Văn học trong nước

Mùa Hè Có Mấy Con Ve

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lưu Thị Lương

Download sách Mùa Hè Có Mấy Con Ve ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Không biết trường Nhi và khu dân cư bao vòng quanh trường, bên nào được xây dựng trước. Chỉ thấy bây giờ, ngôi trường không rộng lớn lắm, lại nằm kế bên cái chợ không có tên.

Trường chật, nên cây cối tỏa bóng mát trong sân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong số đó chỉ có hai cây bông phượng.

Một cây già, thân thấp, gốc bè ra to bằng cỡ chiếc dù che nắng ở các hàng quán.

Một cây trẻ, cao, cành nhánh vươn dài, mảnh khảnh.

Mới sau kỳ nghỉ Tết, trên cành cao nhất của cây phượng trẻ, đã nở trước một chùm bông nhỏ. Xa quá nên không biết được có bao nhiêu cái bông muốn nghỉ hè sớm.

Phượng nở rồi. Ve sắp kêu như mấy trăm năm trước dắng dỏi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới số 43 của ông Nguyễn Trãi, vừa mới phân tích trong bài tập làm văn, thi học kỳ một.

Nhi đem thắc mắc hỏi cô sinh[1].

– Cô ơi. Sao trường mình mùa hè không nghe tiếng ve kêu? Hay tại chỉ có hai cây phượng, không đủ chỗ cho nó ở?

Cô dạy môn sinh vật giải thích theo kiểu giảng bài.

– Sân trường mình đổ bê tông đều khắp. Bề mặt của sân dày mấy tấc đá xanh trộn xi măng. Chỗ nào cũng cứng chắc và khít rịt bằng phẳng như ngoài đường xe chạy. Không còn hở ra một miếng đất nào, nên không có chỗ cho ve đẻ trứng, không có nơi cho ấu trùng ve sống đời tiềm sinh chờ ngày lột xác. Vì vậy không có ve…

Hồi trước không biết ra sao, sau này không biết thế nào, nhưng tính ra năm nay là vừa hết năm thứ hai Nhi học ở ngôi trường không có nổi một tiếng ve tha thiết, gọi mùa hè hãy mau về.

Năm nay mùa hè lớp mười một của Nhi vẫn cứ rón rén, lặng lẽ bước vào từng lớp học đang nóng hừng hực như cái nồi nấu món lẩu ở làng nướng ẩm thực.

Mặc dù ngoài sân, dưới cái nắng gần bốn mươi độ C, hai cây phượng đã bung ra đến những nụ bông cuối cùng của mùa nở hoa kết trái.

Mùa hè vẫn im re!

Không hề có tiếng ve nào ran ran hay rỉ rả hay riết róng, kèm theo.

Không như trong bài hát nhạc điệu nhộn nhịp, chẳng giống trong câu thơ bay bổng lãng mạn. Mùa hè là mùa riêng của tuổi trẻ, của người đi học. Tiếng ve làm mùa hè trở thành phổ biến. Nghe ve kêu ai cũng biết là mùa hè đã tới, bất kể đó là một người lính biên phòng, một giám đốc bận rộn, một cụ già thư thả tập thể dục dưỡng sinh…

Đó là thơ nhạc. Còn sự thật thì im lìm, trống vắng.

Bởi vì lúc này đang nghỉ hè đây nè, đang ngồi ngay tại trường đó, mà có nghe ve ve ve, ve ve ve… gì đâu!

Nhi ngả người dựa lưng vào tường, duỗi chân thư giãn sau khi xàng qua xàng lại đến ê ẩm theo lời hát. Cặp giò dài thoòng mặc quần loe lửng chà trên sàn má Tư mới quét sạch và có lau sơ qua.

Nhi nói giọng chảnh chẹ:

– Biết vậy, hồi đó không thèm ghi tên vô học trường này.

Nguyên nói giọng không chảnh:

– Tui thì trái ngược hoàn toàn. Tui mém[2] bị trường này bôi tên, không cho học tiếp. May sao mà cộng chia hết các cột điểm lại vừa đủ để xếp loại trung bình. Vì vậy, tui rất thèm học trường này.

Nhi huơ tay lia lịa đính chính:

– Không phải như Nguyên nói đâu. Đừng nghĩ xấu cho người tốt. Ý tui muốn nói chán là tại trường mình không được giống như trong bài hát “Ve ve ve hè về…”. Không nghe ve kêu, tự nhiên cảm thấy mùa hè giảm hơn năm mươi phần trăm chất lượng.

Tiện tay, Nhi chỉ vô người Nguyên, mắt liếc về phía đám con trai, nhắc nhở phe mình:

– Tụi nó thấy bây giờ.

Nguyên kéo vạt áo xuống, để che cái rốn lộ ra bởi quá trình quơ tay múa chân phát biểu:

– Có ve hay không có ve thì học yếu cũng yếu hoài. Ve kêu um xùm càng thêm nhức đầu; lo nghe, không lo học bài, càng mau lượm trứng vịt thầy cô “ký gởi”.

Trang thích chí vỗ đầu gối của mình, đồng ý với Nguyên.

– Ờ cái vụ ký gởi đó coi được lắm. Hôm nay lỡ bị ăn một con số không. Bữa sau mình học bài nhuyễn nhừ, giơ tay xung phong gỡ điểm. Vậy là có hai con số không. Khỏe re!

Hai cái miệng xinh xinh của Nhi với Nguyên tròn vo kinh ngạc.

– Coi nó mừng thấy ghê chưa kìa. Trời nóng quá, bị điên hay sao?

– Kỳ cục. Bị hai “con” 0 mà mừng như được… số 8.

Trang cười nhe hàm răng trên hơi… hô. Nhưng mà có duyên.

– Đúng đó. Bạn Nguyên của mình coi vậy mà thông minh lanh trí. Nếu cho hai con số không đứng chồng lên nhau, con này ở trên đầu con nọ là thành ra một số tám. T… uyệt v… ời!

Tiếng tuyệt vời của Trang kéo dài xuýt xoa, nghe như đang khen món ăn món uống gì ngon lành, hấp dẫn lắm khiến Quân đang tập trung nghe đàn để bắt vô bài hát, mà phải xoay người lại, thắc mắc:

– Trang mà cũng có số 8 hả?

Trên tay vẫn cầm mi crô, Quân dùng cái máy khuếch đại tiếng nói đó, quơ lung tung trước mặt để múa phụ họa cho câu hỏi tò mò:

– Số 8 tuyệt vời cỡ nào? Nói nghe thử cho biết coi. Để rút kinh nghiệm.

Trước mặt Quân là Done.

Done đang cúi cổ gục đầu, mười ngón tay múa may loạn xạ trên mớ phím trắng đen. Thoáng nhìn qua cứ tưởng nó nhắm mắt mà đàn. Nhưng không dè nó có thấy Quân tranh thủ đoạn nhạc dạo giữa bài, chạy đi nói chuyện với tụi con gái:

Done lầu bầu nhưng mà tiếng rất to.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button