Kỹ năng mềm

Nền Tảng Và Ứng Dụng Của Bản Đồ Tư Duy

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tony Buzan

Download sách Nền Tảng Và Ứng Dụng Của Bản Đồ Tư Duy ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Nền Tảng & Ứng Dụng Của Bản Đồ Tư Duy” là sự chỉ dẫn căn bản cho quá trình làm quen với Bản đồ Tư duy. Với công cụ Bản đồ Tư duy, Tony Buzan đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới – và hệ thống ghi chép mang tính đột phá của ông sẽ giúp bạn đạt được những thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống:

• Tìm ra những ý tưởng tuyệt vời

• Có giải pháp sáng tạo

• Đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu

• Tạo động lực hành động cho bản thân và cho cả người khác

• Tăng cường khả năng ghi nhớ

Ngoài ra, những ví dụ sinh động được minh họa trong suốt nội dung sách, từ sự kỳ diệu của bộ não đến các công cụ tư duy thú vị, và những tình huống lập Bản đồ Tư duy cụ thể (như cách chủ trì một cuộc họp, chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc, chuyện khởi nghiệp, lên kế hoạch cho hoạt động của cả nhà, kế hoạch “giữ dáng”,…) sẽ giúp bạn hiểu vì sao Bản đồ Tư duy lại là một công cụ tư duy vô cùng hiệu quả và có thể giúp bạn khơi dậy năng lực trí tuệ thiên phú của mình, đồng thời giúp bạn tỏa sáng trong mọi lĩnh vực bạn trải nghiệm. “Nền Tảng & Ứng Dụng Của Bản Đồ Tư Duy” sẽ cung cấp những chỉ dẫn đáng tin cậy để bạn có thể sử dụng được công cụ tuyệt vời ấy.

Chương 1 – Bản đồ Tư duy là gì? – giới thiệu về Bản đồ Tư duy và những “quy luật” căn bản về Bản đồ Tư duy. Chương này cũng hướng dẫn từng bước để bạn biết cách lập nên Bản đồ Tư duy đầu tiên của mình.

Chương 2 – Hiểu bộ não, giải phóng tiềm năng của bản thân – khám phá sâu hơn, để hiểu tại sao việc dùng Bản đồ Tư duy mang lại hiệu quả, cũng như cách thức mà công cụ này thực sự giúp bộ não học hỏi và tư duy sáng tạo.

Chương 3 – Mô hình cải thiện kiểu tư duy lối mòn – giúp bạn tìm hiểu phương pháp học tập. Chương này cung cấp cho bạn một mô hình học tập và thành công vô cùng đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể kếp hợp sử dụng với Bản đồ Tư duy. Với mô hình TEFCAS và Bản đồ Tư duy, bạn sẽ luôn thành công.

Chương 4 – Mối liên hệ giữa sức khỏe thể chất và sức mạnh trí tuệ – nhấn mạnh tầm quan trọng của nền tảng thể chất đối với sức mạnh trí tuệ. Chương này sẽ chỉ cho bạn thấy những cách thức tối ưu giúp bạn đạt được sự cân bằng trong các hoạt động rèn luyện, ngủ nghỉ, trong chế độ dinh dưỡng chất lượng của bạn, và làm thế nào mà Bản đồ Tư duy có thể giúp bạn đạt được sự cân bằng này.

Chương 5 – Chương cuối cùng, về Bản đồ Tư duy và những thành công trong cuộc sống hàng ngày. Chương này sẽ giới thiệu với bạn một vài cách (trong vô vàn cách) sử dụng Bản đồ Tư duy để lập kế hoạch trong môi trường công sở, trong đời sống xã hội và trong mọi khía cạnh của cuộc sống thường ngày. Bạn có thể dùng các Bản đồ Tư duy ví dụ ở chương này để tự mình tìm kiếm cảm hứng và khả năng tưởng tượng tuyệt vời của bản thân, và bạn có thể an tâm vì bạn sẽ thể hiện tài năng và giá trị của mình trong mọi việc, mọi tình huống.

Bản đồ Tư duy đã thay đổi cuộc sống của tôi theo hướng tốt đẹp hơn, một cách tuyệt vời và đáng kinh ngạc. Tôi biết chúng cũng sẽ có tác dụng tương tự với bạn.

ĐỌC THỬ

Các nội dung chính của chương 1:

► Vì sao Bản đồ Tư duy có thể hỗ trợ bạn?

► Bạn cần gì để tạo lập một Bản đồ Tư duy?

► Bảy bước tạo nên một Bản đồ Tư duy

► Tạo lập Bản đồ Tư duy đầu tiên

Chương 1BẢN ĐỒ TƯ DUY LÀ GÌ

“Bản đồ Tư duy là công cụ có thể thay thế toàn bộ lối tư duy hàng lối đã định hình sẵn trong bộ não. Công cụ này có thể vươn ra mọi hướng để nắm bắt những suy nghĩ từ mọi góc độ.”– Michael Michalko, trích từ “Cracking Creativity” (tạm dịch: Sự sáng tạo tuyệt vời)

B

ản đồ Tư duy là công cụ tổ chức suy nghĩ cơ bản – một dụng cụ đa năng hỗ trợ bộ não của bạn.

Sử dụng Bản đồ Tư duy là cách đơn giản nhất để đưa thông tin vào bộ não, để sau đó bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng “truy xuất” lại những gì đã ghi nhớ. Đây cũng là phương pháp ghi chép sáng tạo và hiệu quả. Tất cả đều rất đơn giản.

Bạn có thể tìm một Bản đồ Tư duy mẫu bất kỳ và so sánh với bản đồ của một thành phố. Vùng trung tâm của Bản đồ Tư duy tương tự như khu vực trung tâm của thành phố – thể hiện những ý tưởng quan trọng nhất. Những tuyến đường chính bắt nguồn từ khu vực trung tâm thể hiện những suy nghĩ “phụ” được phát triển từ ý tưởng chính ở trung tâm, và cứ thế phát triển tiếp ra các ý tưởng chi tiết hơn. Bạn có thể thêm vào những hình ảnh và hình dạng đặc biệt để thể hiện những khu vực mình yêu thích, hay những ý tưởng đặc biệt thú vị.

So sánh một Bản đồ Tư duy và bản đồ của một thành phố

a

Cũng như bản đồ các tuyến đường, Bản đồ Tư duy sẽ:

* Cho bạn cái nhìn tổng quan về toàn bộ đề tài/môn học hay cả lĩnh vực.

* Cho phép bạn lập kế hoạch theo từng bước, hay giúp bạn đưa ra quyết định. Sau đó, Bản đồ Tư duy sẽ tiếp tục hỗ trợ bạn theo sát kế hoạch của chính mình và biết đích xác mình đã đạt đến mức độ nào.

* Tập hợp tất cả dữ liệu về một mối.

* Tự tạo động lực cho bản thân để tìm ra những hướng đi mới, sáng tạo hơn.

* Luôn giữ được sự thích thú trong việc quan sát, đọc, nghiền ngẫm, và ghi nhớ.

Ngoài ra, Bản đồ Tư duy cũng là tấm bản đồ có phần thể hiện rõ ràng, giúp bạn định hướng trí nhớ, cho phép bạn sắp xếp lại các thông tin và suy nghĩ theo cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não. Điều này có nghĩa là từ việc ghi nhớ đến “truy xuất” thông tin sau đó sẽ dễ dàng hơn, đáng tin cậy hơn việc dùng cách ghi chép truyền thống.

Tất cả các Bản đồ Tư duy đều có một số điểm chung: bạn cần dùng đến khá nhiều màu sắc để vẽ, và bạn luôn vẽ bản đồ từ vùng trung tâm rồi từ đó tỏa ra các nhánh ở chung quanh. Hệ thống các nhánh này gồm những đường cong, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh. Với một Bản đồ Tư duy, những thông tin vốn từng được soạn dưới dạng danh sách dài thườn thượt giờ đây sẽ được chuyển thành dạng biểu đồ đầy màu sắc, mang tính tổ chức cao và dễ nhớ, dễ thuộc.

Vì sao Bản đồ Tư duy có thể hỗ trợ bạn?

Bản đồ Tư duy có thể hỗ trợ bạn trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, chẳng hạn như:

* lên kế hoạch

* giao tiếp

* tăng cường sự sáng tạo

* tiết kiệm thời gian

* giải quyết các vấn đề

* tập trung

* sàng lọc và sắp xếp suy nghĩ

* tăng khả năng ghi nhớ

* học hành nhanh hơn, hiệu quả hơn

* nhìn mọi việc từ góc độ “toàn cảnh”

* tiết kiệm giấy, hạn chế phá rừng, qua đó góp phần bảo vệ môi trường!

Trong tác phẩm “Cracking Creativity”, tác giả Michael Michalko cho rằng Bản đồ Tư duy có khả năng:

* giúp bạn sử dụng được toàn bộ khả năng của bộ não

* giúp tâm trí bạn thanh lọc những bất ổn tinh thần

* giúp bạn tập trung hơn

* giúp bạn liên kết các thông tin rời rạc với nhau

* có được cái nhìn tổng quan lẫn chi tiết đối với từng dự án

* cho phép bạn cơ cấu các quan điểm theo một nhóm, sau đó sắp xếp lại các quan điểm này nhằm đưa ra sự đối chiếu, so sánh

* đòi hỏi bạn phải tập trung vào dự án đang thực hiện, và điều này sẽ giúp ích cho việc thu nạp thông tin vào bộ nhớ ngắn hạn, sau đó chuyển tiếp vào bộ nhớ dài hạn của bộ não.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ được cung cấp nhiều ví dụ về các cách thức vận dụng Bản đồ Tư duy vào cuộc sống, trong việc lên kế hoạch và tổ chức lại cuộc sống của mình vì sự thành công cao nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể vận dụng Bản đồ Tư duy để tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ, đầy tính sáng tạo, cũng như không cần tốn nhiều công sức mà vẫn có thể tiếp thu những sự kiện và thông tin.

Thông qua những hoạt động này, bạn sẽ hiểu hơn về bộ não của mình, từ đó tìm ra phương pháp thích hợp với riêng bản thân, giúp cho việc học tập và ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn. Thêm vào đó, một khi đã tìm ra được cách kích thích bộ não hoạt động, bạn sẽ có thể giải phóng được những tiềm năng của bản thân, cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ.

Những thiên tài vĩ đại ghi chép như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng tại sao có những người lại trở thành những thiên tài kiệt xuất của thế giới? Một phần thành công của họ bắt nguồn từ phương pháp ghi chép mà họ sử dụng. Hãy thử điểm qua một vài gương mặt nổi bật sau:

* Leonardo da Vinci, người được mệnh danh là “Bộ não của thiên niên kỷ vừa qua”

* Michelangelo, nhà điêu khắc và nghệ sĩ vĩ đại thời Phục Hưng

* Charles Darwin, nhà Sinh vật học thiên tài

* Isaac Newton, người đã khám phá “Thuyết vạn vật hấp dẫn”

* Albert Einstein, cha đẻ của “Thuyết tương đối”

* Thủ tướng Anh Winston Churchill, chính trị gia và nhà văn nổi tiếng

* Pablo Picasso, người đã thay đổi diện mạo Mỹ thuật thế kỷ 20

* William Blake, họa sĩ và là nhà thơ người Anh, người nổi tiếng với tầm nhìn xa trông rộng

* Thomas Edison, nhà khoa học với những phát minh thực tiễn, góp phần thay đổi diện mạo thế giới

* Galileo, nhà khoa học đã góp phần thay đổi hoàn toàn nhận thức về vũ trụ của nhân loại thông qua chính quá trình quan sát thiên văn của mình

* Thomas Jefferson, một học giả, một trong những nhân vật ký tên vào Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ

* Richard Feynman, nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

* Marie Curie, nhà Vật lý học, Hóa học từng hai lần đoạt giải Nobel.

Ở những con người xuất chúng này có một điểm chung, đó là cách ghi chép của họ không hề tuân theo kiểu ghi chép truyền thống, tức là chủ yếu dùng phương tiện ngôn ngữ và trình bày theo hàng lối. Họ sử dụng công cụ ngôn ngữ- hình ảnh.

Như vậy, nếu bạn đang cân nhắc dùng Bản đồ Tư duy làm phương pháp ghi chép cho bản thân, bạn đang trên đường đến với đền thờ dành cho những thiên tài vĩ đại trên. Phương pháp những con người vĩ đại trên sử dụng cũng tương tự như Bản đồ Tư duy, gồm những yếu tố chính cấu tạo nên một Bản đồ Tư duy. Bằng cách đó, họ có thể hình dung rõ ràng hơn các ý nghĩ trong đầu mình; nhờ vậy, họ có thể sắp xếp, tổ chức ý tưởng để tạo nên những bước sáng tạo nhảy vọt trong lĩnh vực mình đang theo đuổi.

Nói cách khác, Bản đồ Tư duy chính là một người bạn đồng hành lý tưởng của bạn trên đường đến thành công.

CÁCH HỮU HIỆU GIÚP BẠN HÌNH DUNG RÕ RÀNG NHỮNG SUY NGHĨ CỦA MÌNH

Vì sao việc sử dụng ngôn ngữ hình ảnh lại hữu hiệu trong việc tổ chức, phát triển và ghi nhớ các suy nghĩ của con người? Đó là do bộ não của chúng ta vốn có chức năng tiếp nhận thông tin thông qua thị giác. Vì vậy mà khi thể hiện thông tin thông qua ngôn ngữ hình ảnh, chúng ta sẽ dễ ghi nhớ hơn.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh điều này. Ví dụ, trong một thí nghiệm, những người trưởng thành được cho xem 2.560 bức ảnh, tốc độ khoảng 10 giây một bức. Sau đó, họ được cho xem 280 cặp ảnh; trong cặp ảnh này, một bức nằm trong số những bức ảnh họ đã xem ban nãy, bức còn lại không nằm trong bộ ảnh trên. Kết quả mà các nhà nghiên cứu ghi nhận được là khả năng ghi nhớ những bức ảnh đã xem của những người này lên đến 85-95%.

Bản đồ Tư duy giúp khả năng tiếp nhận thông tin bẩm sinh bằng thị giác của bạn phát huy mạnh mẽ. Kết hợp với hình ảnh, màu sắc và những nhánh cong, Bản đồ Tư duy sẽ càng kích thích thị giác của bạn nhiều hơn so với những phương pháp ghi chép thông thường, vốn chỉ bao gồm những hàng lối đều đặn và đơn sắc. Nhờ vậy, với Bản đồ Tư duy, khả năng ghi nhớ và “truy xuất” thông tin của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Để bắt đầu hành trình khám phá phương pháp, đầu tiên bạn hãy tưởng tượng bộ não của mình như một thư viện vừa mới được xây và hãy còn trống không. Không gian này đang chờ được bạn lấp đầy, với những dữ liệu, thông tin dưới dạng sách vở, các cuộn băng video, phim ảnh, các đĩa CD và DVD.

Bạn chính là nhà Quản lý thư viện, đang cần phải đưa ra quyết định xem bạn muốn lưu trữ nhiều hay ít. Rất tự nhiên, bạn sẽ chọn lưu trữ nhiều.

Thứ hai, bạn cần lựa chọn việc có tổ chức thông tin hay không. Nếu bạn chọn phương án không tổ chức lại thông tin, bạn chỉ đơn giản là đặt hàng thật nhiều thùng sách và những thứ máy móc điện tử, rồi cứ thế để tất cả chồng chất lên nhau, trên sàn, ngay giữa thư viện của bạn.

Và rồi sau đó, khi có người bước vào thư viện và hỏi bạn về một quyển sách, hay muốn tìm kiếm thông tin trong một quyển sách nào, bạn sẽ nhún vai và đáp: “Ở đâu đó trong những chồng đồ kia kìa. Chúc anh may mắn tìm ra nó nhé!”.

Câu chuyện minh họa trên thể hiện tình trạng thường thấy trong đầu óc của rất nhiều người trong chúng ta. Tâm trí của họ, ngay cả khi họ nghĩ là trong đầu đã có sẵn thông tin mình cần, luôn ở trong tình trạng lộn xộn, bừa bãi, đến độ họ không thể nào lấy được thông tin ấy ra ngay tại thời điểm cần đến nó nhất. Điều này gây ra tâm lý chán nản và cảm giác rụt rè, không sẵn sàng khi bắt tiếp nhận hay giải quyết một thông tin mới, vấn đề mới. Ngoài ra, bạn hãy tự hỏi mình xem: Nếu như không thể sử dụng được bất kỳ dữ liệu nào trong đầu, vậy thì việc tiếp nhận thêm thông tin mới liệu có ích gì?

Giờ hãy đến với một hình ảnh tưởng tượng khác. Lần này, thư viện của bạn là nơi lưu trữ lượng thông tin lý tưởng về tất cả những đề tài bạn muốn biết. Nơi đây, thay vì bị chất chồng giữa sàn nhà không theo một thứ tự phân loại nào, thông tin sẽ được phân chia thành nhiều loại, sau đó lại tiếp tục được sắp xếp theo một trật tự hoàn hảo, gọn gàng ở đúng những vị trí mà bạn đã định sẵn trong đầu.

Thêm vào đó, thư viện này còn có một hệ thống truy xuất dữ liệu và truy cập dữ liệu với “công nghệ cảm ứng” – tức là dựa trên những cảm xúc và cảm giác, cùng với ý nghĩ của bạn để sàng lọc và lựa chọn thông tin bạn cần nhất. Việc truy xuất thông tin thế là chỉ trong chớp mắt!

Hiện thực hóa giấc mơ

Đó là một giấc mơ bất khả thi? Không đâu! Tất cả đều có thể thành hiện thực!

Bản đồ Tư duy chính là kho lưu trữ, đồng thời là một hệ thống truy cập thông tin và dữ liệu phi thường, như một thư viện khổng lồ thực sự tồn tại trong bộ não kỳ diệu của bạn.

Bản tất cả đồ những Tư duy thông giúp bạn tin cần học thiết hỏi, tổ một chức, cách lưu gọn trữ và gàng phân để loại khi cần, bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm thấy những gì mình muốn.

Bên cạnh đó, bạn thường hay có khuynh hướng nghĩ rằng mình càng đưa nhiều thông tin vào đầu thì càng tốt. Trên thực tế, làm như vậy chỉ khiến bộ não càng dễ bị “quá tải” và rốt cuộc, việc truy xuất thông tin sẽ khó khăn hơn.

Tuy nhiên, Bản đồ Tư duy sẽ cho bạn thấy suy nghĩ này đã lỗi thời. Bằng cách nào ư? Khi sử dụng Bản đồ Tư duy, mỗi thông tin mà bạn đưa vào thư viện sẽ tự động kết nối chặt chẽ với tất cả những thông tin sẵn có ở đây. Nếu trong bộ nhớ của bạn càng có nhiều những “liên kết chặt chẽ” này, kết dính với từng thông tin trong não bạn, bạn sẽ càng dễ liên hệ và có thể nhanh chóng “truy xuất” ngay thông tin ấy khi cần thiết. Với Bản đồ Tư duy, quá trình học hiểu và gia tăng kiến thức của bạn sẽ ngày càng dễ dàng hơn.

Tóm lại, việc ứng dụng Bản đồ Tư duy vào việc học tập, công việc, thậm chí bất cứ khía cạnh nào của đời sống cũng để mang lại những ích lợi to lớn, giúp cuộc sống của bạn dễ chịu, thoải mái hơn mà vẫn đạt đến được thành công.

Đã đến lúc bắt tay vào thực hiện Bản đồ Tư duy đầu tiên của mình rồi đấy.

Bạn cần gì để tạo nên một Bản đồ Tư duy?

Lập nên Bản đồ Tư duy là việc vô cùng đơn giản, và những vật liệu bạn cần cũng khá đơn giản:

* Một trang giấy bất kỳ

* Bút màu

* Bộ não của bạn

* Trí tưởng tượng của chính bạn!

7 bước tạo lập một Bản đồ Tư duy

1. Lật trang giấy nằm ngang, hãy bắt đầu từ CHÍNH GIỮA trang giấy. Tại sao ư? Vì việc bắt đầu từ vị trí chính giữa sẽ tạo khoảng không tự do cho bộ não của bạn – điểm chính giữa chính là điểm mà từ đó, ta có thể tỏa các ý tưởng, mọi suy nghĩ ra mọi hướng và giúp bạn thể hiện chúng một cách thoải mái, tự nhiên.

2. Dùng một BỨC HÌNH bất kỳ (có thể là hình vẽ hay ảnh chụp, cũng có thể là ảnh cắt ra từ báo, tạp chí,…) đặt vào vị trí chính giữa, để minh họa cho ý tưởng chính của bạn. Vì sao? Vì một hình ảnh đáng giá cả ngàn từ, và còn có thể tạo động lực giúp bạn sử dụng tiếp đến Trí tưởng tượng của mình. Với một bức hình ở giữa trang giấy sẽ giúp bạn cảm thấy thích thú, giữ cho bạn tập trung, còn bộ não sẽ hoạt động một cách hưng phấn.

3. Dùng nhiều MÀU SẮC khác nhau. Màu sắc, cùng với những hình ảnh sẽ khiến bộ não của bạn thấy thích thú. Những màu sắc sẽ mang đến cho Bản đồ Tư duy của bạn tính cộng hưởng lẫn sức sống, cùng với nguồn năng lượng dồi dào cho Tư duy Sáng tạo của bạn. Tất nhiên, cả niềm vui!

4. Tất cả các NHÁNH CHÍNH sẽ đều LIÊN KẾT với bức hình trung tâm, đầu còn lại là mối nối mở ra những nhánh phụ và những nhánh thể hiện ý chi tiết hơn. Làm như thế, bộ não sẽ hoạt động trên cơ sở sự liên kết, liên tưởng. Bộ não của chúng ta vốn dĩ có khuynh hướng liên hệ nhiều thứ lại với nhau. Nếu bạn xâu chuỗi các nhánh lại, bạn sẽ thấy dễ hiểu và dễ ghi nhớ hơn nhiều. Việc kết nối các nhánh chính, đồng thời cũng giúp khởi tạo và thiết lập một cơ cấu hay kiến trúc cơ bản cho các suy nghĩ của bạn. Điều này tương tự như việc trong tự nhiên, các nhánh cây thường đâm tỏa và phát triển thêm từ phần giữa của thân cây. Nếu giữa phần thân cây và các nhánh chính, hay giữa các nhánh chính và các nhánh phụ cùng các cành cây, có quá ít khoảng trống, theo tự nhiên, cây này sẽ không thể phát triển tốt. Nếu không xây dựng được sự liên kết trong Bản đồ Tư duy, mọi thứ (đặc biệt là trí nhớ và việc học của bạn) sẽ rời rạc và không thành hệ thống được. Vì thế, hãy nhanh liên kết, liên tưởng mọi thứ đi!

5. Bạn nên nhớ, khi vẽ các nhánh, hãy “tạo” cho chúng dáng CONG thay vì những đường thẳng băng. Lý do đơn giản là vì những đường thẳng chỉ càng khiến não bạn thấy nhàm chán và mau mệt mỏi hơn. Các nhánh cong cong trên Bản đồ Tư duy cũng tương tự những nhánh cây, chúng mang sức sống, đồng thời tạo sự thu hút với mắt nhìn của bạn.

6. Nên dùng MỘT TỪ KHÓA CHO MỖI NHÁNH! Chỉ với một từ (hay một cụm từ thật ngắn) sẽ khiến Bản đồ Tư duy của bạn có thêm sức mạnh cũng như tính linh động. Mỗi từ, mỗi hình ảnh như một phép nhân, từ đó sẽ tạo ra tiếp một hệ thống đặc biệt những liên tưởng và liên kết. Khi bạn dùng các từ khóa, chúng không bị ràng buộc và do vậy sẽ có thể khiến bạn bật nảy ra những ý tưởng và suy nghĩ mới. Trong khi đó, những cụm từ dài hay các câu thường có khuynh hướng khiến sự hăng hái của bộ não bị chùng xuống.

Một Bản đồ Tư duy với càng nhiều từ khóa sẽ giống như một bàn tay với đầy đủ các ngón tay khỏe mạnh đang vận động và phối hợp hiệu quả. Trong khi một Bản đồ Tư duy với chỉ toàn những câu chữ dài lê thê chỉ như một bàn tay mà các ngón đang bị bó nẹp.

7. Bổ sung các HÌNH ẢNH xuyên suốt Bản đồ Tư duy. Mỗi hình ảnh, ví dụ như bức hình ở trung tâm bản đồ, đều có ý nghĩa bằng cả ngàn từ. Thế nên, chỉ cần 10 bức hình trong Bản đồ Tư duy của mình, bạn đã có đến khoảng 10.000 từ chú thích rồi.

Tạo lập Bản đồ Tư duy đầu tiên

Để tạo nên Bản đồ Tư duy đầu tiên của mình, hãy chọn một chủ đề bất kỳ. Ta thử chọn chủ đề là kỳ nghỉ sắp tới của bạn nhé!

Thế là bạn sắp phải dùng đến sức mạnh của trí tưởng tượng và sự liên tưởng của mình để lập một Bản đồ Tư duy về nơi bạn muốn đến.

BƯỚC MỘT

Đầu tiên, lấy ra một tờ giấy cùng vài cây bút màu (bút, chì màu, bút sáp, bút lông,… đều được). Hãy xoay tờ giấy nằm ngang vì bạn sẽ cần độ rộng hơn là chiều dài (và để bản đồ của mình giống một bức tranh phong cảnh hơn là một bức hình thẻ). Ở giữa tờ giấy, vẽ một bức hình tóm gọn tiêu chí chuyến đi nghỉ của bạn. Hãy thoải mái dùng bút màu và “thỏa sức” thể hiện trí tưởng tượng của mình.

Giờ thì đặt tên cho bức tranh này. Bạn có thể dùng tên điểm đến của mình, chỉ đơn giản là “Chuyến đi nghỉ của tôi”. Sao cũng được cả!

Ý tưởng trung tâm cho Bản đồ Tư duy đầu tiên

a

BƯỚC HAI

Tiếp theo, vẽ các nhánh dày tỏa ra từ hình ở giữa tờ giấy. Với mỗi nhánh, hãy dùng một màu. Các nhánh này thể hiện các suy nghĩ và ý tưởng chính về những điều bạn dự định làm. Số lượng các nhánh chính này là tùy thuộc vào bạn; tuy nhiên, vì ở đây chúng ta chỉ trong giai đoạn luyện tập, hãy giới hạn số nhánh xuống còn khoảng 5-6.

Trên mỗi nhánh, hãy viết các từ khóa. Nhớ là phải viết bằng chữ in hoa và rõ ràng, bởi đây chính là 5 ý tưởng đầu tiên bạn nghĩ ra cho kỳ nghỉ của mình.

Nếu trí tưởng tượng của bạn cần hỗ trợ để chọn lựa từ khóa, hãy tự đặt cho mình một số câu hỏi, như “Mình dự định đi đâu?” – và từ khóa có thể là “ĐIỂM ĐẾN”, hay câu hỏi “Mình muốn có một kỳ nghỉ thế nào?” – và từ khóa có thể là “LOẠI HÌNH NGHỈ NGƠI”, rồi với câu hỏi “Mình cần mang theo những gì?” – từ khóa có thể là “HÀNH LÝ”. Trong ví dụ này, các từ khóa là “LOẠI HÌNH NGHỈ NGƠI”, “DỤNG CỤ”, “QUẦN ÁO”, “SẮP XẾP”, “NGÂN SÁCH” và “ĐẶT CHỖ”.

Như các bạn có thể thấy, lúc này, Bản đồ Tư duy của bạn chủ yếu là màu sắc, các đường và từ. Vậy ta làm sao để phát triển thêm?

Chúng ta có thể thêm vào tấm bản đồ những nguyên liệu hình ảnh có sẵn trong bộ não, trong trí tưởng tượng của mình. “Một bức tranh đáng giá cả ngàn từ” và vì thế, sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian, cũng như rất nhiều năng lượng bạn vốn thường phải dùng để viết cả ngàn từ vào trong sổ sách, tập vở. Lại còn dễ ghi nhớ hơn nữa chứ.

Trong quá trình phát triển và mở rộng Bản đồ Tư duy này, hãy thêm vào những bức tranh nhỏ để thể hiện ý tưởng của bạn – nói cách khác, bạn đang dùng hình ảnh đó để nhấn mạnh một ý nào đó của mình. Hãy thoải mái dùng bút màu và trí tưởng tượng, tấm bản đồ của bạn không nhất thiết là một kiệt tác nghệ thuật – Bản đồ Tư duy không phải một đề tài của môn Mỹ thuật. Hãy đảm bảo là với những gì mà trí tưởng tượng của bạn hình dung nên, hãy vẽ lại và đặt các bức vẽ lên Bản đồ Tư duy của mình.

Bức tranh với các nhánh xuất phát từ giữa thể hiện những ý tưởng chính của bạn về kỳ nghỉ sắp tới

a

BƯỚC BA

Giờ thì hãy sử dụng đến khả năng liên tưởng để mở rộng thêm Bản đồ Tư duy với các ý phụ và phần chi tiết. Hãy nhìn lại các từ khóa bạn đã viết lên mỗi nhánh chính của Bản đồ Tư duy. Những từ khóa này có khiến não bạn bật lên ý tưởng nào cụ thể và chi tiết hơn không? Giả sử, với ý tưởng “Đặt chỗ”, hãy nghĩ đến những cách khác nhau mà bạn có thể thực hiện. Bạn có thể đi nghỉ thông qua một chương trình du lịch của một công ty du lịch, bạn cũng có thể tự mình liên hệ, thông qua internet hay điện thoại, thậm chí là nhờ một người đi đặt chỗ giúp.

Với mỗi nhánh phụ (đã điền từ khóa), bạn hãy thêm vào các nhánh chi tiết để định vị sự liên tưởng của mình. Bạn cần nhớ, số lượng các nhánh phụ và các nhánh chi tiết này hoàn toàn tùy vào số lượng ý tưởng mà bạn nghĩ ra – và có thể là vô số. Tuy nhiên, trong “bài tập dạo đầu” này, hãy tự giới hạn cho bản thân khoảng 3-4 từ khóa với mỗi nhánh phụ.

Trong khi phát triển các nhánh, bạn cần ghi nhớ điều quan trọng sau: Các từ khóa càng ngắn gọn, được viết càng rõ ràng càng tốt. Có như vậy, chỉ với một từ khóa ở nhánh chính, bạn sẽ nghĩ ra tiếp được thêm 3-4 từ khóa cho các nhánh bé hơn.

Và cuối cùng, đừng quên màu sắc và những hình ảnh cho các nhánh phụ này.

Xin chúc mừng! Bạn đã hoàn thành Bản đồ Tư duy đầu tiên của mình rồi. Bạn có nhận thấy rằng tấm bản đồ của mình, dù chỉ mới là “tác phẩm đầu tiên” nhưng vẫn tràn ngập những biểu tượng, mật mã, các nhánh, từ ngữ, màu sắc và hình ảnh không? Như vậy, dù mới chỉ bắt đầu, bạn đã có thể ứng dụng được đầy đủ các chỉ dẫn cơ bản một cách thật hiệu quả và thú vị. Thậm chí, bạn đã có gần như mọi thứ liên quan đến việc lên kế hoạch và sắp xếp mọi việc cho kỳ nghỉ của mình – tất cả gói gọn trong một trang giấy.

Ở chương tới, bạn sẽ học hỏi thêm được nhiều điều về bộ não tuyệt vời của mình lẫn những tiềm năng của nó. Càng hiểu hơn về bộ não, bạn sẽ biết cách sử dụng cơ quan này một cách đúng đắn, hiệu quả hơn.

a

Ứng dụng Bản đồ Tư duy vào thực tiễn

Hàng triệu người trên khắp thế giới đang sử dụng Bản đồ Tư duy hàng ngày. Một số sử dụng chúng chỉ đơn giản là phục vụ mục đích lên kế hoạch tốt hơn, hay trở thành những diễn giả tự tin hơn, trong khi những người khác sử dụng loại bản đồ này để giải quyết các vấn đề có tầm vóc, quy mô lớn.

NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

Mark luôn cảm thấy lo lắng khi đứng trước đám đông. Vì thế, khi được đề nghị phát biểu trong đám cưới của bạn thân mình, anh bị giằng xé, giữa một bên là sự căng thẳng, một bên là niềm vinh hạnh khi nhận được đề nghị này.

Bình thường, việc cố gắng giữ cân bằng giữa kế hoạch đã lên sẵn và sự tùy biến luôn làm anh thấy khó khăn. Khi đó, anh hoặc là đánh mất mạch suy nghĩ của mình, bắt đầu nói năng lắp bắp, hoặc là sẽ chúi đầu vào những tờ giấy ghi chú đầy chữ và cứ thế đọc vanh vách một cách vô hồn những gì đã viết sẵn trong đó.

Trong tình huống này, Mark quyết định lập Bản đồ Tư duy cho bài phát biểu của mình. Nhờ vậy, anh đã vận dụng mọi sức mạnh tuyệt diệu của trí não để tìm ra các ý tưởng, sau đó dùng tiếp một Bản đồ Tư duy nữa để cấu trúc tất cả lại, phân chia rõ ràng thành các phần mở đầu, các chủ điểm và phần kết thúc.

Mark luyện tập nhiều lần, cố gắng sử dụng những từ khóa từ tấm bản đồ thứ hai. Rồi cuối cùng, khi ngày trọng đại đến, anh đã đứng trước mọi người đến dự tiệc với phong thái vô cùng tự tin và thể hiện bài phát biểu tuyệt nhất cuộc đời mình. Một nửa số khách dự tiệc hôm đó đã đến gặp anh và nói rằng đó là bài phát biểu trong đám cưới hay nhất họ từng nghe.

KHI THÀNH PHỐ RƠI VÀO KHỦNG HOẢNG

Sau sự kiện kinh hoàng ngày 11 tháng 9 năm 2001, kéo theo sự sụp đổ của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới, việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho New York lâm vào khủng hoảng. Hệ thống liên lạc, năng lượng, nước, gas và cả hệ thống thoát nước đều bị xáo trộn, người dân và các doanh nghiệp phải đối mặt với những ám ảnh, sự tổn thương và thách thức lâu dài.

Khi đó, Con Edison, một trong những nhà cung cấp gas và điện của New York, gặp phải thử thách khổng lồ trong việc phục hồi năng lượng cho người dân ở khu Manhattan. May mắn thay, khi đó, họ đã có một công cụ vô cùng hữu hiệu: Bản đồ Tư duy.

Từ các đội dịch vụ công cộng ở khắp các vùng, Con Edison đã tổ chức thành các nhóm nhằm thực hiện một kế hoạch hành động phức tạp. Họ đã cùng nhau tạo nên một siêu Bản đồ Tư duy, cùng nhau động não để xác định tất cả những vấn đề họ đang gặp phải và tìm ra các phương án giải quyết cần thiết.

Tất cả các bước đều được đánh giá là quan trọng như nhau và được xem xét kỹ lưỡng trong từng chuỗi diễn biến. Nếu một nhóm thất bại, tác động của nhóm này đến một nhóm khác được kiểm tra tức thì. Từ đây, họ xây dựng nên một bảng hướng dẫn hoạt động căn bản. Chẳng hạn, trong một số trường hợp, họ sẽ phải tái thiết việc cung cấp điện trước khi kiểm tra và bắt đầu điều chỉnh đường dẫn nước, gas và hệ thống thoát nước.

Con Edison đã kết nối Bản đồ Tư duy của mình với một màn hình lớn để thể hiện những dữ liệu được cập nhật hàng ngày cho mọi người biết. Bản đồ Tư duy này bao gồm cả những đường dẫn, đến những tài liệu quan trọng. Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng phổ biến thông tin cho tất cả các nhóm liên quan đến kế hoạch này.

Kết quả, Con Edison đã phục hồi hiệu quả dịch vụ cung cấp năng lượng của mình, đó là nhờ vào việc nhận diện và lập dữ liệu về các nguy cơ và nguy hiểm họ có thể gặp phải.

Thông qua công cụ Bản đồ Tư duy, họ đã tập hợp được các nguồn lực, ý tưởng và những phương thức giải quyết vấn đề đối với từng loại năng lượng khác nhau, để giảm thiểu sự mệt mỏi cho cả một cộng đồng đang sống trong căng thẳng và ám ảnh tột cùng.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button