Kỹ năng mềm

Sức Mạnh Của Trí Tuệ Xã Hội

suc manh cua tri tue xa hoi sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tony Buzan

Download sách Sức Mạnh Của Trí Tuệ Xã Hội ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trí tuệ xã hội là gì & Tầm quan trọng của trí tuệ xã hội?

■Cứ nghĩ đến việc bước vào một bữa tiệc với toàn người lạ là bạn lại cảm thấy kinh hãi?

■Cứ nghĩ đến việc bắt chuyện với gia đình nhà vợ/chồng tương lai là bạn cứ như “gà mắc tóc”?

■Khi được giới thiệu với một nhóm người mới, có bao giờ bạn quên ngay tên của họ và lắp bắp không “moi” ra được điều gì để nói?

■Bạn muốn tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn tìm việc nhưng lại cảm thấy căng thẳng đến nỗi không thể thốt nên lời?

■Bạn ao ước mình có thể trò chuyện vui vẻ với mọi người và dễ kết bạn?

Nếu rơi vào bất kỳ tình huống nào nêu trên hoặc nếu Trí tuệ Xã hội của bạn còn thấp, quyển sách này đặc biệt dành riêng cho bạn.

Trí tuệ Xã hội đơn giản là khả năng giao tiếp một cách hòa hợp với mọi người xung quanh. Suy cho cùng, con người cũng chỉ là một loài có tính quần thể, thế nên khả năng tương giao là điều mang ý nghĩa sống còn để chúng ta có thể sống chan hòa, hạnh phúc trong tập thể.

Định nghĩa Trí tuệ Xã hội

Thành thực mà nói, hầu như ai trong chúng ta cũng sẽ thừa nhận rằng nhờ có những kỹ năng xã hội mà chúng ta mới có thể nhanh chóng tạo được hình ảnh lịch thiệp trong mắt người khác. Và để nâng cao Trí tuệ Xã hội, ta cần trau dồi thêm rất nhiều kỹ năng như thế.

Đầu tiên, bạn cần có khả năng tương giao với từng người, nhóm nhỏ, rồi nhóm lớn và sau đó là nhóm lớn hơn nữa. Đây là sự giao tiếp từ não bộ đến não bộ. Bộ não con người là cơ quan phức tạp nhất, tinh vi nhất và ẩn chứa nhiều sức mạnh nhất trong Vũ trụ. Tương giao với bản thân đã là một nhiệm vụ khó khăn, thế nên việc cùng lúc tương giao thành công với nhiều người (những bộ não khác) chính là biểu hiện của thiên tài!

Những người mạnh về Trí tuệ Xã hội có khả năng vận dụng toàn bộ sức mạnh của trí não và ngôn ngữ cơ thể mình để giao tiếp và hiểu ngôn ngữ cơ thể người khác. Họ biết cách xây dựng và duy trì tình bạn. Đồng thời họ luôn có thái độ khích lệ người khác tiến bộ, sáng tạo hơn, cởi mở giao tiếp và sống thân ái với mọi người.

Loại hình trí thông minh vô cùng quan trọng này còn có thể giúp bạn lèo lái cuộc sống của mình vượt qua những “ghềnh thác” đầy hung hãn – đó là những xung đột, những sai lầm và hạn chế.

Làm chủ tất cả những kỹ năng này, người có Trí tuệ Xã hội trở thành bậc thầy về giao tiếp và lắng nghe, có khả năng kết nối với cả thế giới rộng lớn. Người có Trí tuệ Xã hội luôn dễ chịu với tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp, tuổi tác, văn hóa, địa vị, và quan trọng hơn hết là có khả năng làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi tiếp xúc với mình.

Nhà quản lý cần có Trí tuệ Xã hội để điều hành công việc hiệu quả hơn. Thật ra, nhân viên bán hàng, nhân viên lễ tân, giáo viên, bác sĩ, nhân viên xã hội… bất kỳ ai đảm đương công việc tiếp xúc với con người thì đều cần đến Trí tuệ Xã hội! Đây là một trong những loại hình trí thông minh quan trọng và hữu ích nhất. Thật đáng mừng là ta hoàn toàn có thể trau dồi loại trí thông minh này!

Nhận ra những mặt mạnh và mặt hạn chế của bản thân trong tương tác xã hội

Hãy lấy một tờ giấy lớn, dành ra vài phút để ghi lại những lĩnh vực trong cuộc sống – cả cuộc sống gia đình và công việc – mà bạn nghĩ rằng đó chính là ưu điểm hoặc nhược điểm của mình. Thật ngạc nhiên khi rất nhiều chuyên gia và doanh nhân thành đạt lại cảm thấy trò chuyện với người khác là một công việc khó khăn!

Những lĩnh vực bạn đang nghĩ đến có thể là:

■Lắng nghe người khác

■Tán gẫu xã giao

■Nhận biết cảm xúc của người khác

■“Góp một tay”, hoặc trao đổi ý tưởng

■Có thái độ tích cực về bản thân

■Có thái độ tích cực về người khác

■Xử lý êm đẹp những tình huống lúng túng, ngượng nghịu

■Xây dựng mối quan hệ hòa hợp với mọi người

■Tỏ rõ lập trường của mình trước đám đông – với những lý do chính đáng!

Câu chuyện cảnh báo về Trí tuệ Xã hội – phần 1

Khi còn là một cậu thiếu niên, tôi nghĩ rằng để được yêu thích, tôi cần phải “khôn khéo” và có thân hình vạm vỡ. Tôi tích cực tham dự các sự kiện xã hội (như tiệc tùng, họp mặt…) để phô trương chỉ số thông minh (IQ, Intelligence Quotient) của mình, phân tích lỗi lầm của người khác, tham gia các cuộc thảo luận chỉ để chứng minh tôi đúng còn “đối thủ” của tôi thì sai, và khoe khoang cơ thể vạm vỡ (nhưng kém linh hoạt!).

Nghe người khác bảo IQ cao và thân hình vạm vỡ là con đường dẫn đến thành công, tôi choáng váng khi nhẩm đếm lại số lượng “kẻ thù” mà tôi vô tình tạo ra do bộ dạng “thông minh” mà thiếu hẳn tình bạn chân thành của mình.

Rồi bố tôi đã giúp tôi nhận ra rằng chiến thắng trong các cuộc tranh luận không thể là con đường dẫn đến thành công về mặt xã hội. Có lần tôi đã chiến thắng trong một cuộc đấu khẩu, nhưng đồng thời cũng thất bại trong việc cứu vãn tình bạn.

Tôi bắt đầu quan sát những người thành công hơn hẳn tôi về mặt xã hội. Tôi nhận thấy họ đang làm nhiều điều hoàn toàn trái ngược với tôi khi đó.

Những người được yêu mến nhất (và hạnh phúc nhất!) trông luôn tươi tắn, vui vẻ và khéo nói đùa, chọc cười người khác (Tôi “không thể” làm được như vậy!). Tính tình họ thoải mái, cởi mở, tự tin biểu đạt cảm xúc, hào hiệp và thường tránh tranh cãi. Đối với tâm hồn thiếu niên nhạy cảm của tôi khi đó, không gì khổ sở hơn khi thấy họ lúc nào cũng thoải mái, tự tin và thành công trong chuyện yêu đương hơn tôi!

Như vậy IQ và cơ bắp không phải là những điểm mạnh duy nhất tôi cần phát triển nếu muốn thành công về mặt xã hội. Tôi còn phải trau dồi thêm những kỹ năng vô cùng quan trọng khác để có thể thấu hiểu và tương tác hiệu quả với mọi người.

Quyển sách này sẽ đưa bạn thoát khỏi những rắc rối như tôi từng trải qua, đồng thời nhanh chóng mang đến cho bạn phần thưởng vô giá – cuộc sống yên vui, sức khỏe, của cải… – khi làm chủ loại hình trí tuệ tuyệt vời này. Không chỉ riêng bạn, mà những người xung quanh đều được lợi.

Sống chan hòa – “Liều thuốc” chữa bệnh cảm lạnh!

Nhà tâm lý học Sheldon Cohen, thuộc trường Đại học Carnegie Mellon, đã chứng thực những nghiên cứu trước đây khi cho rằng đồng nghiệp, người thân, bạn bè và người yêu giữ vai trò như là “nhóm hộ vệ” giúp bạn phòng ngừa chứng cảm mạo thông thường, đồng thời những ai có đời sống xã hội tích cực hơn thì sẽ khỏe mạnh và sống lâu hơn. Theo ông, bên cạnh số lượng thì tính đa dạng của mối quan hệ xã hội cũng rất quan trọng.

Cohen và các cộng sự đã tiến hành thử nghiệm với 151 phụ nữ và 125 đàn ông, yêu cầu họ liệt kê tất cả những người mà họ có liên lạc ít nhất là hai tuần một lần. Ngoài số lượng người liên lạc, họ còn phải cho biết tính đa dạng của các mối quan hệ xã hội, phân theo 12 nhóm như: hàng xóm, đồng nghiệp, bố mẹ, bạn đời, v.v. Sau đó những đối tượng nghiên cứu này bị cho phơi nhiễm virus gây cảm lạnh. Tỷ lệ lây nhiễm được nhóm nghiên cứu ghi nhận lại.

Kết quả cho thấy 62% số người không có nhiều mối quan hệ xã hội có dấu hiệu bị cảm lạnh, trong khi tỷ lệ này ở nhóm người có ít nhất từ 6 nhóm quan hệ chỉ là 35%. Từ đó, Cohen kết luận rằng một trong những nguyên nhân làm gia tăng khả năng miễn dịch ở nhóm sau chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái do mối quan hệ xã hội đa dạng mang lại…

ĐỌC THỬ

KHÁM PHÁ VÀ LÀM CHỦ NGÔN NGỮ CƠ THỂ

“Bạn có thể sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào, nhưng sau cùng thì chính con người bạn sẽ nói hết tất cả về bạn.”

– Ralph Waldo Emerson

Cơ thể chúng ta được thiết kế một cách hoàn hảo cho mục đích giao tiếp giữa người với người. Rõ ràng giọng nói và ngôn từ là một phần quan trọng trong nghệ thuật và khoa học về tương tác xã hội. Tuy nhiên, cơ thể mới chính là phương tiện đóng góp nhiều nhất vào quá trình giao tiếp. Các nghiên cứu cho thấy cách ứng xử có khả năng chuyển tải đến 55% nội dung muốn truyền đạt!

Không cần đến ngôn từ, cơ thể chúng ta có thể biểu đạt chúng ta đang hạnh phúc hay buồn phiền, khỏe khoắn hay ốm đau, xa cách hay gần gũi, tự tin hay hồi hộp, nhiệt tình hay chán chường, quan tâm hay dửng dưng, cởi mở hay phòng thủ, lúng túng trong giao tế hay tự tin làm chủ tình huống.

Và dĩ nhiên, cơ thể của người khác cũng nói lên những điều tương tự về họ. Nếu thật sự chú tâm, ta sẽ có thể “đọc hiểu” người khác một cách chính xác và cảm thấy đồng cảm hơn, từ đó nâng cao Trí tuệ Xã hội của mình.

Hãy thực hiện bài tập mường tượng sau để có ngay trải nghiệm về điều này:

Hãy hình dung bạn là một diễn viên đang lột tả nỗi thống khổ, chán nản và tuyệt vọng đến tột cùng trên sân khấu.

Vào một buổi sáng, khi bạn thức dậy, người mà bạn yêu thương nhất nói với bạn rằng anh/cô ấy thấy bạn thật nhàm chán và ngớ ngẩn không thể chịu nổi, và muốn hai người đường ai nấy đi. Ngay sau đó, bạn nhận tiếp tin báo rằng người bạn thân nhất của mình đang lâm trọng bệnh. Rồi ngân hàng gọi điện đến thông báo tài khoản của bạn đã hết sạch tiền và bạn phải lập tức bán đi căn nhà mình đã sống nhiều năm qua với biết bao kỷ niệm yêu thương.

Giữa nỗi thống khổ tột cùng, hãy quan sát những gì xảy ra cho cơ thể bạn. Kiểm tra những yếu tố sau:

• Chiều cao

• Tư thế

• Sinh lực

• Mức độ linh hoạt của các giác quan

• Nhịp thở – nông, gấp hay sâu, đều, chậm rãi

• Mức độ xông xáo

• Dáo dác tìm kiếm ai đó

Bây giờ, hãy hình dung về một viễn cảnh hoàn toàn đối lập. Vào buổi sáng nọ khi bạn mới thức dậy, người mà bạn thầm thương trộm nhớ suốt nhiều năm qua thỏ thẻ rằng trong mắt anh/cô ấy, bạn là người thú vị, lôi cuốn và vui tính nhất mà người ấy từng gặp. Người bạn thân đang lâm trọng bệnh vừa hồi phục một cách thần kỳ. Và ai đó gọi đến thông báo bạn vừa trúng số độc đắc.

Một lần nữa hãy kiểm tra lại tư thế, sinh lực, mức độ xông xáo, mức độ linh hoạt của các giác quan. Hãy cảm nhận sự khác biệt!

Bài tập mường tượng bạn vừa thực hiện là ví dụ minh họa cho thấy mỗi tế bào trong cơ thể bạn giữ vai trò như là “sứ giả” truyền đạt thông tin đến mọi người. Với nhận thức này, bạn có thể bắt đầu trở thành bậc thầy về khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể. Những khám phá từ bài tập trên đã được chứng thực trong các nghiên cứu chính thống, giống như những tình huống sau đây:

Tình huống nghiên cứu – Quan sát và lắng nghe

Hai nhà tâm lý học Geoffrey Beattie và Heather Shovelton, thuộc trường Đại học Manchester đã phát hiện thấy rằng điệu bộ cơ thể có khả năng chuyển tải một khối lượng thông tin khổng lồ. Khi nghe kể chuyện, nếu người nghe vừa lắng nghe vừa quan sát điệu bộ của người nói, họ sẽ tiếp nhận được thêm 10% lượng thông tin chính xác về câu chuyện so với khi chỉ lắng nghe đơn thuần. Beattie và Shovelton kết luận: “Điệu bộ cũng có khả năng truyền đạt tốt như lời nói vậy. Cả tay và miệng đều giữ vai trò quan trọng như nhau trong việc truyền đạt thông tin”.

Tình huống nghiên cứu – Tế bào thần kinh phản ảnh

Một nghiên cứu thực hiện tại Mỹ cho thấy điệu bộ cơ thể và lời phát biểu chỉ là hai phương thức của cùng một hệ quy trình tư duy. Cả hai đều giúp chuyển tải đến mọi người những suy nghĩ của bạn.

Joanna Iverson thuộc Đại học Missouri và người đồng nghiệp Esther Thelen đến từ Đại học Bloomington, bang Indiana, đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa sự vận động và nội dung truyền đạt. Họ nhận thấy có một nhóm tế bào não gọi là tế bào thần kinh phản ảnh (mirror neurons). Một nghiên cứu khác thực hiện trên loài khỉ cũng đã xác thực khám phá này.

Những tế bào thần kinh phản ảnh bị kích thích khi con khỉ thực hiện một kiểu vận động đặc thù nào đó, và cả khi nó nhìn thấy con khỉ khác thực hiện kiểu vận động tương tự. Đáng ngạc nhiên là những tế bào thần kinh phản ảnh được tìm thấy trong khu vực não bộ của khỉ lại hoàn toàn tương ứng với vùng nói(*) ở vỏ não của con người.

(*) Vùng Broca: nằm ở thùy trán, đây là vùng chi phối sự vận động của các cơ quan tham gia vào hoạt động phát âm như: thanh quản, môi, lưỡi… Khi vùng này tổn thương, người ta vẫn nghe và đọc nhẩm được nhưng không thể diễn đạt thành lời những suy nghĩ của mình.

Tôi là ai?

“Nếu bạn muốn hiểu về bản thân, hãy soi nhìn vào cách hành xử của người khác; còn nếu bạn muốn thấu hiểu người khác, hãy nhìn sâu vào trái tim mình.”

– Friedrich von Schiller

Trí tuệ Xã hội giúp ta sống hòa hợp với mọi người, dễ dàng kết giao với nhiều kiểu người khác nhau, làm cho họ cảm thấy thoải mái khi ở bên ta, thật sự hạnh phúc khi có ta bầu bạn. Vì vậy bí mật của loại hình trí thông minh này đó là thấu hiểu chính mình.

Nếu bạn cảm thấy hài lòng về bản thân, bạn sẽ trở nên tự tin và biết rõ những giá trị, chuẩn mực của mình. Sự tự tin đó sẽ toát ra từ bạn và tác động tích cực đến những người xung quanh thông qua ngôn ngữ cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể vận dụng sức mạnh của Trí tuệ Xã hội để tạo lợi thế cho mình, nhất là khi bạn lâm vào tình huống mà sự tự tin là điều cuối cùng bạn có thể cảm nhận! Với thế đứng vững chãi và thực hiện giao tiếp mắt, trong bạn sẽ toát ra một sự tự tin. Điều tuyệt vời là càng “nhập vai” tự tin thì bạn càng trở nên tự tin!

Tuy nhiên, cần lưu ý là đôi khi những dấu hiệu bạn phát ra ngoài chưa hẳn sẽ phát huy hiệu quả như mong muốn. Một người bạn của tôi khám phá ra rằng khi cô ấy tập trung phóng chiếu một hình ảnh cực kỳ nữ tính, cực kỳ gợi cảm về bản thân, cô không hề nghĩ rằng hình ảnh này lại được thể hiện ra ngoài theo cách hết sức khủng khiếp và đáng sợ như vậy!

Còn bạn là ai?

Giờ bạn đã biết ngôn ngữ cơ thể có thể chuyển tải những suy nghĩ và cảm xúc thật của bạn. Và do đó, nếu bạn trở thành bậc thầy trong việc đọc ngôn ngữ cơ thể người khác – cảm nhận được liệu họ đang cảm thấy không thoải mái, chán chường, nhiệt tình, thất vọng hay lo lắng – bạn sẽ nâng cao Trí tuệ Xã hội của mình lên gấp nhiều lần.

Nghiên cứu sau sẽ chứng thực rằng những người có khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể người khác luôn có nhiều lợi thế hơn những ai không có được khả năng này.

Tình huống nghiên cứu – Hiểu tôi, bạn sẽ được lợi!

Chuyên gia tâm lý từ Đại học Harvard, Robert Rosenthal, đã cùng sinh viên của ông thiết kế một bài kiểm tra về khả năng đọc những tín hiệu và ngôn ngữ phi ngôn từ của cơ thể con người. Họ thực hiện bài kiểm tra trên hơn 7.000 người đến từ Mỹ và 18 nước khác trên thế giới.

Trong quá trình kiểm tra, người tham gia được cho xem một loạt băng video về một người phụ nữ trẻ biểu lộ nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, như: căm thù, tức giận, an bình, mong được tha thứ, tình mẫu tử, biết ơn và đam mê.

Âm thanh của tất cả các đoạn phim đều bị tắt để người xem không nghe được bất kỳ lời thoại nào. Bên cạnh đó, tùy từng cảnh mà người ta giấu đi một hoặc nhiều hình thức giao tiếp phi ngôn từ. Chẳng hạn như, có cảnh thì toàn bộ cơ thể diễn viên bị che hết, chỉ chừa lại khuôn mặt; có cảnh thì khuôn mặt bị xóa mất, chỉ chừa lại điệu bộ cơ thể v.v.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button