Review

Nâng Cao Học Lực Bằng Phương Pháp Tối Giản

Thể loại Kỹ năng – Sống đẹp
Tác giả Yamashita Hideko
NXB NXB Thế Giới
Công ty phát hành 1980 Books
Số trang 193
Ngày xuất bản 11-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Bằng việc đề xướng và ứng dụng phương pháp Tối giản, tác giả đã chỉ ra những cách thức và lợi ích khi áp dụng phương pháp này vào việc học hành, thi cử của con cái cũng như cân bằng và làm tốt đẹp hơn các mối quan hệ trong gia đình như cha mẹ – con cái, vợ – chồng…

[taq_review]

Trích dẫn

TÀI NĂNG CỦA CON TRẺ ĐƯỢC NÂNG CAO BẰNG SỰ TỐI GIẢN GIỮA CHA MẸ CON CÁI

Hội chứng “vậy mà” không biết mình rơi vào lúc nào

Đọc đến đây, hẳn không ít người nghĩ thế này.

“Tôi cứ nghĩ cuốn sách này viết về phương pháp để có thể học tập bằng cách nâng cao năng lực suy nghĩ của trẻ con, vậy mà… Tại sao cứ phải lòng vòng mấy cái như quan hệ cha mẹ con cái vậy?”

Không đâu, không đâu, nó có quan hệ lớn lắm đấy.

Cha mẹ đang ít nhiều mang cảm giác bực dọc đối với con cái. Hơn nữa, có rất nhiều trường hợp vô tình che giấu chuyện đó.

Tôi yêu thương con nhiều đến thế “vậy mà” con chẳng đáp lại.

Vợ chồng chúng tôi cùng xuất thân từ trường có tiếng tăm “vậy mà” thành tích của con lại tệ hại.

Từ nhỏ tôi đã cho con rất nhiều tình thương “vậy mà” con lại trốn học.

Trong lúc mang đến cho trẻ nhiều tình thương, tình thương ấy đã biến thành kỳ vọng, sự kỳ vọng ấy không biết từ lúc nào đã chuyển thành điều kiện tối thiểu phải đạt được.

Và rồi tự mình mang lấy nỗi tức giận vì điều kiện tối thiểu ấy không được thỏa mãn.

Điều đó chỉ là cái tôi của cha mẹ “muốn tồn tại theo như mình nghĩ”.

Đối với món đồ nào đó, ban đầu có tâm trạng nhẹ nhàng như “mình rất muốn cái đó”, “nếu mà có được thì thật là tốt” nhưng rồi chuyển thành “có nó thì tiện lợi thật”, đến lúc nào đó sẽ lại trở thành “không có nó thì phiền thật”.

Sự can thiệp quá mức của cha mẹ dẫn đến sụp đổ trong quan hệ cha mẹ con cái

Cứ giữ sự bực dọc ấy trong lòng, dù chỉ tiếp xúc ngoài mặt với con trẻ thì con cũng nhạy cảm mà nhận ra điều ấy. Nó là vòng xoáy quay cuồng và cũng ảnh hưởng đến việc nhen nhóm ngọn lửa phản kháng ở con trẻ.

Hồi bạn còn nhỏ, khi cha mẹ bạn che giấu nỗi bực dọc vào lòng để giao tiếp với bạn, khi đó chẳng phải bạn cũng có cảm giác bất an hay sao.

Cha mẹ muốn hết lòng chăm sóc con cái. Tuy nhiên, điều ấy đôi khi trở thành sự can thiệp quá mức.

Sự can thiệp quá mức như thế đòi hỏi xem lại kết quả của con trẻ như “vì con chỉ cố gắng đến mức này thôi”.

Hơn nữa, thực tế là người lớn vẫn không nhận ra mà cứ muốn con cái làm theo ý muốn bản thân mình.

Do hết lòng chăm sóc con cái nên dẫn đến bi kịch cha mẹ và con cái làm tổn thương nhau.

Để rồi sau khi con trẻ thành người trưởng thành, cũng có khả năng sẽ gây tổn thương về tinh thần đối với cha mẹ.

Có trường hợp những đứa trẻ vì không chịu nổi sự can thiệp quá mức hay kỳ vọng của cha mẹ mà lầm đường lạc lối.

Trong một trường hợp riêng biệt, trẻ tự trách mình vì không thể đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ, bị tổn thương lòng tự trọng, không tìm thấy nơi nương náu và trở thành trẻ tự kỷ (Hikikomori).

Thừa nhận sự ích kỷ đối với chính đứa con của mình

“Tôi yêu đứa con của mình”

Vâng, đúng là thế. Miễn không phải là người quá đặc biệt thì chẳng có ai là không yêu con của mình.

Hơn nữa, nếu là người cầm trên tay cuốn sách này và đọc đến đây thì tình yêu dành cho con là không thể nghi ngờ gì nữa.

Tuy nhiên, mặt khác những lời thế này cũng lướt qua tâm trí tôi.

“Kỳ vọng của cha mẹ làm tổn thương con”

Cha mẹ cho con quá nhiều tình thương.

Đương nhiên đó là tình yêu không vụ lợi.

Tuy nhiên, tôi cũng thấy nhiều trường hợp cứ vô tình áp đặt lên con kiểu như “Con cái nghe lời cha mẹ là đương nhiên”, rồi lợi dụng con như công cụ để xây dựng thân thế cho bản thân như “Muốn con cái tồn tại theo như ý muốn bản thân”.

Nói thẳng ra đó là cách suy nghĩ lấy quan điểm của cha mẹ làm trung tâm “Muốn con được dư luận xã hội chấp nhận vì vào được trường tốt, công ty tốt”.

Đương nhiên, không thể đòi hỏi việc nhẫn nhục phi thực tế như “vứt bỏ hoàn toàn cái tôi”.

Trong khi chấp nhận cái tôi đối với đứa con, mỗi ngày đều thực hành tối giản đối với sự vật, sự việc và con người là phương pháp thực dụng chấp nhận được.

Khởi phát chu kỳ vòng tròn luẩn quẩn

Dù là vấn đề tự lập của con trẻ, dù là vấn đề nuôi dưỡng năng lực suy nghĩ cần cho thời đại sau này thì sự can thiệp quá mức chắc chắn sẽ sinh ra ảnh hưởng xấu.

Tối giản là cách suy nghĩ liên quan đến rà soát lại đời người được cải thiện khi đối mặt với quan hệ giữa sự vật, sự việc, con người nhưng khi đối mặt với sự vật thường hay có những suy nghĩ như thế này.

“Một lúc nào đó có lẽ sẽ dùng lại”, “Giờ thì không cần nhưng có lẽ trước sau cũng cần”, hoặc “vì nó chất chứa trong đó kỷ niệm”, “vì nhận từ một người quan trọng nên không thể vứt đi”.

Nếu đọc đến đây thì hẳn bạn đã hiểu. Đây là suy nghĩ, lựa chọn, quyết định “chủ thể là bản thân mình trong quá khứ hay tương lai” và “chủ thể là người khác” chứ không phải “chủ thể là bản thân hiện tại”.

Nói rõ hơn, đấy là “nỗi sợ hay bất an đối với tương lai” hay “đeo bám quá khứ”.

Điều này được gọi là tình trạng hy vọng đối với tương lai hay thăng hoa quá khứ.

Tôi xin lặp lại, quan trọng là bạn suy nghĩ, lựa chọn, quyết định dựa trên “chủ thể là bản thân” để xem bản thân muốn làm thế nào. Tức là tính độc lập rất quan trọng.

Trong tối giản xem lại quan hệ với sự vật, sự việc, con người; che giấu cảm xúc bản thân như “tôi không muốn bị người khác nghĩ không tốt về mình”, không có tính độc lập khi đánh giá ai đó nên rất dễ xuống tinh thần.

Nếu đối với trẻ con cha mẹ ép chúng học bởi sự cố chấp hay bất an từ cha mẹ như “Nếu không vào được trường tốt rồi lưu ban thì biết làm sao”, trẻ con sẽ nhận ra điều đó rồi khởi phát một vòng luẩn quẩn nên cần thật chú ý điều này.

Trẻ con không phải vật sở hữu của mình

Nếu không tiếp cận con với tinh thần cởi bỏ cảm xúc “bất an tương lai” và “đeo bám quá khứ” thì sẽ khiến mối quan hệ bị rạn nứt.

Thực hiện tối giản “sự việc, con người” là quan hệ giữa cha mẹ với con cái, nên chia tay với quan hệ “không cần, không hợp, không khoái” vốn gây ra sự khập khiễng, và nên nằm trong quan hệ cùng giúp nâng cao sự chấp nhận lẫn nhau về “cần, hợp, khoái”.

Phương pháp cụ thể tôi sẽ trình bày tường tận lại sau này nhưng căn bản là để chấp nhận từ tận đáy lòng tính tự chủ của con trẻ thì người làm cha mẹ là bạn phải đối mặt với “khao khát chi phối con trẻ” và từ bỏ sự cố chấp đó.

Có lẽ bạn sẽ nghĩ “Làm sao có thể làm chuyện đó được…” nhưng cũng như tối giản đối với đồ vật, tối giản với sự việc và con người cũng có phương pháp thực hành rất cụ thể nên hãy yên tâm.

Nghịch lý là tuy nói “Buông tay con ra”, “tôi không xem đứa trẻ như con chính tôi” nhưng đó là khoảng cách ngắn nhất để con trẻ sắc sảo nhận ra tình yêu của bạn.

Do đó, cũng xảy ra trường hợp nghiêm túc đấu tranh tư tưởng hay trực tiếp đối diện với con trẻ.

Tuy nhiên, việc trực tiếp đối diện để hiểu nhân cách của nhau thì sẽ gây ít tổn thương hơn là khi nghĩ rằng mình lớn hơn và đã nuôi dạy con rồi.

Thứ tạo nên quan hệ cha mẹ con cái thực sự bắt đầu từ “bà già mắc dịch” “ông già mắc dịch”

Bạn thể hiện sự tức giận với cha mẹ bạn, bạn trực tiếp đối diện với con bạn, cái nào cũng vì bản thân, cũng vì con cái.

Dù giấu nỗi bực dọc trong lòng, rồi làm như “trò chơi gia đình thân ái” thì cũng chẳng tạo được môi trường nuôi dưỡng năng lực suy nghĩ trên nền tảng như thế.

Nghe có vẻ cực đoan nhưng tôi nghĩ tôi có thể nói về chuyện nuôi con sau khi bị con tôi hét lên “bà già nhiều chuyện”, “ông già nhiều chuyện”.

Con trẻ rồi sẽ chia tay với cuộc sống mà luôn có sự hiện diện của cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi nấng trẻ, để làm chủ cuộc đời mình. Và trẻ sẽ nhìn ra sự tồn tại của bản thân từ những mối quan hệ với nhiều người ngoài cha mẹ, sẽ quyết định nơi nào trẻ thuộc về.

Nơi con trẻ thuộc về không phải có sẵn từ đầu mà phải do trẻ tự tạo nên.

Trong quá trình tạo nên nơi nó thuộc về, nó sẽ gặp mentor (sư phụ) hay sự hiện diện có thể phải gọi là “cha mẹ thứ 2” như biển chỉ đường của cuộc đời chính nó.

Đứa trẻ có được nhiều những cuộc gặp phong phú như thế hẳn sẽ tìm thấy hạnh phúc của chính mình, chính vì thế mà đầu tiên, nên biết ơn từ tận đáy lòng cha mẹ đã sinh ra mình.

Có thể tiến bước thảnh thơi vô tư lự

Với quan điểm “buông tay con ra”, “tôi không xem đứa trẻ như con của mình”, càng từ bỏ cái tôi “ta chính là cha mẹ của đứa con này” thì càng hỗ trợ cho năng lực suy nghĩ và khả năng sống hạnh phúc của đứa trẻ đó.

Bằng việc chấp nhận quan điểm mới mẻ như “Cha mẹ chỉ là người mang thân xác con đến thế giới này thôi”, “Nuôi dưỡng tinh thần cho con phải liên hệ đến nhiều người không chỉ riêng cha mẹ”, “Chấp nhận việc con đi tìm “cha mẹ thứ 2”; sẽ khiến con thực sự biết ơn cha mẹ.

Như vậy là hoàn thành trách nhiệm của người làm cha mẹ. Tuy nhiên, hãy từ bỏ nhận thức bản thân mình là cha mẹ.

Nói bằng lời thì rất dễ nhưng làm trong thực tế thì khó hơn nhiều.

Bản thân tôi cũng không hoàn toàn tự tin là mình có thể tiếp cận con trai một cách tốt nhất, nên cũng không thể nói kiểu trơ tráo như “đã đạt đến cảnh giới này”.

Tuy nhiên, suy nghĩ kiểu như “buông bỏ cái tôi rằng mình là cha mẹ”, “càng nhún nhường rằng nuôi dưỡng con trẻ không chỉ có mỗi mình thì con trẻ sẽ càng tự trưởng thành hơn” sẽ khiến cha mẹ cảm thấy vui vẻ hơn, tôi nghĩ đó là chu kỳ tuần hoàn tốt của việc nuôi con. Hơn nữa, càng muốn trở thành cha mẹ tốt thì lại càng trở nên can thiệp quá đáng. Bạn nên tiến bước thảnh thơi vô tư lự thì hơn.

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button