Khoa học - viễn tưởng

Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Học – Tập I: Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Học – Tập I: Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KHOA HỌC


2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

VỀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

“Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quí trọng nó…”

Hồ Chủ tịch

Trước Cách mạng tháng Tám, trong lĩnh vực văn hóa, Đảng ta nêu nhiệm vụ “tranh đấu về tiếng nói” thành một “nhiệm vụ cần kíp”, chủ trương “thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói” của dân tộc[1].

Sau Cách mạng tháng Tám, chính giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở trong giai đoạn gay go nhất, đồng chí Trường Chinh kêu gọi “gây một phong trào Việt hóa lời nói và văn chương”, “kiên quyết bảo vệ tiếng mẹ đẻ”[2]. Và gần đây, giữa lúc tiếng súng chống Mĩ cứu nước đang nổ rền khắp Nam, Bắc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại nhắc mọi người phải “giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta”, vì “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tức là góp phần chống Mĩ cứu nước trên mặt trận văn hóa”[3].

Như vậy, “bảo vệ tiếng mẹ đẻ”, “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” là một công tác không thể thiếu được trong toàn bộ công tác cách mạng của chúng ta. Dù những khi phải tập trung sức lực chống ngoại xâm, như trong kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây và trong chống Mĩ cứu nước hiện nay, cũng không một lúc nào chúng ta chểnh mảng việc đó.

Theo đường lối nói trên của Đảng, những người nghiên cứu ngôn ngữ ở nước ta cũng nhận thức rằng: “Bảo vệ tính chất trong sáng của tiếng Việt, làm cho nó mỗi ngày một giàu đẹp, chính xác thêm, đó là nhiệm vụ của tất cả mọi người dân Việt-nam, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học, nhà văn, nhà báo”[4] và trong mấy năm nay rải rác đã có không ít bài nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt[5].

Từ đầu năm 1966, sau bài phát biểu về “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vấn đề càng được chú ý hơn, và không chỉ trong giới ngôn ngữ học. Nhiều người, trong đó có những nhà văn, nhà báo đã nói những suy nghĩ và những băn khoăn của mình về vấn đề này[6].

Cách mạng tháng Tám mở ra một giai đoạn phát triển mới của tiếng Việt: giai đoạn nó được nâng lên địa vị ngôn ngữ nhà nước của một dân tộc độc lập, tự do, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, phạm vi sử dụng của tiếng Việt được mở rộng một cách không hạn chế. Ngày nay, đông đảo nhân dân ta dùng tiếng Việt hàng ngày trong những lĩnh vực hoạt động, chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật, nhiều khi hoàn toàn mới mẻ đối với mình. Do đó mà cũng không khỏi nảy sinh hiện tượng khá phổ biến là nói, viết không được tốt, ảnh hưởng đến sự trong sáng, sự phát triển lành mạnh của ngôn ngữ. Mọi người đều thấy cần chống những hiện tượng ấy.

Nhưng đi cụ thể, đi sâu hơn nữa thì nảy ra những vấn đề. Trước hết, có vấn đề đánh giá các hiện tượng ngôn ngữ. “Trong việc dùng từ và đặt câu… điều then chốt là phải phân rõ cái đúng với cái sai, cái làm giàu đẹp thêm tiếng Việt với cái “làm hư” tiếng Việt… Nhưng ai cũng thấy việc ấy không phải dễ”[7]. Thật vậy, trong ngôn ngữ, thế nào là đúng, sai, tốt, không tốt? Có nhiều trường hợp rõ ràng, nhưng cũng có những trường hợp không rõ ràng. Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt là một câu hỏi không dễ trả lời, và đúng là “có nhiều quan niệm trong sáng khác nhau, do đó có nhiều cách đánh giá khác nhau”[8]. Vậy nên quan niệm như thế nào để không ngăn cản “mỗi người viết văn… có lấy cái phong cách, cái vẻ riêng của mình”[9]? Lại còn có khía cạnh khoa học của vấn đề: làm thế nào để khi giải quyết vấn đề ngôn ngữ tránh được sai lầm của chủ nghĩa chủ quan, tránh được “cái tình trạng chỉ dựa vào cảm tính”[10], mà không dựa vào sự nghiên cứu khoa học?

Như vậy, có nhiều vấn đề, mà chung qui là: nên hiểu thế nào là “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”? Thế nào là “trong sáng”, thế nào là “giữ gìn”? Rõ ràng là cần phải nghiên cứu cơ sở lí luận, nội dung, phương hướng của việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ chúng ta.

Vấn đề rất lớn và phức tạp. Dưới đây chỉ xin trình bày một số suy nghĩ bước đầu và chưa phải toàn diện.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button