Review

Mặc Kệ Thiên Hạ – Sống Như Người Nhật

Thể loại Sách hay về cuộc sống
Tác giả Mari Tamagawa
NXB Nhà Xuất Bản Hà Nội
Công ty phát hành Skybooks
Số trang 192
Ngày tái bản 03-2017
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Cuốn sách gối đầu giường cho những người hay lo lắng, sợ hãi và luôn thấy mình kém may mắn

Dành cho những ai muốn được sống là chính mình, cuộc đời của mình, tuổi trẻ của mình.

Đã đến lúc bạn nên dừng tìm kiếm sự an ủi ở người khác, hoặc chờ đợi sự giúp đỡ từ một ai đó. Bởi an ủi hay giúp đỡ về mặt cảm xúc đôi khi giống như con dao hai lưỡi. Nó có thể giúp bạn chống đỡ lo âu hay muộn phiền nhất thời, nhưng lại đẩy bạn chìm sâu hơn vào những cảm xúc tiêu cực đó. Giống như một đứa trẻ khi vấp ngã, bạn mong đợi một sự xoa dịu từ người lớn, mà quên mất rằng sự “hỗ trợ” ấy chỉ càng khiến bạn mãi chẳng thể nào “biết đi”.

Và Mặc hệ thiên hạ, sống như người Nhật chính là cuốn sách dành cho những người muốn đi bằng chính đôi chân mình. Dành cho những người muốn gạt bỏ những nỗi sợ bởi chính tay mình, chứ không cầu cứu bất kì sự trợ giúp nào.

Hãy thử sống một ngày “mặc kệ thiên hạ”, mặc kệ những lời nhận xét từ người khác. Hãy thử sống một ngày bạn cho phép mình từ bỏ, từ bỏ những thứ khó khăn, ngổn ngang lo lắng. Hãy thử sống một ngày bạn trân trọng mọi cung bậc cảm xúc bên trong con người bạn.

“Nếu bạn có thể thẳng thắn đối diện với bản thân và từ bỏ những thứ đang giam cầm bạn, bạn sẽ trở thành con người có chính kiến, biết quý trọng hơn và đặt những cảm xúc của bản thân lên trên mọi ánh nhìn của người khác.”

Mari Tamagawa khuyến khích mỗi người nên sống thật và ngưng phán xét bản thân. Thật lãng phí khi bạn để cuộc đời mình phải trải qua những tháng ngày khổ sở chỉ vì cái nhìn của người khác. Cũng đừng tin vào những “chiếc phao” cứu cánh mà bạn nhầm tưởng rằng sẽ giúp mình rũ bỏ được mọi lo lắng. Tổn thương tâm lí, áp lực hay nỗi sợ… của bản thân, chúng ta phải đối mặt với nó, chiến đấu và tự chữa trị cho chính mình.

Đã đến lúc bạn cần phải nói lời tạm biệt với cuộc sống đầy âu lo đang rút cạn năng lượng của bạn. Cuộc đời của bạn không thuộc về ai khác, cuộc đời của bạn thuộc về bạn. Tháng 3 này hãy để “Mặc kệ thiên hạ, sống như người Nhật” giúp bạn bắt đầu cuộc đời mới, cuộc đời mang tên chính mình.

[taq_review]

Review

Vũ Phương Uyên

Mình vừa đọc xong cuốn này, thấy ưng lắm. Đây là cuốn sách phải đọc từ từ, đọc một chút lại suy ngẫm một chút. Đối chiếu với những gì mình quan sát được ngoài thực tế thì nó thực sự mang đến nhiều điều sâu sắc. Nghe nói đây là quyển đầu tiên về sách kỹ năng thương hiệu Skybooks làm. Mình hy vọng sắp tới Skybooks sẽ có nhiều sách hay thật hay như này nữa. Ủng hộ nhiệt tình!

Pham Thanh Nga

Khoảng thời gian này là khoảng thời gian rất khó khăn đối với mình, vừa ra trường lại không có gì trong tay, cảm giác tự ti thua kém ăn vào huyết mạch cộng với hiện thực xã hội khó khăn lúc bấy giờ khiến mình cảm giác không ngày nào không chất chồng những suy nghĩ. Chính vì thế mà khi thấy tựa sách này trên Skybook, mình đã theo dõi và cảm thấy thấm từng con chữ trích dẫn. Mình háo hức đặt hàng ngay từ những ngày đầu, tuy nhiên so với kì vọng của mình thì cuốn sách vẫn còn chút gì đó chua thỏa mãn, phần lớn quyển sách là lý thuyết và nó không giúp được gì cho mình. Điều mình cần là những sự thật, kì tích trong cuộc sống, những lời khuyên chân thực hơn là lý thuyết suông. Mình vẫn không hối hận vì đã đặt mua, đây vẫn là sản phẩm mà tâm hồn mình đang cần.

Nguyễn Minh Hiếu

Không giống như bìa sách với tông màu tươi sáng và suy nghĩ ban đầu khi đọc tựa “Mặc Kệ Thiên Hạ – Sống Như Người Nhật” , cả cuốn sách này giống như 1 khóa học tâm lí với những từ ngữ chuyên môn, các giai đoạn diễn biến tâm lí… xen lẫn là những bài học, mặt xấu của sự “xoa dịu”…. cuốn sách cũng tương đối cá nhân theo hướng quan sát của tác giả đối với bệnh nhân, đối tượng là người Nhật. Kết lại, cuốn sách thật sự bổ ích đặc biệt nếu bạn theo hướng quan tâm về tâm lí học, sách đa phần tương đối nặng lí thuyết và phải nghiền ngẫm tương đối lâu để hiểu.

Trích đoạn

Việc tâm sự chỉ khiến bạn lúc nào cũng tự trách bản thân

Pananceia là một vị thần xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp.Trong thần thoại La Mã, nàng được gọi với cái tên Panacea- nữ thần chữa bệnh. Qua các tác phẩm nghệ thuật như thi ca và âm nhạc, nàng được biết đến với vai trò vị thần đại diện cho y thuật,một trong những con gái của Asclepius – người được coi là biểu tượng của nghành y trong thần thoại Hy Lạp, con trai thần mặt trời Apollo.

Tên gọi Panaceia mang ý nghĩa “xoa dịu mọi thứ”,chính là nguồn gốc của từ tiếng anh “panacea”-thần dược vạn năng.

Vậy ra, trong lịch sử, con người đã cho rằng sự xoa dịu tương đương với thần dược vạn năng. Tuy nhiên, thực tế đã chothaasy một điều đáng tiếc là liều thuốc đó không thể xoa dịu mọi loại bệnh tật. Nếu xoa dịu thực sự là thần dược vạn năng thì có lẽ không ai phải nhận thêm bấtcuws nỗi đau nào, cũng không có người có muốn được xoa dịu mà tự khiến mình bị tổn thương nhiều hơn.

Nếu xoa dịu không thể kéo người ta ra khỏi nỗi đau thì ta có nên thay đổi việc đó bằng “tâm sự”?

Tuy nhiên,việc “được lắng nghe” cũng có những nguy hiểm tiềm ẩn riêng.

Khi gặp phải chuyện buồn hay vướng mắc về tâm lí,con người thường có nhu cầu được ai đó lắng nghe. Mong muốn giãi bày tâm sự, được thấu hiểu là hoàn toàn lí giải được.

Thế nhưng, việc chia sẻ với người khác cũng chính là sự “xoa dịu”,nó chỉ lam mối bận tâm tạm thời lắng xuống, khiến bạn yên lòng hơn trong thoáng chốc mà chẳng thể giải quyết triệt để lo lắng của bạn.

Trên thực tế, tâm sự với ai đó không thể giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền bạc hay tình cảm.

Có người tự trách bản thân vẫn chẳng giải quyết được gì sau khi chia sẻ với người khác.có người lại cho rằng một người vẫn chưa đủ để nghĩ hướng giải quyết đành tiếp tục chia sẻ nỗi lo với người khác nữa. Nhưng dù bạn có tìm đến ai thù kết quả cũng chỉ có một. Bạn chỉ thấy nhẹ nhõm trong chốc lát, để rồi sau đó phải đối mặt với sự thực rằng vấn đề chưa được giải quyết được kể cả bạn chia sẻ với bao nhiêu người đi chăng nữa. Dần dần, bạn sẽ lún sâu vào ý tui trách mình là kẻ vô dụng.

Bạn càng chia sẻ cho bao nhiêu thì nỗi lo lắng lại càng tăng.

Bạn đang rất bối rối và muốn cố gắng thoát khỏi sự khổ sở ấy. Hiện thực có thể khiến bạn vô cùng sốc nhưng chắc chắn bạn không phải người duy nhất không biết sự thật.

Nếu bạn vẫn thường xuyên tìm kiếm sự xoa dịu thì tôi khuyên bạn nên dừng lại ngay.

Là chuyện viên tư vấn tâm lí học làm việc ở bộ quốc phòng,tôi của nhiệm vụ điều trị cho các binh sĩ- những người hằng ngày phải đối mặt với nỗi áp lực từ việc tính mạng bị đe dọa.

Tỷ lệ tự tử ỏ lực lượng phòng vệ khá cao, theo như công bố của bộ lao đông và phúc lợi, tỷ lệ đó gấp1.5 lần so với người dân bình thường nói chung. Do công việc đặc thù khác với những nhanh nghề thông thường, luôn phải đối mặt nhiều nguy hiểm nên họ có những nỗi lo lắng rất riêng.

Ngoài ra, là một trong số ít các nhân viên tư vấn hậu họa ở nhật, tôi cũng có nhiệm vụ chăm sóc tâm lý cho những người gặp nạn của trận đại địa chấn ở miền Đông Nhật Bản và vụ sạt lở đất quy mô lớn tại hiroshima năm 2014,đặc biệt là những người bị thương hoặc mắc chứng PTSD(rối loạn stress sau sang chấn).

Qua nhiều lần tiếp xúc với những nạn nhân rơi vào hoàn cảnh không thể tự mình làm bất cứ điều gì, tôi có thể khẳng định một điều:Những người mong muốn được an ủi thì tình trạng chuyển biến xấu, trong khi đó, những người kiên quyết dựa vào bản thân mình thì nhanh chóng hồi phục.

Sau khi tôi thành lập công ty tư vấn phi lợi nhuận và website chính thức, tôi nhận được rất nhiều email xoay quanh các vấn đề thường gặp phải trong cuộc sống.một email được gửi đến với nội dung ngư sau:

“Tôi đang ngoại tình. Tôi đã bỏ bê con cái, nhưng bởi vì tôi bị chồng bao hành. Tôi bị chồng bạo hành nên mới làm như vậy?Việc tôi làm là đúng phải không? ”

Người phụ nữ ấy có lẽ mong nhận được sự đồng tình của tôi kiểu như:”Vậy hả? Thật khổ cho cô. Cô không làm sai gì cả”

Hẳn cô ấy đã muốn tôi đáp lại như thế. Nhưng tôi không đơn giản đồng ý với cô ấy. Cho dù khó khăn như thế nào cũng phải vượt qua và tiến về phía trước,đối diện với người đó bằng sự chân thành, vậy mới làm phương châm sống của tôi.

“Này bây giờ cô buông thả bản thân thì cả đời cô sẽ phải chịu khổ. Cô nen suy nghĩ đến việc tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình”.Tôi đã trả lời lại như thế. Tôi đã nhgix một cách nghiêm túc xem nếu kiên trì hướng về tương lai, cô ấy sẽ làm gì để chạm tới hạnh phúc.

Thật không may, sau lần đoá tôi đã mất liên lạc với cô ấy. Sau này, tôi nghe đâu đó nói rằng cô ấy đã tự mình giải quyết tận gốc rễ vấn đề.

Ba lý do khiến những người lính phong vệ không thể thoát khỏi phiền mụi

Xin phép cho tôi được kể câu chuyện của chính bản thân mình.

Ngay từ lúc còn nhỏ, tôi đã ý thức được những khó khăn trong cuộc sống.

Bố mẹ tôi lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương, vậy nên họ đều nghĩ rằng khi sinh con ra nhất định phải dành thật nhiều tình thương cho nó .vì thế tôi được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của bố mẹ.

Tuy nhiên yêu thương đó chỉ tồn tại khi bố tôi còn chưa nghiện rượu. Ông nghiện rượu nặng, mỗi khi uống rượu vào không lại trở thành một người hoàn toàn khác, thường xuyên Nổi Giận và chĩa dao vào mẹ con tôi. Mẹ tôi vốn yếu ớt bà đã liên tục nhập viện và xuất viện không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn cố gắng chịu đựng Tình trạng đó có bố.Cho đến khi tôi tốt nghiệp cấp 2, mẹ tôi đã nhiều lần Tự tử nhưng không thành.

Tôi được bố mẹ yêu thương hết mực nhưng cũng là nơi để họ trút giận mỗi khi có chuyện gì đó xảy ra .

Từ khi bắt đầu hiểu cuộc đời, tôi dần hoài nghi Liệu mình có thật sự được yêu thương hay không, suy nghĩ ấy đày đọa tôi khiến tôi tự dựng lên một bức tường ngăn cách mình với cuộc sống.

Ngày đó, tôi ngại giao tiếp với mọi người, đến trường thì bị bạn học bắt nạt, về nhà lại lo lắng bất an. Đặc biệt, sau khi tôi bắt đầu vào cấp 3 bố tôi ngày càng sử dụng bạo lực với cả gia đình thậm chí còn đe dọa đến tính mạng mẹ con tôi khiến tôi chỉ muốn nhanh chóng rời khỏi ngôi nhà này. Và rồi, ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi nhập ngũ và gia nhập lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản.

Lực lượng phòng vệ là một nơi đặc biệt,hỏi người ta cần phải mạnh mẽ để thích ứng được với nơi này. Nhưng nhiều người vẫn khủng không thể chống đỡ dù có mạnh mẽ đến thế nào.Lý do khiến nỗi khổ tâm có thể chia làm bao nguyên nhân lớn:

— đánh mất cảm nhận về sự thành công.

— đánh mất bản thân.

—cuộc sống ở kí túc xá.

Vào ngày nhập ngũ, chúng tôi của phải tuyên thể:” chúng tôi xin hứa sẽ không ngại dẫn thân vào nguy hiểm,tận lực hoàn thành nhiệm vụ,không phụ sự tín nhiệm của nhân dân.” Nói tóm lại nếu không có gan khi sinh thì bạn không thể trở thành lính phòng vệ.bởi họ luôn phải ý thức được nguy cơ cái chết đến với mình bất cứ lúc nào.

Nhưng thực ra nếu nói rằng ngày nào họ cũng phải đối mặt với cái chết thì không đúng.Thực tế hàng ngày Họ đều tập luyện và hầu như không trực tiếp giáp mặt kẻ thù.

Lý do thứ nhất

khi nhập ngũ Những người lính đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cái chết.đây là một công việc không tạo ra thành phẩm cụ thể nên trước mắt,họ cũng không có mục tiêu rõ ràng và có chăng kết quả đạt được cũng chỉ mang tính trừu tượng.Vì vậy Điều này khiến họ khó có cảm giác mình thành công sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.

Lý do thứ hai

Có thể nói rằng lực lượng phòng thể đều là những cỗ máy.

Họ phải chấp nhận mọi mệnh lệnh từ cấp trên.Nếu cấp trên ra lệnh “bên phải ,quay !”thì những người quay sang phải ngay lập tức mà không cần phải suy nghĩ sẽ là thành viên ưu tú.

Sau khi nhận được mệnh lệnh, họ phải phát huy tối đa sức mạnh của toàn đội, vì thế những thắc mắc.kiểu như “có nên quay phải ở đây không” hay nảy ra sáng kiến “còn có cách khác tốt hơn việc quay sang phải mà” sẽ bị coi là thừa thãi không cần thiết.

Họ không có cơ hội thể hiện giá trị quan hay xác định bản thân. “Hay nói đúng hơn, họ đánh mất bản thân “.Mỗi người lính phải là một bánh răng .Mà Điều quan trọng nhất là họ có thể trở thành một bánh răng hay không.

Lý do thứ ba

Cuộc sống sinh hoạt trong ký túc xá của binh lính khác với cuộc sống thường ngày của người bình thường. sau khi kết thúc giờ làm mọi người có thể rời khỏi công ty trở về nhà nhưng những binh lính lại không thể. đời sống và công việc của họ gần như đến mức dường như trở thành một.

Một người cấp trên khó tính chắc chắn sẽ không thể dễ dàng tách bạch hai thứ đó được. Thông thường họ phải trải qua 24 giờ đồng hồ với những binh sĩ khác trong một không gian chật hẹp.Điều này dẫn đến việc họ rất dễ tích tụ áp lực từ các mối quan hệ.

Có thể nói phần lớn sự phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người.Hoàn cảnh đưa đẩy khiến nỗi buồn trong họ mãi không thể biến mất.

Thú thật, tôi từng mong bệnh trầm cảm.

Người chỉ huy cấp trên luôn giúp đỡ tôi đã tự sát. Để ngăn Tôi không đi theo vết xe đổ,tôi bị buộc phải nhập viện ở trong phòng bệnh biệt lập của khoa Tâm lý, nơi có rất nhiều bệnh nhân giống như tôi. Họ rất dễ bị tổn thương, luôn.phải nhìn sắc mặt của người khác để sống.hơn nữa tâm hồn họ dường như cũng đang vỡ vụn.Tôi muốn cứu những người như thế và đó là động lực để tôi bắt đầu tiếp xúc với tâm lý học.

Sau khi hết nhiệm kỳ tôi rời khỏi lực lượng phòng vệ, vừa làm việc bán thời gian vừa học lấy bằng tốt nghiệp ở đại học Housou, sau đó tiếp tục học cao học tại tokushima, cuối cùng chính thức trở thành nhà tâm lý học lâm sàng. tiếp đến tôi trở thành lực lượng phòng vệ Với tư cách một chuyên viên tư vấn tâm lý.có thời điểm lực lượng phòng vệ tiếp chuyện với hơn 2.000 ca một năm.Có Lẽ Bởi tôi đã có kinh nghiệm của “người từng trải”.

Thêm vào đó không giống những tư vấn viên khác,tôi thường bị nhận xét là “hay quát mắng bệnh nhân” thông thường tôi không chỉ nhìn vào tương lai của người bệnh mà còn cố gắng để tâm đến niềm hạnh phúc của họ,vì vậy, tôi không đồng tình với họ theo cách đơn giản hay nói những lời êm tai.

«Đây là việc dựa dẫm vào người khác!»

« xin hãy tự mình suy nghĩ đi!»

« nếu anh làm vậy thì xin mời anh rời khỏi đây!»

Trách cứ bệnh nhân như vậy chắc chỉ có mình tôi, tuy đôi lúc tôi nói năng hơi nặng lời nhưng cũng vì tôi muốn họ đối mặt với bản thân để giải quyết vấn đề. Nếu trong vai trò một tư vấn viên mà tôi lại giúp họ «xoa diụ» thì phiền muộn của họ sẽ không bao giờ có thể biến mất. Những người tìm đến tôi có lẽ trong thâm tâm cũng hiểu được điều này Nên Phòng khám của tôi mới mang danh« phải xếp hàng mới có thể vào».

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button