Review

Cẩm Nang Tư Duy Phân Tích

Thể loại Kinh tế
Tác giả Richard Paul
NXB NXB Tổng hợp
Công ty phát hành Tổng hợp
Số trang 87
Ngày xuất bản 03-2015
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


Bộ sách CẨM NANG TƯ DUY này dành cho mọi độc giả, từ học sinh, sinh viên đến các giảng viên, các nhà nghiên cứu, doanh nhân, người đã đi làm cũng như quý phụ huynh… muốn nâng cao năng lực tư duy của mình. Học sinh, sinh viên có thể đọc cẩm nang như tài liệu tham khảo để học tốt các bộ môn; quý phụ huynh có thể sử dụng cẩm nang để vừa nâng cao năng lực tư duy của mình vừa giúp con em mình phát triển các kỹ năng tư duy cần thiết để học tốt; các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng cẩm nang để xây dựng tốt các chủ đề của mình; người đã đi làm, doanh nhân… có thể áp dụng các kỹ năng, ý tưởng của cẩm nang vào công việc và cuộc sống.

Từ khi René Descartes viết quyển “Các quy tắc hướng dẫn tư duy” (Règles pour la direction de l’esprit) năm 1628 và “Luận văn về Phương pháp” (Discours de la Méthode) năm 1637, khoa học và tư duy khoa học thật sự bước vào thời hiện đại, tức, ta không còn có thể suy nghĩ và làm việc như thể không có… Descartes được nữa! Gần bốn thế kỷ đã trôi qua với biết bao sự cải tiến và tinh vi hóa về phương pháp trên mọi lĩnh vực, nhưng mục tiêu của nó không thay đổi, đúng như Kant đã nói: “Ta không thể học triết học, mà chỉ có thể học cách triết lý” hay như lời của Albert Einstein: “Giá trị của một nền giáo dục (…) không phải là dạy và học được nhiều sự kiện mà là đào luyện cho tinh thần biết tư duy…”.

Quyển cẩm nang này tập trung vào bản chất và khái niệm của kỹ năng phân tích và đánh giá (gọi chung là kỹ năng lập luận). Cẩm nang này giải thích vì sao tư duy được hiểu tốt nhất và cải thiện nhiều nhất khi ta có khả năng phân tích Tính minh nhiên của nó.

[taq_review]

Bạn đọc cảm nhận


Ai Sang

Nội dung sách ngắn gọn, rõ ràng, câu cú hơi thô nhưng cũng chấp nhận được. Trình bày rất rõ ràng: màu chữ, cỡ chữ,….. Sách diễn giải rất chi tiết, thích hợp với cả những người không có thói quen đọc (dù vài người vẫn có thể thấy chán khi đọc, thì với những gì cuốn sách mang lại khi dùng vào cuộc sống, vẫn rất đáng mà nhỉ!?).

Dương Đức

Chúng ta chắc cũng không quá xa lạ với 2 từ phân tích vì vẫn thấy hiện diện hằng ngày như phân tích bài thơ, bài văn, các bài phân tích kinh tế. Nhưng thật sự khi phân tích đi vào bản chất như là 1 phạm trù của triết học thì phân tích biến đổi và tồn tại như thế nào? Để hiểu và làm được điều đó chúng ta cần các công cụ và phương pháp trừu tượng đã được khái quát hóa và hệ thống hóa trong sách để bước những bước đầu tiên khám phá thế giới triết học.

Sơn Huỳnh

“Đích thực đây là một cuốn cẩm nang”. Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách viết về kỹ năng phân tích với lời văn dễ đọc, với những câu chuyện, con số thống kê để đưa ra một bài học, thì đây không phải là thứ bạn tìm! Vì sao ư? vì nó là một cuốn cẩm nang và đúng thực là vậy, nội dung của nó những quy tắc, những tiêu chuẩn giúp chúng ta có được một cách cơ bản nhất kỹ năng phân tích và đánh giá. Nó được trình bày theo nguyên tắc liệt kê những thứ quan trọng, những tiêu chuẩn để phân tích và đánh giá. Như chính tác giả đã đề cập, những gì đưa ra trong cẩm nang là những mẫu số chung giữa tất cả các hình thức phân tích, chúng ta không thể đưa ra sự phân tích hay đánh giá một thứ gì đó nếu không có kiến thức về chúng. Tuy nhiên vì nó đưa ra những nguyên tắc, tiêu chuẩn nên sẽ rất khó đọc, dễ gây nhàm chán, và sẽ chẳng ích lợi gì nếu bạn không áp dụng nó vào cuộc sống thực tiễn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button