Lịch sử - địa lý

Góc Nhìn Sử Việt: Lương Ngọc Quyến

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đào Trinh Nhất

Download sách Góc Nhìn Sử Việt Lương Ngọc Quyến ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào; việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa chẳng phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và ý thức của từng nhân tố trong từng chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học, không phải là thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Trái lại mỗi sự kiện lịch sử được liên kết chặt chẽ với nhau bằng một sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian.

Dân tộc Việt Nam ta trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, gần 100 năm Thực dân, Đế quốc đô hộ, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, hướng tới tương lai rộng mở mà không ngừng tranh đấu vì độc lập tự do của nước nhà.

Một dân tộc muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn cả là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, nền giáo dục dân tộc có sức mạnh ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trẻ, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia. Đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo đối với một số triều đại và nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử để đúc rút kinh nghiệm, từ đó hình thành nên một con đường cho thế hệ sau hướng về tương lai cống hiến cho quốc gia, cho dân tộc.

Vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… là những tổ chức đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước. Kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy rằng, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ.

Để chung tay tái hiện những mảnh ghép lịch sử, chúng tôi triển khai dự án xuất bản với tên gọi Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… tạo thành tủ sách Di sản – góp một phần vào việc bù lấp “lỗ hổng lịch sử” đó. Chương trình xuất bản này được thực hiện theo lộ trình
ba bước:

– Giai đoạn 1 (1,5-2 năm): Tái bản các sách kiến thức phổ thông về lịch sử, tác phẩm văn học lịch sử có nội dung dễ đọc, dễ hiểu phù hợp với đại bộ phận tầng lớp bạn đọc, với độ dày khoảng 300 trang – Tên gọi Tủ sách Góc nhìn sử Việt.

– Giai đoạn 2: Tái bản những bộ sách đồ sộ, có giá trị nghiên cứu cao, đặc biệt là nguồn tài liệu tham khảo nghiên cứu cho chuyên gia, sinh viên và bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử văn hóa dân tộc.

– Giai đoạn 3: Triển khai tái bản, dịch và xuất bản mới thư tịch cổ Hán-Nôm.

Mùa thu năm Ất Tỵ (1905) Phan Sào Nam tiên sinh từ hải ngoại lẻn về được vài ba tháng phải lật đật xuống tàu xuất dương ngay; vì mật thám đã dò biết hành tung, tứ phía bủa lưới tập nã rất ngặt. Lúc ấy nếu không có Lý Tuệ, người bồi tàu nghĩa hiệp, tìm cách giúp cho tiên sinh vừa kịp thoát hiểm thì nhà cách mệnh đại danh đã phải đút tay vào cùm xích hai chục năm sớm hơn và cái biệt hiệu Sào Nam lừng lẫy đã không chiếm được những trang đầu lịch sử hải ngoại vận động.

Tháng Mười tàu đến Hoành Tân, nhà chí sĩ ta lên bờ, lại tìm đến khách sạn quen chuyến trước đã từng ở trọ.

Họ Phan sửng sốt khi chủ nhân niềm nở đón tiếp và kể chuyện cho tiên sinh biết rằng một người thiếu niên Việt Nam, ra dáng học sinh, vừa mới đến đây mấy hôm trơ trọi một mình, hiện đang ở khách sạn này. Thiếu niên dò hỏi tin tức và hành chỉ của tiên sinh một cách băn khoăn sốt ruột, dường như mong mỏi họp mặt tiên sinh càng sớm càng hay.

Phan nghe chuyện không khỏi sửng sốt, vì rằng lúc bấy giờ gọi là dấu chân người Việt Nam in trên mặt đất Phù Tang, ngoài Tăng Bạt Hổ thì đến mình và Đặng Tử Kính là bọn Đông độ (vượt bể sang Đông) đầu tiên, trong nước chưa thấy có bạn trai trẻ nào chịu xông pha sang Nhật. Chàng thiếu niên này đây hẳn là tiên phong; tự nhiên cảm tưởng chớp nhoáng của tiên sinh là sự kinh ngạc; nhất là nghe nói người đồng bào nhỏ tuổi ấy một mình một bóng mà dám mạo hiểm bỏ nước nhà đi đến một nước khác với mình xa lạ đủ cả mọi bề.

ĐỌC THỬ

I: NGƯỜI HỌC SINH ĐÔNG DU THỨ NHẤT

Mùa thu năm Ất Tỵ (1905) Phan Sào Nam tiên sinh từ hải ngoại lẻn về được vài ba tháng phải lật đật xuống tàu xuất dương ngay; vì mật thám đã dò biết hành tung, tứ phía bủa lưới tập nã rất ngặt. Lúc ấy nếu không có Lý Tuệ, người bồi tàu nghĩa hiệp, tìm cách giúp cho tiên sinh vừa kịp thoát hiểm thì nhà cách mệnh đại danh đã phải đút tay vào cùm xích hai chục năm sớm hơn và cái biệt hiệu Sào Nam lừng lẫy đã không chiếm được những trang đầu lịch sử hải ngoại vận động.

Tháng Mười tàu đến Hoành Tân, nhà chí sĩ ta lên bờ, lại tìm đến khách sạn quen chuyến trước đã từng ở trọ.

Họ Phan sửng sốt khi chủ nhân niềm nở đón tiếp và kể chuyện cho tiên sinh biết rằng một người thiếu niên Việt Nam, ra dáng học sinh, vừa mới đến đây mấy hôm trơ trọi một mình, hiện đang ở khách sạn này. Thiếu niên dò hỏi tin tức và hành chỉ của tiên sinh một cách băn khoăn sốt ruột, dường như mong mỏi họp mặt tiên sinh càng sớm càng hay.

Phan nghe chuyện không khỏi sửng sốt, vì rằng lúc bấy giờ gọi là dấu chân người Việt Nam in trên mặt đất Phù Tang, ngoài Tăng Bạt Hổ thì đến mình và Đặng Tử Kính là bọn Đông độ (vượt bể sang Đông) đầu tiên, trong nước chưa thấy có bạn trai trẻ nào chịu xông pha sang Nhật. Chàng thiếu niên này đây hẳn là tiên phong; tự nhiên cảm tưởng chớp nhoáng của tiên sinh là sự kinh ngạc; nhất là nghe nói người đồng bào nhỏ tuổi ấy một mình một bóng mà dám mạo hiểm bỏ nước nhà đi đến một nước khác với mình xa lạ đủ cả mọi bề.

Sự kinh ngạc trong trí Phan còn tặng thêm độ lượng khi thấy người chủ khách sạn tươi cười mà nói.

– Hơn nữa, tôi nhận thấy vị thiếu niên quý quốc can đảm đến nỗi một mình trốn sang tới đây, không có hành lý gì khác hơn bộ áo cũ kỹ đang mặc trong người và xem chừng tiền bạc hộ thân cũng chẳng còn thì phải.

Cảm động, Phan khẽ thở dài, không quên nắm lấy cơ hội để khoa trương chung cả bạn trẻ nước nhà, đồng thời tìm chỗ bênh vực cái hành động quá mạo hiểm của vị thiếu niên kia, mặc dầu trong giây phút ấy chưa biết là ai:

– Ông nghĩ xem: thanh niên nước tôi đau lòng vì nỗi vong quốc, sốt ruột về việc khôi phục giang sơn thì phỏng còn có sự mạo hiểm nào mà chẳng dám làm?

– Vâng, tôi cũng nghĩ thế! – Người chủ khách sạn nắm lấy tay Phan với vẻ ân cần thành thực. Tôi thấy người can đảm đáng quý, lại nghe nói biết tiên sinh, cho nên rất sẵn lòng để chàng trú ngụ ở đây, không có một điều gì quản ngại.

Phan ngỏ lời cảm tạ ông chủ trọ đã lấy hiệp nghĩa xử với một đồng bào ta như thế.

Vừa vặn lúc thiếu niên lững thững từ ngoài cổng tiến vào hai mắt say sưa dán trên tờ Tân dân tùng bán (của Lương Khải Siêu xuất bản tại Hoành Tân1) mới mua ở ngoài phố và mua với mấy đồng xu sau chót còn dính túi.

Chủ trọ vỗ vai Phan, trỏ tay và nói:

– May mắn chưa? Vị thiếu niên đồng hương của tiên sinh đi du lãm đã về đấy!

Thiếu niên đến gần, Phan vui mừng reo lên. Thấy Phan, thiếu niên cũng thế, thêm sự kính cẩn đối với bậc danh sĩ, với nhà cách mạng tiên phong.

Ồ tưởng ai lạ lùng? Thiếu niên tức là Lương Quân Lập Nham, con cụ Cử Ôn Như Lượng Văn Can, một danh vọng to tát trong giới cách mệnh ở Thăng Long, phàm văn thân chí sĩ trong nước đã hoạt động chống thực dân không ai không biết tiếng. Mấy năm trước khi xuất dương, Sào Nam tiên sinh thường ra Bắc Hà, cốt tìm những bạn thanh khí đồng tâm, có thể cùng nhau bàn bạc đại sự. Không một chuyến nào ông Giải Phan về xứ Nghệ khét tiếng hay chữ, lại quên ghé thăm cụ Cử Lương ở phố Hàng Đào; cũng như không một chuyến nào quên sang Bắc Ninh tìm ông Cử Nội Duệ hay là xuống Nam Định, lần mò vào nhà cụ Đốc Định Trạch để mật hội với ông Mai Sơn Nguyễn Thượng Hiền lúc ấy tuy đang ngồi ghế Đốc học Nam Định rồi đổi vào Ninh Bình, nhưng đã lập tâm chỉ đợi cơ hội là treo ấn từ quan ra ngoài hoạt động cứu quốc.

Phan đem lòng kính mộ ngay buổi hội diện đầu tiên, vì nhận thấy cả nhà cụ Cử Ôn Như, từ cha đến con đều thiết tha yêu nước và hết sức hăng hái về việc cách mệnh, không sợ tốn tiền, không ngại đổ máu. Cụ xuất tiền hàng nghìn hàng vạn (vì nhà vốn giàu) để tiếp tế phong trào Văn Thân; ba người con trai lớn là Trúc Đàm (đỗ Cử nhân), Lập Nham và Nghị Khanh (đỗ Tú tài) cùng hăng hái sấn sổ về các cuộc vận động chống thực dân, giành lại chủ quyền độc lập cho Tổ quốc.

Bởi thế, đến lúc tầm con mắt có thể nhìn rõ diện mục một người, Phan nhận ngay ra thiếu niên không phải là ai xa lạ, chính là Lương Quân Lập Nham; Thôi thì tay bắt mặt mừng, tình tứ gặp nhau ở chốn tha hương thật là khó tả. Thử thời số người Việt Nam bôn tẩu sang Nhật còn là một số rất hiếm hoi, huống chi một bạn trẻ đánh liều vượt biển với hai bàn tay trắng chỉ vì bầu máu giết thù cứu nước sôi lên sùng sục.

Với giọng nói kiên quyết rắn rỏi, xứng đáng bộ cằm vuông và cặp mắt sáng quắc, hai dấu tỏ nghị lực giàu hơn người, ông Lương Lập Nham kể tóm tắt tình cảnh mình Đông độ trải bao nguy hiểm gian nan mà ông đánh liều vượt được, chỉ có lập chí tha thiết là mong đem cánh tay và giọt máu đóng góp vào công cuộc hoạt động cứu quốc của các bậc đàn anh, hầu giải thoát cho nước nhà khỏi xiềng xích nô lệ. Những sở vọng cấp bách rung động trong óc thanh niên lúc này là sự cầu học; trước hết là binh học tân thời mà Tổ quốc đang cần dùng. Bấy lâu ta kém thua quân thù môn học ấy, không trách phải vấp ngã từ thất bại nọ đến thất bại kia.

Đó là câu chuyện, một buổi sáng mùa xuân năm 1932, ngồi trước ấm trà liên tâm ngào ngạt trong tòa nhà lá, bên dốc Nam Giao, Phan tiên sinh vui vẻ thuật cho chúng tôi nghe, đáp lại câu chúng tôi hỏi một vài kỷ niệm ban đầu giữa tiên sinh và người anh hùng khởi nghĩa Thái Nguyên.

Tiên sinh kết thúc rằng: Còn nhớ hồi bấy giờ tiên sinh mừng quá, ôm lấy Lương Quân vồn vã ngợi khen:

“Chao ôi! Nếu thanh niên nước nhà hết thảy giàu khí phách, có chí kiên cường mạo hiểm như anh thì chúng ta sẽ có phép rút đất của Phí Trường Phòng2, để thu rút con đường giết thù phục quốc ngắn đi được bao nhiêu dặm mà nói!”.

Thêm vào câu chuyện kỷ niệm ấy, chúng tôi tưởng nên trích một đoạn sách Ngục trung thư.

Còn 8 ngày nữa thì hết năm Quý Sửu (1913) họ Phan đang ở tỉnh Quảng Đông, chợt bị Đô đốc Long Tế Quang bắt hạ ngục, giam chung một xà lim với ông Mai Lão Bạng, một vị cố đạo Thiên chúa, người tỉnh Nghệ An cũng bỏ nước ra ngoài hoạt động cách mệnh bấy lâu.

Theo lời yêu cầu của Toàn quyền Đông Dương lúc đó là A.Sarraut, Long Tế Quang bắt giam nhà lãnh tụ cách mạng Việt Nam, định sẽ giao trả về Hà Nội cho người Pháp.

Vì trong nước lúc ấy có hai việc bạo động như kiểu những đảng viên cách mệnh Ái Nhĩ Lan (Irlan-de) dùng thủ đoạn khủng bố đối với người Anh. Tháng Ba năm Quý Sửu đó, Phạm Văn Tráng từ hải ngoại đem tạc đạn3 về, ném chết Tuần phủ Nguyễn Duy Hàn (Thái Bình) có tiếng là hung tinh của đảng cách mệnh. Nửa tháng sau, Nguyễn Khắc Cần mang bom ở ngoài về Hà Nội, hạ sát được hai võ quan tây là Chapuis và Montgrand ở trước tửu điếm phố Hàng Trống. Người Pháp buộc tội họ Phan chủ mưu, lập Hội đồng Đề hình4 kết án tiên sinh vào tử hình vắng mặt, nhờ Đô đốc Long Tế Quang bắt hộ và giao lại cho mình để thi hành cái án đã xử.

Vào ngục mấy hôm đầu, Phan tự nghĩ phen này mình không thoát chết, bèn cầm bút viết ra Ngục trung thưlược thuật công việc cách mệnh mình từ hồi còn nghĩa binh Phan Đình Phùng cho tới bây giờ trong có một đoạn nói về ông Lập Nham như sau đây:

“Tháng Mười năm ấy (Ất Tỵ, 1905) tôi đến Hoành Tân về ở nhà trọ cũ, thấy một vị thanh niên học sinh ta, Lương Quân Lập Nham, đã tới ở đó trước rồi.

Tôi xem ra người thật có khí phách hăng hái, đầu tóc còn để bờm xờm. Dò hỏi mới biết Lương Quân bỏ nhà đi trốn sang Nhật trơ trọi một thân, lúc lên đến bến thì hành nang vừa cạn, trong túi chỉ còn vẻn vẹn có ba xu, không hơn không kém.

Thấy thế tôi vừa mừng vừa chưng hửng. Vì bạn nhỏ tuổi nước ta, một thân một bóng mà dám liều mệnh xông pha sóng gió muôn trùng đến một nước thuở nay mình chưa quen biết bao giờ, Lương Quân chính là người thứ nhất vậy.

Té ra Lương Quân vốn là một thanh niên chứa sẵn kỳ khí, có hoài bão cao xa, chỉ nghe nói tôi đã sang Đông, cho nên mạnh bạo bỏ nhà ra đi, không kể gì mọi nỗi gian nan nguy hiểm.

Bạn thiếu niên anh tuấn nước ta sau đây, có mấy người được như Lương Quân?

Ông Lập Nham tên thật là Lương Ngọc Quyến, hiệu là Lập Nham, sinh năm Ất Dậu giữa năm thành Huế thất thủ, con thứ hai cụ Cử Ôn Như Lương Văn Can. Kể theo thứ tự cả con trai con gái thì ông sinh vào hàng thứ ba. Vì đó trong cách mệnh giới và anh em Đông du quen gọi ông là Ba Quyến.

Tổ quán là làng Nhị Khê thuộc huyện Thượng Phúc tỉnh Hà Nội (nay về Hà Đông), nhưng ông sinh trưởng ở nhà số 4, phố Hàng Đào, tỉnh thành Hà Nội, là nơi họ Lương kinh doanh buôn bán trải đã mấy đời.

Trước cửa nhà số 4 ấy, từ năm 1903, hai ông Sào Nam, Tây Hồ hay đi lại bàn tính quốc sự, rồi ông Lập Nham Đông du, kế đến phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục cho mãi tới khi cụ Cử Lương đi an trí ở Cao Miên trở về được mấy năm thì qua đời (1927); nghĩa là ngót ba chục năm, trước cửa nhà số 4, thực dân cho người thay phiên canh gác đêm ngày, không lúc nào quên nhãng. Vì họ biết đây là bộ tham mưu của phái Văn Thân5, là cơ quan giao thông của các chí sĩ Đông du; phàm người lui tới chỉ để bàn việc đánh đổ chủ quyền Pháp, khôi phục nền độc lập Việt Nam.

Thủa nhỏ, ông Lập Nham cũng học cử nghiệp, sớm tối mài miệt với chồng sách cũ, lo dũa vần gọt chữ để mong có ngày tranh khôi đoạt giáp như các bạn đồng thời. Lúc 15, 16 tuổi, ông đã nổi tiếng học giỏi. Đến khoa Canh Tý (1900), ông thi trường Nam, hỏng kỳ thi phú; liền đấy tư tưởng biến hóa, không thèm theo đuổi lối học từ chương khoa cử nữa.

Lúc bấy giờ, những sách cổ động dân quyền do các nhà tân học Trung Quốc dịch thuật của Tây phương, đã truyền bá sang nước ta rất nhiều. Những nghị luận cách mệnh và tư tưởng duy tân của thầy trò Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu, cùng các nhà ái quốc Trung Hoa mạnh bạo chủ trương đả đảo Mãn Thanh, chấn hưng Hán tộc không những làm rung động tâm não người Tàu mà thôi, làn sóng duy tân cách mệnh ấy tràn qua Nam quan hoặc vào cửa Đồ Sơn, khiến nhân tâm sĩ khí ta cũng giật mình thức tỉnh. Nhật Bản thì càng ngày càng sấn bước trên đường văn minh phú cường, ra mặt đối địch với các cường quốc làm cho thiên hạ phải kinh ngạc kiêng nể. Ngoài tình ở Phương Đông phấn phát bồng bột là thế. Đồng thời, trong nước thì ông Phan Sào Nam đứng lên lãnh đạo công tác cách mệnh, liên lạc chí sĩ văn thân khắp nơi, lập hội “Việt Nam quang phục” sắp sửa xuất dương hoạt động.

Ông Lập Nham đọc nhiều tân thư, được nhiều tư tưởng mới kích thích giác ngộ, nhận xét tình hình thế giới và thời cục nước nhà, thấy rằng thanh niên Việt Nam lúc này phải tự cường, phải cứu quốc, không nên và cũng không thể ngồi gục đầu vào lối học hư văn hủ bại được nữa, vì chính nó đã làm cho người mình hèn, nước mình mất. Hơn nữa thanh niên Việt Nam phải mau học tập binh cơ võ bị tân thời, mới có thể đánh lại kẻ thù mà lấy lại quyền tự do độc lập cho giống nòi Tổ quốc.

Bởi vậy, chỉ thi có một khoa, ông khái nhiên bỏ đứt từ chương khoa cử, không thèm đoái hoài thương tiếc chút nào; lại khuyến khích được nhiều bạn đồng học cũng mạnh bạo làm như mình. Từ đó ngày đêm làm bạn với sách mới, trong trí không lúc nào rời ý nghĩ phấn chí tự cường, đi học cứu quốc. Kịp khi nghe Sào Nam tiên sinh đã xuất dương, ông liền hăng hái ra đi trước tiên, để làm gương cho anh em đồng trí.

Ông cử Dương Bá Trạc là một bạn thân, từ lúc còn đi học cho tới sau cùng nhau hoạt động cách mệnh, đôi bên vẫn trao đổi thanh khí tin tức, không bao giờ gián đoạn. Cho nên việc ông Lập Nham Đông du ban đầu thế nào, họ Dương biết rõ hơn cả.

Mấy năm trước đây, Dương tiên sinh có viết một tập ký ức lục, kể chuyện sinh bình trong cuộc vận động cách mệnh mình đã cộng sự với những ai. Dưới đây là đoạn tác giả kể lại thiếu thời của người chủ mưu khởi nghĩa Thái Nguyên và tình hình lúc bỏ nước trốn sang Nhật cầu học.

Bạn Lương Lập Nham là con thứ hai của cụ Cử Nhị Khê, thông minh từ nhỏ. Hồi 15, 16 tuổi đã có tiếng học giỏi; sau thi trường hương Nam Định khoa Canh Tý, bạn vì xuất vận bài phú mà bị hỏng, nếu không thì cũng đỗ khoa thi ấy cùng với tôi.

Đến năm Quý Mão (1903), chúng tôi đã lấy tân tư tưởng, tân học thuật khuyến khích lẫn nhau, nên chỉ bạn nhất quyết bài xích khoa cử hủ bại, không thèm thi nữa.

Năm sau, có việc Phan Sào Nam Đông du, bạn cùng cụ Cử và anh ruột là Trúc Đàm, đều phụ lực với chúng tôi vận động thành tựu việc ấy. Sau ông Sào Nam ở Nhật về nước, cùng anh em quyết định việc đưa ông Kỳ Ngoại hầu Cường Để6 đi và phái thanh niên học sinh sang Nhật cầu học. Lúc ấy bạn 19 tuổi đã có vợ con, lại là con nhà giàu, vốn sống trong cảnh phong lưu sung sướng; không ai tưởng rằng bạn có thể đoạn tuyệt nhất thiết mà đi xuất dương khổ học cho được? Thế mà bạn nghị nhiên thủ xướng, mạnh bạo ra đi trước nhất một mình để làm gương cho người sau.

Bình nhật bạn thường nói luôn với anh em:

Kìa Đại Bỉ Đắc7 là vua nước Nga còn vứt bỏ phú quý tôn vinh mà đi làm thợ ở nước ngoài để học lấy kỹ thuật cường quốc, huống chi là mình! Lại coi Nhật Bản duy tân tự cường được như bây giờ, cũng là nhờ có mấy tay như Y Đằng Bác Văn, như Bản Viên Thoái Trợ… lẩn lút trốn ra ngoài, học lấy thành tài, trở về giúp nước, Nhật Bản mới được như thế. Tôi xin làm tên tốt đầu của đội quân xuất dương khổ học, đi trước anh em!

Thế là bạn quả quyết bái biệt cha mẹ, làm giấy rẫy vợ cho cải giá, lìa bỏ đứa con gái còn non tuổi mà đi.

Lúc bạn ra đi, chúng tôi đã xếp đặt có người tâm phúc làm việc ở một chiếc tàu từ Hải Phòng đi Hương Cảng, tức là người đã đưa Sào Nam và Kỳ Ngoại hầu đi được hai chuyến an toàn trót lọt.

Nhưng bạn lo việc lâu dài, bàn tính với tôi:

– Việc đi học còn cần phải nhiều người kế tiếp xuất dương, nay mình mới có một chiếc tàu mượn làm đi được thế này, vạn nhất tiết lậu, nghẽn mất đường ấy thì sao? Mình phải lo mở ra nhiều con đường khác cho người đi sau mới được chứ!

Nghe bạn nói phải, tôi sực nhớ đến ông Tăng Bạt Hổ đi Nhật chuyến trước, theo con đường Móng Cái sang đất Trung Hoa rồi đáp tàu đi được vô sự. Tôi liền tính kế đưa bạn Lập Nham đi theo đường ấy. Nhân dịp tìm nơi trú ẩn ở Móng Cái, ở Đông Hưng và ở Bắc Hải, cho có người dung nạp hướng dẫn mình chắc chắn, hầu sau này có cần được nhiều người đi một chuyến thì đường này tiện hơn. Đường tàu thủy Hải Phòng Hương Cảng tuy có tay trong tâm phúc và nếu còn đi được, mỗi chuyến chỉ ba, bốn người là cùng mà cũng chưa chắc là giữ chót lọt được mãi. Tính thế rồi tôi cùng đi với bạn.

Chúng tôi đã định kỳ với nhau trước: ngày 14 tháng Tám năm Ất Tỵ (1905) bạn thu xếp hành lý từ Hà Nội đi về Mễ là quê quán tôi, để cùng lên Gia Lâm đáp xe lửa đêm đi Hải Phòng. Bạn đi bộ suốt từ Hà Nội về quê nhà tôi, khởi hành 4 giờ đêm đến 9 giờ sáng tới nơi. Chúng tôi ăn cơm sáng xong, chuyện vãn một hồi, lại dắt nhau kéo bộ từ Mễ lên Gia Lâm vừa đúng 9 giờ tối để kịp đi chuyến xe lửa đi Hải Phòng 11 giờ đêm.

Thời đại ấy anh em chúng tôi bảo nhau luyện tập sự sống rất là khắc khổ. Phàm là anh em trong đảng, đều cấm tuyệt uống rượu, hút thuốc phiện, đi hát, cờ bạc. Ngày nào cũng phải tập thể thao lấy sức, tập đi bộ cho quen. Chúng tôi luyện tập lâu ngày thành quen, cho nên đi bộ xa đến thế nào cũng không hề thấy mỏi mệt.

Về chuyện cấm chỉ này có mấy câu chuyện buồn cười, mà tỏ ra quy luật của đảng cực nghiêm và cái nhiệt thành ái quốc của anh em lúc bấy giờ kể thật mạnh mẽ. Bạn Lê Đại và bạn Võ Hoành là hai tướng rượu có tiếng xưa nay; một hôm rủ nhau đi ăn đám giỗ ở nhà bà con, mâm cỗ linh đình, bao nhiêu khách dự tiệc tha hồ chén tạc chén thù đến say túy lúy. Hai tướng rượu ta trông thấy nhắm ngon rượu sẵn đến nỗi người ta say khướt cả, mình thèm uống thật nhỏ rãi, mà cỗ giữ, đảng cấm nhất định không nhấp một giọt nào. Những người ngồi gần biết ý, trông thấy hai bạn thủ giới mà động lòng thương hại.

Lại bạn Hoàng Tăng Bi và Bạn Lương Trúc Đàm, vốn người sinh trưởng phú quý, thuở nhỏ đến giờ không biết đi bộ là cái gì, nay phải tập đi bộ, mấy lần đầu, sưng chân, toét cả mấy ngón; thế mà nay tập, mai tập mãi, sau cũng đi bộ được một hơi từ Hà Nội về tới Canh, tới Diễn.

Bạn Phạm Danh Chánh, cháu cụ Hoàng Giáp Tam Đăng, thuở nhỏ vốn giang hồ phóng lãng, kết giao với bọn lục lâm nhiều thành ra mắc bệnh nghiện a phiến. Khi ấy bạn chịu để anh em trong đảng giam mình ở một gác xép hiệu Đồng Lợi Tế, khóa trái cửa lại, chỉ để cái bô đại, tiểu tiện trong đó và mỗi bữa ăn thì có người đưa cơm nước vào cho. Tha hồ vật vã đủ tình đủ tội, tha hồ kêu gào đập phá, nhất định không ai đoái hoài hay thương xót mở cửa cho ra. Vậy mà qua hết chín ngày, bạn Phạm Danh Chánh chừa được á phiện như thường, khỏe mạnh chẳng sao cả.

Chính bạn Lập Nham lúc trước cũng là tay chơi khét tiếng ở các xóm hồng lâu Hàng Giấy, Thái Hà, thế rồi phấn phát tự cường tuân theo đảng cấm, nhất đán thôi hẳn. Từ đấy, bạn coi các nàng tiên dửng dưng như một người ái nam vô tình, rồi đến nhẫn lao nại khổ mà đi chuyến này.

Mà đi chuyến này kể cũng là nhẫn lao lại khổ thật.

Khuya tới Hải Phòng, vì có ý muốn hà tiện để dành tiền ra ngoài tiêu, chúng tôi không vào trọ ở lữ quán. Nhân tôi quen biết người làm tri huyện Hải An ở gần kế Hải Phòng, chúng tôi bèn giả vờ làm thầy trò; tôi làm thầy, bạn Lập Nham xách va ly làm trò, vào huyện ngủ nhờ. Cơm nước cả ngày hôm sau ở đó để đợi kỳ tàu, vì tàu Móng Cái lúc bấy giờ mỗi tuần chỉ có hai chuyến. Tôi nói ra ngoài mỏ và đi vịnh Hạ Long chơi lại nã anh cu huyện ta được thêm chục bạc phụ vào hành tẩu cho bạn Lập Nham.

Trưa hôm 16, chúng tôi xuống tàu ra Móng Cái.

Nguyên khi ở Hà Nội, tôi có quen Đào Quang Tích, học trường Hậu Bồ vốn là con ông Lãnh Binh đã làm quản đạo Móng Cái về hưu. Bấy giờ tôi hỏi thăm vô nhà ông Lãnh Đào. Vô đó, tôi lân la kể chuyện kết giao với Hậu Tích ở Hà Nội, vẫn được nghe tiếng ông Lãnh là con cái gia thế, cùng những công việc ông làm ngày trước do bạn Hậu Tích thuật cho nghe. Tôi nói rành mạch đâu ra đấy không sai tý nào, nên ông cụ tin yêu hết sức.

Ở được ít lâu, tôi cùng ông chuyện vãn, dần dà biết ông cũng là người có bụng tốt với nước nhà, chúng tôi bèn thổ lộ tâm sự. Ông rất đồng ý, hứa sẽ giúp vào công việc. Ông nói:

– Tôi ở đây cũng có chút ít thế lực; người Pháp cũng tin cậy mà người Tàu bên Đông Hưng thì phần nhiều đi lại quen thuộc với tôi. Vậy các ông có thể đưa anh em đi qua lối này, tôi xin bao bọc cho được, rồi giới thiệu với người ở bên Đông Hưng họ đưa đường dẫn lối, dò hỏi tin tức tàu thuyền cho mình đi an toàn, không xảy ra có điều gì quản ngại.

Hôm sau ông dẫn chúng tôi sang chơi người đoàn trưởng bên Đông Hưng, tỏ hết câu chuyện với người ấy, nhờ hẳn hoi hộ kỳ tàu ở Bắc Hải đi Hương Cảng cho đúng, rồi thuê dùm một người tin cẩn dẫn lộ đi Bắc Hải để kịp xuống tàu. Người đoàn trưởng vốn là thủ hạ ông, nên ông có thể nói thẳng ngay vào chuyện, không e ngại gì. Anh ta cũng kính vâng lời, lại nói với ông để chúng tôi ở chơi luôn trong nhà cho khỏi bị người Pháp ngờ vực dòm ngó. Ông khen phải, rồi bảo tôi: “Các ông nên ở luôn đây mà đợi tàu, đừng về bên kia nữa. Tôi sẽ cho thằng Ba (tức là con ông, em Hậu Tích), đưa hành lý sang cho, rồi nó ở chơi bên này để thay tôi mà tiễn chân các ông đi Bắc Hải.”

Cách sáu hôm sau thì có tàu ghé Bắc Hải đi Hương Cảng.

Trước một ngày, người đoàn trưởng phái một tên thủ hạ đưa chúng tôi đi Bắc Hải. Đường phải qua một quãng rất khó khăn, nhỏ hẹp, vừa hai người chen chân mà gồ ghề, khúc khuỷu, đi cực vất vả. Tối mịt đến Bắc Hải. Đã có thư người đoàn trưởng giới thiệu chúng tôi với chủ hiệu Long Hải ở Bắc Hải rất ân cần. Ông này tiếp thư niềm nở mời chúng tôi lên lầu tắm rửa xong, đãi ăn uống hết sức tử tế.

Trong khi đàm đạo, chúng tôi ngỏ ý nhờ ông cho trú ngụ mỗi khi có người đi ra ngoài, đến đây chờ tàu. Ông vui vẻ nhận lời ngay.

Cùng đi với chúng tôi đến đây, có cả cậu Ba, con ông Lãnh Đào. Cậu cũng khẳng khái, hứa với tôi hễ sau này có người đi, tôi không cần phải ra, đã có cậu trông nom mọi việc chu tất. Thế là chúng tôi thành công được một việc, là mở một con đường xuất dương chắc chắn yên ổn; đâu đấy đều có người sở tại sẵn lòng giúp đỡ mình.

Tối hôm sau là giờ bạn Lập Nham xuống tàu đi Hương Cảng.

Suốt ngày hôm ấy, chúng tôi bàn nói dặn dò nhau hết chuyện này qua chuyện khác. Những chuyện về sau chúng tôi mở nghĩa thục, lập hội buôn, cho đến chuyện tìm nơi căn cứ chiêu mộ quân sĩ, tập rèn võ nghệ, và những kế hoạch dự định rằng bạn Lập Nham vào trường quân bị ở Nhật học tốt nghiệp rồi về thực nghiệm chiến thuật trên trận địa Tàu; nhất nhất chúng tôi có dự bàn với nhau trong lúc sắp sửa chia tay đó.

Sau ít lâu, tôi tiếp được thư bạn cho biết ra tới Hương Cảng ngày mồng 2 tháng 9; đến mồng 5 đáp tàu sang Hoành Tân, ngày 14 tới nơi, ở lại mấy tuần mới đi Đông Kinh, đã gặp Kỳ Ngoại hầu và Sào Nam dẫn đến yết kiến các ông Đại Ôi bá tước, Khuyển Dưỡng Nghị và Bá Nguyên Phương…

Ông Lập Nham còn trọ ở Hoành Tân thì gặp Sào Nam tiên sinh từ nước nhà trở sang chuyến thứ hai, như một đoạn trong Ngục trung thư tiên sinh đã viết.

Chúng tôi muốn trích lục cả đoạn văn dài trong tập ký ức của ông cử Dương Bá Trạc không những để tỏ ra cái chí khổ học cứu quốc của người anh hùng trong truyện này, một chốc bỏ hẳn cuộc đời sung sướng đoàn viên đứng ra phất cờ tiên phong cho anh em đồng thời; nhân dịp ta lại được biết cả tinh thần thao luyện khắc khổ của phái nhà nho 40 năm về trước, chỉ vì hoài bão giải thoát nòi giống, khôi phục non sông.

Hơn nữa, ta biết người đời bấy giờ dụng công mở ra con đường Móng Cái – Đông Hưng cho các bạn đi sau được rộng thêm một lối xuất dương hoạt động cách mệnh. Sự mở đường ấy hình như không có nghĩa gì với những người hai ba mươi năm về sau có thể bưng mắt bọn thám tử mà vượt qua biên giới như đi chợ, cho đến sang Nga, sang Mỹ cũng là chuyện tầm thường. Nhưng ta đặt mình vào địa vị nhà nho lúc mới bước sang thế kỷ hiện tại, ta mới nhận thấy là một vấn đề không phải dễ dàng như ai nấy tưởng tượng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button