Quà tặng cuộc sống

Xuyên Qua Nỗi Sợ

xuyen-qua-noi-so1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Susan Jeffers

Download sách Xuyên Qua Nỗi Sợ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Xuyên Qua Nỗi Sợ Phép màu khiến cuộc sống tươi đẹp hơn.

Bạn sợ hãi điều gì?

Cô độc, Mất đi người yêu thương, Đổ vỡ tình cảm, Nói trước đám đông, Khẳng định bản thân, Ra quyết định, Thất bại trong dự án quan trọng, Thay đổi công việc…

Bạn sợ một hay tất cả những điều trên? Hoặc bạn còn có những nỗi sợ khác, cho dù nhỏ bé hay lớn lao. Bạn có biết rằng nỗi sợ cũng lây lan như bệnh dịch? Chúng ta vừa sợ khởi đầu, lại vừa sợ kết thúc, vừa sợ thay đổi, lại vừa sợ sa lầy, vừa sợ thành công và cũng sợ luôn thất bại, sợ đặt chân đến một nơi xa lạ hoặc dấn thân vào một môi trường mới…

Nỗi sợ là thủ phạm ngăn cản chúng ta tiến lên phía trước.

Bí quyết của cuốn sách bạn đang cầm trên tay là Xuyên Qua Nỗi Sợ một cách nhẹ nhàng nhất và thực hiện thành công những điều tâm nguyện mà bạn đang muốn làm.

Hãy cùng khám phá những rào cản khiến chúng ta không thể sống cuộc đời mình theo cách chúng ta mong muốn. Nhiều người tránh né cuộc sống bằng cách chọn con đường bằng phẳng, dễ đi nhất. Nhưng, bạn có biết rằng càng tránh né, lòng vòng, không dám nhìn thẳng vào vấn đề thì những vấn đề đó sẽ càng tích tụ lại, ngày qua ngày trở nên to lớn hơn, đáng sợ hơn, như một cục u lâu năm có thể biến thành ung thư, sẽ gây tác hại lớn hơn tới sức khỏe tâm hồn và thể chất của bạn. Ngay kể cả khi, bạn đối diện với bác sĩ tâm lý và cố gắng tìm một liệu pháp chữa trị từ sự hỗ trợ của chuyên gia, cũng chưa chắc đã đúng là giải pháp để có thể vượt qua nỗi sợ.

Chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua nỗi sợ bằng cách thường xuyên áp dụng những phương pháp hiệu quả mà Susan Jeffers sẽ trình bày cặn kẽ trong “Xuyên Qua Nỗi Sợ”. Thông qua những bài viết, nhóm thảo luận và các bài tập thú vị, chúng ta sẽ biết cách nhận ra thói quen biện hộ cho “sức ì” của bản thân, từ đó rút ra những phương pháp giúp kiểm soát cuộc sống tốt hơn.

Cho dù nỗi sợ của bạn là gì đi nữa thì quyển sách “Xuyên Qua Nỗi Sợ” cũng sẽ giúp bạn nhận ra tâm lý và bản chất của nỗi sợ, đồng thời cung cấp cho bạn những công cụ cần thiết để xử lý các tình huống đó. Bạn sẽ không còn phải đau khổ, co mình lại hay sa sút tinh thần vì sợ hãi nữa, mà thay vào đó bạn sẽ trở nên mạnh mẽ, đầy sức sống và hứng khởi hơn.

Trong cuốn cẩm nang tăng cường sức mạnh nội tại này, Tiến sĩ Susan Jeffers sẽ giúp bạn gạt đi nỗi sợ hãi để tiến lên phía trước và tận hưởng niềm vui của cuộc sống sáng tạo, vui vẻ và tràn đầy yêu thương.

Sách Thay Đổi Bản Thân – Trong cuộc sống,có rất nhiều việc chúng ta cần làm,có những việc làm được và có những việc không làm được,và trên con đường thành công,làm giàu thì những việc không làm được đó chúng ta phải biết cách làm nó.Đối với tôi,lí do mà tôi không làm được nhưng việc đó là sợ hãi,sợ không làm được,sợ sai,sợ người khác nhìn mình với ánh mắt khác,hay là thiếu tự tin đấy.Từ khi đọc cuốn sách này,tôi đã cảm nhận là tôi chắc chắn sẽ vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình,cái mà theo tôi nghĩ chính là rào cản quan trọng nhất đưa ta đến với thành công.Những điều trong cuốn sách hoàn toàn có thế áp dụng vào cuộc sống giúp chúng ta có thể làm được những việc mà ta chưa làm được trước đây,giúp ta tự tin hơn,giúp ta mạnh mẽ hơn.Tôi chắc chắn sẽ vượt qua nỗi sợ hãi của mình và bạn cũng thế nhé.” – Thái Doãn Kiên.

Cuốn Sách Nên Mang Theo Trong Cuộc Đời – Nhiều người tự nhận rằng bản thân không sợ hãi, hoặc ít khi sợ hãi. Tuy nhiên nỗi sợ không chỉ đơn giản là sợ cái gì đó, mà có thể là cảm giác chần chừ khi làm một việc, không muốn đối mặt, không muốn kết thúc một mối quan hệ … Nhờ cuốn sách này bạn sẽ biết được căn nguyên của vấn đề nằm ở đâu, và có thêm sức mạnh để giải quyết. Mọi thứ đều cần sự rèn luyện, ngay cả những người mạnh mẽ cũng sẽ có lúc yếu đuối, nhưng họ biết cách kiên trì vượt qua nó. Đây là cuốn sách hay, mỗi khi mình cảm thấy không ổn, mình đều lật nó ra và đọc, ngẫm nghĩ. Mình đã mua thêm một cuốn để tặng người bạn đang gặp khó khăn của mình. Nếu bạn thấy nó hay hãy mua tặng cuốn sách cho bạn bè bạn. Mình nghĩ đó là cách hữu hiệu” – Lê Huỳnh Trang.

Trích dẫn

NỖI SỢ KHÔNG BAO GIỜ TỰ MẤT ĐI, TRỪ KHI TÔI KHÔNG NGỪNG LỚN LÊN

Trừ khi tôi tiếp tục hòa vào thế giới xung quanh, trừ khi tôi tiếp tục mở rộng những khả năng của mình, trừ khi tôi tiếp tục đương đầu với những rủi ro mới để biến ước mơ thành hiện thực, bằng không tôi vẫn sẽ mãi mãi sợ hãi. Thật là một phát hiện đột phá! Cũng giống như Janet và rất nhiều bạn đọc khác, tôi đã chờ cho nỗi sợ tự tan biến đi rồi mới dám đưa tay nắm bắt cơ hội của mình. “Khi nào tôi không còn sợ hãi nữa, tôi sẽ…!”. Hầu như cả đời mình, tôi đã chơi trò KHI NÀO/ TÔI SẼ ấy. Và việc đó chẳng đi đến đâu cả.

Một lần nữa, bạn lại nói chuyện này thì có gì đáng vui mừng. Tôi biết phát hiện này không phải là điều bạn muốn nghe. Có thể cũng giống như các học viên của tôi, bạn đang chờ tôi đưa ra những lời khuyên thông thái có thể lập tức xua tan nỗi sợ của bạn. Tôi rất tiếc vì mọi thứ không diễn ra theo cách đó. Tuy nhiên, thay vì thất vọng, bạn hãy thấy nhẹ nhàng vì không còn phải khổ nhọc để rũ bỏ nỗi sợ hãi nữa – nỗi sợ sẽ chẳng tự mất đi bao giờ! Nhưng bạn cũng không nên lấy thế làm lo lắng. Khi xây đắp lòng tự tin thông qua những bài tập sau đây, bạn sẽ không còn phải sợ hãi như trước nữa.

ĐỌC THỬ

BẢNG TỪ VỰNG BIẾN-ĐAU-KHỔ-THÀNH-SỨC-MẠNH

“Tôi không thể…” ngụ ý bạn không có khả năng kiểm soát cuộc đời, trong khi “Tôi sẽ không…” cho thấy khả năng lựa chọn của bạn đối với tình huống xảy ra. Từ nay trở đi, hãy cố gắng loại bỏ “Tôi không thể…” ra khỏi vốn từ của bạn. Khi thốt ra: “Tôi không thể…”, lập tức bạn sẽ vô thức tin và khắc ghi trong tư tưởng rằng TÔI YẾU ĐUỐI… YẾU ĐUỐI… YẾU ĐUỐI… Tiềm thức sẽ tin vào những gì nó nghe thấy chứ không phải vào bản chất vấn đề. Có thể bạn nói: “Tôi không thể..” chỉ để từ chối một lời mời, ví dụ “Tối nay tôi không thể đi ăn tối với anh được vì bận chuẩn bị cho cuộc họp ngày mai”, nhưng đúng ra, sự thật phải là: “Tối nay tôi có thể đi ăn tối với anh, nhưng tôi quyết định ưu tiên cho việc quan trọng hơn vào lúc này”. Dù vậy, tiềm thức của bạn lại không hề phân biệt được điểm khác nhau đó mà vẫn nghĩ: “Thiếu quyết đoán”.

Thay vì nói những lời trên, bạn có thể dùng cách khác để tránh cụm từ “Tôi không thể…” mà vẫn tỏ ra tế nhị với người mời, chẳng hạn: “Tôi muốn đi lắm, nhưng ngày mai có một cuộc họp rất quan trọng nên tôi phải chuẩn bị. Thôi để lần sau nhé!”. Nói như vậy vừa thật lòng, vừa tránh sứt mẻ tình cảm lại thể hiện sự mạnh mẽ của bạn. Tiềm thức sẽ nhận thấy bạn biết xác định rõ ràng thứ tự việc ưu tiên và lựa chọn những điều có lợi cho sự trưởng thành của bản thân. Và cách làm đó giúp bạn khỏi trở thành nạn nhân bất đắc dĩ cho buổi tiệc.

“Tôi nên…” cũng là một cách nói thể hiện sự thất bại, bởi nó cho thấy bạn không hề có chọn lựa nào trong cuộc sống, trong khi “Tôi có thể…” thể hiện sức mạnh nội tại rõ rệt, chẳng hạn: “Tôi có thể đến thăm bạn hôm nay, nhưng tôi sẽ dành thời gian để đi xem phim”. Câu này cho thấy bạn có quyền lựa chọn trong cuộc sống, thay vì bị ràng buộc bởi trách nhiệm. Hay: “Hôm nay tôi có thể đến thăm bạn hoặc đi xem phim. Nhưng tôi nghĩ mình sẽ chọn điều đầu tiên”. Những câu có từ “nên” thể hiện cảm giác áy náy, không vui, vì thế dễ gây cạn kiệt nguồn cảm xúc tích cực. Việc thường xuyên sử dụng từ này sẽ khiến cho sức mạnh nội tại của bạn bị mai một dần.

Tương tự, “Đó không phải lỗi của tôi” cũng thể hiện trạng thái bất lực. Sẽ tốt hơn nếu bạn tự chịu trách nhiệm trước những gì xảy ra trong cuộc đời, thay vì trở thành nạn nhân. “Tôi bệnh đâu phải là lỗi của tôi” hoặc “Bị mất việc đâu phải là lỗi của tôi”. Nếu sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm, bạn sẽ thấy mình có thể thay đổi rất nhiều điều. Ví dụ, trong việc bị bệnh, bạn có thể nói: “Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc này. Tôi sẽ rút kinh nghiệm để phòng bệnh lần sau. Tôi sẽ thay đổi thói quen ăn uống, cố gắng giảm bớt căng thẳng, bỏ thuốc lá và sẽ ngủ đủ giấc”. Vân vân và vân vân. Hãy xem bạn trở nên mạnh mẽ ra sao! Tương tự với trường hợp bạn bị mất việc. Nếu có trách nhiệm, bạn sẽ chuẩn bị kỹ càng hơn và tìm hiểu mình sẽ làm gì để khỏi rơi vào tình thế này. Bạn sẽ hoàn toàn kiểm soát được tình huống. Và như vậy, cứ mỗi lần cảm thấy mình kiểm soát được cuộc sống nghĩa là bạn đã từng bước tiến đến phía “sức mạnh”, nhờ đó sẽ giảm bớt cấp độ sợ hãi trong bạn.

“Chuyện đó rắc rối lắm” là một câu hủy diệt bạn không kém vì tính tiêu cực và nặng nề của nó, trong khi “Đó là một cơ hội” lại mở ra cánh cửa để trưởng thành. Nếu mỗi lần gặp khó khăn, bạn lại tìm thấy trong đó một điểm tích cực, thì tức là bạn đã có thể giải quyết vấn đề một cách tốt đẹp rồi đấy. Càng tăng khả năng kiểm soát đối với những sự việc xảy trong cuộc sống, bạn sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.

“Tôi hy vọng” cũng là một câu nói đầu môi của các nạn nhân. Thay vào đó, hãy nói “Tôi biết” để trở nên mạnh mẽ hơn. Ví dụ:

Tôi hy vọng mình sẽ tìm được việc làm.

Tôi biết mình sẽ tìm được việc làm.

Quả là một sự khác biệt lớn! Trong khi câu thứ nhất có thể khiến bạn lo lắng không nguôi và mất ngủ nhiều đêm thì câu thứ hai lại mang đến cho bạn cảm giác bình yên và điềm tĩnh trước sự việc.

“Giá như” là một cụm từ tẻ ngắt. Thậm chí, bạn có thể nghĩ ngay đến những lời than van, rên rỉ đằng sau đó. “Lần sau” ngụ ý bạn đã rút kinh nghiệm từ những gì xảy ra và sẽ vận dụng vào lần kế tiếp. Ví dụ, thay vì nói: “Giá như tôi đừng nói chuyện đó với anh ta”, hãy nói là: “Tôi nhận ra anh rất nhạy cảm trong chuyện này. Lần sau, tôi sẽ khéo léo hơn”.

“Biết làm sao bây giờ?” – một lần nữa bạn nghe có tiếng than thở và nỗi sợ hãi ẩn trong câu nói này. Cũng như tất cả mọi người, trong bạn luôn ẩn chứa một sức mạnh nội tại mà bạn chưa từng sử dụng đến. Tốt hơn cả là bạn hãy nói là: “Tôi biết mình sẽ xoay xở được. Chẳng có gì phải lo lắng cả”. Thay vì nói: “Mình mất việc rồi! Biết làm sao bây giờ?”, hãy tự nhủ: “Mình mất việc rồi. Nhưng mình biết sẽ xoay xở được”.

Câu “Thật là kinh khủng” thường được dùng sai ngữ cảnh. Ví dụ, “Tôi làm mất ví rồi. Thật là kinh khủng!”. Mất ví thì có gì mà kinh khủng kia chứ? Chỉ là một việc xui rủi và phiền toái. “Mình lên một ký rồi, thật là kinh khủng!”. Lên một ký thì cũng là chuyện bình thường thôi mà. Ấy vậy mà chúng ta vẫn thường nghĩ như thế. Do đó, tiềm thức của chúng ta không ngừng khắc ghi THẢM HỌA… THẢM HỌA… THẢM HỌA… Hãy thay “Thật là kinh khủng” bằng “Đó là một bài học kinh nghiệm”.

Tuy bạn có thể nói: “Thật là kinh khủng” khi nghe tin một người thân bị ung thư, nhưng hãy nhớ rằng thái độ đó cũng sẽ làm suy giảm sức mạnh nội tại của bạn khi phải đối diện với tình huống ấy. Nhiều người đã rút ra được những bài học quan trọng khi phải đối diện với căn bệnh này. Tôi biết thế vì tôi cũng là một trong số đó.

Căn bệnh ung thư đã dạy tôi nhiều điều tuyệt vời về bản thân và mọi người xung quanh. Và điều quan trọng nhất là tôi đã nhận ra mình được yêu thương đến nhường nào. Tôi đã cảm nhận được tình cảm dịu êm của người yêu, sau này là chồng tôi, mà trước kia tôi chưa từng biết đến. Tình yêu của chúng tôi qua đó cũng trở nên sâu sắc. Chúng tôi trân trọng nhau hơn, và bản thân tôi cũng thay đổi theo nhiều hướng tích cực hẳn. Tôi chú ý đến việc ăn uống hơn. Tôi học cách giải tỏa nỗi tức giận, lòng hận thù và sự căng thẳng vốn thường xuyên ngự trị trong cuộc sống của mình trước đây. Căn bệnh ung thư đã cho tôi và chồng mình cơ hội cống hiến cho cuộc đời nhiều hơn trước. Tôi đã viết một bài báo hết sức tích cực về cuộc phẫu thuật đoạn nhũ của mình mà tôi biết là sẽ có ích cho rất nhiều người, cả nam giới lẫn nữ giới. Tôi cùng chồng xuất hiện trên ti vi để chia sẻ kinh nghiệm, giúp khán giả vững lòng. Nên bạn thấy đó, mắc bệnh ung thư có thể trở thành một kinh nghiệm học hỏi và cơ hội để cho đi.

Đến đây hẳn bạn đã hiểu được vấn đề mà tôi muốn nói. Hãy loại bỏ ngay những từ như kinh khủng, không thể, rắc rối, khó khăn… trong cách nói hàng ngày. Có thể thoạt nghe bạn sẽ thấy chẳng có gì khác biệt, nhưng hãy tin tôi – có đấy. Những từ ngữ tích cực không chỉ giúp bạn thay đổi cách cảm nhận về bản thân, mà cả cách thể hiện mình trong cuộc sống. Những người thể hiện rõ sức mạnh nội tại thường được cư xử khác những người luôn tỏ ra yếu ớt. Càng nói năng mạnh mẽ, bạn càng có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới xung quanh.

Khi kiểm soát được ngôn từ, bạn có thể tạo thêm sức mạnh cho cuộc sống nhờ mở rộng vùng thoải mái. Để tôi giải thích thêm cho bạn về khái niệm này nhé.

Hầu hết chúng ta đều sống trong một “vùng” nơi chúng ta cảm thấy dễ chịu, và nếu vượt ra khỏi phạm vi đó, chúng ta sẽ cảm thấy lúng túng và mất tự tin. Ví dụ, chúng ta sẵn sàng kết thân với những người cùng cấp bậc trong công ty, nhưng lại cảm thấy kém thoải mái khi giao tiếp với cấp trên. Chúng ta có thể ngồi ăn trong một quán nhỏ, nhưng lại cảm thấy ngượng ngập khi ngồi trong một nhà hàng sang trọng. Vân vân và vân vân.

Mỗi người có một vùng thoải mái khác nhau, song cho dù có nhận ra điều đó hay không thì tất cả chúng ta – giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, nam hay nữ – đều chỉ ra quyết định trong khuôn khổ không gian “của mình” đó.

Tôi đề nghị bạn mỗi ngày hãy làm một việc nhỏ để mở rộng vùng không gian ấy. Hãy gọi cho một người nào đó mà bạn ngại ngần không dám nhấc máy, mua một đôi giày đắt hơn bạn từng mua, đề nghị một điều gì đó mà trước nay bạn sợ không dám nói… Mỗi ngày hãy đón nhận một thử thách mới, dù chỉ là việc nhỏ, nhưng nó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi làm được. Ngay cả khi mọi thứ không diễn ra như ý, ít nhất thì bạn cũng đã thử làm, thay vì ngồi im và… bất lực. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn mở rộng vùng thoải mái nhé..

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button