Review

Sử Ký Tư Mã Thiên

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Tư Mã Thiên
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Trí Việt
Số trang 590
Ngày xuất bản 02-2015
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Đối với văn hoá thế giới, quyển sử ký của Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt quan trọng. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc, và được xếp vào danh sách những quyển sử nổi tiếng của thế giới. Nhưng điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung hoa xem đây là tác phẩm văn xuôi lớn nhất trong nền văn học cổ điển Trung Quốc.

Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thoả mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử tìm thấy ở đấy kho tài liệu vô giá, chính xác, với giá trị tổng hợp cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký “một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người với sức sống mãnh liệt. Người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm mãi mãi tươi trẻ và đầy ắp hơi thở thời đại, “một tập Ly tao không vần” như lời đánh giá của Lỗ Tấn.

[taq_review]

Trích dẫn

TRẦN THỪA TƯỚNG

Thừa tướng Trần Bình, người làng Hộ Dũ, huyện Dương Dũ. Thuở nhỏ, nhà nghèo, ham đọc sách, có ba mươi mẫu ruộng, sống cùng với anh Cả . Anh cả làm ruộng để cho Bình được tự do du học. Bình người to lớn và đẹp trai. Có người bảo Trần Bình:

“Nhà nghèo thế, ăn uống gì mà lớn mập vậy?”

Người chị dâu, ghét Bình, chẳng chịu nhìn gì đến công việc sinh nhai, nói:

Đến cùng ăn tấm, ăn cám mất thôi! Có ông em chồng như thế này thì chả thà dừng có!

Anh Cả nghe tiếng, liền bỏ vợ, đuổi đi. Bình Lớn lên, đến tuổi lấy vợ, những nhà có của, không ai chịu gả con cho, mà con nhà nghèo thì Bình không chịu lấy. Mãi về sau, trong làng Hộ Dũ, có bà cụ họ Trương, nhà giàu, có cô cháu gái goá chồng đến năm lần, không còn ai dám hỏi nữa. Bình muốn hỏi. Trong ấp có người chết, Bình vì nghèo, lại làm giúp, đến sớm về muộn, mong được đồng tiền thù lao. Bà cụ Trương gặp Bình ở nhà đám và đem lòng quí Bình. Vì vậy, muốn được lòng bà cụ hơn, Bình càng về muộn. Bà cụ theo Bình về nhà, nhà Bình ở sâu trong hẻm, sát tận chân thành, cổng chẳng có cánh, phải treo chiếc chiếu rách, nhưng ngoài cổng có nhiều vết xe của bậc trưởng giả. Bà cụ Trương về nhà nói với người con trai, là anh Hai Trương rằng:

Tao muốn gả con cháu cho Trần Bình.

Anh Hai Trương nói:

Bình nghèo mà lại liêu lỏng, trong huyện ai cũng chê cười, làm sao mình gả con cháu cho hắn được!

Bà cụ nói:

Làm gì có người tuấn tú như Trần Bình mà lại nghèo khổ mãi bao giờ?

Rốt cuộc (gia đình bà cụ Trương) bằng lòng gả. Vì Bình nghèo nên nhà gái cho Bình mượn tiền để sửa lễ hỏi, cho rượu thịt để làm cỗ cưới. Bà cụ Trương răn cháu rằng:

Chớ vì nhà chồng nghèo mà đối xử với người ta không cẩn trọng đấy nhá. Phải đối xử với anh Cả như thờ cha vậy, đối xử với chị Cả như thờ mẹ vậy.

Sau khi cưới Trương thị, có thêm đồng ra đồng vào, Bình giao du ngày càng thêm rộng.

Xóm vào đám tế thần; được xóm cử trông nom việc phân chia thịt. Bình phân chia rất đều, các phụ lão bảo:

Giỏi! Cu Bình trông nom giỏi quá!

Bình nói:

Chao ôi! Cho Bình tôi điều khiển thiên hạ thì Bình tôi điều khiển cũng chẳng kém việc chia thịt.

Trần Thiệp khởi binh làm vua nước Trần, sai Chu Thị đánh chiếm đất Nguỵ, lập Nguỵ Cữu lên làm Nguỵ vương, giao chiến với quân Tần ở Lâm Tế. Trần Bình, trước đó đã cáo biệt anh Cả và cùng đám thanh niên đến Lâm Tế phụng sự Nguỵ vương Cữu. Nguỵ vương cho làm thái bộc. Trần Bình thuyết Nguỵ vương không đắt lời, lại còn bị người gièm pha, nên bỏ đi. Lâu về sau, Hạng Vũ đánh chiếm được tới Đại Hà, thì Trần Bình về với Hạng Vũ, theo đi phá Tần, được đối đãi vào hàng khanh. Vũ tiến về đông, xưng vương, đóng đô ở Bành Thành, (trong khi đó) Hán vương đã lại bình định được Tam Tần và cũng tiến về đông. Vua nước Ân phản bội Sở. Hạng Vũ bèn phong cho Bình làm Tín Vũ quân, thống lãnh bộ đội cũ của Nguỵ vương Cữu – lúc đó đang ở Sở – đem đi đánh Ân vương. Ân vương đầu hàng, Trần Bình mới trở về. Hạng Vũ ra lệnh cho Hạng Hãn phong Bình làm đô uý, tặng Bình hai mươi dật vàng. Chưa được bao lâu, Hán vương lại đánh bắt được Ân vương[161]. Hạng vương giận định giết những tướng trước đã bình định đất Ân mà Hạng Vũ ngờ là nhị tâm, có ý khác. Trần Bình sợ bị giết, gói vàng và ấn cho người trả lại Hạng vương, một mình đeo gươm theo đường tắt chạy trốn. Bình qua sông Hoàng Hà, anh lái đò thấy khách lạ, đẹp trai mà lại đi một mình ngờ là một tướng lãnh chạy trốn, trong mình chắc có vàng ngọc châu báu; hắn chăm chú nhìn, có ý muốn giết Bình. Bình chột da, bèn cởi áo ở trần, giúp ai lái ra sức chèo chở. Anh lái hiểu Bình không có gì mới thôi. Bình đến Tu Vũ đầu hàng Hán vương. Nhờ Nguỵ Vô Tri giới thiệu cho ra mắt Hán vương, Bình được Hán vương vời vào.

Lúc đó, Vạn Thạch quân tên là Phấn coi việc quét rửa trong cung Hán vương. Phấn nhận danh thiếp của Bình, đưa Bình vào bệ kiến. Bọn lính tất cả bảy người cùng vào và được mời cơm. Hán vương nói:

Được rồi, hãy ra khách xá nghỉ.

Bình thưa:

Thần có việc, thần mới tới đây, điều thần muốn tâu không thể để chậm qua ngày hôm nay được.

Hán vương tiếp chuyện Bình, lấy làm bằng lòng. Hỏi rằng:

Ở Sở, anh làm chức gì?

Bình đáp:

Làm đô uý.

Ngay hôm đó, Bình được phong làm đô uý, giữ chức tham thừa, chưởng quản việc xét nét các tướng. Các tướng xôn xao:

Đại vương thu nạp một anh lính Sở đào ngũ, mới trong một ngày, chưa biết hay hèn ra sao mà đã cho luôn ngồi cùng xe, còn cho xét nét bọn quân trưởng chúng mình nữa!

Hán vương nghe nói thế lại càng thân yêu Bình hơn. Rồi cho cùng đi sang đông đánh Hạng vương. Đến Bành thành, bị quân Sở đánh bại. Quay về, thu thập tàn quân, đến Vinh Dương. Hán vương cho Bình làm á tướng để tuỳ thuộc Hàn vương Tín, đóng đồn ở Quảng Vũ. Bọn Giáng hầu, Quán Anh đều gièm Trầm Bình rằng:
Bình tuy đẹp trai, tốt mã như ngọc giát mũ, kì thực chưa chắc đã ra cái gì. Thần đẳng nghe nói Bình lúc còn ở nhà thì ăn trộm của chị dâu, thờ Nguỵ thì Nguỵ chẳng dùng, phải bỏ chạy về Sở; về với Sở, cũng lại chẳng hợp, lại phải bỏ chạy về Hán. Nay đại vương cho Bình làm quan lớn, giám hộ quan quân. Bọn thần chúng tôi nghe nói Bình nhận vàng của các tướng, ai đút lót nhiều thì được chỗ tốt, ít thì bị chỗ xấu. Bình là một kẻ loạn thần phản phúc, xin Đại vương xét cho.

Bạn đọc cảm nhận

Nguyễn Viết Hoàng

Từ lâu, tôi đã nghe nói đây là thiên sử học thuộc loại lớn nhất Trung Hoa và cả trên thế giới. Chính vì thế, khi cuốn sách này được tái bản, tôi đã quyết định là sẽ mua về để cảm nhận và lưu giữ bản sử học nổi tiếng này.

Cảm nhận đầu tiên thì sách khá là vuông vắn, bìa in đẹp, giấy chắc, mực in rõ nét. Có lẽ là do sách mới. Tuy nhiên thì sách là không có dây đánh dấu cũng như bìa mềm. Nếu như có phiên bản bìa cứng như các lần tái bản trước thì có lẽ tôi sẽ chọn bìa cứng để có thể lưu giữ sách được tốt hơn.

Về nội dung, đúng như những gì trên các diễn đàn đã chia sẻ, cuốn sách là tập hợp của rất nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều tư tưởng qua nhiều Triều đại khác nhau của đất nước Trung Hoa. Tuy sách không quá dài, nhưng để cảm nhận hết những gì mà tác giả muốn gửi gắm không hẳn là điều dễ dàng.

Một cuốn sách nên có trong tủ sách của bạn.

Mạc Trọng Tín

Nhắc đến văn học Trung Quốc thì tôi thật sự ngưỡng mộ một đất nước phát triển và luôn chứa đựng bao điều huyền bí như thế này. Quyển sách là công trình biên soạn công phu đầy tâm huyết của Tư Mã Thiên. Quyển sách này dày gần sáu trăm trang thôi chắc không thể diễn tả hết các tình tiết của một chặng đường lịch sử của văn học Trung Quốc. Nhưng dù sao cuốn sách này mình hài lòng hơn những quyển sữ ký của các nhà xuất bản khác. Cảm ơn tác giả đã mang đến một quyển sách thật tuyệt vời.

Phan Minh Quang

Sử Ký được coi là bộ sử lớn nhất của Trung Quốc và nổi tiếng trên thế giới. Quả là không sai khi nói như vậy bởi vì Sử Ký không chỉ là một công trình bình thường mà được xây dựng bằng rất nhiều tâm huyết và công sức của người viết vào thời điểm mà sách sử tuy nhiều nhưng hoàn chỉnh thì chưa. Sử Ký đã ghi chép một cách cẩn thận, chi tiết và đầy đủ về các nhân vật quan trọng như Hoàng Đế, Tần Thủy Hoàng, vua các chư hầu dưới thời Xuân Thu – Chiến Quốc hay các nhân vật nổi tiếng như Khổng Tử hay Mạnh Tử,… Đối với những ai yêu thích nghiên cứu về lịch sử thì Sử Ký là cuốn sách không thể bỏ qua, còn đối với những người thích các nhân vật hay các tích truyện hấp dẫn thì Sử Ký mang đến cho họ cái nhìn chân thực nhất về những con người nổi tiếng, có vai trò quan trọng trong lịch sử và sự phát triển của Trung Hoa.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button