Quà tặng cuộc sống

Giao Tiếp Bằng Trái Tim

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Download sách Giao Tiếp Bằng Trái Tim ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời tựa

Thời đại toàn cầu hóa với các phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại đã giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, thế nhưng ai cũng nhận thấy không những nó không mang lại kết quả như mong muốn, ngược lại còn làm cho mọi người lạnh lùng thơ ơ và ngăn cách nhau.

Giao tiếp bằng trái tim là tác phẩm của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm phân tích bàn luận về các vấn đề quan hệ giữa người với người, mong rằng sẽ cung cấp cho độc giả hướng suy nghĩ toàn diện hơn. Cuốn sách chia thành bốn phần:

Học cách lắng nghe và tập cho mình thái độ chân thành trong giao tiếp;

Học cách khen ngợi phát hiện ưu điểm;

Mở rộng lòng từ bi và bao dung;

Học cách quan tâm giúp đỡ và tinh thần hi sinh, phụng hiến.

Khi mối quan hệ giữa người với người nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, mọi người có thói quen quy tội cho người, ít ai tự nhận lỗi lầm. Thực ra tâm lí căng thẳng, tự đặt mình thành thế đối lập với đối tượng giao tiếp không những dễ tổn thương người khác mà còn làm cho mình thêm phiền não. Trong tác phẩm này hòa thượng có đề cập “Mọi người thường cho rằng sự hài hòa trong giao tiếp chính là làm thế nào để đối phương lắng nghe, chấp nhận mình mà quên bẵng việc mình cần quan sát tìm hiểu các nhu cầu thực sự của đối phương”. Ngài chỉ ra rằng, điểm mù quáng nhất của con người trong giao tiếp là “lấy bản thân làm trung tâm”: nói, làm điều gì cũng chỉ biết xuất phát từ góc độ cá nhân, chỉ mong người khác chấp nhận mình mà quên đặt mình vào vị trí người khác, không nghĩ đến cảm nhận và ý nguyện của người khác. Biết đặt mình vào vị trí người khác, suy nghĩ hộ người khác chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp thành công.

Với lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu, những ví dụ sinh động thực tế, Thầy Thánh Nghiêm khuyên chúng ta làm bất kì việc gì, tiếp xúc với bất kì đối tượng nào cũng với lòng thành thật đi ra từ trái tim, cần có thái độ bao dung, trọng chữ tín để kết giao với mọi người, lấp đầy hố sâu ngăn cách. Thầy nói “chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng ta sẽ xây dựng thành công mối quan hệ giữa người với người.” Quy mọi mối quan hệ con người về một mối — chân tâm lương thiện, đồng thời Thầy nêu ra những biện pháp có tính khả thi cao cộng với sự vận dụng trí tuệ Phật giáo vào đời sống thực tế mong mang lại lợi ích cho chúng sinh là điểm nổi bật mà chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trong tác phẩm này.

Nội dung cuốn sách đúc kết lại ý nghĩa các buổi thuyết giảng có tên “Pháp cổ sơn” trong chương trình truyền hình định kì của Hòa thượng tại Đài Loan. Nội dung đã được biên tập, chỉnh lí và đã đăng tải trong chuyên mục “Nhân sinh đạo sư — thầy dẫn đường đời” của tạp chí “nhân sinh” rất được độc giả yêu thích. Nhận thấy giá trị nhân văn và tính thiết thực của bộ sách này đối với độc giả Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn dịch bộ sách này ra tiếng Việt hầu mong có thể giới thiệu đến quý độc giả nội dung các buổi pháp thoại này. Cùng với cuốn “Tìm lại chính mình” và “Tu trong công việc”, mong rằng song song với việc độc giả tự đối thoại với mình sẽ vẫn không quên dùng thiện ý ấm áp tình người để quan tâm, đối thoại với người khác nhằm cùng xây dựng một thế giới thanh bình, hài hòa.

BIẾT LẮNG NGHE VÀ CHÂN THÀNH TRONG GIAO TIẾP

CÁCH GIAO TIẾP

Xã hội nói chung chỉ xã hội loài người, muốn có xã hội loài người ắt phải có con người xã hội. Mối quan hệ khăng khít kia ngầm chỉ: sẽ không có con người tồn tại ngoài xã hội, trừ phi người đó muốn cắt đứt mọi mối quan hệ với con người, nếu không bất kì ai cũng phải giao tiếp.

Giao tiếp đóng vai trò quan trọng của hoạt động loài người, tuy nhiên trong quá trình giao tiếp, có một xu hướng chung là ai cũng tìm những đối tượng phù hợp với mình. Ai cũng cho rằng “dù mình không kết bạn với người đó, không nói chuyện với người kia vẫn có bạn bè, vẫn sống tốt.” Từ đó họ phân biệt: “Đây là bạn tôi, kia không phải bạn tôi; đây toàn là kẻ không ra gì, mình không thèm làm bạn với họ”.

Những người tự đặt tiêu chuẩn tốt xấu cho mình, cho rằng có người không đủ tư cách làm bạn, không phải là bạn hoặc tự nghĩ người như thế sẽ bán đứng mình, chiếm hết cái hay cái tốt của mình, thậm chí cảm thấy tố chất làm người của họ quá kém không đủ tư cách làm bạn.

Người chỉ muốn giao tiếp một chiều sẽ rất khó hòa hợp với người khác. Giao tiếp luôn đòi hỏi ít nhất phải từ hai phía, nếu không, không được gọi là giao tiếp.

Thông thường, kết bạn càng nhiều càng tốt, đương nhiên trừ những kiểu bạn bè xấu, hay bán đứng nhau, tìm cách làm tổn thương nhau. Tuy nhiên nếu bạn có thiện ý giao hảo thế nào đối phương cũng không muốn trở thành bạn, chỉ nuôi lòng thù địch thì tốt nhất bạn không nên cố gắng, cứ tạm thời không giao tiếp là được, vì không nhất định bạn phải làm bạn với họ.

Mọi thứ tình cảm cần đến từ hai phía, nếu đối phương không đồng ý mà bạn cưỡng cầu sẽ làm khó cho cả hai. Trường hợp này, bạn không nên xem đối phương là thù địch mà hãy giữ tấm lòng muốn giao hảo với họ. (Nếu cần thiết bạn hãy “im lặng” để giữ khoảng cách, chờ cơ hội để tiếp tục tìm hiểu nhau. Phật giáo gọi điều này là “mặc tẫn”, “mặc” là im lặng, “tẫn” là đuổi đi nghĩa là đuổi đi bằng cách im lặng. Đối phương không nằm trong phạm vi đời sống của mình và ngược lại mình không có trong đời họ, hai bên không ai quấy nhiễu ai nữa!

Nếu đã biết rõ không thể, chúng ta hà tất phải cưỡng cầu. Trường hợp đối phương hay sinh sự phi lí với bạn, tốt nhất bạn nên im lặng ra đi. Hãy xem trong lòng mình không có họ để khỏi làm phiền lòng nhau nhưng vẫn giữ mối giao hảo tốt đẹp đó trong lòng, đợi khi nào họ hồi tâm chuyển ý bạn sẽ tiếp tục là bạn tốt của nhau, tuyệt đối không được xem nhau như thù địch.

Ngoài ra bạn có thể chọn cách “dò tìm”. Sau nhiều lần dò tìm, có thể bạn sẽ phát hiện, sở dĩ đối phương không chấp nhận mình vì lời nói, thái độ làm đối phương hiểu lầm. Trường hợp này bạn nên tự điều chỉnh bản thân cho đến khi nào đối phương chấp nhận. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên đẽo gót (chân) cho vừa giầy, thay đổi hoàn toàn bản thân chỉ để phù hợp với người khác. Bạn cũng có thể thử từng bước, tìm hiểu yêu cầu của đối phương về mình và từng bước điều chỉnh cho thích hợp. Đến một lúc nào đó, đối phương sẽ chủ động giao tiếp với bạn.

Bất luận chúng ta tìm biện pháp giao tiếp nào đều cần hiểu rõ: muốn giao tiếp, muốn hiểu nhau cần sự nỗ lực đến từ hai phía. Bạn phải mở lòng đón nhận đối phương, hơn nữa cần có lòng từ bi để cảm hóa sự phản kháng của đối phương, đấy mới là cách giao tiếp, cách tìm hiểu nhau hiệu quả và thiết thực nhất.

ĐỌC THỬ

BAO DUNG LÀ TIỀN ĐỀ ĐỂ HIỂU NHAU

Thông thường ai cũng cho rằng, giao tiếp là phải để đối phương chấp nhận mình mà quên việc mình phải thông cảm, tìm hiểu yêu cầu thực sự của người khác với mình. Ví dụ có người muốn tìm hiểu, giao tiếp với người khác nói: “Tôi đã đặt mình vào vị trí bạn để nghĩ cho bạn vì thế nhất định bạn phải chấp nhận yêu cầu của tôi”, rồi người đó hỏi “bạn có thấy khó chấp nhận không?” Nếu đối phương cảm thấy khó chấp nhận, người đó hỏi tiếp “đơn giản thôi, chỉ cần bạn nghe theo lời đề nghị của tôi, tất cả khó khăn đều sẽ giải quyết suôn sẻ”.

Có thể xem đây là mẫu giao tiếp đến từ một phía, hoàn toàn không phải là hiểu nhau. Giao tiếp thực sự đòi hỏi bạn phải tìm hiểu đối phương có khó khăn gì, cần giúp đỡ không, sau đó bạn cố gắng giúp trong khả năng có thể, không nên chỉ biết một mực yêu cầu người khác chấp nhận cách làm của mình.

Trong thời gian du học ở Nhật, tôi phát hiện ra rằng đến bất cứ một cửa hiệu nào, nhân viên phục vụ đều hỏi câu “Xin hỏi, quý khách có cần giúp đỡ gì không ạ?”. Trong giao tiếp, chúng ta nên lấy việc hiểu biết nhau làm chuẩn mực. Khi giúp đỡ người khác, không nên làm theo cách mình định sẵn trước rồi áp đặt, bắt buộc đối phương phải nghe theo. Ví dụ, khi ta mở tiệc mời khách thường không hỏi đến khẩu vị khách mời mà cứ có khách ngồi vào bàn là liên tục gắp thức ăn cho họ khiến khách ăn không được, bỏ không xong, rất lúng túng khó chịu. Ở các nước phương Tây không như thế. Có lần có khách đến nhà tôi chơi, tôi gắp thức ăn cho họ, họ vô cùng vui mừng nói: “Thầy biết tôi thích ăn món này hả?”. Từ đó, trước khi gắp thức ăn cho ai, tôi đều hỏi khẩu vị người đó trước.

Từ đó, chúng ta có thể đúc kết thành nguyên tắc trong giao tiếp: trước hết hãy để đối phương nêu cách nghĩ và nhu cầu của họ, sau đó cho họ biết mình có thể giúp được gì cho những nhu cầu của họ không, như thế mới là một giao tiếp thành công.

Giao tiếp là quá trình giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau từ cả hai phía, nếu chỉ đến từ một phía nhất định đấy không phải là giao tiếp thành công đích thực. Trong Phật pháp có nêu biện pháp tiếp cận mọi người gọi là “tứ nhiếp pháp” (1) gồm: Đồng sự, bố thí, lợi hành và ái ngữ. Đây là bốn phương pháp rất quan trọng trong việc tiếp cận cảm hóa mọi người. Một người xuất gia muốn gần gũi, cảm hóa chúng sinh tuyệt đối không được ép người khác phải học và làm theo Phật pháp mà trước tiên hãy để họ thực sự hiểu và chấp nhận trước. Muốn hóa độ chúng sinh, điều trước tiên bạn phải chấp nhận chúng sinh.

Theo Phật giáo, đệ tử Phật hoặc những người thực hành hạnh Bồ-tát không thể lìa xa chúng sinh để tu tập được. Vì lời nguyện đầu tiên của một người thực hành hạnh Bồ-tát là “chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” (chúng sinh vô lượng thề cứu hết). Lìa xa chúng sinh để cầu độ sinh là điều không tưởng; nhất định bạn phải phụng sự chúng sinh, mở rộng lòng mình để chấp nhận tất cả lỗi lầm của chúng sinh, giúp họ giải quyết vấn đề trước, sau đó mới mong họ mở rộng lòng mình chấp nhận tu học theo Phật pháp.

Thật là sai lầm khi nói với mọi người “Phật pháp nhiệm mầu, mọi người phải tin theo, phải làm theo”, làm thế nghĩa là bạn đang chứng tỏ quyền uy chứ không phải cảm hóa người khác. Nên lấy Phật pháp để cảm hóa, để gõ cửa lương tâm, thức tỉnh tình thương trong con người chứ không nên dùng Phật pháp như công cụ dạy dỗ người khác.

Bồ-tát luôn là người đến với chúng sinh bằng thân phận bình thường, hòa mình vào cuộc sống bình thường, thậm chí còn hạ mình thấp để chúng sinh được cao hơn cả chính mình, cho họ một cảm giác được tôn trọng mới mong họ có thiện cảm với Phật pháp. Cũng thế, khi giao tiếp với người khác, bạn cần hạ thấp mình trước đối phương, hãy dành cho đối phương sự tôn trọng, trước hết bạn phải chấp nhận và dung nạp đối phương sau đó đối phương mới chấp nhận và giao tiếp với bạn.

NÓI LỜI HAY, GIỮ LÒNG TỐT

Tục ngữ có câu “họa từ miệng ra”, nói năng tùy tiện làm tổn thương người khác để lại vết thương lòng còn khó lành hơn cả vết thương do dao cắt. Phật giáo có nói đến “vọng ngữ”, lời nói ngon ngọt, ton hót nịnh bợ người khác, điểm tô câu chữ hay nói lời kích bác, nhục mạ, châm chọc cho đến việc xui khiến người khác phạm tội đều gọi chung là tội vọng ngữ. Nói chung mọi lời nói khiến mình phiền não, tổn thương người khác đều là vọng ngữ.

Phạm vi ý nghĩa của “vọng ngữ” rất rộng, tuy nhiên có thể chia thành bốn loại gồm: vọng ngôn (nói lời không thực), ỷ ngữ (nói lời thêu dệt, ngôn từ hoa lệ, không đúng sự thật), lưỡng thiệt (nói hai lưỡi), và ác khẩu (nói lời thô ác).

Vọng ngôn nghĩa là nói dối, rắp tâm hại người. Ỷ ngữ là nói lời thêu dệt, thêm hoa thêm lá; lưỡng thiệt là cách nói gây li gián, đến người này nói người nọ, đến người nọ nói người này khiến họ trở thành thù địch; ác khẩu là nói lời thô thiển, xấu ác mắng chửi, làm tổn thương người khác.

Thực ra chỉ có bậc thánh mới hoàn toàn không phạm phải lỗi này, còn lại ai cũng đã phạm, từng phạm không ít thì nhiều, thậm chí là trẻ nhỏ hồn nhiên ngây thơ cũng không tránh được. Ví dụ khi bố hỏi con “con yêu ai nhất?” nếu đứa bé nhanh nhẹn, thông minh liền trả lời “con yêu bố nhất”. Khi mẹ cậu bé hỏi, cậu cũng sẽ nói “con yêu mẹ nhất”. Để lấy lòng bố mẹ, cậu bé biết cách trả lời theo từng đối tượng với cùng một nội dung như thế cũng xem là tội vọng ngữ.

Có lúc bạn bè thân thuộc hỏi “cậu yêu ai” thì cậu sẽ trả lời cho trọn vẹn cả đôi đường là “tôi yêu bố và mẹ”. Nhưng nếu tiếp tục hỏi “trong hai người cậu yêu ai nhất?” sẽ trở thành câu hỏi khó cho cậu bé. Chúng ta không nên hỏi các em như thế, không những bất công mà còn làm cho trẻ hiểu lầm. Từ đó chúng ta thấy, từ nhỏ mọi người đã bị tiêm nhiễm thói nói không thật lòng. Tuy vô hại nhưng khi lớn lên, nó kết hợp với tham muốn tư lợi rất có thể thói quen xấu đó sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người đó phạm tội.

Trong việc làm ăn kinh doanh, nhiều người cho rằng nếu không biết nói phô trương, khoe khoang về sản phẩm của mình thì sẽ khó bán nên họ thường giới thiệu như: “Sản phẩm của công ty tôi đặt chất lượng lên hàng đầu, có thể bán lỗ hoặc ngang vốn để lấy chữ tín của khách hàng, nếu không mua nhất định bạn sẽ hối hận” nhưng thực tế là họ thu lợi rất lớn. Đây là một trong những cách nói thiếu thành thực, bất chính và đấy chính là vọng ngữ.

Thực ra chỉ cần tiền ứng với hàng hóa là được, làm ăn buôn bán không nhất thiết phải nói dối.

Tôi có người bạn làm kinh doanh đã nhiều năm, ông tiết lộ bí mật thành công là, khi nói chuyện với bất kì khách hàng nào ông đều thành tâm thành ý, nói lời chân thực, cho đối phương biết rõ lập trường của mình. Ông nói, ngoài chi phí nguyên vật liệu và các khoản cần chi khác để hoàn thành sản phẩm, ông nhất định cần thu thêm một khoản tiền lãi hợp lí. Ông cho rằng, chỉ cần đảm bảo doanh thu cần thiết của người bỏ vốn kinh doanh, ông không thích kiếm lời bằng cách nâng cao giá thành sản phẩm, kiếm lời bằng bất kỳ giá nào. Thế cho nên làm ăn kinh doanh cũng không nhất định phải nói dối. Bí quyết thành công lâu dài là “tiền nào của nấy” để tùy ý khách hàng chọn sản phẩm theo túi tiền, cần giữ chữ tín, đó là đạo đức nghề nghiệp, đạo đức trên thương trường.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không những cần thực hiện “không nói dối”, “không nói lời thêu dệt”, “không nói hai lưỡi”, “không nói lời thô ác” mà còn phải tập nói lời chân thật, nói lời tôn trọng, nói lời khuyến khích khen ngợi, nói lời an ủi người khác. Nếu bạn tịnh hóa lời nói của mình, nhất định cuộc sống của bạn sẽ tránh được lời đồn đại, thị phi.

NÓI LỜI CHÂN THẬT

Có người nói chúng ta đang sống trong thời đại “làm việc công cộng” nên thời gian tiếp xúc với mọi người ngắn ngủi chứ không còn như trong xã hội truyền thống, có nhiều thời gian tìm hiểu mọi người xung quanh, thế nên việc “tự quảng cáo bản thân” là điều cần thiết.

Nghĩa là, con người hiện đại cần thể hiện ưu điểm của mình cho người khác biết, nếu điều kiện bản thân chưa tốt cũng nên tự giới thiệu vài câu “bóng loáng” cho mình.

Tuy nhiên việc khoa trương, huênh hoang bản thân cũng là một loại vọng ngữ. Ví dụ quảng cáo sản phẩm là điều cần thiết trong việc quảng bá thương hiệu sản phẩm, nội dung quảng cáo thường có chút khuếch đại giá trị sản phẩm, đấy là điều khó tránh, nhưng tuyệt đối không được lợi dụng quảng cáo để lừa gạt khách hàng để mưu cầu kiếm lời lớn. Nếu nội dung quảng cáo quá xa so với giá trị thực của sản phẩm, sau khi người tiêu dùng mua nhầm vài lần họ sẽ tẩy chay mặt hàng đó, thậm chí còn kiện cáo đòi nhà sản xuất phải bồi thường thiệt hại.

Hay trong khi đi xin việc cũng thế. Khi xin việc, người tìm việc thường phải gửi hồ sơ chứng minh điều kiện và năng lực của mình cho nhà tuyển dụng. Khi vượt qua lần tuyển đầu, người xin việc thường phải thông qua phỏng vấn công ty mới tuyển dụng. Vì thế, trong quá trình phỏng vấn, người xin việc thường tránh nhắc đến khuyết điểm, chỉ nói đến ưu điểm của mình như chăm chỉ, chân thật, có trách nhiệm… Nhưng bạn không nên tự khoe quá nhiều về mình, vì người phỏng vấn sẽ nhận ra được bạn là người thế nào trong quá trình hỏi bạn. Nếu khoe khoang bản thân quá mức không những không có lợi mà rất dễ bị mất điểm, không mang lại kết quả như mong muốn.

Có người mắc bệnh thích khoe năng lực, dù không có năng lực thật, trường hợp này bản thân người đó tuy không cố ý lừa ai, xem ra tưởng như vô hại nhưng cũng bị quy vào tội vọng ngữ. Cho nên, khi phỏng vấn xin việc, bạn nên nói thật cho nhà tuyển dụng biết “tôi có sở trường về mặt này và khiếm khuyết về mặt kia, nhưng tôi sẽ cố gắng phát huy ưu điểm, bù đắp khuyết điểm… Như thế có lẽ người phỏng vấn sẽ có cảm tình với bạn, nhận thấy bạn là người hiểu bản thân, có thể cơ hội của bạn sẽ nhiều hơn.

Người ta có câu “thật vàng không sợ lửa”, hay “giấy không gói được lửa”, “sự thật thuyết phục hơn hùng biện”… Trong xã hội coi trọng sự minh bạch, công khai và đúng đắn về thông tin như hiện nay, dù bạn có nói hay, có tài hùng biện thế nào đi nữa cũng không thể thắng được sự thật. Chỉ cần trải qua một cuộc thử nghiệm thực tế, lời nói của bạn sẽ được chứng minh đúng sai lập tức, vì thế bạn hãy thận trọng trong lời nói, hãy biết giữ giới “bất vọng ngữ”.

LỜI HAY CHƯA HẲN ĐÃ CHIẾM ĐƯỢC LÒNG NGƯỜI
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó. Tuy nhiên có trường hợp mình nói lời an ủi, động viên người khác nhưng vẫn thấy cảm giác là lạ, bất an giống như mình đang nói dối! Để biết lời mình nói có phải đang phạm tội “vọng ngữ” không, chúng ta cần dựa vào tâm lí và động cơ của lời nói.

Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng hàm ẩn châm chọc mỉa mai. Để đạt mục đích họ nói lời đường mật nhưng không thật tâm, âm mưu hiểm độc, đấy là sự dối mình dối người. Ngược lại nếu đấy là lời nói xuất phát từ lòng chân thật sẽ khác. Ví dụ, một cô gái nếu nhận xét khách quan không đẹp nhưng nếu ai đó ngưỡng mộ và theo đuổi sẽ nói “hôm nay em đẹp quá, thật lộng lẫy!”. Đấy là lời nói xuất phát từ lòng chân thật sẽ khiến người nghe cảm thấy dễ chịu, vui sướng thì bất kì ai cũng thích nghe.

Có lúc để xây dựng, hàn gắn quan hệ với một người nào đó hoặc để gây sự chú ý của người nghe, vì một mục tiêu gì đó mà nói lời ngọt ngào. Bản thân lời nói đó không sai, trường hợp này chúng ta cần xem xét đến thái độ người nói. Nếu thái độ người nói thành khẩn, thật lòng, khiêm tốn với mong muốn người nghe chấp nhận ý tốt của mình, mong mình có được sự giúp đỡ thì chỉ cần nói thế nào chứng tỏ mình đang tôn trọng đối phương, giúp mình và người xích lại gần nhau hơn thì đấy không phạm tội “ỷ ngữ”.

Có người thường nói với tôi: “Thưa thầy, mấy năm con chưa gặp thầy, sao chẳng thấy thầy già chút nào cả, ngược lại hình như thầy đang trẻ ra!”. Nếu cho rằng người đó khen tôi trẻ hơn trước thật thì đấy là dối, nếu họ nói bằng cảm nhận thật như thế, đấy cũng không phải là tội vọng ngữ. Thực ra, những người nói như thế không có ác ý gì nên cũng không xem là phạm tội vọng ngữ. Hơn nữa tôi biết họ nói thế với mong muốn sao cho tôi khỏe mạnh thực sự, còn bản thân tôi là người hiểu mình thế nào nên đương nhiên sẽ không nghĩ đấy là lời nói thật!

Nhưng cũng có người thích trọng dụng những kẻ tiểu nhân chỉ để được nghe lời nịnh bợ ton hót của họ. Người như thế là không hiểu bản thân, dễ bị lời ngon tiếng ngọt lừa gạt làm lu mờ tâm trí. Trường hợp này không những vô ích thậm chí mình còn bị lời ngon ngọt kia bưng bít tai mắt.

Có người cho rằng, lời nói dối vô hại cũng không nên nói ví dụ có người đi làm muộn nhưng không muốn nói mình dậy trễ nên lấy cớ tắc đường, hỏng xe hoặc bất kì lí do nào đó để biện hộ cho mình. Kiểu lấy lí do để che đậy sự thực của mình, có thể người nghe đã biết nhưng nhất thời không muốn nói ra thôi. Tuy nhiên bạn cứ lấy cớ này nọ mãi để mong người khác hiểu và thông cảm cho mình thì tốt nhất bạn nên nói sự thật. Nói thêu dệt, nói sai sự thật bất lợi cho người cho mình nên tốt nhất là bạn đừng nói.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button