Review

Hỏi Đường Mây Trắng Qua

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Lama Anagarika Govinda
NXB NXB Hồng Đức
Công ty phát hành Phương Nam
Số trang 434
Ngày xuất bản 02-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Được dịch từ nguyên tác “The Way of the White Clouds”, ai cũng có thể hiểu sát nghĩa là “Con đường của mây trắng”. Thực ra, đó là ẩn nghĩa thâm huyền của câu cuối trong bài kệ tương truyền của Bồ Tát Di Lặc, trong một tiền kiếp khi chưa thành Phật, đã “một mình ôm bình bát” đi “vạn dặm” tìm “Đường Cái” (Đạo). Nhà thanh tu kia thân khoác hoại y, ôm bình bát lang thang trong cõi trần tục lụy nhưng chân bước trên con đường trí, mắt xanh dõi tìm người tri đạo, và ngẩng đầu nhìn mây trắng thao thiết bao la, hoát nhiên ‘hỏi Đường Mây Trắng qua’

‘Vấn lộ bạch vân đầu’. Mây làm gì có đường để hỏi. Đường của mây là không lối. Sơn cùng lộ tuyệt đại hải vô biên mây đều lướt tới, nhưng không từ đâu lại. Mây không đường nên có vạn đường, như bậc xuất gia không nhà nên đâu cũng là nhà. Hỏi đường mây trắng là hỏi hư không, hỏi cả đại thân thế giới. Mây tượng trưng cho Pháp. Pháp là hồi chuông triêu mộ đánh thức những cơn mê ngủ, là phương tiện chở người về bến mộng bên kia. Thuyền đi và bến đỗ hòa trong tinh cầu này.” (Trích Lời mở đầu)

“The Way of the White Clouds” của Lama Anagarika Govinda – là người sáng lập Hội Arya Maitreya Mandala và thuyết giảng về Phật giáo Tây Tạng – được khá nhiều dịch giả chuyển ngữ tiếng Việt với các tựa Con đường mây trắng (Nguyễn Tường Bách), Đường mây qua xứ tuyết (Nguyên Phong). Cuốn sách là một tài liệu giá trị về văn hoá, lịch sử Tây Tạng, mà những dấu tích ấy, theo lẽ sinh diệt hồn nhiên, nay không còn nguyên.

[taq_review]

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button