Kỹ năng mềm

Nguy Cơ – Risk

nguy co risk sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dan Gardner

Download sách Nguy Cơ – Risk ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Bất cứ ai đã nhìn thấy cũng sẽ không bao giờ quên. Và hầu hết mọi người đều đã nhìn thấy.

Khi chiếc máy bay đầu tiên từ trên bầu trời trong xanh tháng Chín lao xuống và đâm vào Toà nhà Trung tâm Thương mại, chỉ có một chiếc camera duy nhất bắt được hình ảnh này – khi ấy chiếc camera đang ghi lại cảnh các viên chức trong thành phố đang làm việc bình thường mà bây giờ người ta đã quên từ lâu rằng họ đang làm gì. Nhưng khi toà tháp bốc cháy, tín hiệu báo động đã được phát đi tới tấp trên các đường dây và đường hàng không. Những cặp mắt điện tử của thế giới đều hoạt động, và chờ đợi. Khi chiếc máy bay thứ hai lao xuống, rất nhiều người chứng kiến và theo dõi – có lẽ phải đến hàng trăm triệu người – đã nhìn thấy chiếc máy bay, vụ nổ giận dữ, khói mù mịt, những cơn mưa mảnh kính và thép rơi xuống giống như pháo hoa trong một buổi diễu hành. Họ đều đã trực tiếp nhìn thấy cảnh tượng đó, nó quá rõ ràng, quá thật, giống như họ đang chứng kiến toàn bộ cảnh tượng khủng khiếp qua cửa sổ phòng khách vậy.

Những người không tận mắt chứng kiến vụ tấn công cũng đã nhanh chóng được thấy cảnh tượng này. Trong những giờ phút hỗn loạn sau đó, những hình ảnh đã được phát đi phát lại. Chúng được chiếu ở khắp mọi nơi. Từ London tới Moscow và Tokyo. Từ những đỉnh núi của dãy Andes cho tới những cánh rừng tại Madagascar và cả khu vực sa mạc ở Australia. Tại tất cả các thành phố, mọi khu vực và từng ngôi làng có sự góp mặt của các phương tiện truyền thông – gần như đã phủ khắp hành tinh này – người ta đều đã chứng kiến tấn thảm kịch. Chưa bao giờ trong lịch sử của loài người lại có một trải nghiệm chung tới mức như vậy.

Gần 3.000 người đã chết. Hàng trăm nghìn người mất gia đình và bạn bè. Đó là một tội ác khủng khiếp. Tuy nhiên, các vụ khủng bố ngày 11 tháng 09 không phải là đã gây ra những mất mát cho hầu hết dân số của nước Mỹ, và xét tới dân số thế giới, thì tỉ lệ những người chịu mất mát lại càng nhỏ hơn nhiều. Ngày 12 tháng 09, những người còn lại trong chúng ta đều đã phải trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng có những thứ đã thay đổi. Làm sao có thể không thay đổi sau những gì chúng ta đã chứng kiến?

Sau những gì đã xảy ra, có một số sự thay đổi nhỏ, hay ít nhất đó dường như không phải là những thay đổi đáng kể. Một trong những thay đổi đó là người ta thôi không đi máy bay nữa. Vài ngày sau vụ khủng bố, khi các hãng hàng không thương mại nối lại các chuyến bay thì những chiếc máy bay đã cất cánh trong tình trạng gần như không có hành khách.

Chính những hình ảnh đó là một nguyên nhân cơ bản. Đó là một phản ứng bản năng. Mỗi ngày có rất nhiều chuyến bay, và “cơ hội” để có mặt trên chiếc máy bay bị không tặc và đâm vào một toà nhà thương mại là rất nhỏ. Nhưng dường như điều đó chẳng nói lên điều gì. Các sân bay trở nên ảm đạm. Việc đi máy bay trở nên xa lạ và nguy hiểm.

Tất cả chúng ta đã đều được biết thông tin về gia đình các nạn nhân trong nhiều tuần và nhiều tháng sau vụ khủng bố. Thời lượng phát sóng của các phương tiện truyền thông bị lấp đầy bởi những cuộc phỏng vấn, giới thiệu lý lịch. Những câu chuyện khủng khiếp về sự mất mát đã khiến cho sự kiện gây chấn động này còn mang cả tính chất cá nhân với tất cả mọi người. Và đã có rất nhiều những buổi nói chuyện về những gì tồi tệ hơn có thể sẽ xảy ra. Các chính trị gia, các học giả và các chuyên gia đã nói về chủ nghĩa khủng bố như thể đó là Kị sĩ thứ Năm trong sách Khải Huyền(1). Cái chết và sự phá huỷ có thể ập tới bằng vô số cách, chúng ta đã được cảnh báo về các nguy cơ: chất độc trong nguồn nước; máy bay lao vào các lò phản ứng hạt nhân; virus đậu mùa được phát tán trên xe điện ngầm; các loại bom bẩn; các vali hạt nhân được chứa trong khoang những con tàu chở hàng vô danh.

Thời gian sau đó lại xuất hiện thông tin rằng một số người đã bị chết do những bức thư có chứa vi khuẩn bệnh than. Bệnh than. Không có ai nhìn thấy nó đang tới. Nhiều tháng trước, chúng ta rất an toàn và thịnh vượng. Đột nhiên, chúng ta trở nên giống như những con bươm bướm trước cơn bão. Những chính trị gia theo đường lối quyết liệt khuyên mọi người chú ý tới các mức độ màu sắc cảnh báo nguy hiểm, dự trữ sẵn các nguồn cung khẩn cấp. Đừng quên mua các dải băng ống để bịt kín cửa sổ và cửa ra vào, chống lại những cuộc tấn công hoá học hay sinh học. Và nếu như bạn có rơi vào tình huống đó, thì hãy cầu Chúa toàn năng rằng chúng ta còn có thể được thấy bình minh của ngày hôm sau.

Đó là một khoảng thời gian kinh hoàng và dường như không có thật. Dường như có thể dự đoán được rằng người ta sẽ chạy trốn khỏi các sân bay. Có một điều có lẽ sẽ gây ngạc nhiên là mặc dù vậy, họ lại không bắt đầu đào các hố tránh bom tại sân sau nhà mình. Người ta vẫn đi làm và tiếp tục cuộc sống của mình. Họ chỉ không bay thôi. Thay vào đó, họ đi trên mặt đất.

Các nhà chính trị lo lắng rằng “cuộc di cư” của người Mỹ từ máy bay sang ô tô sẽ ảnh hưởng tới ngành hàng không, thế nên hành động cứu trợ sẽ được thực hiện đồng thời với sự “di cư” này. Nhưng lại không có ai bàn luận về sự tăng đột biến việc đi lại bằng ô tô. Tại sao lại như vậy? Vì đó chỉ là chuyện vặt vãnh. Trong khi có những mối đe dọa chết người cần phải lo lắng hơn nhiều.

Tuy nhiên, có một điều mà không chính trị gia nào lưu tâm là di chuyển bằng đường hàng không lại an toàn hơn lái ô tô.

Khoảng cách an toàn là quá lớn, trong thực tế, các chuyến máy bay vẫn có thể an toàn hơn việc đi lại bằng ô tô, thậm chí kể cả khi nguy cơ về chủ nghĩa khủng bố đã trở nên tồi tệ hơn so với nguy cơ trong thực tế. Một Giáo sư người Mỹ đã tính toán rằng giả sử như mỗi tuần bọn khủng bố lại cướp một chiếc máy bay và sử dụng nó để tấn công khủng bố tại nước Mỹ thì một người bay trung bình một tháng một chuyến trong một năm sẽ chỉ có 1/135.000 xác suất bị giết bởi bọn không tặc – một tỉ lệ rủi ro chẳng đáng kể gì nếu so sánh với tỉ lệ 1/6.000 nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tai nạn ô tô.

Các nhà phân tích rủi ro đều biết rõ về khoảng cách an toàn này. Và họ hiểu rằng lưu lượng di chuyển quy mô lớn chuyển từ máy bay sang ô tô sẽ có những tác động gì. Đó là một phép toán đơn giản. Nếu một người từ bỏ hình thức di chuyển tương đối an toàn bằng máy bay và chuyển sang đi ô tô thì sẽ không phải là vấn đề lớn. Anh ta gần như sẽ chắc chắn sống sót. Tuy nhiên, nếu hàng triệu người có cùng sự lựa chọn như vậy thì có lẽ một số trong đó sẽ thua trong trò đánh bạc may rủi này, và thua bằng chính mạng sống của họ….

Tuy nhiên, những vụ tai nạn ô tô lại không giống như các vụ không tặc khủng bố. Chúng không tràn ngập trên các bản tin của CNN, chúng cũng không tạo ra các cuộc thảo luận không có hồi kết của các học giả. Chúng không truyền cảm hứng cho các bộ phim của Hollywood, chúng cũng không tác động tới các chiến dịch của các chính trị gia. Và cứ như vậy, trong những tháng sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 09, các chính trị gia và các nhà báo không ngớt lo lắng về chủ nghĩa khủng bố, vi trùng bệnh than và các loại bom bẩn. Còn mọi người thì tránh xa những chiếc máy bay để tránh khỏi những vụ không tặc, “hi sinh” trên những con đường của nước Mỹ. Và không có ai chú ý tới điều này.

Hay nói một cách khác, thì chỉ có rất ít người nhận ra điều đó. Gerd Gigerenzer, một nhà tâm lý học tại Viện nghiên cứu Max Planck, Berlin đã kiên trì thu thập các dữ liệu liên quan đến việc di chuyển và các mức độ rủi ro. Năm 2006, ông đã công bố một tài liệu so sánh các số liệu của 5 năm trước khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11 tháng 09 và 5 năm sau đó.

Sự thực là dòng người đổ xô đi ô tô thay vì đi lại bằng máy bay tại Mỹ chỉ kéo dài trong một năm. Và sau đó, các hình thức giao thông lại trở về bình thường. Gigerenzer cũng phát hiện ra rằng, đúng như những gì đã dự đoán, những vụ tai nạn chết người trên các xa lộ tại nước Mỹ đã tăng vọt sau tháng 09 năm 2001 và lại trở lại mức bình thường vào tháng 09 năm 2002. Với những dữ liệu này, Gigerenzer đã tính toán được số người Mỹ bị chết trong các vụ tai nạn ô tô chính là hậu quả trực tiếp của việc chuyển từ đi máy bay sang đi ô tô.

Và con số đó là 1.595 người chết, tương đương hơn một nửa tổng số người chết trong những vụ khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử. Con số này gấp sáu lần so với tổng số những hành khách xấu số trên các chuyến bay ngày 11 tháng 09 và gấp 319 lần tổng số người đã chết bởi sự tấn công của vi khuẩn bệnh than vào năm 2001.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đã không chú ý tới điều này ngoài gia đình của những nạn nhân. Thậm chí, ngay cả những gia đình này cũng đã không thực sự hiểu chuyện gì đã xảy ra. Họ nghĩ – họ vẫn nghĩ rằng – họ đã mất chồng, vợ, cha, mẹ, hay con cái bởi những vụ tai nạn giao thông và họ chấp nhận điều đó như một cái giá của cuộc sống hiện đại.

Họ đã không hiểu rằng, chính nỗi sợ hãi đã cướp đi những người ruột thịt thân yêu của họ.

ĐỌC THỬ

XÃ HỘI NGUY HIỂM

Franklin Delano Roosevelt đã biết được một số điều về tâm lý sợ hãi. Tại thời điểm ông tuyên thệ nhậm chức để trở thành vị Tổng thống thứ 32 của nước Mỹ thì nỗi sợ hãi đang giống như một màn sương mù dày đặc và xám xịt lởn vởn khắp Washington. Đó là thời điểm tồi tệ nhất của cuộc Đại Khủng hoảng. Các ngân hàng lần lượt đổ sập như một hiệu ứng Domino và hơn một nửa số ngành sản xuất công nghiệp của nước Mỹ đã biến mất. Giá nông sản sụt giảm nghiêm trọng, cứ bốn công nhân thì có một người thất nghiệp, và 2 triệu người dân Mỹ lâm vào tình cảnh mất nhà cửa.

Đó là thời điểm mà vận mệnh của cả nước Mỹ được giao phó vào một người đàn ông bị liệt nửa người, người đã suýt nữa thiệt mạng trong một vụ ám sát một tháng trước đó. Bà Roosevelt đã dùng từ “kinh hãi” để nói về diễn văn nhậm chức của chồng mình.

Trong bức thông điệp đầu tiên trên cương vị Tổng thống, Roosevelt đã nói rất thẳng thắn về tâm lý của nước Mỹ trong những ngày này: “Tôi chắc chắn rằng những đồng sự của tôi trông chờ trong lễ nhậm chức của mình, tôi sẽ thể hiện một thái độ vô tư, và đưa ra một quyết định trên cơ sở sức ép từ tình trạng hiện nay của đất nước chúng ta…” “… Rõ ràng đây là thời điểm để nói về sự thật, về toàn bộ sự thật, một cách thẳng thắn và dũng cảm. Chúng ta cũng không cần phải lưỡng lự khi dũng cảm đối mặt với những điều kiện hiện tại của đất nước chúng ta. Quốc gia vĩ đại này sẽ phải tiếp tục chịu đựng như đã từng chịu đựng, sẽ hồi sinh và sẽ thịnh vượng. Do đó, trước tiên, hãy cho phép tôi được khẳng định niềm tin chắc chắn rằng điều duy nhất mà chúng ta phải sợ chính là bản thân nỗi sợ hãi – những nỗi khiếp sợ không tên, vô cớ và không chính đáng đã làm tê liệt những nỗ lực cần thiết để điều chỉnh kịp thời tình hình.”

Tất nhiên Roosevelt biết rằng có rất nhiều những thứ khác để phải lo sợ chứ không riêng gì bản thân nỗi sợ hãi. Nhưng ông cũng biết rằng vấn đề nghiêm trọng của nước Mỹ là “nỗi sợ hãi không rõ nguyên nhân” sẽ khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều bằng cách làm xói mòn niềm tin vào nền dân chủ tự do và gắn chặt con người ta vào những giấc mơ điên rồ. Cuộc Đại Khủng hoảng(1) có thể làm tổn hại tới nước Mỹ. Nhưng nỗi sợ hãi thậm chí còn có thể huỷ hoại cả đất nước này.

Đây là một sự hiểu thấu mang tính lịch sử còn hơn cả bản thân nước Mỹ. Những lời của Roosevelt là từ Henry David Thoreau. Về phần mình, Thoreau lại chịu ảnh hưởng của Michel de Montaigne, người từ hơn 350 năm trước đã viết rằng: “Thứ mà tôi sợ nhất chính là nỗi sợ hãi.”

Nỗi sợ hãi có thể là một cảm giác mang tính suy diễn. Khi chúng ta lo lắng về một mối nguy hiểm, chúng ta sẽ dành nhiều sự chú ý hơn tới nó và phản ứng tại những nơi được cho là có mối nguy hiểm đó. Nỗi sợ hãi giúp chúng ta sống sót và phát triển. Không hề là phóng đại khi nói rằng loài người chúng ta mắc nợ (hay biết ơn) nỗi sợ hãi, một món nợ liên quan tới sự tồn tại của chúng ta. Nhưng “nỗi sợ hãi không rõ nguyên nhân” thì lại là chuyện khác. Nỗi sợ hãi không rõ nguyên nhân ấy có thể hủy hoại nước Mỹ trong cuộc Đại Khủng hoảng. Nó đã giết chết 1.595 người bằng cách thuyết phục họ chuyển từ đi lại bằng máy bay sang đi ô tô sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 09. Và ngày nay, càng ngày càng có nhiều sự hiện hữu của các nỗi sợ hãi không rõ nguyên nhân tại tất cả các nước phương Tây, điều này khiến chúng ta càng lúc càng đưa ra những quyết định ngớ ngẩn hơn khi giải quyết những nguy cơ mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày.

Mối nguy hiểm và nỗi sợ hãi là những chủ đề nóng của các nhà xã hội học, những người đã đi tới một nhận thức chung rằng chúng ta, những người đang sống trong các quốc gia hiện đại đang trở nên lo lắng nhiều hơn so với các thế hệ trước chúng ta. Một số người nói rằng chúng ta đang sống trong một nền văn hóa của nỗi sợ hãi: chủ nghĩa khủng bố, tin tặc, ma tuý, cúm gia cầm, các sinh vật đột biến gen, thực phẩm ô nhiễm. Có cảm giác rằng những mối đe dọa mới nảy nở như những loại nấm độc. Biến đổi khí hậu, các chất gây ung thư, “hội chứng béo phì”, các loại thuốc trừ sâu, bệnh SARS, cúm gia cầm, và các bệnh liên quan đến các loại thực phẩm thịt. Danh sách này càng lúc càng dài. Mở một tờ báo, xem mục tin chiều, vào bất cứ ngày nào, người ta cũng có cảm giác đây là cơ hội để cho một ai đó – một nhà báo, nhà hoạt động, một cố vấn, một nhà lãnh đạo, hay một chính trị gia – cảnh báo về một “hội chứng” của một cái gì đó đang đe dọa bạn và những người thân yêu của bạn.

Thường thường, những nỗi lo sợ kiểu này sẽ bùng lên thành những nỗi kinh hoàng. Gần đây, những nỗi lo sợ thường bắt đầu hình thành từ các công viên hay các phòng chat Internet. Trong những năm đầu thập kỉ 90 nỗi sợ hãi có nguồn gốc từ những cảm xúc mạnh mẽ trên đường. Một thập kỉ trước, đó là bệnh mụn giộp, những tà giáo, bệnh bò điên, những vụ nổ súng tại trường học, hoạt động buôn bán cocain. Tất cả những mối nguy cơ này như thể đã chạy đua để vươn lên dẫn đầu trong danh sách những mối quan tâm của xã hội, rồi lại tụt xuống nhanh như khi chúng được đẩy lên cao. Tuy nhiên, có một số “đợt sóng” như vậy tràn lên và chiếm ưu thế không chỉ thời điểm hiện tại mà cả sau này. Một số khác thì trượt dần xuống mức chỉ còn là những mối phiền toái nho nhỏ, và không bao giờ người ta nghe nói tới chúng nữa. Bệnh mụn giộp chẳng hạn.

Đây chỉ là “nguyên vật liệu” cho những tin tức hàng ngày. Các tác giả, những nhà hoạt động, các cố vấn, và những nhà tương lai học lúc nào cũng cảnh báo chúng ta về những mối đe dọa kì lạ khiến cho viễn cảnh về hạt nhân của một cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trở nên kì cục. Gen di truyền thì mở rộng thành những loại vũ khí sinh học, công nghệ tự tái tạo nano thì biến mọi thứ trở thành “những vật nhớp nháp xám xịt”, số mệnh về mặt vật lý đã tạo ra một hố đen, hút hành tinh và tất cả chúng ta vào đó. Sự tưởng tượng về siêu virus thiên niên kỉ đã bị phá bỏ nhưng không thể ngăn được sự lan truyền của những lý thuyết về sự hủy diệt, tới mức dường như ở đâu chúng ta cũng có thể nghe được những phát biểu kiểu như loài người sẽ thật may mắn nếu có thể sống sót đến thế kỉ tiếp theo.

Ulrich Beck không bi quan như vậy, nhà xã hội học người Đức, Giáo sư của trường Kinh tế London đã phát biểu trên tờ The Guardian (Người bảo vệ) rằng ông chỉ đơn giản không chắc chắn rằng loài người sẽ có thể sống sót “qua thế kỉ 21 mà không có một sai sót nào đó để phải trở lại thời kì dã man.” Quan điểm của Beck đã tính đến nhiều điều hơn hầu hết những người khác bởi ông là một trong những người đầu tiền nhận ra rằng các quốc gia hiện đại đang trở thành những quốc gia của những con người sợ sệt và lo lắng. Quay trở lại năm 1986, Beck là người đã nghĩ ra thuật ngữ Xã hội nguy hiểm(2) để mô tả những đất nước mà tại đó, những mối lo ngại về nguy hiểm được đẩy lên cao – đặc biệt là những mối đe dọa gây ra bởi công nghệ hiện đại – và ở những nơi đó người ta sợ hãi như chưa bao giờ sợ hãi đến vậy.

Nhưng tại sao chúng ta lại phải khiếp sợ tới mức như vậy? Đó thực sự là một câu hỏi hóc búa. Tất nhiên, chủ nghĩa khủng bố là một mối đe dọa có thực. Sự biến đổi khí hậu, cúm gia cầm, bệnh ung thư vú, nạn bắt cóc trẻ em… cũng vậy, và kể cả tất cả những thứ khác khiến chúng ta phải siết chặt tay nhau trong những nỗ lực mang tính tập thể. Tuy nhiên loài người đã luôn phải đối mặt với những nguy cơ, không nguy cơ này thì nguy cơ khác. Vậy tại sao chúng ta ngày nay lại tỏ ra lo lắng hơn các thế hệ trước?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button