Review

7 Ngày Khởi Nghiệp

Thể loại Sách kinh doanh
Tác giả Dan Norris
NXB NXB Lao Động
Công ty phát hành Thái Hà
Số trang 209
Ngày tái bản 09-2015
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Làm kinh doanh có thể là bất cứ thứ gì mang lại đồng lương cho người sáng lập ra nó nhưng đấy không phải là startup. Startup thì thú vị hơn một chút khi có tiềm năng ảnh hưởng lớn, khả năng cách tân cao và… mức độ không chắc chắn cao. Chỉ cần 7 ngày để khởi nghiệp thành công – đọc tới đây ắt hẳn sẽ có nhiều bạn đọc nghi ngờ. Tuy nhiên, Dan Norris là minh chứng cho sự thật khó tin đó.

Dan Norris là một doanh nhân đam mê với một nỗi ám ảnh đối với tiếp thị nội dung và được bình chọn top blogger kinh doanh nhỏ của Úc bởi tạp chí kinh doanh lớn nhất nước Úc, thông minh hơn ý tưởng kinh doanh trong năm 2013. Dan cũng là người đồng sáng lập trong WP Curve, một trong những công ty hỗ trợ nhanh nhất thế giới đang phát triển WordPress.

Nhưng ít ai biết được trước khi gặt hái những thành công hiện tại ông đã mất 13 năm thấm nhuần những tư tưởng tẻ nhạt về tinh thần doanh nhân với rất nhiều lần thất bại. Ở tuổi 26, Dan được thăng chức lên một vị trí quản lý khá nhàn hạ và cuối cùng cũng đã sẵn sàng bắt đầu một doanh nghiệp riêng để khẳng định với các đồng nghiệp của mình rằng “Tôi sẽ trở thành một triệu phú trước tuổi 30”. Những dự án, những ý tưởng kinh doanh của công ty ông được mọi người ủng hộ, tung hô nhưng sự thật thì chúng đều không sinh lợi nhuận. Chẳng mấy chốc ông trắng tay.

Dan Norris chia sẻ: “Tôi hành động dựa trên những giả định thay vì đưa ra quyết định dựa trên các thông tin thực tế. Lần duy nhất tôi hành động không dựa trên các giả định là với WP Curve. Tôi đã học được một bài học rất đáng giá từ thất bại khởi nghiệp này. Đó là “Bạn không thể học cho đến khi bạn bắt tay vào làm.” Chính tinh thần “không ngại khổ, không ngại khó” đó đã cho phép ông điều chỉnh, thay đổi mô hình và liên tiếp giải mã con đường kinh doanh thông qua vô vàn những nỗ lực khởi nghiệp thất bại và cuối cùng cán đích bằng một thành công vượt trội ngoài mong đợi – chính là WP Curve. Và từ việc mất sáu tháng trời để tìm kiếm được vị khách thực sự đầu tiên, ông đã rút ngắn thời gian này xuống còn 7 Ngày.

7 Ngày Khởi Nghiệp là cuốn sách Dan viết từ chính trải nghiệm của mình trong kinh doanh. Nếu bạn vẫn chưa có một doanh nghiệp riêng, bạn cần phải xây dựng nó, vậy thì cuốn sách này sẽ giúp bạn làm điều đó. Bạn cần phải lăn lộn trong bảy ngày tới để biến ý tưởng thành hành động. Bạn không được làm việc gì khác, ngoại trừ kiên trì xây dựng doanh nghiệp của bạn. Khả năng học hỏi từ thông tin thực tế chính là lý do tại sao cuốn sách này mang lại hiệu quả. Hãy xóa sạch những giả định khỏi mặt bàn, và tập trung khởi nghiệp trong vòng 7 Ngày.

[taq_review]

Trích đoạn sách

Chín đặc điểm của một ý tưởng kinh doanh “tự lực cánh sinh” lý tưởng

1. Mỗi ngày một nhiệm vụ thú vị

Bạn thường nghe người ta khuyên “hãy làm những gì bạn đam mê” khi nói về công việc kinh doanh. Nhưng ơn giời, tôi đã sớm nhận ra rằng đây là một quan điểm sai lầm. Khi còn trẻ, tôi từng thi tuyển làm thực tập viên ngành cơ khí. Tôi đã vượt qua kỳ thi, và vị quản lý ở đó đã hỏi tại sao tôi lại muốn trở thành thợ cơ khí. Tôi trả lời rằng, vì tôi “đam mê” ô tô và ông nói: “Jay Leno(5) cũng thế, nhưng ông ta không đi sửa ô tô để kiếm sống”.

Nếu muốn trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, bạn phải đam mê phát triển một doanh nghiệp.

Tôi cũng từng mắc sai lầm khi khởi nghiệp những doanh nghiệp mà tôi hoàn toàn không hứng thú. Đó chính là kẻ dủy diệt động lực mà bạn luôn cần tránh xa.

Thay vì phức tạp hóa mọi thứ bằng các sơ đồ và quy tắc, hãy thừa nhận rằng:

THẬT VÔ VỊ KHI TIẾN HÀNH MỘT CÔNG VIỆC MÀ BẠN SẼ PHẢI LÀM NHỮNG VIỆC BẠN KHÔNG HỀ THÍCH.

Tất cả những gì chúng ta cần là cân bằng niềm đam mê.

Hãy nghĩ sâu và nghĩ kỹ về những công việc bạn sẽ làm hàng ngày. Rồi sau đó hình dung bạn đang làm những nhiệm vụ đó.

Nếu bạn không thích những gì mình đang hình dung thấy, thì đó không phải là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời dành cho bạn. Ngoại trừ điều đó ra, đừng lo lắng gì về đam mê của bạn cả.

2. Sự phù hợp giữa sản phẩm và Người sáng lập

Người ta thường nói nhiều về sự phù hợp giữa thị trường và sản phẩm, nhưng đối với những người bắt đầu khởi nghiệp, sự phù hợp giữa sản phẩm và Nhà sáng lập cũng quan trọng không kém. Khi còn làm việc ở công ty đầu tiên, tôi là một mảnh ghép lệch lạc. Tôi biết điều đó, nhưng dẫu sao tôi vẫn tiếp tục công việc của mình.

Một số người có thể hòa hợp hoàn hảo với công ty của họ, trong khi một số khác lại không. Bạn cần phải suy nghĩ về những kỹ năng mình có, mọi người biết đến bạn vì điều gì, và ở đâu thì bạn có thể cống hiến hết giá trị của mình.

Nếu những thứ này không phù hợp với ý tưởng kinh doanh của bạn, thì sự khởi nghiệp đó hứa hẹn sẽ là một chặng đường khó khăn cần không ít những nỗ lực dài hơi.

3. Mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng

Đối với những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, nếu lợi nhuận tăng bất ngờ, cổ phần sẽ bùng nổ. Nếu lợi nhuận đột ngột giảm, cổ phần sẽ vỡ vụn theo. Đó là vì các doanh nghiệp hầu như không bao giờ bị đình đốn. Thật ra một doanh nghiệp không có sự tăng trưởng hay ký kết hợp đồng nào cũng là điều không bình thường chút nào.

Tuy nhiên, những freelancer (người làm nghề tự do) và các chủ doanh nghiệp nhỏ lại chấp nhận một doanh nghiệp không có sự phát triển. Họ chấp nhận việc một doanh nghiệp không sản sinh ra được đồng lương nào cho người tạo lập ra nó.

Các nhà sáng lập khởi nghiệp cần phải có hoài bão phát triển công ty của mình trở thành một công ty lớn mạnh hơn. Nếu bạn không có hoài bão đó, thứ bạn đang tạo lập không phải là một startup.

Một số doanh nghiệp phải bổ sung cho mình các mô hình kinh doanh có sẵn gen tăng trưởng trong đó. Một công ty về phần mềm hướng dịch vụ (SaaS) được kỳ vọng có thể mang lại doanh thu định kỳ hàng tháng, trong khi đó, một cửa hàng địa phương hoặc một chi nhánh nhượng quyền thương mại (franchise) lại có lợi nhuận tương đối ổn định (mặc dù có sự quay vòng).

Ý tưởng khởi nghiệp của bạn sẽ không có tính bền vững nếu bạn không có khả năng tận dụng một mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận và sự tăng trưởng.

Bạn cũng cần xem xét việc tính phí khách hàng như thế nào và liệu bạn có thể đặt kỳ vọng (một cách khách quan) rằng ý tưởng kinh doanh này sẽ tăng trưởng qua từng tháng hay không.

4. Hoạt động sinh lợi nhuận mà không cần người sáng lập

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều chết yểu nếu không có các nhà sáng lập. Những người này quá gắn chặt với việc phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc đơn giản là họ không có đủ lợi nhuận để thuê người khác làm thay tất cả những việc họ phải làm.

Rất nhiều người rơi vào chiếc bẫy này vì cho rằng giai đoạn đầu, người sáng lập cần phải “lăn lộn” dù thành quả đạt được là không nhiều. Việc lăn lộn cũng tốt, nhưng về cơ bản cần xây dựng được một biên lợi nhuận đối với sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp.

Bạn cần có khả năng nhìn ra được thời điểm có thể sử dụng nhân sự hoặc các hệ thống hoạt động thay thế, mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục sinh lợi nhuận. Tại thời điểm đó, doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành một doanh nghiệp thực sự.

Bạn có thấy ý tưởng của mình có thể trở thành một doanh nghiệp thật sự, có thể sinh lợi nhuận mà không cần đến bạn không?

5. Tài sản có thể bán

Kinh doanh không chỉ là kiếm tiền mà còn là tạo ra giá trị. Nhưng giá trị đó không phải do bạn tự khẳng định kiểu “Tôi nghĩ việc tôi đang làm rất có giá trị”, mà phải do một bên thứ ba kiểm chứng và công nhận.

Những thứ có giá trị được gọi là tài sản, vì thế nhiệm vụ của bạn với vai trò một nhà sáng lập startup là xây dựng các tài sản.

Bạn đọc cảm nhận

Nguyễn Hoàng Chương

Những ý tưởng không mới, bạn có thể dễ dàng tìm được chúng trên internet nhưng thay vì tản mạn khắm nơi, cuốn sách này giúp bạn tổng hợp, cô đọng và dể hiểu hơn. Tuy nhiên, cái mình mong chờ nhất trong cuốn sách này là sự chia sẻ của ông về các thất bại, ông đã nghĩ gì làm gì trước và sau khi thất bại. Rất tiếc nó không đề cập chi tiết trong quyển sách này. Nói tóm lại, những điều ông chia sẻ không phải là độ phá và mới mẻ lắm và cái mọi người tìm kiếm như nguyên nhân thất bại và gượng dậy sau thất bại thì lại không có. Với mình, quyển này là bình thường và chưa đủ

Bảo Ngọc

Sau khi đọc hết quyển sách, những điều này tôi cũng đã đọc ở trên mạng, hay trong những quyển sách kinh tế khác. Nhưng những ý chi tiết, cô đọng, cách nói bình thường, dễ hình dung, ý tưởng cho 7 ngày khởi nghiệp đầy đủ. Tôi nghĩ “14 nguyên tắc kinh doanh sống còn” sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trẻ thật sự muốn khởi nghiệp, kim chỉ nam để làm theo. Tuy nhiên, với tôi vẫn chưa đủ. Tôi mong ông chia sẻ nhiều hơn những kinh nghiệm thất bại ở 2 công trước để học hỏi từ thất bại ấy. tiếc thật.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button