Review

Sáng, Trưa & Đêm

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Sidney Sheldon
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Huy Hoang Bookstore
Số trang 389
Ngày xuất bản 12-2016
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như “Nếu còn có ngày mai”, “Âm mưu ngày tận thế”, “Thiên thần nổi giận”…, đã từ trần ở tuổi 89.

Warren Cowan, một trong những cố vấn của Sheldon cho biết nhà văn từ trần vào chiều ngày 30/12 tại Bệnh viện Eisenhower ở Rancho Mirage (Mỹ) vì bệnh viêm phổi. Vợ ông, bà Alexandra, con gái Mary Sheldon đồng thời cũng là một nhà văn, đã có mặt bên cạnh Sheldon trong lúc lâm chung. Cowan xúc động nói: “Tôi đã mất một người bạn lâu năm và thân thiết nhất. Trong suốt những năm tháng được làm việc cùng Sheldon, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai đó nói một từ không hay về ông”. Sidney Sheldon từng có thời gian làm việc tại Hollywood và là tác giả của nhiều kịch bản phim nhựa và phim truyền hình nổi tiếng.

Tuy nhiên, bước sang 50 tuổi, tức là vào khoảng những năm 1967, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết và nổi tiếng với hàng chục tác phẩm ăn khách nhất hành tinh, được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Những cuốn sách của Sheldon, như “Thiên thần nổi giận”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tên tuổi của nhà văn Mỹ luôn tồn tại trong lòng bạn đọc.

Ông là một nhà văn có tài thực thụ. Bằng cách viết và diễn tả tình tiết câu chuyện rất ly kỳ với giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy trí tuệ, những tác phẩm của Sheldon thường nói về những nhân vật thành đạt, nổi tiếng nhưng không có thật và thường là phụ nữ.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Sheldon tâm sự: “Tôi cố gắng viết những tác phẩm để người đọc không thể đặt chúng xuống. Tôi viết để khi người đọc đọc tới cuối chương, họ phải đọc thêm một chương nữa”. Giải thích lý do tại sao có quá nhiều phụ nữ là các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông, Sheldon nói: “Tôi thích viết về những người phụ nữ tài giỏi, và quan trọng hơn, là họ vẫn đầy quyến rũ, nữ tính. Phụ nữ có một sức mạnh vô cùng to lớn – đó là nét quyến rũ và người đàn ông không thể làm gì nếu thiếu điều này”. Không giống như những nhà văn khác thường sử dụng máy chữ hoặc máy tính để viết tác phẩm, Sheldon thường đọc ra 50 trang truyện mỗi ngày cho thư ký hay máy thu âm ghi lại. Sau đó, ông sửa bản sáng tác vào ngày hôm sau và cứ tiếp tục công việc như vậy cho tới khi tác phẩm của ông dài từ 1.200 tới 1.500 trang.

Sheldon nói: “Tôi đọc và sửa lại bản viết cuối cùng từ 12 tới 15 lần. Có thể tôi chỉ dùng cả năm để sửa lại bản viết đó”. Sidney Sheldon sinh ngày 11/2/1918 tại Chicago, Illinois dưới tên Sidney Schechtel, trong một gia đình có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Ông bắt đầu việc viết lách ngay từ khi còn rất nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon đã kiếm được 10 USD cho một bài thơ. Thời trai trẻ, Sheldon từng làm nhiều nghề để kiếm sống trong khi là sinh viên tại Northwestern University và tham gia một nhóm chuyên viết những vở kịch ngắn.

Sheldon từng thú nhận ông suýt tự tử vào năm 17 tuổi. Năm 17 tuổi, Sheldon quyết định thử vận may tại Hollywood. Công việc ban đầu duy nhất mà Sheldon nhận được là đọc kịch bản phim tại Universal Studio với giá 22 USD/ tuần. Trong khi đó, ban đêm ông viết kịch bản phim riêng của mình và bán lại cho Universal với giá 250 USD. Sau thế chiến thứ 2, từ một phi công của Lực lượng không quân Mỹ, Sheldon giải ngũ và về làm việc cho sân khấu kịch Broadway – nơi đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ông. Cũng tại đây, Sheldon nhận giải Tony award cho kịch bản hay nhất cho “Redhead”.

Với hơn 300 triệu ấn bản được bán, Sheldon không chỉ là một trong những nhà văn “lão làng” của Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới. Ông từng đoạt giải Oscar với kịch bản hay nhất cho phim “The Bachelor and the Bobby-Soxer” (1957), giải Tony Award cho vở nhạc kịch “Rehead” (1957) nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho “Dream of Jeannie” (1967) Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm của Sheldon đã được dịch và xuất bản như “Âm mưu ngày tận thế”, “Bầu trời sụp đổ”, “Người lạ trong gương”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai”, “Kế hoạch hoàn hảo”, “Cát bụi thời gian”….

[taq_review]

Trích dẫn

SÁNG

“Julia Stanford”

Họ nhìn nhau, lạnh nhạt.

– Quỷ tha ma bắt cô ta đi. – Woody thốt lên.

Tyler nói nhanh:

– Có lẽ chúng ta nên sang phòng thư viện.

Rồi y quay sang bảo Clark:

– Hãy đưa cô ta vào trong đó!

– Vâng, thưa ngài!

Nàng đứng trên ô cửa, nhìn vào từng người trong bọn họ, vẻ không thoải mái lộ rõ.

– Tôi… có lẽ tôi không nên đến. – Nàng nời.

– Đúng đấy. – Woody nói. – Thế cô là ai?

– Tôi là Julia Stanford. – Nàng lắp bắp trong sự bối rối pha chút sợ hãi.

– Không. Ý tôi muốn hỏi thật ra cô là ai?

Julia định nói cái gì đó nhưng rồi lại lắc đầu.

– Mẹ tôi là Rosemary Nelson. Harry Stanford là bố tôi.

Đám người trong thư viện nhìn nhau.

– Cô có bằng chứng gì không? – Tyler hỏi.

Julia nuốt nước bọt.

– Tôi không nghĩ rằng tôi có bất kỳ bằng chứng thật nào.

– Tất nhiên là cô không có. – Woody bật ngón tay.

– Vậy làm thế nào mà cô lại có can đảm để…

Kendall ngắt lời, nói với Julia:

– Đây quả là một cú sốc đối với bọn tôi, như cô thấy đấy. Nếu những gì cô nói là thật, cô chính là đứa em cùng cha khác mẹ của chúng tôi.

Julia gật đầu:

– Chị là Kendall. – Nàng quay nhìn vào chỗ Tyler. – Anh là Tyler, – rồi quay sang Woody. – Còn anh là Woodrow. Song người ta vẫn gọi anh là Woody.

– Như tạp chí People đã nói với cô. – Woody đáp một cách hài hước.

Tyler cất cao giọng:

– Tôi tin chắc rằng cô hiểu được vị trí của chúng ta, thưa cô. Nếu không có chứng cớ chính đáng thì không có cách gì…

– Tôi hiểu. – Nàng bối rối nhìn quanh. – Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại đến đây.

– Tôi nghĩ là cô biết. – Woody nói. – Vì tiền!

– Tôi không quan tâm đến tiền. – Nàng nói một cách phẫn nộ. – Sự thật là… Tôi đến đây với hy vọng được gặp gia đình của mình.

Kendall hỏi tiếp:

– Mẹ cô hiện đang ở đâu?

– Bà ấy đã đi xa. Khi tôi biết rằng cha mình đã chết…

– Cô liền quyết định tới trông nom chúng tôi. – Woody tiếp lời nhạo báng.

– Cô nói rằng cô không có chứng cớ nào hợp pháp để chứng tỏ mình là ai? – Tyler hỏi.

– Hợp pháp? Tôi nghĩ là không. Tôi thậm chí còn không nghĩ tới điều đó. Nhưng tôi có biết một vài điều từ mẹ tôi.

– Ví dụ? – Marc thốt hỏi.

Nàng dừng lại suy nghĩ.

– Tôi nhớ mẹ tôi vẫn thường nói về căn nhà mầu xanh ở sân sau. Bà yêu cây cỏ, hoa lá và bà dành nhiều thời gian để ở đó.

Woody nói to:

– Những bức ảnh của căn nhà đó vẫn còn trong nhiều cuốn tạp chí.

– Mẹ cô còn nói những gì nữa? – Tyler hỏi.

– Ồ, rất nhiều thứ! Bà hay nói về tất cả những người ở đây và quãng thời gian tươi đẹp mà mọi người đã trải qua. – Nàng nghĩ một lát. – Có một ngày, khi các anh, chị còn rất bé, bà đã dẫn các anh chị đi tầu thuỷ. Và một người đã ngã ra khỏi tầu.

– Tôi không nhớ là ai nữa.

Woody và Kendall nhìn Tyler.

– Chính là tôi! – Y nói.

– Có lần bà dẫn các anh chị đi mua sắm ở cửa hàng Filence. Một người bị lạc và tất cả đều rất sợ hãi.

Kendall chậm rãi:

– Tôi bị lạc ngày hôm đó.

– Còn gì nữa không? – Tyler hỏi.

– Bà dẫn các anh, chị tới cửa hàng bán đồ biển và anh đã ăn con sò đầu tiên trong đời, sau đó anh bị bệnh.

– Tôi vẫn nhớ chuyện đó.

Họ nhìn nhau, im lặng.

Nàng nhìn vào Woody.

– Anh và mẹ tôi đã đến khu trại của hải quân để xem họ tập trận, và anh đã không chịu về. Bà đã phải lôi anh đi. – Nàng tới gần chỗ Kendall. – Và tại vườn hoa công cộng, chị đã hái trộm hoa và đã bị bắt.

Kendall nuốt nước bọt.

– Đúng vậy!

Họ lắng nghe những điều Julia nói một cách chăm chú và đầy thú vị.

– Có một ngày, mẹ tôi dẫn tất cả các anh chị tới Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên và các anh chị đã vô cùng hoảng sợ trước bộ xương rắn biển và những con voi răng mấu khổng lồ.

– Tất cả chúng tôi không ai ngủ được đêm hôm đó. – Kendall nói.

Julia nói tiếp với Woody:

– Vào một lễ Giáng sinh, bà dẫn anh đi trượt tuyết. Anh bị ngã và bị gẫy răng. Khi anh lên 7 tuổi, anh lại bị ngã từ trên cây xuống và phải khâu ở chân. Ở đó có một vết sẹo.

– Nó vẫn còn đó. – Woody nói một cách miễn cường.

Nàng quay lại với những người khác.

– Một người ở đây đã bị chó cắn. Tôi không nhớ là ai. Mẹ tôi đã đưa người đó vào phòng cấp cứu của bệnh viện đa khoa Massachusetts.

Tyler gật đầu.

– Tôi phải tiêm phòng dại.

Những lời của Julia vẫn tiếp tục tuôn trào ra:

– Woody, khi anh lên tám, anh đã đi xa. Anh đi đến tận Hollywood để trở thành diễn viên. Cha anh hết sức giận dữ vì anh, ông nhốt anh vào phòng và không cho anh ăn tối. Mẹ đã phải lén đưa thức ăn cho anh.

Woody gật đầu, im lặng.

– Tôi… tôi… không biết còn nói được gì cho các anh chị nghe. – Bỗng nhiên nàng nhớ ra điều gì. – Tôi có một bức ảnh trong túi. – Nàng mở túi và lấy nó ra, đưa cho Kendall. Tất cả mọi người đều đi đến xem nó. Đó là bức ảnh của ba người trong số họ, khi còn bé, đứng cạnh một phụ nữ trẻ, quyến rũ trong bộ đồ gia sư.

– Mẹ đã đưa nó cho tôi.

– Bà còn để lại cái gì không? – Tyler hỏi?

Nàng lắc đầu:

– Không, rất tiếc. Bà không muốn bất cứ vật gì xung quanh gợi cho bà nhớ đến hình ảnh của Harry Stanford.

– Ngoại trừ cô phải không? – Woody nói.

Bạn đọc cảm nhận

Phuong Anh

Chưa bao giờ chê bai một tác phẩm nào của Sidney nhưng có lẽ tác phẩm này hơi kém so với các tác phẩm khác của ông? có lẽ đã mong chờ cái gì đó lạ lẫm hơn. Tác phẩm về vì tranh giành tài sản của ông bố mới chết mà bán đứng tình cảm gia đình. Điều làm tôi buồn và băn khoăn ở đây là vì sao cách ông bố đối xử với con và các con đối xử lại với bố lại có thể đáng sợ đến vậy. Sự căm ghét hận thù còn lớn hơn cả dòng máu chung chảy trong huyết quản của họ sao? và tất nhiên Sidney luôn để lại những điểm sáng trong tác phẩm của mình. Một đứa con gái hiền lành, xinh xắn và nhân hậu. Đồng thời cũng là một người phụ nữ không bị đồng tiền che mắt. Nhưng tôi tự hỏi, có phải vì cô ấy ko phải chịu sự đay nghiến của ông bố như các anh chị từ khi còn bé nên tính cách mới tốt như vậy không. Liệu nếu cô ở trong ngôi nhà đó từ bé thì con người cô có trở nên ác độc như anh chị mình? chẳng ai có thể biết tất nhiên là trừ Sidney. Ông ấy luôn đem đến cho người đọc nhiều bất ngờ. Một điều nữa tôi “cực kì thích” trong tác phẩm này, đó là khi bạn đọc hết tác phẩm và giở lại những trang đầu tiên thì tất cả những thắc mắt, những điểm tối chưa rõ ràng sẽ thông suốt như một con sóng tràn về. tin tôi đi đây là một tác phẩm rất đáng đọc, tôi rất tự tin về khẩu vị chọn sách của mình.

Hishigi Totsuka

Đối với những ai thích đọc những truyện kiểu phải suy luận để tìm ra thủ phạm thì đây đúng là một truyện thích hợp.Tình tiết truyện ban đầu cũng khá bất ngờ gây ngạc nhiên,từng phần của truyện tương ứng với cái tên sáng trưa đêm đều lộ ra những kế hoạch của một âm mưu chiếm đoạt gia tài của kẻ chủ mưu.Nhưng theo mình thấy truyện này không hay bằng những truyện khác của Sidney bởi vì càng về cuối ai cũng đoán ra được cái kế hoạch này nhất định sẽ bị bại lộ vì có quá nhiều người liên quan mà ai cũng còn sống,hung thủ bị kết tội chỉ còn là vấn đề thời gian

Trần Đức Hiền

Theo mình đánh giá thì đây là tác phẩm chưa thật sự thành công của Sidney Sheldon mặc dù những tình tiết, diễn biến của truyện vẫn rất gay cấn và lôi cuốn. Tại sao mình lại nói vậy? Vì theo mình cái hay của truyện trinh thám đó là có thể lôi kéo người đọc đến với những trang giấy cuối cùng để rồi vỡ òa ra với kết quả của nó. Tuy rằng truyện này cũng có nhiều tình tiết hấp dẫn người đọc nhưng càng về sau thì ai cũng có thể đoán ra được ai là kẻ chủ mưu. Có vẻ là lần này Sidney Sheldon đã hơi sơ suất trong tác phẩm của mình. Tuy vậy nhưng mình vẫn đánh giá cao tác phẩm và sẽ đọc tiếp những tác phẩm của ông

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button