Kỹ năng mềm

Nạn Kỳ Thị Giải Thích Cho Con Gái Tôi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tahar Ben Jelloun

Download sách Nạn Kỳ Thị Giải Thích Cho Con Gái Tôi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ngày 22-02-1997, khi đi biểu tình để chống dự luật Debré về nhập cảnh và ngụ cư của người nước ngoài trên đất Pháp mà tôi có ý định viết về quyển sách này. Cô con gái tôi mới mười tuổi đã đặt cho tôi rất nhiều câu hỏi. Cháu muốn biết tại sao phải đi biểu tình, mấy khẩu hiệu đó có nghĩa là gì, mấy biểu ngữ này dùng để làm gì khi xuống đường, vv.
Vì lý do đó mà chúng tôi nói về nạn kỳ thị. Nhớ lại các câu hỏi và các suy nghĩ của cháu, tôi soạn một bản văn. Lúc đầu chúng tôi cùng đọc chung với nhau, sau đó thì tôi phải viết lại hoàn toàn. Tôi thay đổi các chữ cầu kỳ và giải thích những khái niệm khó hiểu. Tôi đọc lại cho cháu và hai cô bạn của cháu nghe. Phản ứng của chúng rất thích thú. Tôi ghi lại và sau đó viết lại.
Bản văn này viết đi viết lại không dưới mười lăm lần. Cần phải trong sáng, đơn giản, khách quan. Tôi muốn ai đọc cũng hiểu dù tôi ưu tiên viết cho những em từ tám đến mười bốn tuổi. Cha mẹ các em cũng có thể đọc được.
Tôi đi từ nguyên tắc cuộc chiến chống kỳ thị phải bắt đầu từ giáo dục. Người ta có thể giáo dục trẻ con nhưng không giáo dục được người lớn. Vì thế bản văn này được nghĩ ra và viết trong chiều hướng giáo dục.
Tôi xin cám ơn các bạn đã đọc lại bản văn và ghi lại nhận xét cho tôi. Tôi cũng cám ơn các bạn của Mérième đã góp phần soạn thảo những câu hỏi.
– Ba, ba nói đi, thế nào là nạn kỳ thị?
– Kỳ thị là một lối cư xử khá phổ biến, chung chung trong tất cả mọi xã hội, than ôi, nó trở nên thường trong một vài xứ bởi vì người ta không ý thức điều này. Từ ngờ vực đến khinh bỉ những người có diện mạo bề ngoài, có văn hóa khác chúng ta.
– Khi ba nói “chung chung”, ba muốn nói là bình thường?
– Không. Không phải vì đối xử thông thường mà nó bình thường. Chung chung, con người có khuynh hướng ngờ vực ai đó khác mình, một người lạ chẳng hạn; đó là lối đối xử xưa như trái đất của con người; nó phổ biến. Nó xảy ra cho tất cả mọi người.
– Nếu nó xảy ra cho tất cả mọi người thì con cũng có thể là người kỳ thị!
– Trước hết, bản chất tự nhiên của trẻ con là không kỳ thị. Một em bé sinh ra chưa biết kỳ thị. Nếu cha mẹ và người thân không đặt trong đầu chúng các ý tưởng kỳ thị thì nó không có lý do gì để trở thành kỳ thị. Ví dụ nếu người ta làm cho con tin rằng người có nước da trắng thì hơn người có nước da đen, nếu con xem trọng lời khẳng định này thì có thể con sẽ có một cách đối xử kỳ thị với người có nước da đen.
– Thế nào là hơn?
– Ví dụ nghĩ rằng người có nước da trắng thì thông minh hơn người có một làn da khác như đen hoặc vàng. Nói một cách khác, các nét về thể lý làm người này khác người kia thì không can dự đến bất cứ một bất bình đẳng nào.
– Ba nghĩ con có trở nên kỳ thị không?
– Trở nên, có thể lắm; tất cả tùy vào giáo dục con nhận được. Tốt hơn là phải biết nó để ngăn mình đừng kỳ thị, nói cách khác là chấp nhận mọi trẻ em hay mọi người lớn có thể, một ngày nào đó, có suy nghĩ và đối xử hất hủi với một người mà người này chẳng làm gì mình hết nhưng chỉ vì họ khác mình. Điều này thường hay xảy ra. Mỗi người trong chúng ta, một ngày nào đó, có một hành vi xấu, một suy nghĩ xấu. Mình bực mình vì một người không quen thuộc, mình nghĩ mình hơn họ, mình có cảm tưởng mình hơn hoặc thua họ, mình hất hủi họ, không muốn họ là hàng xóm, lại càng không muốn kết bạn với họ, đơn giản vì họ khác mình.
– Khác?
– Khác là ngược với giống, một cái gì y hệt. Cái khác đầu tiên là khác giới tính. Người đàn ông cảm thấy mình khác người đàn bà và ngược lại. Khi có sự khác biệt này, thì chung chung là có lôi cuốn.
Mặt khác, người mà mình gọi cái “khác” thì họ có một màu da, ngôn ngữ, phong tục, tôn giáo, lối sống, thức ăn, cách thức mừng lễ, vv… khác với chúng ta. Khác qua sắc vóc (cao thấp, màu da, nét mặt…), qua cách đối xử, não trạng, tín ngưỡng…
– Như thế kỳ thị là không thích ai có ngôn ngữ, thức ăn, màu sắc khác mình?
– Không, không hẳn như vậy; một người kỳ thị có thể thích và học một ngôn ngữ khác bởi vì họ cần để làm việc hoặc để giải trí nhưng họ có thể có một phê phán tiêu cực và bất công đối với các dân tộc nói thứ tiếng này, giống như trường hợp họ từ chối không cho một sinh viên Việt Nam thuê phòng chẳng hạn nhưng lại thích đi ăn tiệm ăn Việt Nam. Người kỳ thị là người nghĩ những ai quá khác mình có nguy cơ làm mất yên tỉnh của mình.
– Chính người kỳ thị là người có thể cảm thấy mình bị đe dọa?
– Đúng, bởi vì họ sợ người không giống họ. Người kỳ thị là người đau khổ vì mặc cảm tự ti hay tự tôn. Hai thái độ này đều giống nhau vì trong trường hợp này hay trường hợp kia, lối đối xử của họ là khinh bỉ.

– Họ sợ?
– Con người lúc nào cũng cần được bảo đảm, không thích có quá nhiều nguy cơ làm đảo lộn những điều mình tin tưởng, có khuynh hướng khinh thường những gì mới. Thường thường, con người sợ những gì mình chưa biết. Sợ ở trong bóng tối, vì mình không biết cái gì sẽ xảy ra khi đèn tắt. Đứng trước người lạ, mình có cảm tưởng mình không có gì để đề phòng. Mình tưởng tượng những chuyện khủng khiếp. Không lý do. Điều này không hợp lý. Đôi khi, chẳng có gì để biện minh cho nỗi sợ nhưng mình vẫn sợ. Mình lý luận đủ chuyện, cứ phản ứng như có đe dọa thật sự. Kỳ thị không phải là cái gì đúng hay có lý.

– Ba, nếu người kỳ thị là một người sợ sệt, người cầm đầu một đảng không thích các người nước ngoài thì lúc nào họ cũng phải sợ. Dù vậy, mỗi lần con nhìn họ trên truyền hình, con lại sợ! Họ hét, họ đe dọa báo chí, họ đập bàn.

ĐỌC THỬ

– Đúng, nhưng người đứng đầu đảng mà con nói là một chính trị gia nổi tiếng vì tính hung hăng của ông. Tính kỳ thị của ông diễn tả một cách hung bạo. Ông nói những điều sai với những người không được thông tin đầy đủ để họ sợ. Ông khai thác cái sợ, đôi khi có thật, trong lòng người khác. Chẳng hạn, ông nói những người di dân đến Pháp để dành công việc của người Pháp, ăn trợ cấp xã hội, chữa bệnh miễn phí. Không đúng. Những người di dân thường làm các công việc mà người Pháp không thích làm. Họ trả thuế, họ đóng bảo hiểm xã hội; họ có quyền được săn sóc khi bệnh. Nếu ngày mai, người ta tống khứ hết tất cả di dân ra khỏi nước Pháp thì nền kinh tế của nước Pháp sẽ sụp đổ.
– Con hiểu. Người kỳ thị sợ không có lý do.
– Họ sợ người lạ, người họ không biết, nhất là người lạ này nghèo hơn họ. Họ khinh người thợ Phi châu, họ không khinh người tỷ phú Mỹ. Hơn nữa khi một tiểu vương Ả-rập đi nghỉ hè ở miền biển Pháp thì mọi người mở rộng tay đón tiếp, họ đón tiếp không phải người Ả-rập nhưng đón tiếp người giàu đến tiêu tiền ở xứ họ.
– Người lạ là người như thế nào?
– Chữ lạ tiếng Pháp là “étranger” có nguồn gốc từ chữ “étrange” có nghĩa là ở ngoài, bên ngoài. Là người đến từ một xứ khác, gần hoặc xa, đôi khi từ một tỉnh khác hay một làng khác. Chữ này đưa đến chữ “bài ngoại”, có nghĩa là kinh sợ người lạ. Ngày nay chữ “lạ” ám chỉ một cái gì đó phi thường, rất khác với cái mình thường thấy. Nó đồng nghĩa với chữ “kỳ cục.”
– Khi con đến Normandie thăm bạn con, con có là người lạ không?
– Chắc chắn đối với cư dân trong vùng con là người lạ, vì con ở Paris đến và con là người Ma-rốc. Con còn nhớ khi mình đi thăm nước Sénégal ở Phi Châu không? Mình là người lạ đối với người Sénégal.
– Nhưng người Sénégal không sợ con mà con cũng không sợ họ!
– Đúng, vì ba mẹ đã giải thích cho con là con không được sợ người lạ dù họ giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ, trắng hay đen. Con đừng quên chuyện này! Mình lúc nào cũng lạ đối với một ai đó, có nghĩa là mình luôn luôn bị xem như một người lạ bởi người không có cùng văn hóa với mình.
– Ba, giải thích cho con hiểu vì sao nạn kỳ thị có mặt gần như khắp nơi.
– Trong các xã hội rất xưa, các xã hội sơ khai, con người có lối đối xử như con vật. Lấy ví dụ con mèo, khi nó ở chỗ nào, nó bắt đầu khoanh vùng của nó. Nếu có một con mèo khác hay một con vật khác định ăn căp thức ăn hoặc đụng đến con của nó thì nó sẽ dùng hết nanh vuốt để chống cự và bảo vệ con của nó. Con người cũng như vậy. Con người thích nhà, đất, của cải của mình và chiến đấu để giữ nó. Điều đó bình thường. Người kỳ thị cho rằng người lạ, dù là người nào đi chăng nữa sẽ lấy hết của cải của họ. Vậy là chẳng cần suy nghĩ, gần như do bản năng tự nhiên, họ khinh thường. Nhưng đôi khi họ cũng tấn công người lạ dù người này không có ý định cướp cái gì hết.
– Và ba thấy nó thường có trong tất cả các xã hội?
– Thường, khá phổ biến, đúng; nhưng bình thường thì không. Từ rất lâu, con người đã phản ứng như vậy. Con người phản ứng theo bản tính tự nhiên và theo văn hóa nhận được. Nói cách khác, có cách đối xử theo bản năng, không suy nghĩ, không lý luận và có cách đối xử có suy nghĩ của những người có giáo dục, có đến trường, có lý luận. Và đó là “văn hóa” ngược với “tự nhiên.” Với văn hóa, người ta học để cùng sống chung với nhau; và nhất là học để biết mình không phải là những người duy nhất trên đời này, còn có những dân tộc khác với những truyền thống khác, cách sống khác và tất cả đều có giá trị giống như giá trị của chúng ta.
– Nếu ba nói văn hóa là nhờ giáo dục thì những gì mình học cũng có thể dẫn đến kỳ thị…
– Khi sinh ra mình chưa là người kỳ thị, sau này mình mới thành người kỳ thị. Có giáo dục tốt mà cũng có giáo dục xấu. Tất cả tùy thuộc vào người dạy, ở trường cũng như ở nhà.
– Vậy thì con vật không nhận một giáo dục nào lại tốt hơn con người!

– Con vật không có một cảm nhận nào đã được cài sẵn vào nó. ngược lại, con người có cái người ta gọi là thành kiến. Nó phán đoán người khác trước khi biết họ. Nó tưởng là nó đã biết trước người kia là người như thế nào, giá trị của họ như thế nào. Thường thường là nó lầm. Và từ đó nó sợ. Và để chiến đấu với cái sợ của mình mà đôi khi đưa dẫn con người làm chiến tranh. Con biết, khi ba nói sợ thì không phải là run rẩy; ngược lại, nỗi sợ khiêu khích tính hung hăng; nó có cảm tưởng bị đe dọa và nó tấn công. Người kỳ thị là người hung hăng.

– Vậy vì kỳ thị mà có chiến tranh?
– Chắc chắn, đúng. Thực chất là họ muốn lấy của cải của người khác. Họ dùng kỳ thị hoặc tôn giáo để đẩy con người đến chỗ thù hận, đến tự ghét mình mà mình không biết. Sợ người lạ, sợ họ đến lấy nhà của mình, việc của mình, vợ của mình. Chính sự không hiểu biết làm mồi thêm cho cái sợ. Tôi không biết người lạ là ai và người lạ cũng không biết tôi là ai. Lấy ví dụ các người hàng xóm của mình. Từ lâu họ nghi ngờ mình, cho tới ngày mình mời họ ăn cơm thì lúc đó họ mới thấy mình giống họ. Dưới mắt họ, mình không còn nguy hiểm dù mình xuất thân từ Ma-rốc, một nước khác nước của họ. Khi mời họ ăn, chúng ta xóa đi lòng ngờ vực nơi họ. Cùng nói chuyện với nhau, mình biết nhau hơn, mình cười với nhau, có nghĩa là mình thoải mái với nhau trong khi trước đó, gặp nhau ở cầu thang mình cũng không chào nhau.
– Như thế để chiến đấu chống nạn kỳ thị mình phải mời người khác!
– Cũng là một ý kiến hay. Học để biết nhau, nói chuyện với nhau, cười với nhau; cùng chia niềm vui nỗi buồn với nhau, cho thấy mình cũng có những quan tâm, những vấn đề giống nhau, làm như vậy mình sẽ đẩy lui được nạn kỳ thị.
Du lịch cũng là một phương tiện tốt để tìm hiểu người khác. Triết gia Montaigne (1533-1592) từng thúc đẩy đồng hương của ông đi du lịch để quan sách các khác biệt. Theo ông, du lịch là phương tiện tốt nhất để “cọ xát và mài giũa bộ óc của mình với bộ óc của người khác.” Biết người khác để hiểu mình hơn.
– Nạn kỳ thị lúc nào cũng có phải không?
– Đúng, từ khi có con người, dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo từng thời. Từ thời xa xưa, thời tiền sử, thời mà một tiểu thuyết gia gọi là thời “chiến tranh của lửa”, con người dùng các vũ khí thô sơ để đánh nhau, dùng gậy ngắn để dành một miếng đất, một túp lều, một người đàn bà, vài món thức ăn… Lúc đó họ củng cố các biên giới, mài vũ khí, họ sợ bị xâm lăng. Con người lúc nào cũng bị ám ảnh bởi an ninh của mình, đôi khi vì thế mà sợ người hàng xóm, người lạ.
– Nạn kỳ thị là chiến tranh?
– Có nhiều nguyên nhân gây chiến tranh khác nhau, thường là do kinh tế. Nhưng có những cuộc chiến gây ra do người chủ chiến nghĩ mình cao hơn người kia. Người ta có thể vượt lên khía cạnh có tính cách bản năng này bằng lý luận và bằng giáo dục. Để thực hiện được, phải dứt khoát không sợ người hàng xóm, không sợ người lạ.
– Vậy mình phải làm gì?
– Học. Giáo dục. Suy nghĩ. Tìm tòi để hiểu mọi chuyện, phải có óc hiếu kỳ tìm hiểu những gì liên hệ đến con người, kiềm chế các bản năng sơ khai, các xung động…
– Xung động là gì?
– Đó là hành vi thúc đẩy, hướng về một mục đích mà không suy nghĩ. Tiếng Pháp chữ xung động là “pulsion”, chữ này đưa đến chữ “répulsion” có nghĩa là ghê tởm, một hành động cụ thể để đuổi kẻ thù, đuổi ai đi chỗ khác. Ghê tởm là gớm, diễn tả một cảm nhận rất tiêu cực.
– Người kỳ thị là người đẩy người lạ đi chỗ khác vì họ ghê tởm người này?
– Đúng, ngay cả khi không bị đe dọa họ cũng đuổi người ta, đơn giản chỉ vì họ không thích và để biện minh cho hành động thô bạo này, họ viện ra đủ lý lẽ để nói. Đôi khi họ viện đến khoa học nhưng khoa học không bao giờ biện minh gì được cho nạn kỳ thị. Họ nói bất cứ gì vì họ nghĩ khoa học cung cấp cho họ các bằng chứng vững chãi và chứng cứ không chối cãi được. Nạn kỳ thị không có nền tảng khoa học dù con người cố gắng dùng khoa học để biện minh cho nạn kỳ thị chủng tộc.
– Kỳ thị chủng tộc là gì?
– Là chia một nhóm người hay một sắc dân ra khỏi xã hội, đối xử tệ với họ. Ví dụ chẳng hạn trong trường học, ban quản trị quyết định chia tất cả trẻ em đen ra một lớp riêng vì cho rằng các em này không thông minh bằng các em khác. May thay, loại kỳ thị này không xảy ra ở các trường học Pháp. Nó từng xảy ra ở Mỹ và ở Nam Phi. Khi người ta buộc một cộng đồng, một sắc dân thiểu số hay tôn giáo phải tụ nhau lại để sống biệt lập khỏi dân chúng, người ta tạo ra cái gọi là getto, khu biệt lập.
– Như nhà tù?
– Chữ “gettô” là tên của một hòn đảo đối diện với thành phố Venise ở Ý. Năm 1516, những người Do Thái ở Venise bị đẩy ra hòn đảo này sống, xa với các cộng đồng khác. Gettô là một loại nhà tù. Dù sao, đó là nạn kỳ thị chủng tộc.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button