi không thành công. Các người lớn không bao giờ tự mình hiểu được điều gì, và trẻ con lúc nào, lúc nào cũng phải giảng giải cho các ông, đến nhọc!

Thế là tôi phải chọn một nghề khác, và tôi học lái máy bay. Trên thế giới, đâu tôi cũng từng có bay một tí. Và môn địa lí, đúng thế, có giúp cho tôi nhiều, chỉ nhìn qua, tôi biết nhận ra đây là Trung Quốc chứ không phải vùng Arizona. Cái đó cần lắm, nếu ban đêm ta bị lạc.

Như vậy đấy, trong cuộc đời tôi, tôi có hàng đống những cuộc gặp gỡ với khối người quan trọng. Tôi đã sống nhiều ở nhà những người lớn. Tôi đã nhìn thấy họ rất gần. Việc này vẫn chẳng làm tôi đánh giá họ khá hơn bao nhiêu.

Khi gặp một người lớn có vẻ hơi sáng suốt một chút, tôi liền đem bức vẽ số một mà tôi vẫn giữ, để thử ông ta, ông ta trả lời hoài: “Đây là một cái mũ”. Thế là tôi chẳng thèm nói với ông ta về rắn trăn, rừng hoang hay trăng sao gì nữa. Tôi tự hạ ngang tầm ông ta. Tôi nói với ông ta về bài bạc, về đấu bóng, về chính trị và về cà vạt. Thế là người lớn rất lấy làm bằng lòng được gặp một người biết điều như tôi.

II

Như vậy đó, tôi đã sống một mình, chẳng có ai thật sự chuyện trò, cho đến một hôm tôi hỏng máy bay trong sa mạc Sahara cách đây sáu năm. Có cái gì trong máy vỡ. Nhưng vì tôi đi một mình, không thợ máy, không hành khách, tôi bắt đầu cố chữa cho được ca hỏng khó khăn này. Đối với tôi, đây là một việc sống chết. Phải dè lắm tôi mới đủ nước uống tám ngày.

Buổi tối đầu tiên, thế đấy, tôi ngủ trên mặt cát, mọi vùng có người ở đều cách một nghìn dặm. Tôi còn trơ vơ hơn nhiều so với kẻ đắm tàu ở trên bè giữa biển cả. Vậy mà các bạn tưởng tượng, tôi ngạc nhiên biết bao khi, mờ sáng hôm sau, có một giọng nói nhỏ nhẻ, lạ lắm, đánh thức tôi dậy. Giọng ấy nói:

– Ông làm ơn… ông vẽ giúp tôi một con cừu!

– Hả?

– Vẽ giúp tôi một con cừu…

Tôi bật lên như bị sét đánh. Tôi dụi mắt. Tôi nhìn kĩ. Tôi thấy một cậu bé hết sức dị thường đang nghiêm trang nhìn tôi. Đây, bức chân dung đẹp nhất mà về sau tôi vẽ được về cậu bé ấy:

Nhưng bức vẽ của tôi hẳn là còn kém đẹp hơn người mẫu rất nhiều. Lỗi đâu phải tại tôi. Tại người lớn mà tôi nản lòng trong sự nghiệp hội họa, vào lúc lên sáu, và tôi chẳng học vẽ một tí nào hết, ngoài các con trăn, nhìn bên ngoài hay bổ dọc.

Mắt tròn xoe kinh ngạc, tôi nhìn hình người hiện ra trước mắt. Các bạn chớ quên rằng lúc bấy giờ tôi đang cách mọi vùng có người ở là một nghìn dặm nhé. Thế mà cậu bé của tôi không có vẻ gì là bị đi lạc cả, cũng không chết nhọc, chết đói, chết khát, chết sợ. Em không có bộ tịch gì của một đứa bé bị lạc giữa sa mạc, một nghìn dặm cách mọi nơi có người ở. Sau cùng, mở được cái miệng tôi hỏi:

– Nhưng… em đang làm cái gì đây?

Thế là em lặp lại câu lúc nãy, rất dịu dàng, như đó là một điều rất hệ trọng:

– Ông làm ơn… hãy vẽ giúp tôi một con cừu.

Khi rõ ràng là bí ẩn quá rồi, ta không dám không tuân theo. Đang bị tai nạn có thể chết, lại ở một nghìn dặm cách mọi nơi có người, lời yêu cầu đối với tôi lại hết sức vô lí, tôi đành rút từ trong túi ra một tờ giấy và một cây bút máy. Nhưng tôi liền nhớ ngay rằng mình đã chỉ học môn địa lí, môn sử, môn toán và môn ngữ pháp nhiều nhất, nên tôi nói với cậu bé (tôi hơi khó chịu) rằng tôi không biết vẽ. Em trả lời tôi:

– Không hề gì. Ông vẽ cho tôi một con cừu.

Vì tôi chưa hề vẽ một con cừu nào, nên tôi vẽ lại cho em một trong hai bức hình duy nhất mà tôi có thể vẽ. Hình con trăn bụng kín. Tôi ngạc nhiên nghe cậu bé trả lời:

– Không! Không! Tôi không thích con voi trong bụng con trăn đâu. Con trăn nó thật là nguy hiểm, mà con voi thì kềnh càng quá! Ở quê tôi, voi bé tẹo kia. Tôi cần một con cừu. Vẽ cho tôi một con cừu!

Thế là tôi vẽ. Em nhìn chăm chú, rồi nói:

– Không, con ấy ốm quá rồi. Ông hãy làm con khác.

Tôi vẽ:

Cậu bạn tôi mỉm cười dễ thương, giọng khoan dung:

– Ông nhìn xem… không phải cừu, nó là dê. Nó có sừng mà…

Tôi liền vẽ lại bức vẽ một lần nữa. Nhưng bức này cũng bị bác như những bức trước:

– Con ấy nó già quá. Tôi muốn một con cừu sống được lâu cơ.

Không có đủ kiên nhẫn, vì tôi sốt ruột muốn bắt tay vào việc tháo ngay cái máy, thế là tôi nguệch ngoạc bức vẽ này.

Và tôi nói to:

– Cái này là cái hòm. Con cừu em thích nó ở trong đó.

Nhưng tôi hết sức kinh ngạc thấy khuôn mặt của vị giám khảo trẻ tuổi của tôi sáng rỡ lên:

– Đúng là tôi muốn như thế này đây! Với con cừu này, có cần nhiều cỏ không ạ?

– Sao em hỏi thế?

– Vì căn nhà tôi, nó bé tí tẹo mà…

– Chắc là đủ, em ạ. Con cừu tôi cho em cũng chỉ bé tí.

Em cúi đầu xuống bức vẽ:

– Chẳng bé quá đâu… Ôi! Nó ngủ rồi đây này!

Và thế đấy, tôi làm quen với hoàng tử nhỏ.

III

Phải rất lâu, tôi mới hiểu em từ đâu đến. Cậu hoàng tử hỏi tôi nhiều câu mà dường như không bao giờ chú ý nghe tôi hỏi. Chỉ là những tiếng ngẫu nhiên buột ra dần dần nói cho tôi hiểu mọi sự. Ví dụ như, khi lần đầu em chợt thấy chiếc máy bay của tôi, (tôi sẽ không vẽ chiếc máy bay đâu: bức vẽ đó sẽ phức tạp hơn nhiều lắm, so với tài vẽ của tôi) em hỏi tôi:

– Cái kia là vật gì thế ?

– Không phải vật. Nó bay được đấy. Nó là một chiếc máy bay. Đó là chiếc máy bay của tôi.

Tôi tự hào nói cho em biết là tôi bay. Em bé liền kêu lên:

– Thế ra ông rơi từ trên trời xuống?

– Phải – tôi nói khiêm tốn.

– Ôi , đã lạ lùng chưa…

Và hoàng tử bật lên một tiếng cười khanh khách rất xinh nhưng làm tôi cáu lắm. Tôi muốn ai cũng phải đánh giá nghiêm trọng mọi tai nạn của tôi. Cười xong, em nói thêm:

– Thế là cả ông, ông cũng từ trên trời xuống? Ông ở hành tinh nào?

Tức thì tôi thấy lóe lên một tia sáng gì đó, về sự có mặt bí ẩn của em, và đột nhiên tôi hỏi:

– Thế ra em ở một hành tinh khác tới ?

Nhưng em không trả lời tôi. Em vừa nhìn chiếc máy bay của tôi vừa lắc đầu khe khẽ:

– Nhưng mà, ngồi trên cái đó thì ông cũng chẳng thể tới đây, nếu ông ở xa quá…

Rồi em đắm mình mơ màng rất lâu. Sau đó, móc túi lấy con cừu, em lại ngắm nghía mê mệt của báu đó của mình.

Các bạn hãy tưởng tượng là tôi bị kích động như thế nào bởi lời tâm sự nửa vời về “các hành tinh khác” ấy. Vì vậy, tôi cố tìm hiểu rõ hơn:

– Cậu em, em từ đâu đến? “Quê em” là đâu thế? Em muốn mang con cừu của ta về đâu.

Sau một lát im lặng trầm ngâm, em trả lời tôi:

– Thuận lợi nhất, với cái thùng ông cho tôi, là ban đêm, cừu có thể dùng nó làm nhà ở.

– Được chứ. Em mà ngoan, ta còn cho em một sợi dây để buộc cừu ban ngày. Và một cái cọc nữa.

Lời đề nghị đó có vẻ làm cậu hoàng tử không vừa lòng:

– Buộc? Ôi! Ngộ nghĩnh chưa!

– Nhưng không buộc, nó sẽ đi lung tung, đi lạc…

Rồi người bạn mới của tôi tức thì lại bật cười:

– Nó đi đằng nào được cơ chứ?

– Bất cứ đâu. Cứ đi thẳng…

– Bất cứ đâu. Cứ đi thẳng…

Đến đó, cậu hoàng tử nghiêm trang nhận xét:

– Không hề gì. Quê tôi bé lắm!

Rồi, với một chút xíu ngậm ngùi, có lẽ thế, em nói thêm:

– Nếu mà cứ đi thẳng thì chẳng lấy gì làm xa…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button