List

5 quyển sách hay nên đọc trong tháng 8/2016

Mở đầu cho tháng 8 nhẹ nhàng này là quyển Trần Văn Khê – Tâm Và Nghiệp – Cuốn sách này là tập hợp những bài viết, chia sẻ về Giáo sư qua hồi ức của thân hữu, học trò của ông. Mỗi bài viết trong tập sách là một nén nhang lòng để tưởng nhớ và tri ân cây đại thụ của làng âm nhạc Việt Nam, người đã làm tròn nhiệm vụ phụng sự âm nhạc dân tộc cho đến hơi thở cuối cùng..

1. Trần Văn Khê – Tâm Và Nghiệp

review sach tran van khe tam va nghiep sach

Thời gian như đưa thoi, nhanh hơn cả một mũi tên. Mới đó mà đã một năm ngày GSTS Trần Văn Khê – một con người đặc biệt, một bậc thầy lớn, một học giả và hành giả chân chính – rời bỏ cõi đời này. Sáng nay, như thường lệ, tôi ngồi thiền. Rồi sau ra ngồi vào bàn làm việc. Tự nhiên giơ tay với lên giá sách, nhặt được mấy vần thơ của chị Bùi Kim Anh:

“Tìm lặng yên giữa chốn thiền
Lòng thơ nhẹ bớt ưu phiền được chăng
Tìm nơi đây sự vĩnh hằng
Tối nghe đủng đỉnh mảnh trăng thượng tuần
Lâng lâng trong tiếng chuông ngân
Lời kinh nhẹ tiếng bước chân thoảng về…
Có mây gió lạc khoảng trời
Nghe không tiếng gọi chơi vơi ơ kìa”.

Tiếng thơ như tiếng lòng tôi. Bài thơ tôi tình cờ nhặt được như viết riêng cho tôi trong nỗi nhớ về GS Trần Văn Khê. Tôi đứng dậy vào phòng Phật tụng một thời kinh, gửi tâm, trải lòng với Phật và như tâm sự với vị Giáo sư đáng kính và lỗi lạc của tất cả chúng ta. Hình như bước chân của Giáo sư vẫn đâu đây quanh tôi. Hình như bàn tay của Giáo sư vẫn như đang nắm chặt tay tôi như những ngày nào, tháng nào, năm nào. Tôi may mắn biết đến GS Trần Văn Khê từ lâu và đã học được rất nhiều từ Giáo sư. Học từ phong cách sống đến tinh thần phụng sự, từ cách nghiên cứu đến khả năng ngoại giao, từ nụ cười thân thiện đến sự nhiệt tình, từ sự học sự đọc đến cách giảng bài hay, cách nói chuyện hóm hỉnh,…

Giáo sư Trần Văn Khê không dạy trực tiếp tôi, chẳng là thầy giáo trên giảng đường của bạn và của nhiều người, nhưng tôi và biết bao quý vị vẫn gọi giáo sư là Thầy. Thầy ở đây là vốn kiến thức và trí tuệ của thầy mà chúng ta học qua những trang viết, qua những bài nói chuyện. Chữ “Thầy” ở đây là cái tâm của Giáo sư. Chữ “Thầy” là cả một sự nghiệp vinh quang và cao cả.

GS Trần Văn Khê nổi tiếng ở Pháp và phương Tây hơn là ở Việt Nam. Cho đến khi GS chuyển về sống ở Sài Gòn, dân ta mới biết về Thầy nhiều hơn. Từ đó chúng ta có cơ hội tiếp xúc và học được nhiều điều. Dân ta được hưởng lợi nhiều lắm. Tôi là một trong số đó. Tôi may mắn có hai người bạn lớn, một sống ở Huế, một ở Sài Gòn, một nam và một nữ. Hai người bạn thân thiết này không ai khác chính là anh Nguyễn Đắc Xuân và chị Thế Thanh. Chúng tôi không gặp nhau nhiều nhưng rất yêu quý nhau và thường xuyên hợp tác và trao đổi với nhau. Tôi được hai người bạn lớn này tư vấn rất nhiều thứ.

Chúng tôi đã cố gắng hết sức có thể để xuất bản sách trong một thời gian ngắn. Đây là công sức của cả một tập thể mà công lớn nhất thuộc về anh Nguyễn Đắc Xuân và chị Thế Thanh. Công lớn của cuốn sách này thuộc về các tác giả, từng tác giả. Tôi đã đọc rất kỹ các bài viết và nhận thấy giá trị to lớn của những câu, những chữ, những tấm lòng. Hình như mỗi tác giả mở tâm ra, trải lòng ra để hòa vào “tâm và nghiệp” của GS Trần Văn Khê.”


sach neu adam khong co xuong suon2. Nếu Adam Không Có Xương Sườn
Là một tuyển truyện hài phương Tây được nhà văn trào phúng Lê Văn Nghĩa sưu tầm và bình… loạn xạ.

Những mẩu chuyện được trích dẫn trong tập sách và bình giải theo ngôn ngữ trào lộng cho thấy cái nhìn của nguời phương Tây về phụ nữ có khác nhiều so với người phương Đông, càng làm cho người đọc thêm quý trọng hơn người bạn đời của mình.
Một tập truyện cười hả hê không chê vào đâu được.

Biết đến bác Lê Văn Nghĩa nhờ Tuổi Trẻ cười và vài tác phẩm như Chú Chiếu Bóng, Nhà Ảo Thuật, Tay Đánh Bài, Và Tụi Con Nít Xóm Nhỏ Sài Gòn Năm Ấy , Tào Lao Xịt Bộp , v.v….. Với lối viết trào phúng những mẩu chuyện vui, châm biếm về phụ nữ chỉ ở mức độ ổn và vửa đủ chứ không quá đặc sắc so với suy nghĩ và mong đợi Cuốn sách này thiết thực cho quý ông để biết tại sao mình yếu đuối trước quý bà. Cuốn sách lại càng cần được đọc bởi phái đẹp, vì thông qua chuyện cười tưởng rằng nói xấu các bà nhưng thực chất là ca ngợi quyền lực vô song của các chị, các cô.


sach chuong nguyen hon ai3. Chuông Nguyện Hồn Ai
Nhà văn Mỹ lừng danh Ernest Hemingway, tên đầy đủ là Ernest Miller Hemingway, sinh năm 1899 tại Oak Park, bang Illinois, có bố là bác sĩ và mẹ là ca sĩ. E. Hemingway học hành dang dở, chưa qua trung học đã trốn nhà trốn trường bỏ đi kiếm sống, từ làm công ở trang trại, làm túi đấm ở lò quyền Anh đến làm thông tín viên cho tờ “Kansas City Star”… Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nổ ra, E. Hemingway tình nguyện làm lái xe cứu thương cho Hội Chữ thập đỏ ở vùng Bắc Italy và bị thương tại đó, mở đầu cho hàng trăm vết thương ông mang trên mình khi sống sót bước ra khỏi cuộc chiến.

Sau không mấy thành công với tập truyện ngắn “Trong thời đại của chúng ta” (In Our Time – 1925), E. Hemingway đã lần đầu tiên được người đọc Âu-Mỹ biết đến qua tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc (The Sun Also Rises – 1926). Ba năm sau, ông tung ra cuốn “Giã từ vũ khí” (A Farewell to Arms – 1929) làm say lòng bạn đọc trẻ tuổi bởi câu chuyện tình đẹp đẽ mà bi thảm của viên sỹ quan quân đội Đồng Minh và cô nữ cứu thương. Sau đó, bảy năm liền, hầu như ông không viết gì, chỉ mê mải với những trận đấu bò tót ở Tây Ban Nha, săn sư tử ở châu Phi, câu cá kiếm ở Caribe…Chính là từ những “lang thang” đó, E. Hemingway đã cho ra đời những tác phẩm bất hủ như “Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro” (The Snows of Kilimanjaro – 1936), “Có và không có” (To Have and Have Not – 1937), “Chuông nguyện hồn ai” (For Whom the Bell Tolls – 1940), “Ông già và biển cả” (The Old Man and the Sea – 1951). Đó chính là những cuốn tiểu thuyết làm nên cái tên Ernest Hemingway, đã mang lại cho ông giải thưởng cao quý dành cho Văn học mang tên Nobel vào năm 1954. Khi đó ông đang ở một vùng chài lưới ven biển Cuba, đã không sang Thụy Điển dự lễ trao giải, chỉ gửi tới lời cảm ơn, nói rằng mình vô cùng sung sướng, vô cùng hãnh diện… rồi quần cộc, cởi trần, ông lên thuyền ra biển với bộ đồ nghề câu cá lớn. Phải, ông rất thích câu được những con cá lớn, còn mang được nó lên thuyền, chở được nó vào bờ hay không lại là chuyện ông không nghĩ tới.

Chuông nguyện hồn ai là đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác của Ernest Hemingway. Ông viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha bằng trái tim nhà văn và tấm lòng của người chiến sĩ trong hàng ngũ các Lữ đoàn Quốc tế tình nguyện chiến đấu cho nền Cộng hòa của xứ sở bò tót này. Nghĩa là ông không chỉ viết bằng bút mà cả bằng súng, đúng như lời công kích chủ nghĩa phát xít của ông tại Đại hội lần thứ hai các nhà văn Mỹ – 1937. Chuông nguyện hồn ai lập tức được cả thế giới đón nhận, và đến hôm nay hàng chục triệu bản với hàng chục thứ tiếng đã đến tay bạn đọc.Nhưng… tháng Bảy năm 1961, Ernest Hemingway đã ra đi ở tuổi 62 không còn trẻ nữa nhưng cũng chưa thể gọi là già, nhất là với một nhà văn và một con người có sức khỏe, có đời sống gần gũi thiên nhiên như ông. Xuất thân làm báo và cả khi đã viết văn vẫn gắn bó với nghề báo, E. Hemingway thường sử dụng cách viết ngắn gọn, chính xác, giản dị và nhiều thông tin. Ông là tác giả có nhiều đóng góp cho lối hành văn hiện đại hôm nay. Các nhà nghiên cứu, phê bình xếp ông vào Thế hệ (các nhà văn) lạc lõng (Lost Generation) như F. Scott Fitzgerald, John Dos Passos, William Faulkner (Giải Nobel Văn học năm 1949).

(PHƯƠNG DUNG, 2006)
Tác phẩm kinh điển đã cứu sống lấy những mảnh đời bất hạnh , trái tim cứu rỗi lấy mọi điểm
đọc có cơ hội tiếp cận sách nhiều hơn, hi vọng sẽ tiếp tục phát huy trong tương lai.


sach anh chop tu duy4. Ánh Chớp Tư Duy

Ánh Chớp Tư Duy – Lấy cảm hứng từ những phát biểu tại hội nghị cấp cao chính phủ năm 2013.

“UAE là một hiện diện mới trong nền kinh tế toàn cầu, nó được thiết lập vững chắc như tòa tháp Burj Khalifa.”

“Một trong những bài học quan trọng nhất trong cả lịch sử cổ đại và hiện đại là sự tiến bộ của các quốc gia , con người và nền văn minh đều bắt đầu từ giáo dục. Tương lai của các quốc gia bắt đầu từ các trường học của họ.”

“Để tiếp tục tăng trưởng và phát triển, chúng tôi bắt buộc phải nhìn vào phần còn lại của thế giới với một tinh thần cạnh tranh, vì cái ngày đánh mất tinh thần ấy sẽ đánh dấu cho sự khởi đầu một giai đoạn tụt hậu của toàn dân tộc.”

“Tư cách lãnh đạo thật sự không nằm ở địa vị mà ở cách thức suy nghĩ và hành động của mỗi người: nó nằm trong chất cao thượng của mục đích và mục tiệu mà họ đặt ra cho chính mình.”

“Mục đích tối thượng của “Tuyển tập đúc kết những kinh nghiệm, ý tưởng thực tế và tầm nhìn” này là phụng sự cho đất nước chúng tôi, mang lại nhiều hạnh phúc cho người dân của chúng tôi.”
(Mohammed bin Rashid Al Maktoum – Quốc vương Dubai, Thủ tướng UAE)

Nhận định
“Cuốn sách kết hợp giữa trải nghiệm thực tế và góc nhìn khác biệt, hoài bão của một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới rất xứng đáng cho các quốc gia khác học tập, noi theo.”
(Khalifa bin Zayed Al Nahyan – Tổng thống UAE)


sach bo ba xuat chung nhat ban5. Bộ Ba Xuất Chúng Nhật Bản

Chân dung những nhà sáng lập tập đoàn Matsushita, Honda và Kyocera. Câu chuyện về ba vị doanh nhân huyền thoại của nước Nhật.

Matsushita Konosuke, Honda Soichiro và Inamori Kazuo là những con người có xuất thân bình thường, nếu không muốn là nghèo khó trong xã hội Nhật Bản. Matsushita là con nhà nông dân, Honda có cha là thợ rèn, còn Inamori là con thợ in. Nhưng họ đã không ngừng thách thức những giới hạn, vượt qua mọi trở ngại để xây dựng nên những công ty thành công nhất trong tại Nhật Bản, đó là Tập đoàn Matsushita, Tập đoàn Honda và Tập đoàn Kyocera. Bài học mà người ta có thể rút ra từ ba vị doanh nhân huyền thoại của nước Nhật là gì? Đó là xuất thân chỉ là điều kiện, không phải cơ hội. Người có xuất thân cao quý, giàu sang chưa chắc có thể làm nên sự nghiệp lớn. Ngược lại, nếu có lòng quyết tâm, khát khao học hỏi và một trái tim rộng mở, thì chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ tương lai của mình và trở nên vĩ đại. Sẽ thế nào nếu Matsushita Konosuke chịu an phận làm nhân viên cho một cửa hàng xe đạp tại Osaka? Ngành công nghiệp xe máy và xe hơi Nhật sẽ ra sao nếu Honda Soichiro chỉ mãi ở lại quê nhà tại Shizuoka? Và nếu Inamori Kazuo cứ mãi tự ti vì mình chỉ là một cậu học trò trường tỉnh, thì liệu có một Tập đoàn Kyocera lừng lẫy như ngày nay?

Với lối kể chuyện hấp dẫn và luôn đưa ra những bài học đúc kết sau mỗi chương, cuốn sách Bộ ba xuất chúng Nhật Bản sẽ giúp bạn đọc nhìn lại hành trình cuộc đời của những bậc doanh nhân được cả thế giới trọng vọng – Matsushita Konosuke, Honda Soichiro và Inamori Kazuo. Bạn sẽ học thêm được nhiều bài học về tinh thần và triết lý kinh doanh của người Nhật từ cuộc đời và thành tựu của ba vị doanh nhân này.

“Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người.”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button