Kỹ năng mềm

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Charles Whitfield

Download sách Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự khi được viết lời tựa nhân dịp tái bản cuốn sách kinh điển Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn.

Là người tiên phong trong lĩnh vực phục hồi sau sang chấn tâm lý, từ năm 1995 bác sĩ Charles Whitfield – tác giả của cuốn sách đã được giới chuyên môn bầu chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mĩ. Sự uyên bác cũng như những con chữ dưới ngòi bút của ông đã chạm tới trái tim của hàng triệu độc giả và mang tới cho họ một món quà vô cùng quý giá – niềm hi vọng. Xuyên suốt sự nghiệp của mình, bác sĩ Whitfield đã hào phóng chia sẻ những nghiên cứu – cũng như những kinh nghiệm y học mà ông tích lũy được trong suốt cuộc đời mình với những chuyên gia và nhiều bệnh nhân đang trong quá trình phục hồi. Việc hơn 75 tác giả đã từng trích dẫn thông tin từ tác phẩm này chính là thước đo cho tầm quan trọng của cuốn sách trong kho tàng kiến thức và kinh nghiệm của lĩnh vực phục hồi sau chấn thương tâm lý.

Trong vòng 20 năm kể từ khi Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn được xuất bản lần đầu tiên, chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc thấu hiểu những ảnh hưởng của chấn thương tâm lý đến tâm trí của con người. Chính cuốn sách này đã có cống hiến lớn lao cho sự khai trí đó, nên hiển nhiên là nó đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Bác sĩ Whitfield đã miêu tả “Đứa trẻ nội tâm” như là “phần con người luôn sống động, tràn đầy năng lượng, sáng tạo và thỏa mãn của chúng ta”.

Khi phần con người này không được nuôi dưỡng trọn vẹn, một cái Tôi giả sẽ xuất hiện và lớn dần lên. Để hiểu và thoát ra khỏi cái bẫy ảo tưởng này, bác sĩ Whitfield đã nhấn mạnh vào ba điểm chính: hậu quả của việc bị bạo hành và bỏ mặc trong thời thơ ấu; kể lại câu chuyện của bản thân như là chìa khóa quan trọng cho quá trình phục hồi khỏi những tác động gây tổn hại do bị ngược đãi và thờ ơ trong thời thơ ấu gây ra; và quá trình phục hồi 12 bước dựa trên nền tảng tâm linh sẽ hữu ích trong việc chữa lành Đứa trẻ nội tâm như thế nào.

Bạo hành và bỏ mặc trẻ em

Cuộc sống sẽ thế nào nếu chúng ta thiếu mất những kĩ năng xây dựng và gìn giữ những mối quan hệ thân thiết, an toàn cho riêng mình? Cuộc sống sẽ thế nào nếu chúng ta không có khả năng quan tâm tới người khác, không biết ăn năn, đồng cảm và yêu thương? Việc xây dựng những mối quan hệ tình cảm lành mạnh có liên quan tới sự phát triển của nhiều khu vực não bộ riêng biệt trong những năm đầu đời. Những chấn thương tâm lý xuất hiện lặp đi lặp lại sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ, điều này sẽ khiến phản xạ “chiến đấu, chạy trốn hoặc tê liệt” của trẻ trở nên mất kiểm soát. Tình trạng này thường được gọi là hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý, và sẽ được bác sĩ Whitfield thảo luận kỹ trong Chương 7. Sự phát triển đầy đau khổ và khiếm khuyết của một người khi còn nhỏ cũng có thể dẫn tới những khó khăn trong việc cảm nhận niềm vui và hạnh phúc khi trưởng thành. Trong cuốn sách này, bác sĩ Whitfield đã cho chúng ta thấy sự phổ biến của những hành vi ngược đãi trẻ em trong những gia đình không êm ấm và miêu tả rất nhiều vỏ bọc của các chấn thương tâm lý. Chẳng hạn, các nghiên cứu mới đây đã cho thấy, việc trẻ nhỏ phải chịu đựng các hành động thờ ơ và ngược đãi về mặt tinh thần có mức độ hủy hoại sự phát triển của các bé tương đương với các hành động bạo hành thân thể hay tình dục khác.

Bác sĩ Whitfield lý giải rằng: “Trong khi có những loại hành vi ngược đãi để lại tổn thương dễ dàng nhận thấy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như bạo hành thân thể hay xâm hại tình dục công khai, một số hình thức khác lại rất khó xác định. Các hình thức đó có thể bao gồm: bạo hành thân thể mức độ nhẹ tới trung bình, bạo hành tình dục ngầm hoặc ít dấu hiệu để nhận ra, ngược đãi tình cảm và tâm thần, bỏ bê trẻ, thờ ơ hay cản trở sự phát triển tinh thần hoặc tâm linh.” Khả năng bộc lộ cảm xúc cũng như thể hiện các mức độ kiểm soát cảm giác và hành vi của trẻ đã được hình thành ngay từ năm đầu đời của bé. Và cũng chính trong giai đoạn phát triển quan trọng này, chúng ta học cách kết nối với chính mình và với những người khác.

Hợp nhất câu chuyện ký ức

Câu chuyện của chúng ta có thể nói với chúng ta nhiều điều về bản thân mình. Vậy tại sao việc kể lại câu chuyện của chính mình lại quan trọng đến thế? Dù câu trả lời không hề đơn giản, thì các nhà nghiên cứu và các bác sĩ vẫn đang dần dần tìm thấy những mảnh ghép cho bức tranh toàn cảnh này. Như bác sĩ Whitfield đã khẳng định: “Chúng tôi bắt đầu tìm ra được mối liên hệ giữa hành vi con người trong hiện tại với những sự kiện đã xảy ra thời thơ ấu. Ngay khi chia sẻ câu chuyện của mình, chúng ta bắt đầu thoát ra khỏi vị thế của một nạn nhân, hay một kẻ luôn chịu đày đọa, hay của những hành động cưỡng chế tái hiện.”

Nghiên cứu đã chứng minh rằng, không phải những sự kiện tuổi thơ, mà chính là việc có thể diễn giải được cách chúng ta hành động hay không hành động trong sự kiện đó mới là yếu tố quan trọng nhất. Nói cách khác, một câu chuyện cá nhân được kể trọn vẹn giúp ta hợp nhất được cả cảm xúc và lý trí. Như bác sĩ Whitfield đã nói: “Chia sẻ câu chuyện của mình là một hình thức kì diệu giúp chúng ta khám phá và chữa lành Đứa trẻ nội tâm”. Hành động đơn giản đó buộc não bộ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, bao gồm việc kết hợp cảm xúc, hành vi, ý thức và cảm giác. Trong quá trình đó, ta sẽ xác định và sắp xếp lại những sự kiện đã xảy ra trong cuộc sống, hành vi và cảm xúc của mình từ một cái nhìn bao quát, hiểu biết và lành mạnh hơn.

Quá trình hợp nhất này sẽ hiệu quả nhất khi ta thực hiện ở những nơi an toàn, chẳng hạn như: những buổi trị liệu tâm lý theo nhóm và cá nhân, các buổi họp mặt của nhóm tương trợ, viết nhật kí, hay chỉ đơn giản là dốc bầu tâm sự với một người bạn thân. 50 năm nghiên cứu đã trôi qua và một trong những phát hiện vững chắc nhất được công bố là: Sự an toàn và chất lượng của một mối quan hệ trị liệu là yếu tố tiên đoán chính xác nhất cho thành công của quá trình điều trị. Với nền tảng này, bác sĩ có thể giúp bệnh nhân tìm ra ý nghĩa trong các câu chuyện cuộc đời của họ thông qua những không gian an toàn mà ở đó người bệnh sẵn sàng mạo hiểm rũ bỏ tâm lý phòng thủ không lành mạnh để vượt qua nỗi đau và lắng nghe tiếng nói khích lệ từ sâu thẳm nội tâm của mình, đồng thời khám phá những nhận thức mới mẻ về bản thân và thế giới xung quanh họ. Một số người gọi trải nghiệm này là khoảnh khắc “à ra thế” – hay “hạnh ngộ”. Họ thấy gắn bó với bản thân nhiều hơn, cảm thấy được nối kết và hợp nhất hơn, bớt tâm lý tự vệ hơn. Tất cả những biểu hiện đó đều là dấu hiệu của sự tăng trưởng nội lực.

Các Phật tử thường miêu tả bản ngã như một củ hành tây với lớp vỏ trùng trùng, mà mỗi lớp đều là một chương mới của cuộc đời để ta khám phá và hợp nhất. Bác sĩ Whitfield giải thích rằng: “Khi chúng ta thay đổi bản thân, chúng ta bắt đầu hợp nhất và đưa sự thay đổi đó vào cuộc sống hàng ngày. Sự hợp nhất ở đây nghĩa là hiểu được sự toàn vẹn từ những mảnh riêng biệt”. Việc hiểu rõ mối liên hệ giữa sự hợp nhất với hạnh phúc của mình là điều vô cùng quan trọng. Bộ não của chúng ta càng được hợp nhất thì sẽ càng tinh vi và khỏe mạnh hơn, như minh họa trong câu chuyện dưới đây:

Marcus lớn lên trong một gia đình có cha là kẻ nghiện rượu. Ông ta thường xuyên dùng thắt lưng da để đánh đập con trai mỗi khi say. Khi được 12 tuổi, Marcus quyết định rằng anh sẽ không bao giờ cho phép ai làm tổn thương mình thêm nữa và tuyên bố rằng: “Kẻ nào dám đụng đến tôi, tôi sẽ đánh hắn nhừ tử”. Mặc dù Marcus có khá nhiều bạn nhậu, anh thường xuyên dính vào mâu thuẫn với những người đàn ông có quyền lực, như sếp, thầy giáo, cảnh sát nam và cả những nhà trị liệu nam giới. Khi được hỏi, anh nói rằng: “Tôi cảm giác như có một người nào khác đang ở bên trong và điều khiển tôi, điều này khiến tôi không thể kiểm soát nổi bản thân mình nữa.” Trong quá trình điều trị, Marcus quả thực rất khó khăn trong việc kiểm soát và diễn giải cảm xúc của mình. Anh đã miêu tả cơn giận dữ của mình là “Hoặc là tất cả hoặc không gì cả – hoặc là tôi cảm thấy quá nhiều, hoặc là tôi không cảm thấy gì hết.”

Phần lớn ngôn ngữ của não bộ được biểu hiện thông qua cảm xúc, nhưng Marcus thậm chí còn không thể gọi tên hay điều khiển tốt cảm xúc của mình. Chúng tôi coi khó khăn này là vấn đề của việc hợp nhất và Marcus cần một vài kĩ thuật trị liệu để giúp bản thân giải quyết vấn đề. Đầu tiên, anh cần nhận biết được cảm xúc đó, tiếp theo diễn giải rồi phản hồi lại một cách kịp thời và hiệu quả – Một chương trình phục hồi có thể hỗ trợ anh luyện tập tất cả các bước này. Sau đó tập thiền có thể làm thay đổi cách não bộ vận hành, chẳng hạn như: thiền chánh niệm giúp tái tạo năng lượng tinh thần và cảm xúc, cũng như thôi thúc chúng ta có thái độ và phản hồi với cuộc sống theo cách thức mới mẻ, tích cực hơn. Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay sẽ giới thiệu chi tiết từng bước để đạt được những kĩ năng phục hồi này.

Đối với những đứa trẻ như Marcus, việc phải lớn lên trong môi trường gia đình không êm ấm kích thích phần cuống não phát triển và hoạt động mạnh hơn bình thường. Đây là nơi cư ngụ của các hệ thống phản ứng căng thẳng và chỉ cần một kích thích nhỏ thôi cũng dẫn đến cảm giác sợ hãi, lo lắng, giận dữ, thịnh nộ và hành xử bốc đồng. Những tổn thương liên tiếp xuất hiện ở thời thơ ấu cũng có thể dẫn tới các khó khăn trong việc sử dụng kỹ năng đồng cảm, giải quyết vấn đề, hay khả năng tư duy trừu tượng và khái quát. Hơn nữa, những người như Marcus dễ “đọc” nhầm ngôn ngữ cơ thể của người khác, tỉ dụ như nét mặt, ước tính quá mức sự đe dọa, dẫn tới việc anh ta không có khả năng kiểm soát và điều chỉnh những nỗi đau cảm xúc của mình. Thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, anh phải trải qua một tình huống làm gợi nhớ đến những kí ức đau thương của tuổi thơ. Ví dụ, khi làm việc, nếu người quản lý của Marcus là nam giới và người đó giận dữ với anh, thì não bộ của Marcus sẽ nhận ra và tiến vào trạng thái “chiến đấu hoặc chạy trốn”, rồi bùng phát một cơn giận dữ khác.

Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn miêu tả 14 vấn đề cốt lõi trong việc phục hồi sau chấn thương tâm lý, trong đó có vấn đề về sự kiểm soát và mất kiểm soát. Với Marcus và rất nhiều người khác, nỗi sợ sẽ mất đi sự kiểm soát này khiến họ có hành vi tự hủy hoại bản thân. Trong quá khứ, những người nam giới có quyền lực đã nói với Marcus rằng họ sẽ chấm dứt quá trình điều trị, sa thải, tống anh vào tù hay trừng phạt anh theo nhiều cách khác nhau. Nhưng những phản ứng kiểu này chỉ càng củng cố thêm cho nhận thức của Marcus rằng khi anh cho phép những loại người này lại gần đồng nghĩa với việc cho phép họ làm tổn thương mình. Tuy nhiên, khi được ở trong môi trường trị liệu an toàn, Marcus dần dần học cách phá bỏ lối mòn nhận thức về thất bại đầy bất lực này. Anh ấy có thể bắt đầu học cách tự điều chỉnh và trấn an bản thân. Quá trình chuyển đổi này sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong những chương sau.

Mối quan tâm hàng đầu của quá trình trị liệu tâm lý bao gồm nhiệm vụ hợp nhất (tác động tới) tình cảm và tư duy (nhận thức) để phát triển nội tâm. Marcus gặp khó khăn trong việc gọi tên và xử lí những cảm xúc của mình. Vậy câu hỏi cần đặt ra là: Làm thế nào để anh ấy có thể thúc đẩy hiệu quả nhất quá trình cân bằng và hòa hợp những cảm xúc ấy? Trong hàng thế kỉ qua, chúng ta vẫn luôn sử dụng hình thức kể chuyện để gửi gắm mọi loại thông tin khác nhau trong cuộc sống, từ khía cạnh tinh thần, cảm xúc cho đến thể chất. Chúng ta có thể tích hợp và xoa dịu cơ thể cũng như não bộ đang bị rối loạn căng thẳng thông qua việc chia sẻ câu chuyện của mình với bác sĩ trị liệu hay với nhóm trị liệu. Phương pháp cân bằng và tích hợp này có thể đem lại những cái nhìn mới và tích cực hơn cho người bệnh. Như với Marcus, thông qua việc kể chuyện, anh sẽ học cách tách bản thân ra khỏi những phản ứng giận dữ, những phản xạ tự vệ hằn sâu từ thời thơ ấu vốn luôn gây cho anh rắc rối. Đối với trí não của một đứa trẻ 12 tuổi thì cách phản ứng đó có lẽ là chiến lược sinh tồn hiệu quả nhất để tự vệ. Còn giờ đây, với quá trình giới thiệu các kĩ thuật tự trấn an bản thân như gọi tên và định hình lại cảm xúc cùng thiền định, bộ não của anh có thể bắt đầu học cách thư giãn trong những tình huống thường gây kích động cơn giận.

Đây chính là phương pháp tích hợp mà bác sĩ Whitfield sẽ giới thiệu trong cuốn sách kinh điển này. Để trở thành một bản thể toàn vẹn đồng nghĩa với việc nhận ra rằng – chúng ta hoàn toàn có khả năng vừa đạt được sự yên bình trong tâm trí vừa thấu hiểu được bản thân lẫn những người xung quanh.

Quá trình phục hồi 12 bước dựa trên nền tảng tâm linh

Như bác sĩ Whitfield đã viết: “Theo định nghĩa ngắn gọn nhất – tâm linh nhấn mạnh vào mối quan hệ của chúng ta với cái Tôi, với con người xung quanh và với vũ trụ.”

Con người vẫn có thể có đời sống tâm linh mà không nhất thiết phải theo một tín ngưỡng nào. Sự duy linh giúp chúng ta học được đức tính khiêm tốn, nội lực, cảm nhận về ý nghĩa và mục đích cuộc sống, bao dung với bản thân và với những người khác, sự hòa hợp, bình an, lòng biết ơn và sự tha thứ.

Mối quan hệ giữa thiền định và tâm linh đã được ghi chép rõ ràng – cả hai đều giúp con người cảm nhận trạng thái giải thoát khỏi thực tại và tiến vào cảnh giới vượt ra ngoài không gian và thời gian. Tâm linh và chữa bệnh liên kết chặt chẽ với nhau. Theo quan điểm thông thường, tâm linh có vai trò như một nguồn sức mạnh giúp thúc đẩy quá trình hồi phục. Đối với những người vô thần hoặc những người theo thuyết bất khả tri1, các kĩ thuật thiền định chính là biện pháp thay thế rất hữu hiệu.

1 Thuyết bất khả tri (Tiếng Anh: agnosticism) là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định – đặc biệt là các tuyên bố thần học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần – là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc.

Có rất nhiều cách để nâng cao đời sống tâm linh. Đối với Marcus, điều vô cùng quan trọng đối với anh ấy lúc này có lẽ là việc thực hiện chương trình phục hồi 12 bước dựa trên tâm linh và gắn kết với những người có đời sống tâm linh phong phú. Học cách trân trọng những giây phút tâm linh trong cuộc đời của mình cũng rất quan trọng với anh. Sống một cuộc sống có ý nghĩa và gắn kết sẽ làm tăng cảm giác thỏa mãn và giảm dần sự cô lập, trống trải cũng như tổn thương mà anh đang cảm thấy.

Bác sĩ Whitfield giải thích rằng: “… có lẽ chúng ta bắt đầu nhận ra rằng hạnh phúc không phải là thứ chúng ta đạt được, mà hạnh phúc, bình yên hay thanh thản là trạng thái tự nhiên của chính ta. Ẩn sâu dưới tầng tầng lớp lớp những cảm xúc và trải nghiệm của chúng ta, phía sau những mâu thuẫn của nội tâm, là nơi sự thanh thản vốn luôn ngự trị.”

Ngay từ lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1986, Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn đã được đánh giá là một cuốn sách đi trước thời đại. Trải qua 20 năm, những giá trị mà nó cung cấp vẫn còn phù hợp cho tới ngày hôm nay và tôi tin rằng Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn sẽ luôn là cuốn sách nền tảng trong lĩnh vực tâm lý học về chấn thương và phục hồi tâm lý. Xin mời quý độc giả thưởng thức cuốn sách này, hi vọng các bạn sẽ tìm thấy những chân lí và sự chữa lành cho riêng mình.

Thạc sĩ, Tiến sĩ Cardwell C. Nuckols

Cuốn sách này được dành tặng cho mỗi đứa trẻ trong chính chúng ta.

ĐỌC THỬ

Chương 1KHÁM PHÁ ĐỨA TRẺ NỘI TÂM

K

hái niệm “Đứa trẻ nội tâm” trở thành một phần của nền văn minh nhân loại từ cách đây ít nhất 2000 năm. Carl Jung gọi khái niệm này là “Đứa trẻ thần thánh” ( Child), còn Emmet Fox gọi là “Đứa trẻ kì diệu” (Wonder Child). Hai nhà tâm lý trị liệu Alice Miller và Donald Winnicott đã đề cập đến nó như là “chân ngã” (cái Tôi đích thực) của chúng ta. Nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực nghiên cứu chứng nghiện rượu và chất kích thích khác gọi nó là “Đứa trẻ nội tâm” (Inner Child).

Thuật ngữ Đứa trẻ nội tâm dùng để nói về phần tâm hồn vô cùng sôi nổi, tràn đầy sức sống, sáng tạo và mãn nguyện trong sâu thẳm mỗi người; đây chính là Đứa trẻ nội tâm – là Chân Ngã – là con người thực sự của chúng ta.

Hầu hết chúng ta đều phủ nhận Đứa trẻ nội tâm vì sự hướng dẫn thiếu hiểu biết của cả gia đình và cộng đồng. Khi Đứa trẻ này không được nuôi dưỡng trọn vẹn hay được cho phép tự do bộc lộ, thì một cái tôi sai lệch, giả tạo hay lệ thuộc sẽ xuất hiện. Đó là lúc chúng ta bắt đầu sống cuộc đời mình với tâm thế là một nạn nhân luôn gặp khó khăn khi phải giải quyết các chấn thương cảm xúc của mình. Sự tích tụ dần dần của những nỗi đau tinh thần và cảm xúc chưa được giải quyết dứt điểm có thể gây nên các hội chứng mãn tính như rối loạn lo âu, sợ hãi, bối rối, trống rỗng và bất mãn.

Sự chối bỏ Đứa trẻ nội tâm và sự xuất hiện sau đó của một cái Tôi giả tạo hay một cái tôi tiêu cực đặc biệt phổ biến ở những trẻ hoặc người trưởng thành phải lớn lên trong các môi trường gia đình có bất ổn, chẳng hạn như những gia đình có cha mẹ mắc bệnh mãn tính về thể chất hoặc tinh thần, quá nghiêm khắc, quá lạnh nhạt, thờ ơ hay thiếu quan tâm, chăm sóc con cái.

Tuy nhiên, luôn có giải pháp cho mọi vấn đề. Luôn có cách để chúng ta khám phá ra và chữa lành Đứa trẻ nội tâm bên trong tâm hồn mình, giải thoát bản thân khỏi sự tù túng và đau khổ do phải phụ thuộc vào cái Tôi giả tạo. Đây chính là mục tiêu của cuốn sách này.

Liệu cuốn sách này có giúp được tôi?

Rõ ràng là không phải tất cả mọi người đều bị bạo hành hay ngược đãi khi còn nhỏ. Nhưng không ai biết chắc được trên thế giới này bao nhiêu người may mắn được lớn lên với tình yêu thương, chăm sóc, dẫn dắt đủ đầy và lành mạnh từ gia đình. Tôi ước tính có thể có khoảng 5-20% dân số trên thế giới được tận hưởng những điều này. Như vậy có nghĩa là chừng 80 – 95% người trưởng thành không được đón nhận đủ tình yêu thương, sự nuôi dưỡng và dẫn dắt cần thiết để có thể học cách xây dựng và duy trì những mối quan hệ lành mạnh, cũng như để có những cảm nhận tích cực về bản thân và những gì mình làm. (Satir 1971; Felitti et al 1998)

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc xác định liệu mình có khả năng duy trì mối quan hệ lành mạnh với bản thân và những người xung quanh hay chưa, thì những câu hỏi dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Tôi gọi nó là “Bản khảo sát Tiềm năng Hồi phục” vì nó không chỉ phản ánh những thương tổn, mà còn dự đoán về khả năng phát triển, nhận thức và đạt được một cuộc sống hạnh phúc, sôi nổi và đầy thử thách của chúng ta.

Bản khảo sát tiềm năng phục hồi

Khoanh tròn hoặc đánh đấu đáp án mà bạn thấy phù hợp với mình nhất.

1. Bạn có hay tìm kiếm sự đồng thuận và chấp nhận không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

2. Bạn có gặp khó khăn trong việc nhìn nhận và đánh giá những thành tích của mình không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

3. Bạn có sợ bị chỉ trích hay phê bình không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

4. Bạn có hay làm quá bản thân mình lên không? (về mặt cảm xúc, thái độ, niềm tin, ý kiến…)

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

5. Bạn có hay gặp vấn đề với những hành động cưỡng chế của bản thân không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

6. Bạn có phải là người cầu toàn không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

7. Bạn có cảm thấy lo lắng kể cả khi mọi chuyện trong cuộc sống của bạn đang đi đúng hướng không? Bạn có liên tục dự đoán các rủi ro hay không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

8. Có phải bạn thấy phấn chấn hơn khi đang gặp khủng hoảng không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

9. Bạn có thấy việc quan tâm tới người khác thì dễ dàng hơn là quan tâm tới bản thân không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

10. Bạn có cô lập bản thân khỏi mọi người không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

11. Khi phản ứng lại với những người đang tức giận hay có uy quyền (như cha mẹ, thầy cô, sếp), bạn có thấy lo lắng không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

12. Bạn có hay cảm thấy mình bị lợi dụng bởi xã hội và những người xung quanh?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

13. Bạn có gặp vấn đề trong những mối quan hệ thân thiết không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

14. Bạn có hay bị thu hút bởi những người có xu hướng thích ép buộc người khác không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

15. Bạn có thấy mình bám víu hay níu kéo các mối quan hệ vì sợ cảm giác bị bỏ rơi và cô độc không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

16. Bạn có thường xuyên cảm thấy không tin tưởng vào cảm xúc của chính mình cũng như cảm xúc của người khác?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

17. Bạn có gặp khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

Nếu bạn trả lời “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” hay “luôn luôn” cho bất kì một câu hỏi nào ở trên, hãy tiếp tục tham khảo những câu hỏi dưới đây: (Bản đã được Al-Anon Famuly Group chỉnh sửa và cho phép, 1984).

Các câu hỏi tham khảo khác:

18. Bạn có sợ hãi bất kì điều gì trong các vấn đề dưới đây không:

– Mất kiểm soát?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

– Cảm xúc của chính bạn?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

– Mâu thuẫn và sự chỉ trích?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

– Bị từ chối hay bỏ rơi?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

– Gặp thất bại?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

19. Bạn có thấy khó khăn trong việc thư giãn và vui đùa không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

20. Bạn có thấy mình bị ám ảnh với các hành vi ăn uống, làm việc, sử dụng đồ uống có cồn, dùng chất kích thích hay tìm kiếm cảm giác hưng phấn?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

21. Dù đã thử đi tư vấn và điều trị tâm lý nhưng bạn vẫn luôn cảm thấy thiếu “điều gì đó” hay “có gì đó” không ổn chưa?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

22. Bạn có hay cảm thấy trống vắng, trơ lì cảm xúc hay buồn bã không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

23. Tin tưởng người khác có phải là việc khó khăn đối với bạn?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

24. Bạn có hay vơ hết việc về mình không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

25. Hiện tại bạn có cảm thấy không thỏa mãn với cả cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của mình?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

26. Bạn có hay cảm thấy tội lỗi, thấy bản thân mình không xứng đáng hay đánh giá thấp về bản thân không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

27. Về mặt thể chất, bạn có hay cảm thấy mình có xu hướng bị mệt mỏi hay đau nhức mãn tính không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

28. Bạn có thấy khó khăn trong việc đến thăm bố mẹ mình, dù chỉ là vài phút hay vài giờ không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

29. Khi người khác hỏi về những cảm xúc của bạn, bạn có hay trả lời với thái độ không chắc chắn không?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

30. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có phải chịu sự ngược đãi, lạm dụng, hay bị bỏ mặc khi còn là một đứa trẻ chưa?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

31. Bạn có gặp khó khăn trong việc đưa ra đòi hỏi hay nhu cầu với người khác?

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Luôn luôn

Nếu bạn trả lời “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” hay “luôn luôn” cho bất kì câu hỏi nào ở trên, cuốn sách này có thể giúp ích cho bạn. (Nếu đa số các câu trả lời là “không bao giờ”, bạn có thể còn chưa hiểu rõ những cảm xúc của mình).

Trong cuốn sách này, tôi sẽ trình bày một số nguyên tắc cơ bản của quá trình khám phá bản thân. Câu trả lời sẽ nằm ở chính sự giải phóng cái Tôi thật sự hay cái Tôi đích thực của chúng ta, là Đứa trẻ nội tâm bên trong mỗi người. Sau đó, tôi sẽ mô tả cách thức làm thế nào để trở về với cái Tôi đích thực của mình và điều này sẽ giúp làm dịu đi cảm giác rối rắm, tổn thương và đau khổ của chúng ta ra sao.

Hoàn thành những nhiệm vụ này sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, nỗ lực và kỉ luật. Do đó, hãy đọc cuốn sách này thật chậm rãi để có thể tiếp thu các nguyên tắc và thực hành quá trình phục hồi một cách hiệu quả nhất.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button