Văn học trong nước

Mùa hoa dẻ

mua hoa de sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Văn Linh

Download sách Mùa hoa dẻ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Năm 1957, cách đây ba mươi năm, lúc đó anh Văn Linh mới 25 tuổi, còn tại ngũ ở Quân khu IV, đã gửi cho Nhà xuất bản chúng tôi bản thao tiểu thuyết “Mùa hoa dẻ”. Điều vui mừng của Ban Biên tập là được đọc bản thảo đầu tay của một tác giả trẻ và thấy có nhiều chất chân thật, trong sáng, hồn nhiên, tươi mát phản ánh một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có nhiều hứa hẹn.

“Mùa hoa dẻ” in lần đầu được nhiều bạn đọc trẻ đón nhận và thích thú, cho đến nay họ còn nhớ nhiều chi tiết cụ thể về việc Liêu cứu Hoa bị chết đuối. Hoa và Liêu yêu nhau qua hình ảnh châm tên lên lá hai chữ L.H, Hoa gặp nhầm một Liêu khác ở mặt trận v.v…

Tuy vậy, hồi đó cũng đã có vài ý kiến đánh giá khác nhau về “Mùa hoa dẻ”, nay đọc lại, chúng tôi thấy chất chân thật, trong sáng, hồn nhiên, tươi mát biểu hiện một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế vẫn còn sức lôi cuốn, thuyết phục. Riêng nhà văn Văn Linh nay đã lớn tuổi và có trong tay hơn ba mươi cuốn truyện đã xuất bản ở Nhà xuất bản Thanh Niên và nhiều nhà xuất bản khác ở Hà Nội trong đó có những cuốn đã được dịch in ở Mác-xcơ-va, U-crat-na, Bi-ê-lô-rút-xi-a…

Do yêu cầu của đông đảo bạn đọc trước đây cũng như nhiều bạn đọc trẻ hiện nay, chúng tôi cho tái bản “Mùa hoa dẻ” có sửa chữa thêm cho tốt hơn trên cơ sở tôn trọng nguyên bản, không làm phương hại đến những gì thuộc về ưu điểm cơ bản của cuốn sách.

Cuối cùng, một điều cần nói thêm là trong hoàn cảnh xã hội ta hiện nay, có nhiều thay đổi về quan niệm, nhận thức và trình độ thẩm mỹ, hẳn “Mùa hoa dẻ” chưa đáp ứng được, song việc tái bản vẫn có tác dụng nhất định, gợi lại không khí trong sáng của tuổi trẻ trong kháng chiến chống Pháp, phần nào cũng thiết thực góp phần đẩy lùi những tiêu cực hiện nay, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của bạn đọc nhất là bạn đọc trẻ thuộc thế hệ sinh ra sau khi “Mùa hoa dẻ” được in lần đầu và lần thứ hai (1958).

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cả nước. Hà Nội, tháng 10-1987.

★★★

PHẦN I

 

“Tù hú! Tù hú! Chắc. Chắc… chắc!”

Tiếng chim nghe quen thuộc. Chim báo rằng: Lúa tháng năm sắp chín, mùa năm nay được. Một tiếng chim tù hú gọi mùa cũng đủ gợi nhớ về một miền quê cho những ai đi xa. Quê hương kháng chiến đang vươn lên muôn màu muôn vẻ: Trống rung trong đêm hội tòng quân, những dân công vai gánh vai gồng lên đường, một vụ chiêm thắng lợi, tiếng trẻ học bài ê a cho năm học kết thúc tốt đẹp, tất cả để cho tiền tuyến giành chiến thắng này qua chiến thắng khác, nào Lương Mai, Phò Trạch, nào Xuân Bồ, từ Sen Bàng sang Ba Đồn…

Trường Sơn đã lùi xa về phía sau. Cây mua cây sim hai bên đường mỗi bước một thưa dần và đến đây hầu như không còn nữa. Liêu dừng chân. Trải rộng trước mắt anh là cả một cánh đồng lúa bắt đầu chín lấm tấm vàng. Bên kia cánh đồng, sau lũy tre xanh thẳm, tháp chuông nhà thờ nhô lên cao, giống hệt một ngòi bút khổng lồ đang phác vẽ vào nền trời những đám mây mùa hè và những cánh chim. Tiếng chuông nhà thờ đổ hồi ngân nga…

Liêu là một cán bộ quân đội. Đầu đội mũ nan, chân đi dép cao-su. Cái ba lô vải nằm gọn gàng sau vai. Bên nách đeo toòng teng một ruột tượng gạo còn khoảng vài ba lon. Anh lại sải bước trên đường, băng qua cánh đồng. Những con chiền chiện lách mình kiếm ăn trong lúa, nghe động người đi, vụt bay bổng lên, gieo vào không trung tiếng hót lảnh lót, thanh cao… Liêu chiến đấu trong một trung đoàn tình – nguyện – quân Việt Nam, hoạt động trên chiến trường Trung Lào. Xa quê hương xa Tổ quốc đã hai năm, lẽ ra ngày trở lại này đối với Liêu thật là vui… Nay Liêu về vì một chuyện không lấy gì làm hay, theo lệnh triệu tập của Trung đoàn.

Cảnh vật đang vẽ lên trước mắt Liêu, ở mỗi góc trời quê là một bức tranh tuyệt đẹp, một khúc dân ca thoảng vọng, tiếng đỗ quyên giục giã vào hè, tất cả như cố tình đưa lại cho anh niềm vui, làm khuây khỏa, vơi đi trong anh mọi buồn phiền.

Một làn gió thổi qua, uốn sóng trên đồng lúa. Gió thổi phồng thân áo, thổi lật cả mũ nan của Liêu. Chừng như trong hơi gió đượm hương lúa, Liêu còn bắt gặp một mùi thơm khang khác, vừa là lạ vừa trìu mến… Anh nhớ ra rồi, đấy là hương hoa dẻ.

Chao ơi là nhớ! Liêu nhớ đến quê hương mình, cũng có cánh đồng lúa chiêm, cũng có tháp chuông nhà thờ và tiếng chuông đồng vọng, còn có cả dòng sông xanh uốn khúc, ôm ấp một thời thơ ấu của mình. Những buổi trưa hè anh cùng trâu đầm mình dưới sông, cùng bè bạn vật nhau, giành cướp nhau từng bông hoa để trước cổng đình. Rồi những đêm cho trâu ăn dưới trăng, ngồi trên lưng trâu thổi sáo trúc véo von… Liêu những muốn gọi to lên tên các bạn: “Tuấn, Tín, Lựu, Đào…!” Bây giờ chắc rằng ai nấy đã ấm tổ cả rồi.

Lác đác trước mặt Liêu có những đám ruộng lúa sớm đang gặt. Bà con nông dân vừa gặt vừa ví hát. Liêu bỗng nhớ đến một thằng bạn cùng học một khóa sĩ quan với Liêu. Tên hắn là Chung, vốn là một cậu học sinh nông thôn yêu thơ và đầy mơ mộng. Ngày mãn khóa chia tay, Chung đã chép tặng vào sổ lưu niệm của Liêu một bài thơ tự sáng tác. Như hợp tình hợp cảnh . Liêu cất giọng ngâm bài thơ ấy của bạn, những mong nói lên tình cảm mình, những muốn cho lời thơ và giọng ngâm của mình được bay cao trên cánh đồng, bay thật xa khắp đó đây, biết đâu lại chẳng lọt vào tai một cô gái quê trong mùa gặt này:

“Khi nào mùa lúa chín

“Em sẽ đón anh về

“Cùng nhau ta gặt lúa

“Ví hát giữa đồng quê

“……………………..

“Rồi mùa, hai cha mẹ

“Bàn lễ cưới chúng mình

“Anh và em chẳng nói

“Đỏ mặt đứng làm thinh…”

Liêu mỉm cười và tự hỏi: “Bao giờ hạnh phúc ấy đến với mình?”

Chiều hôm đó Liêu về đến Phước Sơn. Đứng ngoài nhìn vào, làng chẳng khác gì một rừng cọ im mát, yên tĩnh nằm bên bờ sông Gianh miền thượng nguồn. Trong làng, người đi lại thưa thớt, có chờ hàng tiếng đồng hồ cũng chưa chắc đã thấy bóng dáng bộ đội.

Đi qua một bãi dâu cao quá đầu người, Liêu nhìn thấy trên cây cọ có một tấm biển quét vôi, chữ đen: “Trạm liên lạc 35”, dưới có mũi tên chỉ vào một căn nhà lá nhỏ, lối vào nhà có trồng chè mãn hảo hai bên, trên thả tơ hồng leo loắn xoắn vàng.

Liêu vào đứng giữa sân, trông trước ngó sau chẳng thấy một ai. Ánh mặt trời chiều chiếu xô vào cửa, bóng cau ngã xuống sân gối cả vào thềm nhà. Liêu trút một hơi thở khoan khoái, rồi bỏ ba lô, ngồi bệt xuống trước hiên nhà nghỉ chân…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button