Lịch sử - địa lý

Bí Mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thượng Quan Phong

Download sách Bí Mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời nói đầu

Cố cung, cũng gọi là Từ Cấm thành, là một Viện Bảo tàng cực kỳ vĩ đại về văn hóa nghệ thuật của lịch sử cung đình hai triều Minh – Thanh và cô đại Trung Quốc và là một quần thể kiến trúc hùng vĩ vào bậc nhất thế giới, hết sức hoàn chỉnh của Trung Quốc hiện còn tồn tại, đến nay đã có trên năm trăm bảy mươi năm lịch sử.

Trước đây, do cung cấm thâm nghiêm, quy chế ngặt nghèo, bao nhiêu điều bí mật ít ai được biết. Nhưng trong dân gian lại lưu truyền không biết bao nhiêu chuyện về đế hậu, phi tần, vương hầu, quan hoạn, trầm trồ về bao nhiêu cổ vật quy báu như những huyền thoại, cùng với bao nhiêu lâu đài điện các hay huy hoàng như chốn bồng lai lại càng gây nhiều hứng thú tham quan đối với du khách bốn phương.

Từ Cấm thành là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc và sự ngưỡng mộ của thế giới.

Hà Nội có các nhà Hà Nội học – Bắc Kinh có các nhà Bắc Kinh học. Riêng Từ Cấm thành cũng có rất nhiều nhà Từ Cấm thành học. Xưa nay không hiếm những nhà văn hóa, sử gia, kiến trúc sư, dân tộc học, dịch học, phong thủy học, âm nhạc, hội họa tìm tòi nghiên cứu hoặc viết lẻ tẻ đăng báo, hoặc viết thành sách nhiều không sao đếm xuể.

Lần này, dưới tay bạn đọc có cuốn “Bí mật Từ Cấm thành” do học giả Thượng Quan Phong chủ biên cùng với hơn hai mươi chuyên gia về Bắc Kinh sử, cung đình sử, vương phủ sử, sắc kiều miếu vũ sử, điêu khắc, mỹ thuật, kiến trúc tham gia viết nên.

Sách viết công phu, có Từ liệu đáng tin cậy, gạt bỏ những điều huyễn hoặc trong dã sử, đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của các quan chức, nhân viên cũ của Từ Cấm thành nay đã qua đời như Kim Kỳ Thủy, hậu duệ của Đa Nhĩ Cổn, Lưu Bắc Dĩ lão tiên sinh…

Ngoài ra còn các học giả, các nhà tư liệu học khác như Uông Lai Nhân nữ sĩ Từ Khởi Hiến, Khương Vũ Tuyền, Phan Thâm Lương, Lý Hạ, Từ Trấn Thời, Phó Liên Hưng, Lâm Kinh đã góp nhiều công sức cho cuốn sách xuất bản được thuận lợi. Có thể nói đây là một cuốn Bách khoa thư về Từ Cấm thành, một công trình tập thể của các chuyên gia Từ Cấm thành học.

Vì vậy, khi cuốn sách xuất bản lần thứ nhất năm 1997 đã được đông đảo bạn đọc Trung Quốc gửi thư hoan nghênh cổ vũ và đã tái bản nhiều lần.

Với tư liệu phong phú đáng quý về Từ Cấm thành, đây là một tập sách bổ ích cho bạn đọc Việt Nam muốn tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc nói chung là loại sách bỏ túi cần thiết cho quí khách khi du lịch Từ Cấm thành nói riêng.

Sách viết với trình độ cao, hấp dẫn, có văn chương, do đó cũng rất khó dịch. Nếu bản dịch không đạt yêu cầu, hoàn toàn không phải lỗi ở những người viết. Kính mong bạn đọc xa gần thể tình lượng thứ.

KINH SỬ NGÀY XƯA

Chu Nguyên Chương – Minh Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh (tại vị năm 1386 – 1399) xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, bản thân là một hòa thượng nghèo. Tháng giêng năm Hồng Vũ nguyên niên (1386), ông xưng vua ở phủ Ứng Thiên (nay là Nam Kinh), quốc hiệu là Minh. Lúc này ông bắt đầu suy nghĩ nên xây dựng kinh đô của triều Minh ở đâu.

Trước hết, Chu Nguyên Chương đi Biện Lương (Khai Phong ngày nay), thấy ở đó dân sinh tiều tụy, giao thông hết sức khó khăn bèn từ bỏ ý định xây dựng kinh đô ở Biện Lương. Có người tâu với ông, cho rằng ở phủ Bắc Kinh (Bắc Kinh ngày nay) cung thất hoàn chỉnh,có thể tiết kiệm được sức dân, Chu Nguyên Chương cho rằng, Bắc Bình là cố đô thời nhà Nguyên, đồng thời thế lực của người Nguyên vẫn còn lưu lại ở miền Bắc, nay thừa kế kinh đô cũ, e rằng không thích hợp. Từ đó về sau, ý đồ xây dựng kinh đô tại quê hương luôn thôi thúc Chu Nguyên Chương. Cuối cùng ông quyết định xây dưng cung điện ở Lâm Hào (Phượng Dương ngày nay) thuộc tỉnh An Huy, lấy hiệu là Trung Đô. Từ năm thứ 2 niên hiệu Hồng Vũ (1369) đến năm 1375, công trình mới xây dựng được tám năm, khi sắp xây xong, ông lại ra lệnh đình chỉ xây dựng, không xây dựng kinh đô ở Phượng Dương nữa mà lấy Nam Kinh làm kinh đô, Phượng Dương là kinh đô phụ, vẫn gọi là Trung Đô.

Và cuối cùng ông lại quyết định lấy Bắc Kinh làm đô thành. Năm thứ 4 niên hiệu Vĩnh Lạc (1406), con trai thứ tư của Chu Nguyên Chương, Chu Đệ (Minh Thành Tổ) hạ chiếu xây dựng thành Bắc Kinh và hoàng cung Từ Cấm thành, hoàng thành và khu vực xung quanh dài hai mươi ki–lô–mét (nay là khu đông, tây Bắc Kinh). Năm Gia Tĩnh thứ 23 (1553), lại xây dựng thêm bức thành bên ngoài ở phía đông nam và tây nam của Đại thành (nay là khu Sùng Văn, Tuyên Vũ), từ đó hình thành rõ bộ mặt của nội ngoại thành.

Từ Cấm thành thời nhà Minh được xây dựng theo bản vẽ của cung điện Trung Đô nhà Minh ở Lâm Hào (Phượng Dương), An Huy, sau đó được hoàn thiện thêm. Việc xây dựng thành Bắc Kinh và Từ Cấm thành được liên tục tiến hành từ thời kỳ đầu cho đến thời kỳ cuối nhà Minh.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button