Quà tặng cuộc sống

Hôm Qua Hôm Nay Và Ngày Mai

hom-qua-hom-nay-va-ngay-mai-nhieu-tac-gia1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Hôm Qua Hôm Nay Và Ngày Mai ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời dẫn

Cuộc sống hiện đại đôi khi khiến chúng ta lãng quên đi một cử chỉ nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa, bạn có bao giờ nghĩ rằng mẹ bạn cũng rất cần những bông hồng tuyệt đẹp như những bông hồng bạn dành tặng cho bạn gái của mình. Giữa bộn bề công việc ta quên rằng tình yêu cần có sự lãng mạn. Giữa no đủ, ta lơ đãng không để ý tới một em bé nghèo khổ đang cần giúp đỡ, một người bạn tật nguyền khao khát được đi học, một ông lão cô đơn không nơi nương tựa cần một. Đôi khi ta ghen tỵ với thành công của người bạn thân, đôi khi ta bỏ quên một người tốt đi ngang qua cuộc đời. Mệt mỏi khiến ta dễ đầu hàng và bỏ cuộc mà không nhìn thấy xung quanh bao cuộc đời còn bất hạnh hơn ta. Có lúc ta giận giữ mà không biết mình đang làm tổn thương một người khác…

Tủ sách “Sống đẹp” là những bài học giản dị về cách đối nhân xử thế, những câu chuyện súc động xoay quanh cuộc sống đời thường gia đình, tình yêu, công việc, trường lớp, bạn bè… Ẩn sâu trong nó là tình yêu thương, lòng bao dung, sự hi sinh, lòng kính trọng, mà đôi khi ta sống vội vã đã vô tình bỏ qua.

Với mong muốn cùng bạn đọc tìm lại mình trong từng khoảnh khắc của cuộc sống, và hướng tới một NHÂN CÁCH SỐNG tốt đẹp hơn, chúng tôi đã biên soạn bộ sách này với những câu chuyện đầy ý nghĩa được chọn lọc từ Internet. Những câu chuyện giản dị ấy là những lời tâm sự sẻ chia, những bài học, những câu triết lý về cuộc đời… của những tâm hồn cao đẹp khắp nơi trên thế giới. Trước những khó khăn thử thách trong cuộc đời, tủ sách “Sống đẹp” là lời động viên lớn lao, là lời chúc tốt lành chúng tôi xin gửi tới bạn đọc!

Sống trong hiện tại

Con người đau khổ là vì hoài niệm quá khứ và mơ tưởng đến tương lai, không bao giờ sống trọn vẹn với hiện tại. Một kỷ niệm, nếu là một kỷ niệm vui sẽ làm ta vô cùng thích thú, thì ta ưa làm cho nó sống lại bằng trí tưởng tượng. Chẳng hạn ta hồi tưởng một cuộc đi chơi núi với những người bạn thân. Ta nhớ đến lúc chuẩn bị cuộc hành trình, những người tham dự, nhớ đến cảnh đẹp trên những con đường đã đi qua, nhớ tới khi lên đến đỉnh núi, nhìn thấy cảnh trí đẹp như thế nào, nhớ những lời nói, động tác của những người bạn trong lúc đó. Dĩ vãng trở về trong vòm trời tâm thức ta như một khúc phim sống động làm ta say mê, đắm chìm trong đó, không còn biết gì tới hiện tại với những tiếng động chát chúa khó ưa: tiềng ồn của xe cộ, của người, của vật, của loa phóng thanh, của toàn những thứ “oan gia tụ hội”! Đó quả thực là một cách trốn chạy hữu hiệu không khác gì một liều thuốc an thần, một cuộc rượu, một ván bài, một trò giải trí, hay một thời tham thiền nhập định, nếu thiền định đây chỉ là “làm trống không cái tâm, không nghĩ”. Bởi vì chung quy đó đều là những phương tiện tạm thời giúp ta chạy trốn thực tại trong chốc lát, cái thực tại đau khổ mà ta muốn thoát ly

Nhưng dù ta có thể làm sống lại quá khứ linh động đến bao nhiêu, nó thực sự vẫn là một xác chết. Không thể tránh được cái lúc ta phải trở về với cái thực tại trước mặt, một sự thực cay đắng. Càng vui với hoài niệm bao nhiêu, ta càng khổ khi bừng tỉnh trước thực tại bấy nhiêu, khi mà:

Bừng con mắt dậy thấy mình tay không

Con người càng sống với hoài niệm nhiều bao nhiêu thì càng dễ điên loạn bấy nhiêu. Quá khứ dần dần đối với họ biến thành một ám ảnh, họ sống trong một cảnh mà danh từ duy thức gọi là ”Độc ảnh cảnh”, cái cảnh chỉ có một mình họ thấy bằng tưởng tượng thêu dệt.

“Khi mơ những tiếc khi tàn!” mộng càng đẹp bao nhiêu thì khi tỉnh mộng ta càng ngẩn ngơ, tiếc rẻ, đau khổ bấy nhiêu trước cảnh thực phũ phàng. Không có một cuộc tỉnh mộng nào mà không mang lại đau khổ, dù mộng ấy là mộng đẹp hay ác mộng. Những người “mơ mộng giữa ban ngày” nghĩa là ưa làm sống lại một hoài niệm hạnh phúc, sẽ phải đau khổ thốt lời than như Chateauriand:

Nhưng đã mơ mộng với quá khứ thì đương nhiên phải khóc với hiện tại, đó là chuyện không thể tránh. Bởi vì khi mộng tưởng như vậy, con người thường đắm mình trong sự say sưa. Đó là thái độ bám víu, ghì giữ lấy quá khứ, làm sống lại nó để quên đi thực tại.

Nghĩ tưởng về tương lai với niềm hy vọng, khát khao cũng là một thái độ trốn chạy thực tại không khác hoài niệm quá khứ. Khi một viễn tượng tương lai làm ta khoái thích, ta hình dung nó trong trí với tất cả chi tiết, đến một độ ta hoàn toàn quên bẵng hiện tại. Đó là thái độ của cô bé Perette trong truyện ngụ ngôn của La fontaine. Cô bé đội một bình sữa đi bán, giữa đường cô nghĩ tới lúc bán được tiền sẽ mua một con lợn về nuôi. Lợn sẽ lớn nhanh, béo mập, khi lợn đẻ ra một bầy lợn con thì sẽ đem bán được một món tiền to. Với số tiền ấy cô sẽ mua một con bò, còn thừa tiền mua thêm một con bê xinh xắn. Con bê sẽ nhảy tung tăng khắp nhà, thật đáng yêu biết mấy. Nghĩ tới đây cô khoái trá nhảy lên như con bê trong trí tưởng. Bình sữa đội trên đầu rớt xuống vỡ tan tành. Thế là vốn liếng đi đời nhà ma! Đó là hậu quả dành sẵn cho người nào quá mơ mộng về tương lai, làm cho hiện tại của mình phải hỏng bét như bình sữa vỡ tan tành.

Như vậy hoài niệm quá khứ, mơ tưởng vị lai đều là hai thái độ nguy hiểm. Chỉ còn cách an vui là sống với hiện tại hiện tiền. Nhưng làm sao để sống hoàn toàn trong hiện tại? Điều này dường như bất khả, vì cái tâm con người luôn luôn hoạt động dù trong giấc ngủ. Mà nó đã hoạt động thì không nghĩ về tương lai cũng đoái tưởng quá khứ. Ký ức là một phần tất yếu trong tâm thức con người, không thể nào phủ nhận. Có người, ký ức dĩ vãng làm cho họ đau khổ, thường tìm cách để quên. Nhưng càng cố quên nó càng hiện rõ. Cố quên một hoài niệm khổ cũng là thái độ điên đảo không khác gì làm sống lại một hoài niệm vui: hai hạng người này đều có mặt tại dưỡng trí viện. Có những người điên, đúng giờ ngày tháng đó trong năm thì nổi cơn điên loạn. Đó là do họ đã tự ức chế, không muốn nhớ lại một hoài niệm đau buồn vào ngày, tháng, giờ đó. Chính sự đè nén đó đã ăn sâu vào tiềm thức, làm họ trở thành điên loạn

Như thế thì chúng ta rơi vào ngõ bí không thể thoát chăng? Bởi vì nhớ cũng không được mà quên cũng không xong. Vậy thì ta phải sống làm sao với cái “của nợ ký ức” này? Vả lại ta làm sao chối bỏ hoàn toàn quá khứ, nếu không có ký ức thì không luôn cả cái kinh nghiệm đang giúp ta sống trong hiện tại. Khi đó có lẽ chúng ta không khác gì trâu bò, chúng cũng sống không có hoài niệm dự tưởng gì ráo. Dự tưởng về tương lai cũng vậy, làm sao ta có thể sống trong hiện tại nếu không có một ít đảm bảo tối thiểu về tương lai? Một đời sống mà không nhớ gì đã qua, không dự tính việc gì chưa đến, thì có lẽ không khác gì cỏ cây, ngói đá, súc vật cả. Có phải đạo Phật khuyên ta trở về với lối sống như vậy không?

Hoàn toàn không!

Trái lại, thiền định của Phật giáo có năng lực phát triển trí nhớ (niệm lực) đến mức độ triệt để, làm cho người ta không những nhớ đến tuổi thơ của mình đời này mà còn có thể nhớ đến nhiều đời trước với đầy đủ các chi tiết: chủng tộc, quê hương, cha mẹ, đồ ăn, tuổi thọ,ï v.v. Không những có thể nhớ đến vô số kiếp quá khứ của mình, túc mạng minh, mà còn có thể nhớ quá khứ của người khác gọi là thiên nhãn hay sinh tử trí, những thần thông mà Phật có được khi đạt được chính quả.

Như vậy có thể nói tu là phát triển toàn bộ tâm thức, trong đó có trí nhớ chứ không phải cố quên. Cố quên hay cố nhớ, do vui hay buồn, do tư dục thúc đẩy, do sự trốn chạy thực tế thúc đẩy, mới là tâm bệnh. Bởi vậy chính thái độ khoái thích đắm say, hay thái độ xua đuổi tránh né mới là điểm đáng phàn nàn khi nhớ về dĩ vãng hay dự phóng tương lai. Một vị A la hán cũng có thể diễn tả một hoài niệm quá khứ hay dự phóng tương lai, nhưng vị ấy không thích thú, không có thái độ bám víu hay xua đuổi của người thường đối với hoài niệm, dự phóng ấy. Chính nhờ thái độ vô dục, giải thoát đối với hoài niệm, mà Phật có thể bình thản nhớ lại vô số tiền kiếp của mình: “Tại chỗ kia, Ta đã sinh ra, dòng họ như vậy, màu da như vậy, ăn đồ ăn như vậy, thọ khổ lạc như vậy… Ta nhớ đến một đời, hai đời… Cho đến trăm ngàn đời…” (Kinh Trung bộ I). Nếu chúng ta có thể gợi lại một kinh nghiệm khổ vui của mình trong quá khứ với một thái độ vô dục như Phật nhớ các tiền kiếp của Ngài, không xen lẫn vui buồn, không bám víu, không thích thú, tức là ta đã giải thoát khỏi những ràng buộc của dĩ vãng và vị lai. Sống trong hiện tại có nghĩa là làm chủ được tâm thức của mình, rõ biết những khởi tâm vọng niệm của mình trong giây phút hiện tại, không để bị lôi kéo về dĩ vãng hay tương lai ngoài sự kiểm soát của mình, nghĩa là một cách vô thức. Cái gì lôi kéo tâm thức ta trở về quá khứ hay khát vọng tương lai? Chính là chấp thủ, sự bám víu.

ĐỌC THỬ

Chúng ta sống vì tất cả

Cảm xúc và tình cảm của toàn thể loài người là như nhau, và việc chuẩn bị cho cuộc sống tốt đẹp hơn là như nhau cho toàn thể nhân loại. Các đòi hỏi và các nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người là như nhau, bởi vì loài người là một thực thể đơn, loài người là một và không thể chia cắt được. Vì mục đích này bạn phải giữ thế cân bằng cho mọi người vì sự phát triển chung cho tất cả, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, quốc tịch và tôn giáo. Không thể để thiếu thức ăn và nước trên thế giới này. Vẫn còn rất nhiều nơi có sự sản xuất dư thừa, và quá nhiều nước sạch; vì thế tất cả của cải, tất cả các nhu cầu, tất cả thức ăn và nước phải được phân phối đi khắp thế giới. Không nơi nào trên thế giới này còn cảnh con người phải chết vì đói. Chúng ta sống vì tất cả – mọi thứ dành cho tất cả.

Ý Thượng đế

Tôi cầu xin Thượng đế cho tôi không còn chịu mọi đau khổ.

Ngài nói, không. Đó không phải là ta mà tự ngươi phải biết cách tránh những phiền khổ ấy.

Tôi cầu xin Ngài cho đứa con tật nguyền của tôi được toàn vẹn.

Ngài nói, không. Tinh thần của bé là tinh nguyên, thân thể chỉ là bề ngoài.

Tôi hỏi xin Ngài ban cho tôi thêm lòng kiên nhẫn.

Ngài nói, không. Lòng kiên nhẫn được hình thành từ sự chịu đựng mọi gian khổ, không thể ban phát. Nó là để học và rút tỉa.

Vậy hạnh phúc, thưa Ngài, tôi hỏi xin.

Ngài nói, không. Hạnh phúc hay không là tùy vào ngươi.

Thưa Ngài, hãy cho tôi mọi thứ giúp tôi tận hưởng cuộc đời.

Ngài nói, không. Ta đã ban cho ngươi sự sống để ngươi có được mọi thứ.

Tôi hỏi Ngài sao cho tôi có được lòng yêu thương như tình yêu Ngài dành cho tôi.

Thượng đế phán: “Cuối cùng ngươi đã hiểu được ý ta”.

Khóc

Ai cũng phải khóc, lần đầu tiên khi cất tiếng khóc chào đời. Cô giáo khóc khi thấy học trò mình không cố gắng. Rồi lại khóc khi thấy học trò mình thành danh.

Người học trò khóc khi chập chững vào lớp một. Lại khóc khi tạm biệt cô, thầy, bạn và mái trường để bước vào đời.

Có những ông bố, bà mẹ khóc vì đứa con hỗn xược. Rồi lại rơi nước mắt khi thấy con mình bấy lâu ham chơi, nay đã biết suy nghĩ nhiều về việc mình cần làm.

Chị công nhân khóc khi bị trách mắng. Rồi lại chảy nước mắt khi thấy sản phẩm của mình được tung ra trên thị trường.

Bác nông dân khóc khi thấy lúa của mình bị sâu bệnh, thất mùa, đàn con nheo nhóc. Rồi lại khóc khi một đứa con rời xóm nghèo lên thành phố vào đại học.

Những em bé mồ côi khóc vì chưa một lần biết mặt bố mẹ. Rồi em lại khóc khi có gia đình nào đó dang tay đón em rời mái ấm tình thương.

Suốt dọc cuộc đời biết bao giọt nước mắt đã rơi, có những giọt nước mắt buồn, có những giọt nước mắt vui… Nhưng dù thế nào cũng phải vượt qua để đích đến cuối cùng là một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc.

Suy ngẫm

Có thái độ đúng. Thà yêu và bị phản bội còn hơn không bao giờ yêu. Cũng vậy, thà cố gắng và thất bại còn hơn không bao giờ cố gắng làm. Không ai muốn thất bại, nhưng chính thái độ cũng góp phần thành công như cách làm việc. Những người thành công không chỉ dựa vào các kỹ năng mà còn cần có thái độ đúng bằng cách chứng tỏ năng lực, theo đuổi và sẵn sàng mạo hiểm.

Chịu áp lực. Hãy tích cực. Khi gặp các tình huống bất ngờ, đừng coi đó là trở ngại mà hãy coi đó là cơ hội để thay đổi và phát triển. Chịu áp lực mạnh, dám đối đầu với thách thức là người có nghị lực. Chính nhờ gió ngược mà cánh diều vút lên cao.

Luôn nỗ lực. Đừng tự mãn về những gì mình đạt được, nhưng cũng đừng nản chí khi chưa thỏa mãn. Dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải nỗ lực tìm kiếm cơ hội và hoạch định chiến lược để hành động. Có thể do “yếu sức” mà đi chậm nhưng đừng bao giờ dừng lại.

Vui làm việc. Khổng Tử nói: “Hãy chọn công việc bạn thích và bạn sẽ không bao giờ phải làm việc ngày nào”. Nghĩa là bạn có niềm vui trong công việc. Làm việc mà như không làm, đó là niềm đam mê hữu ích.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button