Lịch sử - địa lý

Hồ Sơ Quyền Lực Napoleon

Ho so quyen luc Napoleon - Geoffrey Ellis1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Geoffrey Ellis

Download sách Hồ Sơ Quyền Lực Napoleon ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ


2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Là Đệ nhất Tổng tài của Cộng hòa Pháp từ 1799-1804, sau đó là Hoàng đế Pháp (Empereur des Français) và vua Italy, Napoleon được coi là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất thế giới. Lịch sử ghi nhận ông không chỉ qua những đóng góp về mặt quân sự mà cả qua Bộ luật Dân sự Pháp (còn được gọi là “Bộ luật Napoleon”).

Cái bóng của Napoleon trùm lên khắp thời đại ông. Khi Napoleon ở đỉnh cao quyền lực, đế chế của ông trải dài suốt châu Âu, từ Bồ Đào Nha đến nước Nga, và từ bán đảo Scandinavia đến “chiếc ủng” Italy. Vậy mà ông đã đột ngột ngã xuống từ chiếc ghế quyền lực của mình và qua đời cay đắng khi bị lưu đày ở đảo St Helena, Đại Tây Dương.

Là một kỳ nhân trong lịch sử thế giới, Napoleon để lại nhiều dấu ấn và sự khác biệt về ý chí, lòng quả cảm mãnh liệt. Từ nhỏ, Napoleon đã thể hiện tính cách cứng rắn và có tinh thần dũng cảm cũng như mưu trí. Tại trường quân sự ở Brienne-le-Château, cậu bé Napoleon dù hay bị bạn bè trêu chọc vì nói tiếng Pháp không chuẩn nhưng đã chứng tỏ được mình và là học sinh rất nổi trội, đặc biệt là với môn toán học và lịch sử. Khi là thanh niên, Napoleon từ chối mọi thú vui giải trí để vùi đầu vào đọc sách và gửi tiền về giúp mẹ ở quê… Tài năng sử dụng pháo binh, tư duy chiến thuật và nghệ thuật quân sự của ông được hình thành ngay từ giai đoạn này.

Những dữ kiện vô giá trong cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc bản chất và cơ chế vận hành quyền lực của Napoleon cũng như việc ông đã sử dụng chúng như thế nào. Cuốn sách tìm hiểu cách Napoleon vươn tới danh vọng từ một trung úy trong Cuộc cách mạng Tư sản Pháp; những tham vọng và thành tựu của ông trên cương vị quan chấp chính cao nhất và khi thành hoàng đế trong giai đoạn 1799-1815. Napoleon cũng để lại dấu ấn với những câu nói nổi tiếng: Quần chúng chỉ là những con số không dài vô tận, giá trị chỉ là ở con số đầu! hay Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh!; Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời. Phương châm hành động của ông: Không có gì là không thể.

Với tinh thần làm sáng tỏ lịch sử và rút ra những bài học quý báu cho các thế hệ sau, Alpha Books triển khai xuất bản loạt sách chân dung các chính khách, các vĩ nhân trong tủ sách Hồ sơ Quyền lực, bao gồm: Younger Pitt – Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Anh, Kennedy – chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử tổng thống, và Alexander Hamilton − người có công lớn trong việc hình thành thể chế chính trị và kinh tế – tài chính Mỹ…

Đây không phải là cuốn tiểu sử về Napoleon, cũng không phải là việc cố gắng tìm hiểu sự nghiệp chính trị và quân sự của ông theo hướng liệt kê các sự kiện. Tuy sáu chương của cuốn sách này được trình bày theo trình tự thời gian nhưng cách tiếp cận theo chủ đề vẫn là nét đặc trưng cơ bản. Cuốn sách này dựa vào những nghiên cứu trước đây của tôi về cuộc đời Napoleon và những tư liệu mới được nghiên cứu gần đây. Những thông tin đó hầu hết còn rất mới mẻ với bạn đọc.

Cuốn sách giới thiệu những góc nhìn về con đường vươn tới đỉnh cao danh vọng của Napoleon từ một người lính trong Cuộc cách mạng Pháp; về những thành tựu mà ông đã đạt được trong thời gian là hoàng đế (1799-1815) và những quan điểm khác nhau của các nhân vật đương thời cũng như các thế hệ sau này về cách cai trị của Napoleon. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách là bản chất quyền lực của Napoleon, con đường ông theo đuổi và giành quyền lực, con đường quyền lực nảy mầm trong lòng nước Pháp và bùng nổ, phát triển vượt ra khỏi biên giới, con đường mà những ảnh hưởng giành được từ sự chinh phạt quân sự, khuất phục chính trị và bóc lột kinh tế, con đường mà quyền lực trong tay Napoleon gặp sự chống đối và cuối cùng rơi vào đống tro tàn, con đường mà những khái niệm về quyền lực của Napoleon đã trở thành những truyền thuyết và giai thoại lịch sử của thế kỷ XX.

Trong những công trình đã xuất bản trước đây, tôi tập trung nghiên cứu việc thực thi, ảnh hưởng của các chính sách quân sự và cấu trúc thể chế chính trị của Napoleon nhiều hơn là nghiên cứu con người ông. Cách tiếp cận đó phản ánh các xu hướng nghiên cứu gần đây là chỉ tập trung vào các cuộc đời và sự nghiệp của Napoleon mà bỏ quên mặt cá tính, phần làm nên con người Napoleon. Một kết luận rút ra là có rất nhiều sự tiếp nối cũng như thay đổi trong những thời điểm bước ngoặt – cuộc chính biến do Napoleon lãnh đạo vào 18 tháng sương mù[1] (lịch Cộng hòa Pháp). Vì thế các nhà nghiên cứu trước đã thừa nhận, bản chất đổi mới triệt để trong những cải cách của Napoleon là điều không phải bàn cãi. Khi càng quan tâm đến mục tiêu thật sự và những ảnh hưởng trong việc thực thi quyền lực của Napoleon ở Pháp, người ta càng cảm thấy thất vọng về việc tuân thủ, tính kế thừa và phát triển những quan điểm mang tính cách mạng của Napoleon, đặc biệt trong những năm đầu. Để trở thành tổng lãnh sự đầu tiên (1799-1804), ông đã phụ thuộc rất nhiều vào các sĩ quan, binh sĩ, mưu mẹo và vũ khí, những cuộc chinh phạt cuối những năm 1790, và ông luôn đóng vai trò quyết định trong quá trình này. Ông chấp nhận việc mua bán tài sản tịch thu từ nhà thờ và người tị nạn và hợp pháp hóa điều này trong Bộ luật Dân sự năm 1804. Đối với việc tuyển dụng nhân sự cho bộ máy hành chính và luật pháp, ông dựa vào những nhân vật ưu tú trong các đế chế cách mạng trước thời mình. Càng nghiên cứu sâu ảnh hưởng của Napoleon tại những vùng lãnh thổ bị thu phục ngoài biên giới nước Pháp, người ta càng nhận thấy không phải bao giờ Napoleon cũng được xem là một nhà cải tổ triệt để duy nhất.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1. Giới thiệu

Đây không phải là cuốn tiểu sử về Napoleon, cũng không phải là việc cố gắng tìm hiểu sự nghiệp chính trị và quân sự của ông theo hướng liệt kê các sự kiện. Tuy sáu chương của cuốn sách này được trình bày theo trình tự thời gian nhưng cách tiếp cận theo chủ đề vẫn là nét đặc trưng cơ bản. Cuốn sách này dựa vào những nghiên cứu trước đây của tôi về cuộc đời Napoleon và những tư liệu mới được nghiên cứu gần đây. Những thông tin đó hầu hết còn rất mới mẻ với bạn đọc.

Cuốn sách giới thiệu những góc nhìn về con đường vươn tới đỉnh cao danh vọng của Napoleon từ một người lính trong Cuộc cách mạng Pháp; về những thành tựu mà ông đã đạt được trong thời gian là hoàng đế (1799-1815) và những quan điểm khác nhau của các nhân vật đương thời cũng như các thế hệ sau này về cách cai trị của Napoleon. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách là bản chất quyền lực của Napoleon, con đường ông theo đuổi và giành quyền lực, con đường quyền lực nảy mầm trong lòng nước Pháp và bùng nổ, phát triển vượt ra khỏi biên giới, con đường mà những ảnh hưởng giành được từ sự chinh phạt quân sự, khuất phục chính trị và bóc lột kinh tế, con đường mà quyền lực trong tay Napoleon gặp sự chống đối và cuối cùng rơi vào đống tro tàn, con đường mà những khái niệm về quyền lực của Napoleon đã trở thành những truyền thuyết và giai thoại lịch sử của thế kỷ XX.

Trong những công trình đã xuất bản trước đây, tôi tập trung nghiên cứu việc thực thi, ảnh hưởng của các chính sách quân sự và cấu trúc thể chế chính trị của Napoleon nhiều hơn là nghiên cứu con người ông. Cách tiếp cận đó phản ánh các xu hướng nghiên cứu gần đây là chỉ tập trung vào các cuộc đời và sự nghiệp của Napoleon mà bỏ quên mặt cá tính, phần làm nên con người Napoleon. Một kết luận rút ra là có rất nhiều sự tiếp nối cũng như thay đổi trong những thời điểm bước ngoặt – cuộc chính biến do Napoleon lãnh đạo vào 18 tháng sương mù(1) (lịch Cộng hòa Pháp). Vì thế các nhà nghiên cứu trước đã thừa nhận, bản chất đổi mới triệt để trong những cải cách của Napoleon là điều không phải bàn cãi. Khi càng quan tâm đến mục tiêu thật sự và những ảnh hưởng trong việc thực thi quyền lực của Napoleon ở Pháp, người ta càng cảm thấy thất vọng về việc tuân thủ, tính kế thừa và phát triển những quan điểm mang tính cách mạng của Napoleon, đặc biệt trong những năm đầu. Để trở thành tổng lãnh sự đầu tiên (1799-1804), ông đã phụ thuộc rất nhiều vào các sĩ quan, binh sĩ, mưu mẹo và vũ khí, những cuộc chinh phạt cuối những năm 1790, và ông luôn đóng vai trò quyết định trong quá trình này. Ông chấp nhận việc mua bán tài sản tịch thu từ nhà thờ và người tị nạn và hợp pháp hóa điều này trong Bộ luật Dân sự năm 1804. Đối với việc tuyển dụng nhân sự cho bộ máy hành chính và luật pháp, ông dựa vào những nhân vật ưu tú trong các đế chế cách mạng trước thời mình. Càng nghiên cứu sâu ảnh hưởng của Napoleon tại những vùng lãnh thổ bị thu phục ngoài biên giới nước Pháp, người ta càng nhận thấy không phải bao giờ Napoleon cũng được xem là một nhà cải tổ triệt để duy nhất.

Một số độc giả coi đây như một cách tiếp cận của những người mang khuynh hướng xét lại, nhằm làm sáng tỏ huyền thoại và những truyền thuyết lịch sử về một nhân vật kiệt xuất. Đúng như vậy! Giống như một loạt tác phẩm đề cập đến hai chữ “quyền lực” gắn với tên tuổi của các nhân vật lịch sử, cuốn sách này nói về Napoleon – một con người, quá trình hình thành nên cá tính Napoleon những năm trước khi ông chạm tay đến đỉnh cao quyền lực, quan niệm về quyền lực của Napoleon, những ảnh hưởng từ cách ông sử dụng quyền lực và bản chất những tham vọng của Napoleon. Những chương tiếp theo sẽ tái hiện sức mạnh của hệ thống quyền lực tập trung vào một con người, và đánh giá lại giá trị những tài liệu nghiên cứu trước đây được xây dựng dựa trên sự kiện lịch sử về cuộc đời Napoleon. Nội dung các chương này tập trung vào những quan điểm mang màu sắc và khuynh hướng khác nhau về cá tính, mục tiêu và thành tựu mà Napoleon đã đạt được, được thể hiện dưới hình thức những giai thoại truyền miệng và những quan điểm bằng văn bản trước đây.

Độc giả Anh có lẽ đều biết đến cuộc tranh cãi lịch sử qua tác phẩm Napoleon: For and Against (Napoleon: Sự ủng hộ và chống đối) của Pieter Geyl(2) xuất bản lần đầu năm 1949, chủ yếu là những tranh luận của các tác giả người Pháp. Tuy nhiên, qua những quan điểm này, cuộc tranh cãi về những điểm chính trong tiểu sử Napoleon đã có những biến chuyển tích cực kể từ thời Geyl và toàn bộ vấn đề hiện đều sẵn sàng để được xem xét lại. Đây chính là mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của tôi: cung cấp một tư liệu quan trọng trong những nghiên cứu từ rất sớm của người Đức, người Italy và người Anh về Napoleon (Chương 7). Geyl chưa bao giờ đề cập tới mục tiêu nghiên cứu này và theo tôi, một cái nhìn tổng hợp về những phản ứng của châu Âu trước cách cầm quyền của Napoleon chưa bao giờ được tập hợp thành một nghiên cứu tổng quát để giới thiệu tới độc giả Anh.

Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ lật lại trận tranh cãi lịch sử về hình ảnh của Napoleon trước chiến tranh thế giới thứ hai, với những phát hiện mới trong những nghiên cứu gần đây. Có thể xem đây là việc đánh giá lại những tư liệu đã có, trong đó Napoleon thường xuất hiện như một siêu nhân, quá vĩ đại và không thể đo bằng thước đo dành cho người bình thường. Đây cũng là sự xem xét lại những tư liệu quan trọng trước đây thường tái hiện tham vọng và thành công của Napoleon bằng những lời lẽ to tát, ví dụ quan niệm của Adolphe Thiers(3) về một đế chế vĩnh cửu cho rằng “những biên giới tự nhiên” của nước Pháp là ưu tiên số một của đế chế Napoleon, lời giải thích của Frédéric Masson(4) về quy luật bè phái, dòng tộc của người dân xứ Corsica, phát hiện của Émile Bourgeois(5) về sự thiết lập “tham vọng phương Đông”, của Edgar Quinet(6) và nhà sử học Édouard Driault về “ý tưởng đế chế Rome” và những môtíp tương tự xuất hiện trong nghiên cứu của các nhà sử học như Leopold von Ranke, Charles Schmidt, Marcel Dunan và Hellmuth Rössler.

Cũng cần phải lật lại khuynh hướng liệt kê sự kiện lịch sử gần đây – khuynh hướng chịu nhiều tác động của những động thái chính trị trong EU mở rộng. Một số tác giả xem tham vọng của Napoleon cách đây 200 năm là phôi thai của ý tưởng hợp nhất châu Âu. Nếu nhận xét này hợp lý thì quan điểm tương tự của Stuart Woolf cũng đáng lưu tâm. Stuart Woolf(7) đặt nền móng nghiên cứu bằng luận điểm về một mô hình hành chính thống nhất của nước Pháp. Một mô hình có thể nhân rộng ra các vùng đất bị sáp nhập và quốc gia vệ tinh khác, từ đó ông nghiên cứu, mổ xẻ các trường hợp ủng hộ và phản đối tính hiệu quả của mô hình. Kết luận của ông cho thấy đặc trưng xã hội, áp lực tập hợp các nhân vật ưu tú – một phần quan trọng trong lý thuyết của Napoleon về quản lý hành chính đã khoét sâu hố ngăn cách giữa người có tài sản và người vô sản. Đây là giá trị sâu sắc Napoleon để lại cho hậu thế. Vấn đề đặt ra từ luận điểm này là một phần quan trọng trong nghiên cứu hiện đại.

Tuy nhiên, quan điểm cho rằng Napoleon là kiến trúc sư đầu tiên có ý tưởng về một châu Âu hợp nhất trái ngược với sự thật là đối với Napoleon, Pháp luôn là ưu tiên số 1, như ông đã từng ghi rõ trong một bức thư tháng 8/1810. Sự thiên lệch, một chiều trong những yêu cầu về mặt quân sự, trong chính sách phong tỏa lục địa chống nước Anh, trong chính sách thị trường dự phòng ở Italy và hệ thống sinh lợi ở các quốc gia mục tiêu cho thấy kết luận này quá đơn giản và dễ bị chọc thủng. Nói cách khác, tham vọng trở thành hoàng đế và các cuộc chinh phạt của Napoleon đã vượt khỏi biên giới nước Pháp để sáp nhập Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và kéo dài đến tận dãy Pyrences, toàn bộ vùng lục địa nước Italy kéo dài đến dãy Alps, một phần quan trọng sâu trong nội địa Adriatic ở phía đông, sáp nhập nước Đức kéo dài đến sông Rhine và một vùng rộng lớn nước Phần Lan.

Trong khi toàn bộ sự kiện này vẽ ra viễn cảnh châu Âu rộng lớn hơn, một câu hỏi quan trọng vẫn nổi cộm là ở: các vùng sẽ được sáp nhập như thế nào? Để tìm câu trả lời, chúng ta cần quay ngược thời gian và xem xét thời điểm xuất hiện ý tưởng về đế chế của Napoleon dưới hình thái một chính sách định hình rõ ràng, thậm chí chỉ trong giới hạn biên giới mở rộng của nước Pháp. “Tôi đang ở trong cuộc đua thành lập những đế chế” – Napoleon từng nói với Enmanuel de Lus Cases – người bạn trong thời gian lưu đày tại đảo St Helena. Đây là một minh chứng hùng hồn về số mệnh của Napoleon – một người xứ Corsica đầy tham vọng. Nhưng tham vọng bá chủ của ông đã ảnh hưởng thế nào đến hành động? Đó có phải là một kế hoạch được định hình trước cuộc nổi dậy vào tháng sương mù hay nó từng bước phôi thai và phát triển khi cơ hội có những cuộc chinh chiến quy mô lớn hơn và ánh hào quang huy hoàng hơn mở ra trước mắt ông? Đó là những câu hỏi mà cuốn sách này cố gắng trả lời thông qua những phân tích hiện thực.

Hình ảnh vị hoàng đế không quá sáng chói như cách nhìn của những người ngưỡng mộ Napoleon, cũng không xấu xa, tàn bạo như cách nhìn từ phía những kẻ thù của ông. Trong cuốn sách này, Napoleon không xuất hiện trong một khuôn mẫu, hình ảnh duy nhất mà là một cá tính linh hoạt thậm chí luôn mâu thuẫn, thay đổi trước hoàn cảnh mới và cố gắng tận dụng tối đa mọi cơ hội. Khả năng ứng biến thần kỳ của Napoleon trên chiến trận đã đi vào huyền thoại nhưng ít người biết đến khả năng thích ứng của ông trước những thay đổi của xã hội Pháp. Chỉ trong vòng 30 năm, những nghiên cứu quan trọng ở Đức, Italy và Ba Lan đã chỉ ra sự thật là Napoleon, một nhà cải cách triệt để trên thực tế đã thỏa hiệp với trật tự phong kiến cũ để tập hợp quân sự, đánh thuế tài chính nhằm vận hành bộ máy hiệu quả hơn. Điều này ảnh hưởng tới việc áp dụng Bộ luật Dân sự của Napoleon tại những nước này và vai trò lập pháp của Napoleon vì thế cũng bị lu mờ.

Trong quá trình thực thi quyền lực, dù ở đâu, Napoleon vẫn là người có đầu óc thực tế. Chẳng hạn trên cương vị người đứng đầu, ông nhanh chóng nhận thấy mình cần sự cống hiến, phục vụ của các nhân vật trung thành có tri thức và sự hỗ trợ của các nhân vật ưu tú. Ông lôi kéo bằng cách mở ra cho họ cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến, hào phóng ban thưởng danh vị và phần thưởng vật chất để ràng buộc, gắn kết họ với mình. Ông hướng tới thành lập một chính thể trong đó tầng lớp tri thức giàu có đều có quyền lợi gắn kết với đế chế của ông. Một mặt, ông áp dụng cách thức tập hợp lực lượng riêng; mặt khác ông tỏ ra thờ ơ với đông đảo quần chúng. Sau cách mạng, ông nhận thấy người dân Pháp đều muốn có một chính phủ ổn định, một xã hội có trật tự − một xã hội mà người thợ thủ công cũng như nông dân bằng lòng với chế độ cai trị của ông. Nhận thấy đạo Thiên Chúa là một phần quan trọng trong cộng đồng mà mình cai trị, Napoleon tính toán rằng họ sẽ tập tập hợp lại cùng với Giáo hoàng trong lễ đăng quang của mình và hoan nghênh sự công nhận chính thức từ phía Giáo hoàng. Tuy nhiên khi tuyệt giao với Giáo hoàng sau này, ông đã đánh giá không đúng vai trò khác nhau của quyền lực thế tục và quyền năng tinh thần. Sự sứt mẻ trong quan hệ với Rome đã làm suy yếu vị thế của ông.

Trong trường hợp này làm thế nào để vị thế của Napoleon lại được tái xác lập. Chúng ta luôn mong chờ có một dấu hiệu rõ ràng như: một chỉ thị, một bức thư, một bài phát biểu… có thể cung cấp một câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xác định những nhân tố chính có ảnh hưởng tới tính cách và hành động của Napoleon và xem chúng có thể giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề. Xuất thân từ xứ Corsica, tham vọng trở thành hoàng đế của Napoleon nảy mầm từ lòng tự hào dòng tộc, sự thúc đẩy từ phía gia đình và từ chính con người ông. Là một người lính được đào tạo chuyên nghiệp và có tính cách bẩm sinh nên trong suy nghĩ của ông, trật tự xã hội cũng có thể được thiết lập theo mô hình quân sự. Con người nắm trong tay quyền lực tối cao này hoàn toàn tự tin vào khả năng của bản thân và luôn tự cho mình là đúng, thờ ơ trước sự chống đối và ông nhận thức rõ sứ mệnh trời định của mình. Napoleon sinh ra đã là một người độc lập, đầy quyền lực và tham vọng.

Viễn cảnh quyền lực và ánh hào quang đã truyền sức mạnh và cảm hứng cho Napoleon. Tuy nhiên, để theo đuổi điều đó trong thế giới thực tại, đường đi sẽ có rất nhiều chông gai và thử thách, nhất là khi đi trên biển. Vì quyền lực của Napoleon tỏ ra mạnh mẽ và hiệu quả trên đất liền, nên việc mở rộng quyền lực của ông cũng chỉ vươn ra theo biên giới lục địa. Hơn nữa, các cuộc chinh phạt không diễn ra đồng thời mà theo các giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn 1805-1807, đế chế vĩ đại của ông cũng đi theo logic của diễn biến quân sự, từng bước từng bước một và không thể đoán trước. Quá trình hình thành nên các đế chế không phải là một kế hoạch đã được định hình từ trước, mà là sự tận dụng hiệu quả các thời cơ. Sự thật là tất cả các mối quan hệ xã hội, tước vị cũng như đất đai được cấp nhờ có dòng dõi quý tộc đều ít nhiều phụ thuộc vào thành quả của các cuộc chinh phạt. Điều làm nên đế chế Napoleon chính là sự vững chãi từng bước, từng bước một thông qua con đường chiến tranh.

Bằng chứng cho thấy, tham vọng của Napoleon không xuất phát từ một kế hoạch vĩ đại, mà được gieo mầm từ rất sớm rồi dần hiện thực hóa nhờ tận dụng thành công các cơ hội. Sức mạnh quân sự là bệ đỡ cho quyền lực của Napoleon tại nước Pháp cũng như tại các vùng đất sáp nhập vào nước Pháp và các quốc gia vệ tinh. Việc triều đại của ông chính thức ra đời và được công nhận rộng rãi nhờ kết hôn với con gái của một gia đình thuộc dòng dõi lâu đời Habsburg(8) và sự ra đời của người con trai kế vị – tất cả đều không mang lại cái mà Napoleon đau đáu tìm kiếm nhằm đảm bảo cho tương lai. Quyền lực của Napoleon sụp đổ khi ông không còn khả năng duy trì nền móng, điểm tựa quân sự cần thiết và khi sức mạnh quân sự lụi tàn thì đế chế của ông cũng suy vong theo. Như vậy, sự kết thúc đế chế Napoleon và thậm chí cả nước Pháp rộng lớn là một kết cục đã được báo trước. Đến năm 1815, không một vùng đất sáp nhập nào còn trụ vững. Vấn đề là những nghịch lý trong cách cai trị và cầm quyền của Napoleon. Là một nhà quân sự nổi tiếng đã đi vào huyền thoại, ông lại bị khuất phục trước một quốc gia có diện tích nhỏ hơn những vùng đất mà ông đang cai trị; còn với tư cách là một nhà quản lý xã hội, những điều ông để lại cho nước Pháp là rất lớn và không dễ gì mất đi. Những phân tích cuối cùng cho thấy giá trị những ý tưởng vĩ đại của Napoleon về một châu Âu thống nhất.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button