Kỹ năng mềm

Thuật đọc sách báo

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hoàng Xuân Việt

Download sách Thuật đọc sách báo ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Nói đến đọc, ai cũng tự nhận mình biết đọc. Cái biết nhiều khi rất thực tế, nghĩa là nhìn mặt chữ và có thể gọi, đánh vần hay hiểu được nghĩa của chữ của từ. Nhưng, đọc như thế là chưa đủ.

Tại sao chưa đủ?

Với sự phát triển vượt bậc trong thời đại mà chúng ta đang sống, tri thức dồi dào vô số kể. Làm cách nào để “thâu tóm” lượng kiến thức “đủ dùng” thôi đã khó huống hồ chi có lắm kẻ tham vọng gom cả túi nhân gian.

Có lúc tôi phí hàng tá thời giờ với việc đọc. Và, lúc này đây, nhiều người bên cạnh tôi vẫn còn dán mắt vào những bìa tạp chí bóng lộn áo mũ, nữ trang sặc sỡ rồi bàn luận anh ca sĩ nọ, chị diễn viên kia. Dĩ nhiên, bạn quyền lựa chọn tạp chí, sách báo mà mình thích để đọc, miễn là bạn thấy vui, thoả mãn. Thế nhưng, có mấy ai chịu nghĩ rằng: niềm vui lớn chẳng tày gan. Những màu sắc sặc sỡ của trang phục diễn viên, những scandan được cố tình làm cho bùng nổi hòng tạo hư danh của vài ba nghệ sĩ… vậy mà, tội lắm thay, nó lấy đi của bạn 1/2 tri thức rồi đấy. Tin hay không là tuỳ bạn!

Lâu nay tôi thích đọc Nguyễn Hiến Lê nhưng cũng không chê Hoàng Xuân Việt. Mỗi học giả cho tôi cái thú vị riêng khi đọc sách của họ.

Cuốn “Thuật đọc sách báo” không phải là xuất sắc hay rất hay như ta vẫn thường khen ngợi. Tôi thực bụng mà nói vậy để bạn khỏi kỳ vọng vào nó quá nhiều. Nhưng, cũng như tính chất của loại sách Học làm người, “Thuật đọc sách báo” sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tổ chức việc học và đọc sao cho kín kẽ, khoa học và hiệu quả nhất.

Đây là một quyển sách nên đọc và giờ đây, khi chúng tôi bỏ ít thời gian để làm ebook gởi đến bạn thì lẽ nào bạn không “phải đọc”?

Trích dẫn :

Năm xưa, trong một buổi tiệc cuới, sau khi cụng ly sâm banh, người ta bàn một câu chuyện mà đến bây giờ vẫn còn làm cho tôi nghĩ ngợi. Có một ông bạn người gầy còm đeo kính trắng gọng vàng bị một vài người bạn vừa nói chơi vừa giễu là “ở trong hang sách mới ra”. Mọi người bảo anh ta tiền dư bạc thừa, ngày tối không làm gì chỉ biết nghiện sách. Có một ông bạn ngồi kề bên, mập mạp, đeo kính gọng đen, xen vào chuyện bằng câu: “Ôi, anh siêu thực tế quá. Anh cũng như bao nhiêu người khác đọc đủ thứ mà không làm gì cả. Có kẻ còn chuyên môn chực hờ chỉ trích bất cứ ai làm cái gì không giống sách vở dạy. Tôi ghét hạng mọt sách ấy. Riêng tôi, không đọc cái gì cả. Tôi có mấy bạn viết văn, tôi bảo họ đừng bao giờ tặng tôi sách. Nhật báo ráng lắm tôi mới đọc để biết tin tức. Thôi các anh phá “Ông cụ” của chúng ta đây làm gì? Để ông yên trong cái tháp ngà sách của ông đi”.

Hai mẫu người làm cho tôi nghĩ ngợi hai vấn đề: Người mọt sách đọc đủ thứ mà không làm gì hết; Người không thèm đọc cái gì cả. Câu chuyện xảy ra năm 1950. Khi tôi thuật lại cho bạn đây đã qua biết bao nhiêu năm vậy mà nó vẫn còn gây ấn tượng mạnh trong đầu óc tôi.

Vấn đề đặt ra cho ta là sống sao cho thành công, cho hạnh phúc chớ không phải đọc hay không đọc. đọc nhiều hay đọc ít. Nhưng để đoạt mục đích cao cả ấy thì con người phải được giáo dục.

Theo Gibbon, ta hấp thụ hai thứ giáo dục, một của gia đình và nhà trường, một của chính ta cái sau này rộng rãi hơn, kéo dài suốt đường đời của ta mà phương tiện chính yếu là đọc. Nói chính yếu vì sách báo tập trung được cho ta vô số kiến thức, kinh nghiệm mà đời thu nhận trong thiên nhiên, trong con người. trong xã hội, trong trường sống muôn mặt. Sách báo không phải chính ngoại giới mà là phản ảnh của ngoại giới. Chúng là túi khôn của nhân loại.

Ngày xưa muốn ghi chép cái gì thì dân Ai Cập phải khắc vào đá. dân Do Thái ghi trên da trừu, dân Trung Quốc viết trên mảnh tre. Ngày nay, thiên hạ viết, in trên giấy. Dù với hình thức nào sách báo vẫn là phương tiện tối yếu để truyền văn hóa. Bạn tưởng tượng, nếu không có sách báo, thì lịch sử, văn hóa nhân loại làm sao lưu truyền từ đời này qua đời kia. Vẫn biết có khẩu truyền nhưng phương tiện truyền bá tư tưởng này thường ít trung tín. Vả lại trí nhớ con người có hạn. Trung Quốc có câu này bạn có nhớ không: “trí nhớ đậm nhất cũng không ghi rõ bằng mực lợt nhất”. Sách báo kia mà còn bị cái nạn “tam sao thất bản” huống hồ “nói truyền ngôn”.

Sách báo quan trọng. điều đó chắc bạn đồng ý rồi. Bây giờ bạn nghĩ sao về người chỉ biết hoạt động mà bất cấn đọc và người chỉ biết đọc mà bỏ rơi cuộc đời. ..

ĐỌC THỬ

1. Nhu cầu hiểu biết của con người

Quan niệm đúng về con người cho bạn biết con người đấu tranh bởi thể xác và tinh thần. Riêng tinh thần gồm ý chí và trí tuệ. Trí tuệ là tài năng nhắm đối tượng (cá nhân). Nó tự nhiên hướng về sự thật. Nó thúc đẩy con người khao khát chân lý, tìm kiếm, đấu tranh và có thể đổ máu để bảo tồn chân lý. Chân lý là gì? Mấy tiếng ngày xưa Pilate buông ra trước khi rửa tay tỏ ra vô trách nhiệm về cái chết của đấng cứu thế. Ý nghĩa của mấy tiếng ấy, tự bản chất, chứa sự tốt đẹp, thu hút đầu óc con người. Người ở đâu và thời nào, thuộc giai cấp xã hội nào, theo đảng phái chính trị, tôn thờ một tôn giáo nào đều đói khát sự thật. Dĩ nhiên, theo kinh nghiệm của người ta thấy chân lý nị hiểu năm bảy đường. Ở đây ta không phân tích tỉ mỉ của loại chân lý như:

Chân lý thể chất (Vérité metérielle)

Chân lý hữu thể (Onthologique)

Chân lý mô thức (Formelle)

Chân lý luận lý (Lagique)

Chân lý siêu hình (Métaphysique)

Chân lý siêu nghiệm (Transcendantale)

Chân lý siêu vật (Transcendante)

Tôi chỉ xin bạn lưu ý: Chân lý thật là chân lý và chân lý được coi là chân lý. Chân lý thật là chân lý dù bạn và tôi có hay không, dù tôi và bạn nghĩ về nó như thế nào, mặc ta, nó vẫn có. Như đồ được chứa thì nhỏ hơn đồ chứa: Bánh nhỏ hơn khuôn bánh. Chân lý được coi là chân lý có thể là chân lý thật mà cũng có thể là sai lầm mà một số nghĩ là sự thật. Hồi thời Trung Cổ, một số người cho rằng mặt trời xoay quanh trái đất. Thủ địch của Pasteur cho là vạn vật tự sinh không cần có mầm sống. Đó là chân lý được coi là chân lý. Song dù quan niệm chân lý cách nào, người ta cũng tự nhiên tỏ ra yêu mến chân lý.

Nhu cầu hiểu biết chân lý trong con người cũng ráo riết như nhu cầu ăn uống: một của tinh thần, một của thể xác. Mà có khi người ta cho cái trước hơn cái sau nữa. Nhiều người không thể chịu nổi khi có đời sống vật chất phong phú mà bị cấm đoán tìm sự thật.

Tinh thần càng được phát triển càng cảm thấy thiếu thốn về chân lý. Người làm ruộng kém học nhìn hạt lúa đâm mộng rồi nghĩ đơn sơ rằng sẽ gieo mạ rồi dọn đất cấy. Song một nhà vạn vật học, một triết gia nhìn hạt lúa đâm mộng rộn lên trong đầu óc đủ thứ ý tưởng.

Càng tiến sâu vào đại vũ trụ và tiểu vũ trụ (con người) huyền bí người ta càng thấy chân lý miên mang quá, càng cảm thấy phải nén đầu óc mình vào đấng tối cao là nguồn chân lý mới ý thức được đầy đủ chân lý. Thật đúng như lời Rivarol nói: “Ít khii khoa học đẩy xa thượng đế, nhiều khoa học kéo lại gần người”.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button