Kỹ năng mềm

Mưu Trí Xử Thế Theo Quỷ Cốc Tử

mu tri xu the theo quy coc tu1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hoàng Lâm & Thu Lâm

Download sách Mưu Trí Xử Thế Theo Quỷ Cốc Tử ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Quỷ Cốc Tử vốn là nhân vật mang đầy màu sắc huyền bí trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Tác phẩm của ông có giá trị lớn về các mặt đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, từ thời cổ đại đến nay vẫn có giá trị về nhiều mặt, kể cả kinh doanh, buôn bán. Sách của ông được coi là Kỳ thủ hiếm có.

Sách của Quỷ Cốc Tử gồm có 3 tập, đến nay chỉ còn lại 15 thiên, chủ yếu nói về các mưu lược đấu tranh chính trị, ngoại giao của các mưu sĩ theo thuyết tung hoành thời xưa.”

Cuốn này, theo cảm nhận của riêng tôi thì trình bày các ví dụ thật sống động, các tác giả đã kỳ công nghiên cứu và tìm tòi các bài học trong lịch sử để làm rõ nét các nhận định cô động của Quỷ Cốc Tử. Nếu mỗi chúng ta có thể học được từ các bài học này thì tôi hi vọng trong đối nhân xử thế sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Trích dẫn :

Thời Đông Tấn có nhà thư pháp nổi tiếng là Vương Nghĩa Chi, mới 7 tuổi đã luyện viết chữ, được mọi người gọi là “Thần đồng bút”.

Đại tướng Vương Đôn của triều đình thường hay đưa Vương vào doanh trại biểu diễn thư pháp, về khuya còn giữ Vương ở lại ngủ ngay trên giường mình. Một lần Vương vừa tỉnh giấc chuyện trò trong buồng, nghe kỹ thì được biết là Vương Đôn đang bàn chuyện làm phản với mưu sĩ thân tín Tiền Phong. Họ đã sơ hở quên mất có Vương ngủ trong buồng. Nghe xong, Vương rất kinh sợ nghĩ nếu họ nhớ ra có mình ngủ đây thì chắc sẽ giết luôn để bịt đầu mối. Lầm thế nào để thoát nạn bây giờ? Vừa may lúc tối có uống rượu, Vương bèn giả say, nôn mửa khắp giường rồi lại nằm ôm đầu ngáy nhè nhẹ tựa như đang ngủ say.

Vương Đôn và Tiền Phong mật đàm một hồi lâu, chợt nhớ đến Vương Nghĩa Chi, giật mình thì lo sợ, mặt tái xanh. Tiền Phong dữ tợn nói: “Phải thanh toán thằng nhóc này, nếu không chúng ta sẽ mang tội chu di tam tộc”.

Hai người mang dao nhọn, vén màn lên định hạ thủ thì nghe thấy Nghĩa Chi nói mê, nhìn lên giường thì thấy toàn thức ăn và mùi rượu nồng nặc. Hai người bị cảnh tượng đó làm cho mê hoặc, dừng lại một lát nghe ngóng, khi biết đích xác Nghĩa Chi vẫn đang say rượu ngủ li bì mới từ bỏ ý định giết người.

BỨC THƯ BÍ MẬT CỨU THOÁT TỬ TÙ

Thời kỳ nội chiến ở Anh, một đảng viên Đảng Bảo hoàng là công tước Johnson Triwanang bị người của Đảng cách mạng bắt giữ vì tội mưu phản, giam ở Pháp đảo Kolchest, rồi sẽ bị hành quyết vì tội phản quốc. Johnson bị canh giữ rất nghiêm ngặt, mọi thư từ gửi cho ông đều bị nhân viên mã thám kiểm tra rất kỹ rồi mới chuyển đến tay ông.

Một lần có thư gửi đến chỗ Johnson, đó là một bức thư rất bình thường, vả lại đã được nhân viên mã thám kiểm tra kỹ mới giao cho công tước. Johnson đọc thư bình thản rồi vứt vào một bên, làm ra vẻ như không chú ý gì. Đến tối ông yêu cầu lính gác cho đi cầu kinh ở nhà thờ.

Yêu cầu này là hợp lý, nhà thờ chỉ có một cửa, cửa sổ vừa hẹp vừa cao, không trốn chạy được, do đó người gác đồng ý và dẫn Johnson đi rồi để ông một mình cầu kinh trong nhà thờ còn mình thì gác ở cổng. Một tiếng sau, không thấy Johnson ra, người gác sốt ruột bèn vào nhà thờ giục Johnson nhanh chóng ra về. Thật là kinh ngạc, Johnson đã cao chạy xa bay.

Thì ra bức thư tưởng chừng bình thường đó trên thực tế lại viết bằng một loại mật mã không có vẻ gì là bí mật. Điều huyền diệu ở đây là ở các dấu chấm câu được đặt tại các vị trhác thường. Cứ ghép các chữ cái đầu tiên của các từ thứ ba sau mỗi dấu chấm câu thì sẽ được một thông tin như sau: “Tấm ván lót sàn ở góc phía đông nhà thờ đã được nới lỏng”. Johnson đã dựa vào lời hướng dẫn ẩn kín trong bức thư để tìm ra cơ hội thoát thân.

CHUYỆN HIẾU VĂN ĐẾ RỜI ĐÔ

Thời Nam Bắc triều, Hiếu Văn Đế của Bắc Ngụy rời đô về Lạc Dương là một đại sự, nhưng thực hiện được điều đó cũng phải tốn công sức vòng vo.

Lúc đó Quốc đô của nhà Bắc Ngụy là ở Bình Thành (đông bắc thành phố Đại Đồng – Sơn Tây hiện nay). Đó là một nơi hẻo lánh, đất xấu dân nghèo. Hiếu Văn Đế muốn thực hiện một loạt cải cách, thế tất phải rời đô. Dân tộc Tiên bi đã ăn đời ở kiếp tại đây, rời đô đâu phải chuyện dễ dàng. Do đó, Hiếu Văn Đế phải dùng đến thuật “che giấu sẽ thành công”, nghĩ ra mưu lược “Giả Nam Chinh để rời đô”, vì rời đô thì có thể phản đối nhưng Nam Chinh thì không ai chống lại được.

Một ngày hè năm 493, Hiếu Văn Đế triệu tập văn võ bá quan đến tập trung ở điện Minh đường để trai giới và lệnh cho Thái đường Khanh Vương Khảm bốc một quẻ bói xem có thể tiến hành cuộc Nam chinh hay không. Kết quả quẻ bói là được. Hiếu Văn Đế hết sức mừng rỡ vội ban lệnh Nam chinh đánh dẹp nước Tề. Quan thần nghe lệnh không ai dám phản đối. Thế là nhà vua ban bố lời hịch, trưng binh tuyển mộ quân sĩ, thanh thế ngất trời, những người không rõ thực hư cứ tưởng đúng là Hiếu Văn Đế đem quân đi Nam Chinh.

Tháng 8 đại quân xuất phát từ Bình Thành. Có lẽ ý trời cũng như vậy, trên đường từ Bình Thành tới Lạc Dương, trời âm u mưa liên miên, đường sá lầy lội, tháng 9 đến Lạc Dương, binh sĩ đã thấm mệt, một số còn bị bệnh dịch. Nghỉ vài ngày lại có lệnh tiếp tục Nam tiến. Trời vẫn u ám, người ngựa mệt nhoài, đi nữa thì đường xa gập ghềnh, nạn lụt lội hoành hành ác liệt. Lúc đó Hiếu Văn Đế mới nắm lấy cơ hội bố cáo với trời đất việc rời đô về Lạc Dương. Văn võ bá quan tính sao đây? Chiếu vua đã ban ra, làm sao thay đổi được. Vua ra lệnh quan nào đồng ý rời đô thì đứng sang bên trái, quan nào không đồng ý thì đứng sang bên phải. Lúc đó quan đại thần Nam An Vương Thạch Bạt tâu: “Nay bệ hạ muốn làm sáng tỏ vương nghiệp, đình chỉNam chinh, rời đô về Lạc Dương, đó là đại nghiệp thiên thu bất hủ mà cũng là nguyện vọng của quần thần, là đại phúc cho trăm họ”. Mọi người nghe ông nói xong đều tung hô vạn tuế, thế là chuyện rời đô về Lạc Dương của Hiếu Văn Đế được giải quyết trót lọt.

ĐỌC THỬ

IM LẶNG LÀ VÀNG

Các chính khách đều mong muốn có tài hùng biện, ăn nói thanh nhã, cao thượng và hài hước, dí dỏm. Tất nhiên cũng không nên quên câu cách ngôn “im lặng là vàng”. Sự tĩnh lặng có ý nghĩa quan trọng đối với người lãnh đạo.

Trước hết nó giúp cho sự đoàn kết trong nội bộ Ban lãnh đạo. Thời Chiến quốc, Tể tướng nước Triệu Lạn Tương Như đã vận dụng phương pháp giữ im lặng để xử lý tốt mối quan hệ với Đại tướng Liêm Pha. Liêm Pha rất bực bội về chuyện Tương Như chỉ nhờ vào tài ăn nói mà được địa vị cao hơn mình, ông thường hay ăn nói xúc phạm Tương Như. Tương Như đã dùng phương pháp né tránh để đối phó lại với sự đả kích vô nguyên tắc của Liêm Pha, không đụng độ trực diện, không tranh, đua cao thấp. Sau này Liêm Pha đã cảm động vì sự độ lượng nhường nhịn, trầm lặng và tinh thần cao thượng quan tâm đến đại cục của Tương Như, do đó ông đã tự trói mình xin chuộc tội với Tương Như. Từ đó hai người kết nghĩa sinh tử có nhau, ổn định được tình thế nước Triệu.

ất nhiên cũng không nên tuyệt đối hóa sự im lặng. Đối với các vấn đề có tính nguyên tắc quan trọng, quyết không thể im lặng hàm hồ mà cần tỏ ra quang minh lỗi lạc, cờ xí rõ ràng, như vậy mới phù hợp với lợi ích căn bản riêng và chung.

Sau nữa, giữ im lặng đúng mức có thể làm cho các nhân sĩ và chuyên gia dễ bày tỏ các ý kiến khác nhau, đưa ra các phương án khác nhau. Người lãnh đạo do có một địa vị nhất định nên khi đã nói ra một điều gì, nêu lên một ý kiến gì thì quần chúng thường dễ tán thành không nói trái ngược lại hoặc không nêu ra ý kiến còn chưa chín lắm. Như vậy quyết sách dễ mắc sai lầm. Để tránh nguy cơ “nhất ngôn đường” (một người nói là xong) và tệ nạn độc đoán, khoa học về quyết sách của nước ngoài có đề ra “thuyết gây sóng gió cho bộ não”, rất đáng cho chúng ta tham khảo. Theo thuyết này, người lãnh đạo giữ im lặng đúng mức, ra sức khuyến khích người khác mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ của mình, phát biểu ý kiến thoải mái không bị gò bó, tự do nêu các phương án giải quyết vấn đề, còn người lãnh đạo cứ để họ nói mà không bình luận, nhận xét gì hết. Sau cuộc họp, người lãnh đạo sẽ suy nghĩ, cân nhắc tỉ mỉ, tổng hợp và chọn lọc rồi đưa ra quyết sách chính xác.

Và sau nữa, giữ im lặng có thể giảm bớt những sự phiền toái không cần thiết. Người lãnh đạo thường là trung tâm chú ý của mọi người, mỗi lời nói ra đều rất nhạy cảm, chỉ một chút sai sót nhỏ là lan truyền rộng ngay. Đúng như sách “Lai Căn Đàm” đã nói: “10 điều nói ra, 9 điều đúng, không có gì lạ. Chỉ một điều không đúng đã đầy tội lỗi”. Vì vậy một người lãnh đạo có kinh nghiệm thà giữ im lặng còn hơn phát ngôn vội vàng, nhất là trong trường hợp ngoài lề tuyệt đối không nên bình luận việc riêng của người khác. Ngay đối với các lời đồn đại nói xấu mình, người lãnh đạo lão luyện cũng sẽ khéo dùng phương pháp giữ im lặng để bình tĩnh xử lý. Họ biết rằng vội vàng giải thích hoặc phản bác lại chỉ làm cho các lời đồn đại nói xấu đó càng lan truyền nhanh và dễ làm cho người khác cảm thấy phân vân, kém vững tin. Thà rằng “mặc dù nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, lặng lẽ tránh ồn ào, bình thản như không, dùng hành động và sự thực để chứng minh rõ đầu đuôi mọi việc. Nhưng cũng không nên để cho sự im lặng trở thành một biểu hiện của sự yếu đuối, đối với sự đả kích ác ý cần làm rõ đầu đuôi rồi kiên quyết phản kích lại.

TẠI SAO NỮ HOÀNG THỤY ĐIỂN GIỮ IM LẶNG

Khi quay bộ phim “Nữ hoàng Thụy Điển”, nghệ sĩ Mamori gặp phải một vấn đề hóc búa, cảnh trong cần diễn tả Nữ hoàng vì tình yêu mà từ bỏ ngôi vua, khi bước lên tàu ra đi thì người tình chết. Vậy lúc đó Nữ hoàng cần nói gì?

Mamori nghĩ dù có để diễn viên đóng vai Nữ hoàng nói gì chẳng nữa cũng chỉ là giả dối và ngu ngốc mà thôi. Biện pháp tốt nhất là nên dùng một hình tượng vô thanh, câm lặng, thế là ông quyết định chỉ đơn thuần dùng hình ảnh và tiết tấu nhạc để giải quyết vấn đề này. Khi mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, diễn viên đóng vai nữ hoàng chợt đến bên ông và hỏi: “Em phải diễn như thế nào đây?”.

Đúng rồi, cần diễn như thế nào đây? Tất nhiên một khi đã chi dùng hình ảnh và tiết tấu thì sự diễn đạt của diễn viên quan trọng lắm. Cười ư? Khóc ư? Điên dại ư? Diễn đạt thế nào cũng không hay. Trong lúc bế tắc đó, chợt ông nghĩ: đưa ra một trang giấy trắng cho khán giả có khi lại hay. Thế là ông quyết định chọn đáp án đó. Ông nói với cô diễn viên: “Không có diễn gì hết, Không cần nghĩ gì hết, cũng đừng có chớp mắt. Cứ đứng ngây người như vậy, không biểu lộ một tình cảm gì hết”.

Diễn viên đã diễn đúng như vậy. Sau buổi chiếu phim, khán giả rất kinh ngạc, khen diễn viên đóng khéo hết ý.

Trong dẫn chứng này, đạo diễn Mamori đã áp dụng mưu lược dĩ tĩnh chế động, để cho cô diễn viên đóng vai Nữ hoàng Thụy Điển khi bước lên tàu từ biệt quê hương xứ sở đã câm lặng không nói và cũng không biểu lộ tình cảm gì. Đây thực là một sự lựa chọn tuyệt diệu vậy.

LINCOLN LÀM THẦY CÃI THẮNG KIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Tổng thống Lincoln khi còn trẻ rất hiếu học. Ông đã tự học nhận được giấy phép hành nghề luật sư. Tài tranh cãi và mưu trí linh hoạt của ông trong các vụ xét xử tại tòa án đã được quần chúng ngưỡng mộ tán thưởng. Một lần ông đã dùng cách giữ im lặng không nói gì tại tòa mà đánh bại được luật sư bên nguyên, giành được thắng lợi trong vụ kiện.

Trong phiên xét xử tại tòa án, luật sư bên nguyên đã thao thao bất tuyệt, nói đi nói lại dài dòng tới 2 tiếng đồng hồ về một hai luận cứ đơn giản, quan tòa và công chúng đều ngán ngẩm, m rì chê trách, có người đã ngủ gật. Cuối cùng ông luật sư đó cũng đã nói xong, đến lượt Lincoln là luật sư của bên bị lên bục, nhưng ông im lặng không nói gì, hội trường im phăng phắc, cử tọa  rất ngạc nhiên.

Một lúc sau Lincoln cởi áo khoác ngoài, đặt lên bàn, sau đó cầm tách uống một hớp nước rồi lại đặt tách xuống và mặc áo khoác vào. Sau đó ông lại cởi áo khoác và uống nước rồi lại mặc áo vào, cứ thế làm đi làm lại dăm sáu lần. Quan tòa và công chúng bật cười ha hả trước màn kịch câm của Lincoln. Lincoln vẫn không nói gì, rời diễn đàn trong tiếng cười hoan hỉ còn đối thủ của ông bị “cười” thua kiện.

Là luật sư, không nói gì mà thắng được kiện là một việc rất khó khăn. Luật sư bên nguyên đã nói năng dài dòng làm công chúng phát ngán, nếu Lincoln lại tiếp tục tranh luận tràng giang đại hải thì hậu quả sẽ ra sao chắc mọi người đều rõ. Vì vậy ông đã dĩ tĩnh chế động, không nói một câu, dùng phương thức kịch câm đánh bại đối thủ, đạt được hiệu quả “vô thanh thắng hữu thanh”.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button