ListTheo chủ đề

6 quyển sách hay về chủ nghĩa hiện sinh đáng chiêm nghiệm

6 quyển sách hay về chủ nghĩa hiện sinh phác họa dễ hiểu cho độc giả về bộ môn triết học hiện sinh từ đó tìm hiểu con người trong chiều sâu bản ngã và tìm kiếm được ý nghĩa cuộc sống.

Từ Chủ Nghĩa Hiện Sinh Tới Thuyết Cấu Trúc

Xem giá bán

Từ đầu thế kỷ XX, Việt Nam vẫn điều hoà tiếp nhận nền tư tưởng phương Tây để hiện đại hoá nền văn học quốc ngữ của mình. Sự thật, triết học hiện sinh chỉ là nền triết học về con người, tìm hiểu con người trong chiều sâu, tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống. Triết học hiện sinh đối lập với triết học cổ điển ở chỗ triết học cổ điển đi tìm những lẽ huyền bí của vũ trụ, hoặc khảo sát con người như một cái gì đã có sẵn bản chất, trong khi triết học hiện sinh khảo sát con người như một thực thế tự do, nay thế này, mai thế khác, con người có thể thay thế này mà cũng có thể thế kia. Con người hiện sinh là con người sinh động và hành động, và chính hành động xác định bản chất con người. Jean-Paul Sartre là triết gia hiện sinh đã có công đem triết học áp dụng vào văn học trong hầu hết các thể loại: tiểu luận, phê bình, kịch, truyện ngắn, truyện dài… Có thể nói chính ông và Albert Camus là những nhà văn đã gieo rắc tư tưởng hiện sinh rộng rãi nhất trên toàn cầu bằng con đường văn học chứ không phải con đường triết học.

Cuốn từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc là tập hợp những bài báo mà tác giả đã viết hoặc đã dịch, và đã được in trên các tập san Văn và Tân văn trong khoảng thời gian từ 1965 đến 1970 tại Sài Gòn. Đây không phải là một cuốn sách triết lý khô khan mà là một cuốn sách dễ đọc, đôi khi hóm hỉnh nữa. Không những tác giả đưa ra những định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu về triết học hiện sinh, về thuyết cấu trúc mà còn giới thiệu cả cái không khí sinh hoạt văn học của Pháp thập niên 1950. Lợi điểm của ông là ông sống tại Pháp trong suốt thời kỳ mà triết học hiện sinh đang phát triển.

Mục lục:

Phần 1: Chủ nghĩa hiện sinh

  • Jean-Paul Sartre, chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa hiện sinh hành động
  • Jean-Paul Sartre và việc từ chối giải Noel
  • Jean-Paul Sartre: Tiền phong là gì?
  • Tìm hiểu vở kịch Les Mouches của Jean-Paul Sartre
  • Đọc bản dịch những Ruồi của Phùng Thăng
  • Jean-Paul Sartre dưới mắt Ilya Ehrenbourg
  • Tìm hiểu đạo đức Jean-Paul Sartre
  • Cuộc tranh luận về văn nghệ giữa Jean-Paul Sartre và Yves berger claude simon
  • Jean-Paul Sartre giải thích về quyền Les Mots
  • Chúng tôi không phải là kẻ phản bội
  • Còn Sartre thì biết cho ai?
  • Jean-Paul Sartre một tiểu thuyết gia
  • Văn nghệ có thế lực gì?
  • Về kết cấu tập hồi lý La Force Des Choses
  • Về nền văn nghệ dấn thân và tiểu thuyết mới
  • Một kiếm vấn gọi là văn nghệ

Phần 2: Thuyết cấu trúc

  • Một buổi truyền hình đặc biệt
  • Thuyết cấu trúc dưới mắt nhà nhân chứng học Claude Lévi-Strauss
  • Miche Pocault và lịch sử
  • Khái niệm lịch sử dưới mắt Jean-Paul Sartre và Claude Lévi-Strauss và qua biến cố tháng 5-1967 ở Pháp
  • Tìm hiểu thuyết cấu trúc.

Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản

Xem giá bán

Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản là văn bản tốc kí, được Sartre sửa lại, buổi thuyết trình được tổ chức ở Paris vào thứ Hai ngày 29 tháng Mười năm 1945 theo yêu cầu của Câu lạc bộ Maintenant, do Jacques Calmy và Marc Beigbeder lập ra trong thời kì Giải phóng, với mục đích “thúc đẩy hoạt động văn học và trí tuệ”; văn bản này được Nhà xuất bản Nagel ấn hành sau đó một năm. Tại sao tác giả của Tồn tại và Hư vô (1943) lại muốn người ta chấp nhận chủ nghĩa nhân bản trong học thuyết của mình?

Ta cần nhớ rằng hai tập đầu tiên của bộ Những con đường của Tự do ngay lần đầu xuất bản đã gây được tiếng vang cũng như xì-căng-đan về chúng. Chúng ta không cần bàn nhiều về chi tiết của bộ sách, trong tập Tuổi trưởng thành và trong Ân xá, đã khiến cho các nhà tư tưởng chính thống thời đó khó chịu. Nhân vật chính bị đánh giá là nhu nhược hay khờ khạo. Sartre viết: “Tôi nghĩ rằng điều gây khó chịu nhất về các nhân vật của tôi là sự sáng suốt của họ. Họ biết họ là ai và đó là điều họ chọn để tồn tại.” Dù thiếu bến đỗ và không tự tin, Mathieu rõ ràng ít có nét chung với mẫu nhân vật sử thi hay nhân vật tích cực; cái quý giá duy nhất của anh, trong cuộc tìm kiếm bền bỉ một đời sống tự do đích thực – mang âm hưởng của cuộc truy tầm triết học trong Tồn tại và Hư vô- chính là sự sáng suốt khô khan ấy, cũng là nỗi khổ của anh ta. Điều xảy ra đối với anh, hay điều anh làm không mấy thực tế; anh không bắt đầu từ cuộc sống thực. Điều mà người ta chưa thấy đầy đủ đó là tấn kịch của trí tuệ và luân lí của một ý thức đang hình thành, mà sự tiến triển của nó vẫn chưa dừng ở cuối quyển thứ hai.

Chắc chắn là vì cả hai quyển tiểu thuyết này, vả lại chúng còn có những người biện hộ nhiệt tình, dễ đọc hơn các công trình triết học, và việc xuất bản chúng làm cho thuyết hiện sinh của Sartre có tiếng vang xa rộng; những cuộc tranh luận xoay quanh những khẳng định của Sartre trở nên nặng nề và rối beng vì cái mà ngày nay người ta ắt phải gọi là hiện tượng truyền thông – quảng cáo thổi phồng và hổ lốn, thù địch công khai hay ngấm ngầm, lối thông thái rởm – mà các lí do của nó vẫn còn chưa rõ. Kết quả của điều này là sự xâm nhập gần như lẫn nhau: của người viết qua sự tai tiếng khiến anh ta phải sửng sốt, và của công chúng qua thuyết hiện sinh; những ngữ thức không nằm trong ngữ cảnh nào như “Địa ngục là người khác”, “Hiện hữu đi trước bản chất”, “Con người là một đam mê vô ích” tản mác trên các tờ báo theo lối giật gân, được coi như là các khẩu hiệu quái gở…

Dẫn Luận Về Kierkegaard

Xem giá bán

Soren Kierkegaard là một trong những triết gia độc đáo nhất của thế kỷ 19, với các tác phẩm về tôn giáo, tâm lý học và văn học. Những di sản sách triết học gây ấn tượng của ông đã là nguồn cảm hứng cho nhiều khuynh hướng tư tưởng của thế kỷ 20, đặc biệt là sự trỗi dậy của chủ nghĩa hiện sinh.

Dẫn Luận Về Kierkegaard của Patrick Gardiner mang đến cho chúng ta một toàn cảnh về đời sống và suy tư của triết gia người Đan Mạch và ảnh hưởng của ông lên những dòng chảy của tư tưởng hiện đại.

“Phác họa dễ hiểu cho độc giả nhập môn về suy nghĩ của một thiên tài đã thể hiện sống động cả hai vai trò, nhà tư tưởng và hiện hữu con người.”

Chủ Nghĩa Hiện Sinh – Dẫn Luận Ngắn

Xem giá bán

Người ta thường thừa nhận rằng chủ nghĩa hiện sinh là một học thuyết triết học về cá nhân cụ thể. Đây vừa là vinh quang vừa là nỗi tủi nhục của nó. Trong thời đại truyền thông đại chúng và sự hủy diệt hàng loạt, điểm sáng của chủ nghĩa hiện sinh là nó bảo vệ giá trị nội tại của cái mà Sartre, một đại diện tiêu biểu của nó, gọi “cá nhân hữu cơ tự do”, tức là, tác nhân bằng xương bằng thịt. Do trong xã hội hiện đại con người ta bị đẩy tới chổ phục tùng một cách không thể cưỡng lại được, nên cái mà ta gọi là “tính cá nhân hiện sinh” là một thành tựu, chứ không phải là tính cá nhân thường trực…

Giáo Trình Triết Học Phương Tây Hiện Đại

Xem giá bán

Nội dung sách gồm các chương sau:

  • Chương 1: Nhập môn triết học phương Tây hiện đại;
  • Chương 2: Hiện tượng luận Husserl;
  • Chương 3: Chủ nghĩa hiện sinh;
  • Chương 4: Phân tâm học;
  • Chương 5: Chủ nghĩa thực dụng;
  • Chương 6: Chủ nghĩa thực chứng mới và chủ nghĩa hậu thực chứng;
  • Chương 7: Trường phái Frankfurt;
  • Chương 8: Triết học tôn giáo phương Tây hiện đại.

Tản Mạn Về Triết Học

Xem giá bán

Do đó Husserl và phái Hiện tượng học muốn vượt chủ nghĩa Duy tâm và Duy vật rốt cục nếu không phải là chuyện “dã tràng xe cát” thì cũng chỉ là một câu chuyện hài đàm trong triết học mà thôi. (tr.45)

Từ lâu Kierkegaard đã là một tên tuổi xa lạ ngay trên quê hương ông. G. Gusdorf, tác giả cuốn Kierkegaard, người chứng của chân lý kể lại rằng có lần ông đi dạo cùng một người bạn trên đường phố Copenhague, thủ đô Đan Mạch. Gặp một đại lộ mang tên Kirkegaard ông rất vui nhưng người bạn liền bảo: “Anh chớ có lầm, đây không phải là đại lộ Kierkegaard mà là đại lộ nghĩa trang”. Thì ra trong tiếng Đan Mạch, chữ nghĩa trang (Kirkegaard) viết rất giống với tên ông tổ của chủ nghĩa Hiện sinh! (tr.97)

Với Nietzsche có một điều rất lạ: Người tốt mang ơn ông vì học được ở ông những lời thúc giục, động viên quý báu để không ngừng vươn lên và hoàn thiện chính mình. Còn kẻ xấu cũng phải chịu ơn ông vì đã lợi dụng được ông cho những mưu đồ xấu xa của chúng, (tr.139)

Downloadsach

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button