Văn học trong nước

Tạp Bút Năm Quí Dậu 1993

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Di Cảo & Vương Hồng Sển

Download sách Tạp Bút Năm Quí Dậu 1993 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Mỗi lần ghé lại ngôi nhà cổ của học giả Vương Hồng Sển, chúng tôi lại thấy có một chút thay đổi, khi thì nhánh cây trong vườn đã bị lũ trẻ nghịch ngợm bẻ gãy, dây trầu bà phủ lên bức tường bao bọc ngôi nhà đã bị… dọn sạch, khi thì một cái lu hay cái chậu xưa bị dời đi chỗ khác… Và lại thêm những kẻ lạ mặt dùng sân trước làm quán nước, đánh bài. Phủ Vân Đường xưa kia nay biến thành một nơi sinh hoạt hỗn tạp… Cũng may, ngôi nhà cổ đã được khóa chặt và thỉnh thoảng được thăm nom bởi đứa cháu gái (gọi ông bằng bác ruột) hết lòng với một gia sản “tinh thần”, vì cô biết rằng bên trong còn những đồ vật quý và cả những tác phẩm chưa được người đời biết đến.

Cái di nguyện biến ngôi nhà thành một “bảo tàng tư gia” để trưng bày những cổ vật, vẫn còn đó, kể từ khi cụ Vương Hồng Sển mất. Hơn 10 năm, và thời gian vẫn cứ âm thầm xói mòn từng ngày một. Nếu như điều ước nhỏ nhoi ấy không được thực hiện thì những bản di cảo lần lượt được công bố sẽ là niềm an ủi đối với ông phía bên kia chân trời.

Hàng ngàn trang bản thảo (đánh máy và viết tay) được viết vào những năm cuối đời, là nỗ lực còn lại, như ông từng ví mình là một con chim sắp sũ cánh trở đầu về núi, tiếng kêu bật ra tha thiết như lời từ giã cuối cùng…

Những gì ông viết ra như trăng trối, có khi chỉ là những chuyện lụn vụn, “tào lao”, “loạn xà ngầu”, nhưng với người đến sau, nó mang một giá trị to lớn, chất chứa nhưng niềm say mê, và quyến rũ… bởi đó là những âm thanh của cuộc biến động ngoài xã hội được vọng lại, dồn nén, rồi bật ra thành lời…

Là một người rất “khoa học” trong tổ chức công việc, cụ Vương Hồng Sển ghi chép vào sổ tay những số liệu của đời sống riêng và chung, từ chi tiết lặt vặt như giá mua một bộ đồ trà, cho đến những chuyện lớn như Nguyễn Du đi sứ năm nào và Truyện Kiều ra đời vào năm nào… Những chi tiết được xâu chuỗi tài tình khiến người đọc như bị thôi miên và thỉnh thoảng giựt mình vì những khám phá mới lạ. Ông cũng là một nghệ sĩ tài hoa và dày dạn kinh nghiệm (với cả một chút cực đoan) trong việc thể hiện cảm xúc lên trang giấy. Điều nầy đã làm nên một phong cách rất đặc biệt, có thể nói là “độc nhất”. Cái lối viết vừa ngang tàng, vừa say sưa, vừa mềm mại uyển chuyển, luôn hút mắt người đọc!

Chính những đặc điểm thuộc về tính cách ấy khiến ông nhiều phen bực mình khi phát hiện sách của mình được in ra mà chữ nghĩa đã bị thay đổi…

Với “Tạp bút năm Quí Dậu” nầy, hy vọng rằng những tâm tính của ông sẽ được gởi đến quí độc giả thật là trọn vẹn, vì chúng tôi giữ lại hầu hết các bài đã được viết trong năm 1993, và chỉ thỉnh thoảng “cất” lại một vài câu chữ trong khi biên tập nếu thấy thật sự cần thiết, và chắc chắn điều đó không làm ảnh hưởng đến tính nguyên bản di cảo của nhà văn, học giả Vương Hồng Sển.

Lại hy vọng, ở nơi “quê cũ”, cụ Vương chắc sẽ mỉm cười khi biết rằng vẫn còn có nhiều người đón đọc tác phẩm của cụ trong niềm hân hoan…

Ông Vương (Hồng Sển) sống từ đầu thế kỷ 20 là người rất hiếu học, là người sinh trưởng ở Sốc Trăng mà dân số ở miền quê hầu như cô lập, tự túc tự cấp lại may mắn là gia đình tương đối khá giả, thêm học giỏi nên lần hồi học ở Sài Gòn – bấy giờ là chuyện lớn, một tỉnh có mấy người được như vậy, nhất là trường Bổn quốc Chasseloup-Laubat (nay là Lê Quí Đôn) dành cho người Pháp, Pháp tịch hoặc người Việt có thân thế. Buổi ấy, phải là giáo sư giỏi như Diệp Văn Cương, Nguyễn Văn Mai…; và học sinh có y phục riêng. Ra trường, ông S. kiếm sở làm thật nhanh, thường là làm thơ ký “có máu mặt”, làm trực tiếp với một trưởng phòng người Pháp. Ông nói tiếng Pháp dòn dã, sau nầy ở Sài Gòn ông đã hưu, ông vẫn nói thao thao bất tuyệt cho cử tọa người Pháp nghe về phong tục Á Đông và Việt Nam…

Những bài ngắn trong quyển nầy quá đa dạng, khó đúc kết nhưng ta có thể tạm kết luận rằng ông là người có cá tính rất mạnh khỏe: giữ ý kiến mình tận cùng. Vì thích sưu tầm đồ cổ mà ông gọi là “cổ ngoạn”, ông theo dõi sâu sắc nhiều vấn đề chuyên môn mà giới nghiên cứu người Âu lắm khi cho là tủn mủn nhưng khá quan trọng đối với người. Việt Nam.

Sông Cửu Long (phía Hậu Giang) có cửa Tranh Đề hoặc Trần Đề (?) không ai rõ nhưng là cửa lớn trong 9 cửa, rộng đến 4 ki-lô-mét. Ông S. bảo là Trấn Di, đúng, thật đúng tên gọi theo bản đồ xưa của nhà Nguyễn (Di, nghĩa là người không phải Việt, dạng đồng bào Thượng). Pháp lập bản đồ cho người Pháp và hải quân Pháp nhận ra là Tran Di (chữ D Pháp đọc là Đ). Pháp không chú ý đến các dấu sắc, dấu huyền hoặc chữ H câm, chữ H phải đọc. Do đó cửa Cồn Ngao được Pháp ghi chú là Công-nhau, đọc trại theo quốc ngữ là Cung/Hau, lại nói trại là Cung Hầu hoặc Cung Hậu. Cũng như Mỹ Tho, Pháp đọc là My-tô, Biên Hòa đọc gọn lại chữ là Bi-E-Noa!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button