Tiểu thuyết - ngôn tình

Chiếc Hộp Giáng Sinh

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả: Richard Paul Evans

Download sách Chiếc Hộp Giáng Sinh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

CHIẾC HỘP GIÁNG SINH

Có lẽ là tôi đang già đi trong thế giới này và đã dùng hết phần từ ngữ được chia và các khán giả nhiệt thành của mình. Hay có lẽ tôi chỉ trở nên chán chường với cái thời đại hoài nghi cứ săm soi câu chuyện của tôi như một cậu học sinh trung học săm soi con ếch đã bị làm cho tê liệt để xem cái gì làm nên sự sống của nó, cuối cùng bỏ mặc con vật đáng thương phải chết. Dù lý do gì đi chăng nữa, tôi nhận ra rằng mỗi Giáng sinh qua đi, câu chuyện về Chiếc hộp Giáng sinh lại được kể ít dần trong khi nó cần được kể nhiều hơn. Vậy nên giờ đây tôi ghi lại cho tất cả các thế hệ tương lai, để họ đón nhận hay chối từ nó tùy theo nhìn nhận của mỗi người. Về phần mình, tôi tin. Và trên hết, đó là câu chuyện của tôi.

Những bạn bè lãng mạn của tôi, những người đặc biệt tin vào ông già Noel, đã đoán rằng cái hộp Giáng sinh màu nâu trang trí đẹp đẽ là do Thánh Nick làm từ chính thân cây Giáng sinh được mang vào nhà từ những trận tuyết tháng Mười hai nhiều năm về trước. Những người khác lại tin rằng nó được chạm khắc và đánh bóng thật khéo từ một đoạn gỗ cứng mà trên bề mặt thô ráp của nó vị Chúa Giáng sinh đã viết nên tình yêu tối thượng dành cho loài người. Vợ tôi, Keri, thì khăng khăng rằng sự kỳ ảo của cái hộp chẳng có gì liên quan tới những yếu tố vật lý, mà là những gì nằm dưới cái bản lề bằng đồng kiểu dáng thiêng liêng cùng các móc gài bằng bạc của nó. Cho dù đâu là cội nguồn kỳ diệu của cái hộp, chính sự trống rỗng của nó là thứ làm tôi yêu quý nhất, cùng với ký ức về mùa Giáng sinh khi Chiếc hộp Giáng sinh đến với tôi.

Tôi sinh ra và lớn lên dưới bóng rặng Wasatch tuyết phủ, trên bờ Đông Thung lũng Salt Lake. Đúng hai tháng trước sinh nhật lần thứ mười bốn của tôi, cha tôi mất việc, và vì sinh nhai, chúng tôi phải bán nhà chuyển tới miền Nam California ấm áp và thịnh vượng hơn. Ở đó, trong nỗi thất vọng khôn cùng, tôi đành phải đón đợi một Giáng sinh tươi xanh không kém phần sùng kính so với những người bán lẻ địa phương. Ngoại trừ cái giây phút huy hoàng chợt lóe khi được làm dẫn xướng cho dàn hợp ca nhà trường, tuổi niên thiếu của tôi thật bằng phẳng và chỉ còn có ý nghĩa đặc biệt với riêng tôi. Tốt nghiệp trung học xong, tôi ghi tên vào đại học để học kinh doanh. Và trong quá trình thu nhận kiến thức về cuộc sống ngoài đời, tôi làm quen, hò hẹn rồi cưới một cô sinh viên trúng tuyển khoa thiết kế mắt nâu tên là Keri. Chưa đầy mười lăm tháng sau lễ cưới, nàng đã cho ra đời một cô con gái nặng ba cân bảy mà chúng tôi đặt tên là Jenna.

Cả Keri và tôi đều không ưa những đám đông nơi thành phố lớn, vậy nên vài tuần trước lễ tốt nghiệp, được tin về một cơ hội làm ăn ở quê nhà, chúng tôi liền chộp ngay lấy và lên đường trở về với những mùa đông tuyết trắng và làn không khí thoáng đãng ở quê hương. Chúng tôi đã tiêu gần cạn tiền nong, chỉ còn một khoản nhỏ chẳng nhiều nhặn gì cho cuộc phiêu lưu mới này. Và bởi lời lãi ban đầu từ vụ làm ăn mới, dù có triển vọng đến mấy, cũng còn xa mới được dồi dào nên chúng tôi học cách sống căn cơ tiết kiệm. Trong những gì liên quan đến tài chính, Keri rất giỏi xoay xở, vậy nên hiếm khi chúng tôi cảm nhận tình trạng thiếu thốn. Ngoại trừ chuyện chỗ ở. Ba người chúng tôi cần nhiều không gian hơn cái căn hộ một phòng ngủ chật chội mà chúng tôi có thể thuê nổi. Chiếc nôi mà chúng tôi phải dùng vì tiết kiệm, bất chấp thực tế con gái giờ đã bốn tuổi, đặt vừa khít vào phòng ngủ. Cái nôi đó chỉ cách giường của chúng tôi có ba phân, còn cái giường bị đẩy sát vào bức tường phía trong. Gian bếp cũng không khá hơn, bừa bãi đồ chơi của Jenna, đồ khâu của Keri, và hàng đống những thùng các tông đựng đồ hộp. Chúng tôi vẫn đùa rằng Keri có thể vừa may vá vừa ăn tối mà không cần phải rời khỏi chỗ nàng đang ngồi. Chuyện chật chội quá thể đã lên tới đỉnh điểm trong ngôi nhà của chúng tôi vào bảy tuần trước Giáng sinh. Vào lúc cả hai chúng tôi đang điên đầu lên thì câu chuyện về Chiếc hộp Giáng sinh đã bắt đầu trên bàn ăn điểm tâm trong căn hộ nhỏ xíu của chúng tôi, với các món trứng rán, bánh mỳ nướng và nước cam.

“Xem này,” Keri nói, nàng đưa cho tôi mục quảng cáo.

Một bà lớn tuổi, hiện có một căn nhà lớn trên Đại lộ, đang tìm một cặp vợ chồng vào ở chung với điều kiện phải nấu ăn, làm những việc vặt trong nhà và ngoài vườn. Có phòng riêng. Ngày lễ được nghỉ. Có trẻ em/sơ sinh càng tốt. 455-3989. Gặp bà Parkin.

Tôi ngẩng lên khỏi tờ báo.

“Anh nghĩ sao?” nàng hỏi. “Ngôi nhà trên Đại lộ đấy, hẳn phải rộng lắm. Nó gần các cửa hiệu, sẽ chẳng phiền hà gì thêm cho em. Chỉ phải nấu nướng và giặt giũ cho thêm một người nữa sao?” nàng hỏi một cách hào hứng. Nàng vươn người cắn một miếng từ cái bánh mỳ của tôi. “Chiều tối thì anh cũng thường ra ngoài mà.”

Tôi ngả người ra sau, nghĩ ngợi.

“Nghe có vẻ hay đấy,” Tôi thận trọng bảo. “Đương nhiên em không thể biết em đang dính vào chuyện gì. Ông anh Mark của anh đã sống trong tầng hầm nhà một ông già nọ. Ông ta thường dựng Mark dậy giữa đêm để la mắng bà vợ đã chết gần hai mươi năm của ông ta. Làm Mark sợ chết khiếp. Cuối cùng là Mark phải tháo chạy khỏi đó.”

Khuôn mặt Keri hiện rõ vẻ hoài nghi.

“Ờ, quảng cáo có bảo là có phòng riêng đấy,” tôi thừa nhận.

“Dù gì đi chăng nữa, mùa đông đang đến gần, hóa đơn khí đốt của chúng ta sẽ bốc hơi qua mái nhà ở cái nơi khốn cùng này và em không biết xoay đâu ra tiền để bù vào. Còn làm thế này thì chúng ta sẽ dành dụm được một chút,” Kery lập luận.

Không thể cãi nổi một lý lẽ như thế, vả lại tôi cũng không màng tranh cãi. Cũng như Keri, tôi sẽ mừng quá nếu có bất kỳ đổi thay nào giải thoát chúng tôi khỏi cái ổ chật chội lạnh lẽo mà chúng tôi đang cư ngụ. Một lát sau Keri gọi điện để hỏi xem ngôi nhà còn chỗ hay không, được biết rằng có, nàng bèn xin một cái hẹn gặp chủ nhà vào buổi chiều hôm đó. Tôi đã cố rời chỗ làm sớm, và theo chỉ dẫn mà người đàn ông ở ngôi nhà đó đã cho Keri, chúng tôi xuyên qua một quận buôn bán sầm uất rực rỡ ánh đèn, tới những con phố hai bên có hàng cây dẫn lên chân đồi Khu Đại lộ.

Ngôi nhà của bà Parkin là một biệt thự gạch đỏ lộng lẫy kiểu Victoria, được trang trí bởi những đường viền gỗ màu kem và đỏ dâu cùng những viên đá cuội xanh sẫm. Ở phía Tây tòa nhà, một cửa sổ tròn lồi đỡ lấy ban công tầng hai trông ra mảnh sân phía trước. Cái ban công này, giống cái cổng vòm tầng chính, chạy suốt chiều dài mặt ngoài, chống bởi những xà nhà lớn được tiện đẹp và trụ gạch có trang hoàng những chiếc lá mạ vàng. Gỗ vừa được sơn mới và giữ gìn cẩn thận. Một cái ống khói chắc chắn bằng gạch vươn lên từ chính giữa ngôi nhà, giữa những hoa văn sắt và gỗ uốn lượn nhô cao đầy vẻ lịch lãm. Một hàng rào mắt cáo cầu kỳ làm dáng cho phần dưới của ngôi nhà, ẩn hiện đây đó sau những bụi trường xuân cắt tỉa gọn ghẽ. Một lối xe vào trải sỏi dẫn lên phía trước nhà, vòng quanh cái đài phun nước bằng cẩm thạch đen nằm vắt ngang, được bao bọc bởi bức tường ngăn đầy tuyết phủ.

Tôi đậu xe gần bậc thang phía trước, rồi chúng tôi bước lên hàng hiên tới lối vào có cánh cửa đôi. Những cánh cửa được chạm trổ đẹp đẽ, có lắp những ô kính khắc hoa văn cầu kỳ. Tôi nhấn chuông và một người đàn ông lên tiếng.

“Xin chào, đây chắc hẳn là ông bà Evanses.”

“Đúng vậy, chính là chúng tôi,” tôi xác nhận.

“Bà MaryAnne đang chờ ông bà. Xin mời vào.”

Chúng tôi đi qua lối vào, rồi qua một cánh cửa đôi nữa cũng tráng lệ không kém để tới phòng đợi lát đá hoa của ngôi nhà. Tôi nhận ra rằng những ngôi nhà cổ thường có một thứ mùi rất riêng, và dù không phải lúc nào cũng dễ chịu, điều đó thật rõ ràng không sao lầm lẫn được. Ngôi nhà này cũng không phải ngoại lệ, và mùi của nó là một sự pha trộn khá dễ chịu của mùi quế và mùi dầu. Chúng tôi bước vào một hành lang rộng có những bức tường đầy sương giá. Những ngọn đèn dầu, giờ được nối dây làm bóng đèn điện, điểm xuyết trên tường và hắt ra thứ ánh sáng mê hoặc suốt chiều dài của gian sảnh.

“Bà MaryAnne đang trong phòng khách phía sau,” người đàn ông nói.

Phòng khách nằm ở cuối hành lang, sau một khung cửa bằng gỗ anh đào trạm trổ công phu. Khi chúng tôi vào phòng, một người phụ nữ tóc bạc xinh đẹp chào đón chúng tôi từ sau cái bàn tròn làm từ gỗ hồng, mặt bàn có nạm đá cẩm thạch. Trang phục của bà cũng trau truốt, lộng lẫy như khung cảnh xung quanh.

“Xin chào,” bà chào thân mật. “Tôi là MaryAnne Parkin. Tôi rất mừng là anh chị đã đến. Xin mời ngồi.”

Chúng tôi ngồi quanh bàn, bị cuốn hút bởi sự đẹp đẽ và giàu có của căn phòng.

“Anh chị dùng một chút trà bạc hà nhé?” bà mời. Trước mặt bà là một bộ pha trà mạ bạc chạm nổi. Chiếc bình hình quả lê, những họa tiết lông chim được khắc vào thân bình sáng loáng. Vòi bình uốn cong theo hình dáng thanh tú của cái cổ hạc và kết thúc bằng một mỏ chim.

“Không, xin cám ơn bà,” tôi đáp.

Keri nói, “Cho tôi một tách.”

Bà ta đưa cho Keri một cái tách và rót trà đầy tới miệng tách. Keri cảm ơn bà.

“Anh chị là người thành phố?” người đàn bà hỏi.

“Tôi sinh ra và lớn lên ở đây,” tôi đáp, “nhưng chúng tôi mới chuyển về từ California.”

“Chồng tôi cũng người California, ở vùng Santa Rosa.” Bà nói. Bà nhìn vào mắt chúng tôi xem có lóe lên chút nhận biết nào. “Mà, ông ấy mất rồi. Ông ấy đã mất từ mười bốn năm trước.”

“Chúng tôi rất lấy làm tiếc.” Keri lịch sự nói.

“Không sao. Mười bốn năm là một khoảng thời gian dài. Tôi đã quen sống một mình.” Bà đặt cái tách xuống và thẳng lưng dậy trong chiếc ghế bành nhung.

“Trước khi chúng ta bắt đầu cuộc phỏng vấn, tôi xin có đôi lời về bản chất của thoả thuận này. Có vài điểm mà anh chị sẽ thấy đối với tôi khá quan trọng. Tôi cần một người chăm lo việc ăn uống. Chị đã có gia đình, tôi nghĩ chị có thể nấu nướng.” Keri gật đầu. “Tôi không ăn sáng, nhưng tôi muốn bữa trưa được dọn lúc mười một giờ và bữa tối lúc sáu giờ. Quần áo của tôi cần được giặt giũ tuần hai lần, tốt nhất là vào thứ Ba và thứ Sáu, và chăn màn thì một tuần một lần. Chị cứ thoải mái dùng các thứ phục vụ cho việc giặt giũ của chị bất cứ khi nào thấy tiện. Còn về bên ngoài nhà,” bà ta nhìn tôi, nói, “cần cắt cỏ mỗi tuần một lần, trừ khi có tuyết. Những lúc có tuyết, thì các lối đi, lối xe vào, và khoảng sân sau cần được xúc dọn và rắc muối tùy theo thời tiết. Những việc chăm nom nhà cửa, sân vườn khác tôi sẽ thuê ngoài và không cần anh phải trợ giúp. Đổi lại, anh chị có cả cánh Đông của ngôi nhà để ở. Tôi sẽ trả hóa đơn tiền sưởi và thắp sáng và mọi chi phí khác trong nhà. Tất cả những gì cần ở anh chị là trông nom tới mọi việc mà tôi vừa nói. Nếu anh chị hài lòng với sự thu xếp này thì chúng ta có thể tiến hành.”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button