Review

Đường Xa Con Hát

Thể loại Nuôi dạy con – Gia đình
Tác giả Đỗ Nhật Nam
NXB NXB Lao Động
Công ty phát hành Thái Hà
Số trang 150
Ngày xuất bản 06-2015
Giá bánXem giá bán

“Nhận được bản thảo đầy đủ của tập thơ, tôi ngồi đọc ngay. Nhẽ ra thơ phải đọc thật chậm để thưởng thức, đằng này tôi đọc nhanh như một cái máy, đọc như có cảm giác rằng tập thơ này tôi chỉ được mượn có ít phút và phải trả ngay. Thật là kỳ cục. Nhưng đó là sự thật.

Nhật Nam viết ở bên kia bán cầu còn tôi ngồi đọc tại Sài Gòn, phía Nam của đất nước hình chữ S. Tôi như bị lac vào thế giới của Nhật Nam. Mỗi bài thơ là một câu chuyện. Từng bài thơ là những cảm xúc của cậu bé được cấu tạo bởi bảy mươi ngàn tỷ tế bào yêu thương. Yêu thương của con tuôn trào từ tâm can tràn lên những trang giấy, tràn vào máy tính, truyền qua Internet đi muôn nơi. Tình yêu thương của con rất mộc mạc và dung dị, rất ấm cúng và gần gũi, rất sống động và tạo cảm xúc lắng đọng. Lạ lắm. Thế là tôi đọc rất nhiều lần, rất nhiều.

Về Hà Nội, tôi lại mang thơ con ra đọc. Bây giờ cách đọc của tôi đã hoàn toàn khác. Đọc mỗi bài một ngày. Tôi cứ cảm giác rằng đây là kho lương khô, mỗi ngày anh bộ đội – tôi chỉ được ăn một phong. Phải như vậy mới thấy hết giá trị của từng câu từng chữ, của tâm huyết, của một tấm lòng. Đọc rồi tôi có cảm giác như mình đi trong sương đêm, không thấy mưa nhưng nước ngấm dần vào làm ướt hết quần áo tôi, ướt tóc, ướt đầu tôi….”

(Chu Văn Sơn)

[taq_review]

Trích dẫn


ĐÔNG ẤM

Bố Mẹ ơi! Nam ngốc nghếch,
tồ tẹt của Bố Mẹ rất ổn. Bố Mẹ đừng lo nhé!

Hơn bốn tháng nay con chưa trở về nhà

Ăn bát cơm canh rau muống, rau cần mẹ nấu

Ngồi lòng bố, nắm bàn tay xương xẩu

Sao tay bố chai nhiều, bố ngủ có ngon không?

Mẹ ơi! Con thèm nhớ những đêm đông

Rúc đầu vào lòng mẹ lành thơm như suốt ngọt

Mặc kệ gió mùa âm u, ầm ù, khung cửa lọt

Cánh cò trắng hiện về sáng dịu điệu dân ca

Những tháng ngày dằng dặc con đường xa

Con luôn nhớ đến thắt lòng nhà mình nơi ấy

Khung cửa nhỏ với giàn hoa giấy

Bếp thơm chiều mẹ nhóm lửa thanh thao

Bầu trời đêm chẳng vằng vặc vì sao

Con vẫn thấy lấp lánh hoài trong mắt mẹ

Thấy sao rơi từ tiếng cười rất nhẹ

Nam tồ tẹt à, mặc đủ ấm chưa con?

Ước như ngày nào còn chạy lon ton

Hỏi con mèo sao cứ tranh ngồi lòng mẹ

Hỏi bông hoa lan rằng hoa buông rất khẽ

Sao bố vẫn giật mình mơ sợ giữa đêm đông

Giờ mình con ngồi với căn phòng không

Gió mùa cũ thao thức cùng nỗi nhớ

Bố mẹ bên con vẫn gần như hơi thở

Con yên lòng tiếp nối những đường xa

Nếu biết yêu thương thì đâu cũng là nhà

Đâu cũng gặp con cò đến hát

Đâu cũng thấy lời hương quê bát ngát

Xin bố mẹ yên lòng… con vẫn ấm… mùa đông…

RU BỐ

Àơi, Nhọc nhằn nào ngủ ngoan đi…

Lâu rồi bố thường mất ngủ

Chong đèn thức những canh khuya

Đếm tiếng mọt kêu khe tủ

Ấu thơ sao cứ tìm về

Bố nhớ cánh đồng thôn quê

Tràn trề màu xanh cây lá

Nơi bố mò cua bắt cá

Mồ hôi mặn cả ruộng cày

Nơi bố lấy đêm làm ngày

Thả câu buông lờ đơm đó

Cất sao rơi từ gọng vó

Trăng khuya sóng sánh tràn trề

Nơi bố mưa nắng dãi dề

Lê thê ngày đông tháng giá

Mặn mòi long tong trên má

Gạt tay, lau hết tủi phiền

Nơi bố tha thẩn ngoài hiên

Bắt cào cào làm phò mã

Chạy nhông trượt chân vấp ngã

Vệt máu khô trong lặng thầm

Nơi bố bặm môi tím bầm

Căm căm đồng sâu nước lũ

Gió mưa xiên ngang vành mũ

Hòa cùng nước mắt lơi tơi

Những khi con buồn chơi vơi

Tìm về tuổi thơ đời bố

Hiểu thấu cùng bao buồn khổ

Bố mang trong tim nhọc nhằn

Như hạt nảy trên đất cằn

Luôn vươn mình về ánh sáng

Tình yêu đậm đà lai láng

Bố dành cho tuổi thơ con

Con đi “gót đỏ như son”

Ngạt ngào hương sen thơm mát

Bình minh dâng lên bát ngát

Xòe tay đón ánh mặt trời

Gửi ngàn điệu hát lí lơi

Ấp iu tình con sâu lắng

Canh dài đường khuya thanh vắng

Bố ngủ… ả ời… ả ơi…!

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button