
Luận Về Yêu
Thể loại | Văn học nước ngoài |
Tác giả | Alain de Botton |
NXB | NXB Lao Động |
Công ty phát hành | Nhã Nam |
Số trang | 256 |
Ngày xuất bản | 05-2014 |
Giá bán | Xem giá bán |
Giới thiệu sách
Cuốn sách này chứa đựng chính xác những gì lâu nay ta vẫn muốn biết về tình yêu: Không thiếu ảo tưởng nhưng cũng đầy sáng suốt, mê đắm nhưng biết giữ khoảng cách, nồng nhiệt và rất hài hước nhưng cùng lúc ngập tràn phân tích lạnh lùng. Chính khía cạnh “phân tích” này làm nên sự hấp dẫn nhất của Luận về yêu, vì tác giả đã sử dụng những triết thuyết tưởng chừng khô cứng để tiếp cận tình yêu một cách thấu đáo, từ rất nhiều phương diện, kể cả những phương diện mà những người đang yêu thường muốn giấu kín. Luận về yêu, tác phẩm thời trẻ của Alain de Botton, hiện nay là một nhà văn, triết gia và diễn giả nổi tiếng thế giới, còn đặc biệt hấp dẫn vì tùy theo tạng riêng của mình, độc giả có thể đọc nó như một tập tiểu luận sâu sắc, hoặc như một cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn và không hề thiếu kịch tính.
“Trong một cuốn tiểu thuyết đầu tay khéo léo và đầy mỉa mai, có thể nói rằng Alain de Botton đã cầm tiếp ngọn đuốc ở nơi Stendhal để nó lại.” (The New Republic)
[taq_review]
Trích dẫn
Những nốt nhạc phô
1. Trước khi có cơ hội thực sự thân thuộc với người mình yêu, lòng ta có thể chất chứa cảm giác kỳ lạ rằng mình đã biết họ từ lâu. Có thể giống như chúng ta đã gặp họ từ trước ở đâu đó, có lẽ trong tiền kiếp, hoặc trong các giấc mơ. Trong quyển Tranh biện[1] của Plato, Aristophanes lý giải cảm giác thân thuộc này bằng cách cho rằng kẻ được yêu là một “nửa còn lại” từ lâu đã mất mà cơ thể của chúng ta kết dính ngay từ đầu. Thoạt kỳ thủy, tất thảy loài người đều là động vật lưỡng tính với lưng và hông kép, bốn tay, bốn chân và hai khuôn mặt quay về hai hướng đối diện trên cùng cái đầu. Những động vật lưỡng tính này vô cùng mạnh mẽ và lòng kiêu hãnh của chúng ngạo mạn đến độ thần Zeus buộc phải tách chúng làm hai, nửa đực và nửa cái, và kể từ ngày đó, mọi đàn ông và phụ nữ đều nóng lòng, trong nỗi hoài nhớ mù mờ không phân định, kết nối lại với nửa kia mà anh ta hay cô ta đã bị cắt đi.
2. Giáng sinh năm ấy, Chloe và tôi không ở cùng, nhưng khi cả hai trở lại London vào dịp năm mới, chúng tôi bắt đầu dành trọn thời gian cho nhau. Chúng tôi đi theo nguyên mẫu chuyện tình thành thị hồi cuối thế kỷ 20, bị kẹp chặt vào giờ giấc bù bận nơi công sở và rộn ràng bởi những sự kiện ngoại vi vụn vặt như dạo bộ trong công viên, lang thang các hiệu sách, và những bữa ăn quán. Chúng tôi tìm được tiếng nói chung trong rất nhiều vấn đề khác nhau, chúng tôi cùng ghét hoặc cùng thích rất nhiều thứ, đến nỗi sau một thời gian ngắn, có vẻ hơi ti tiện nếu không thừa nhận rằng dẫu thiếu vắng những dấu hiệu phân tách rõ rệt, chúng tôi hẳn từng là hai nữa của cùng một thân xác.
3. Chính nhờ sự tương đẳng mà cuộc sống của tôi với Chloe thật hấp dẫn. Sau những người tình không thể nhất trí với tôi trong chuyện tình yêu, cuối cùng tôi đã tìm thấy ai đó kể các chuyện cười làm cho tôi hiểu mà không cần đến từ điển, có quan điểm gần gụi với tôi một cách thần kỳ, có những sở thích và sự ghét sóng đôi với tôi, người khiến tôi lặp lại không ngừng với chính mình, “Kỳ lạ thật. Mình cũng đang định nói/nghĩ/làm/thổ lộ điều ấy…”
4. Các lý thuyết gia tình yêu có khuynh hướng chính đáng khi nghi ngờ sự dung hợp, mối hoài nghi của họ bắt nguồn từ cảm giác rằng việc quy tội cho những mối tương đồng thì dễ dàng hơn là điều tra sự khác biệt. Chúng tôi đổ việc yêu nhau cho nhu cầu xác thịt thiếu thốn và bổ sung sự ngu dốt bằng niềm khát khao. Song, các lý thuyết gia này chỉ ra, thời gian sẽ cho chúng ta thấy làn da chia cất hai cơ thể của chúng ta không chỉ là giới hạn về vật lý, mà còn là thể hiện của một đường rẽ nước sâu thẳm hơn, mang tính tâm lý, mà chúng ta sẽ rất ngu dốt nếu cứ tìm cách thử và vượt qua.
5. Bởi vậy, với tình yêu trưởng thành, chúng ta không bao giờ nên sa ngã từ cái nhìn đầu tiên. Chúng ta nên kìm lòng cho tới khi nhìn thấu được lòng sâu và bản chất con nước. Chỉ sau khi đã có cuộc hội kiến thấu đáo về chuyện con cái, chính trị, nghệ thuật, khoa học, và món ăn nhẹ thích hợp ở trong bếp, cả hai mới nên đi đến quyết định là họ sẵn sàng để yêu nhau. Trong tình yêu trưởng thành, chỉ khi nào chúng ta thực sự biết rõ người kia thì tình yêu mới xứng đáng có cơ hội thăng hoa và phát nở. Và song le, trong hiện thực ngang ngược của tình yêu (tình yêu sinh ra chính xác trước khi chúng ta kịp biết) việc trau dồi hiểu biết có thể sẽ là chướng ngại cũng như niềm khích lệ, vì nó có thể đưa thế giới không tưởng vào mối xung đột đầy nguy hiểm với hiện thực.
6. Vào một thời khắc đâu đó giữa tháng Ba khi Chloe cho tôi xem đôi giày mới của cô, ấy chính là lúc tôi nhận ra rằng, bất kể những tương đồng đầy lôi kéo mà chúng tôi xác định với nhau, Chloe có lẽ không phải là người mà cú đánh tàn nhẫn của Zeus giáng xuống tôi. Có lẽ việc đi đến quyết định đó là một vấn đề mô phạm, nhưng giày vẫn là biểu tượng tối cao của thẩm mỹ, và theo đó, của tính tương thích, nếu xét rộng ra về mặt tâm lý học. Một vài khu vực và trang sức nào đó trên cơ thể cho chúng ta biết về một người nhiều hơn các thứ khác: giày chứng tỏ nhiều điều hơn áo pull, ngón cái nhiều hơn khuỷu tay, quần lót nhiều hơn áo choàng, mắt cá nhiều hơn vai.
7. Đôi giày của Chloe bị làm sao? Khách quan mà nói, chẳng sao cả, nhưng có ai yêu mà tâm trí khách quan đâu? Cô mua chúng vào buổi sáng thứ Bảy ở một cửa hàng trên King’s Road, chuẩn bị cho một bữa tiệc chúng tôi được mời vào tối hôm đó. Tôi hiểu ý định pha trộn giữa giày gót cao và giày gót thấp của người thiết kế, nền đế đang bằng phẳng bỗng uốn cao lên tới cái gót – vừa to bè như một giày đế bằng vừa cao như một cái dùi. Rồi có một vòng đai cao, hơi hướm rococo, trang trí với cây cung và những ngôi sao, được viền bằng một dải ruy băng thô kệch. Đôi giày là đỉnh cao của thời trang, trông chúng rất ổn, giàu trí tưởng tượng, và tôi thực sự ghê tởm chúng.
8. “Em biết là anh sẽ thích đôi giày,” Chloe vừa nói vừa gỡ mảnh giấy gói màu tím, “em sẽ đi chúng hằng ngày. Nhưng phải công nhận là chúng thật đẹp, có lẽ em nên bọc lại, để trong hộp và đừng bao giờ đi.”
“Ý tưởng hay đấy.”
“Em sẵn sàng mua cả cửa hiệu. Họ có nhiều món thật tuyệt. Anh phải xem đôi giày bốt ở đó cơ.”
Miệng tôi khô khốc. Tôi cảm thấy có nhói lạ lùng đằng sau cổ. Tôi không thể lý giải làm sao Chloe có thể bị hút hồn với thứ giày dép đầy màu thỏa hiệp như vậy. Trong đầu tôi, việc cô là ai, sự chắc chắn kiểu Aristophanes của tôi về cá tính của cô, chưa bao giờ bao hàm sự hào hứng quái đản ấy. Bị tổn thương và nhiễu động trước bước ngoặt khôn lường trong mối quan hệ này, tôi tự hỏi, “Làm sao một phụ nữ bước vào đời tôi (trong đôi giày đen bệt gợi cảm mà hẳn các nữ sinh và nữ tu ưa dùng), tuyên bố yêu và hiểu tôi lại có thể bị thứ giày ấy thu hút?” Tuy nhiên, ngoài mặt tôi chỉ hỏi (bằng cái giọng tôi tin là ngây thơ đáng nể), “Em có giữ hóa đơn không?”
9. Ngay lập tức có thể thấy nếu không biết gì về Chloe thì sẽ dễ yêu cô hơn. Trong một bài thơ văn xuôi, Baudelaire miêu tả một chàng nọ dành cả một ngày để đi bộ quanh Paris với một phụ nữ mà anh ta cảm thấy sẵn sàng yêu. Họ hợp ý nhau nhiều thứ đến nỗi vào buổi tối, anh ta tin là mình đã tìm thấy một người bạn đồng hành mà tâm hồn anh có thể đồng điêu. Khát nước, họ đi đến một quán cà phê mới đẹp đẽ ở góc đại lộ, nơi anh chàng để ý một gia đình vừa đến, bần cùng, tầng lớp lao động, họ đến và nhìn chằm chằm qua cửa sổ kính của quán cà phê, vào các vị khách thanh lịch, những bức tường trắng chói mắt, và sự bài trí trang hoàng. Đôi mắt những nghèo ngỡ ngàng trước khung cảnh giàu có và vẻ đẹp đẽ ở bên trong, và biểu lộ của họ làm cho người kể chuyện dâng trào lòng thương cảm và nỗi xấu hổ trước địa vị đặc quyền của mình. Anh quay sang người mình yêu với hy vọng nhìn thấy nỗi bối rối và cảm xúc của anh được phản chiếu trong mắt cô. Nhưng người phụ nữ mà tâm hồn anh chuẩn bị hợp nhất có một lộ trình khác. Cô gắt lên rằng những kẻ thảm hại với đôi mắt thao láo khiến cô không thể chịu được, cô tự hỏi họ đang muốn cái quái gì và nhờ anh nói với người chủ đuổi họ đi ngay lập tức. Có phải mọi chuyện tình đều có những khoảnh khắc như vậy? Một cuộc tìm kiếm đôi mắt sẽ phản chiếu ý nghĩ của ai đó và kết thúc bằng một sự bất đồng (vừa bi vừa hài) – dẫu liên quan đến đấu tranh giai cấp hay là một đôi hài.
Related Posts: