Kỹ năng mềm

Nhật Ký Tuổi Teen

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Julia V. Taylor

Download sách Nhật Ký Tuổi Teen ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời nói đầu

Ở lứa tuổi vị thành niên, những thay đổi về tâm sinh lý của các em sẽ diễn ra cực kỳ phức tạp, mà nhiều khi các em còn không thể thấu hiểu được hết tầm quan trọng của những sự thay đổi ấy. Mãi sau này, các em mới nhận ra được giá trị của những sự thay đổi mà các em đã trải qua. Cuốn sách sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc về sự thay đổi tâm sinh lý và hình ảnh cơ thể, khi các em bước vào tuổi dậy thì.

Cuốn sách “Bài tập về Hình ảnh cơ thể dành cho Thanh thiếu niên” là món quà ý nghĩa dành cho em. Tôi muốn các em thấu hiểu điều này ngay bây giờ. Ngay lúc này đây, tôi muốn các em cảm nhận được giá trị của sự thay đổi này, mà không cần chờ đến một, vài hay nhiều chục năm nữa. Tôi muốn em thấu hiểu hoàn toàn cái sức mạnh được mô tả trong các trang sau.

Tôi giữ quan điểm rằng, cơ thể chúng ta hoàn toàn không phải là một nơi cư ngụ tồi tàn. Nó là cơ thể duy nhất chúng ta có, và nó thật tuyệt vời. Hoặc ít nhất, nó có thể trở nên như thế nếu chúng ta biến nó thành như thế. Nếu chúng ta tập trung vào những gì nó có thể làm thay vì bị ám ảnh rằng nó trông như thế nào, thì tôi tin chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Nhưng đó vẫn là một câu trả lời quá đơn giản. Vào cuối ngày, tôi và các em đều biết rằng có thêm nhiều điều chúng ta cần phải đối mặt. Ta vẫn thấy hiện lên lờ mờ trong óc những con số thống kê rằng, khoảng 1/3 trẻ em lớp bốn ăn kiêng, và 3/4 số trẻ mười bảy tuổi không yêu cơ thể chúng. Khi một bé gái đến tuổi vị thành niên, sự thay đổi về tâm sinh lý sẽ diễn ra nhanh chóng và các em có thể gặp tới mười nghìn mẩu tin quảng cáo chỉ cho chúng cách thức để trở nên “Xinh đẹp”.

Vậy chúng ta đã biết chúng ta đang đối mặt với điều gì chưa: Một bức tường đồ sộ của sự tự ti, tự chán ghét bản thân được tạo nên bởi xã hội, và được củng cố bởi các nhà hoạch định thị trường. Bức tường này là chất xúc tác để các cô gái trẻ chán ghét cơ thể họ đến tận cuối đời, lãng phí những năm tháng đẹp nhất cho việc mơ ước khoảng hở giữa cặp đùi, vòng ngực, mũi cao và tóc xoăn. Trong xã hội ngày nay, chúng ta chỉ mới thảo luận từng phần của bức tường theo cách gián tiếp và không thực tiễn, mà không giải quyết chúng theo chiều hướng dỡ bỏ, từng viên gạch một của bức tường đồ sộ ấy.

Các cô gái trẻ cần những công cụ để giúp họ phá dỡ bức tường ấy, từng viên từng viên. Họ sẽ phá dỡ cho đến khi tất cả những sự hư cấu, thiếu tự tin và quan điểm hoang đường về cái đẹp nằm trải dưới chân họ như đống gạch vụn không còn hình hài và cấu trúc gì nữa. Chúng sẽ bị bóc trần, bị phá huỷ và bị loại bỏ.

Thứ em đang nắm trong tay là một công cụ, và tôi muốn các em nhận ra điều đó ngay lúc này. Em đang chuẩn bị lật giở trang sách, và tất cả các kiến thức đã sẵn sàng đợi em. Trong cuốn sách “Bài tập về Hình ảnh cơ thể dành cho Thanh thiếu niên”, Julia Taylor đã giải thích chính xác những cảm xúc của chúng ta khi nghĩ về cơ thể mình, và sự khác nhau giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Chị đã làm điều đó một cách tuyệt vời, nó giúp giải mã phương pháp dạy cho các cô bé biết yêu bản thân, và đưa ra lối tư duy khép kín, lặp đi lặp lại quan điểm “Tự yêu thương và chấp nhận bản thân.”

Với sự trân trọng và thấu hiểu những gì các cô gái trẻ trải qua ngày nay, cuốn sách bài tập này giúp thanh thiếu niên hiểu rằng chúng không cô đơn, cuốn sách không tầm thường hoá những gì trẻ đang trải qua mà nó bình thường hoá những đấu tranh của trẻ. Mỗi hoạt động đều mang trong nó rất nhiều tiềm năng và nội lực, mỗi kịch bản đều cho phép độc giả tiếp cận gần hơn với việc rèn luyện một hình ảnh cơ thể tích cực. Và quan trọng hơn cả, nó cho thấy một hình ảnh cơ thể tích cực cảm thấy thế nào?.

Cuốn sách “Bài tập về Hình ảnh cơ thể dành cho Thanh thiếu niên” chứa đựng một bộ dụng cụ hoàn chỉnh cần thiết để phá bỏ dần dần từng thông điệp tiêu cực của bức tường tự ti, chán ghét bản thân. Để các cô gái trẻ hiểu rằng, họ có ý nghĩa hơn là tổng thể những bộ phận cơ thể của họ. Cuốn sách hiện tại đang nằm trong tay bạn, và đây cũng là quãng thời gian hợp lý để nhận biết ý nghĩa của dụng cụ bạn được trao tặng. Bạn có nhiều ý nghĩa hơn là tổng thể những bộ phận cơ thể.

Yêu thương và khích lệ

MELISSA ATKINS WARD

Trích dẫn sách

Nhận diện cảm xúc

Em cần biết

Trong suốt thời kỳ vị thành niên, chúng ta thường trải qua vô vàn những cảm xúc khác nhau trong một khoảng thời gian rất ngắn. Phút này em còn cảm thấy phấn khởi, nhưng ngay phút sau em đã chực khóc oà. Đối với những vấn đề phức tạp, đôi lúc em còn chẳng hiểu tại sao tâm trạng mình lại thay đổi như thế.

Khi bắt đầu tìm hiểu về hình ảnh cơ thể em, thuật ngữ “Cảm xúc” xuất hiện rất nhiều. “Cảm xúc” là một trạng thái tình cảm nhất thời. “Cảm xúc” đến rồi đi và có thể trở nên vô cùng rắc rối.

“Khi nó đến với cơ thể của tôi, tôi chẳng thể nào biết được tôi cảm thấy thế nào. Nó cực kỳ khó hiểu. Nếu ai đó dành cho tôi một lời khen ngợi, có thể tôi cảm thấy hạnh phúc, nhưng cũng có thể tôi không tin và nghi ngờ suốt cả ngày. Hoặc, tôi có thể đang cảm thấy rất dễ chịu, nhưng khi vừa đọc xong một cuốn tạp chí tôi lại cảm thấy buồn bực. Đôi khi tôi cực kỳ hứng thú diện đồ mới, nhưng khi mặc nó vào bỗng nhiên tôi bật khóc bởi trông nó thật ngu ngốc. Tôi đã từng trải qua tất cả những trạng thái cảm xúc đó.”

— Blair

Nghĩ về hình ảnh cơ thể có lẽ sẽ đem lại nhiều cảm xúc khác nhau. Một số người có thể dễ chịu, một số khác lại cảm thấy khó chịu – nhưng tất cả đều không sao. Điều tuyệt vời về cảm xúc là em sở hữu nó và nó là của em. Không ai có quyền ra lệnh cho em “nên” cảm thấy thế nào, và em cũng không cần phải xin lỗi vì đã có một cảm xúc nhất định nào đó. Nhận biết và làm chủ cảm xúc là một bước quan trọng trong quá trình tự nhận thức bản thân. Cuối cùng, nó cũng rất quan trọng trong việc giúp em nhận thức vô số những cảm xúc thường thấy; ngoài những cảm xúc điển hình như ổn, buồn đau và tức giận.

Cùng em tìm hiểu

Một danh sách dài liệt kê các cảm xúc sẽ được cung cấp dưới đây. Em cần tham khảo danh sách này trong quá trình làm việc với cuốn sách. Giờ hãy đọc chúng và khoanh tròn tất cả những cảm xúc em nhận thấy trong tuần qua. Khi đã hoàn thành, hãy chọn một vài cảm xúc dễ chịu, và một vài cảm xúc khó chịu, rồi cho biết khi nào em cảm thấy như vậy.

Ví dụ:

Tôi cảm thấy bình yên khi được ở nhà một mình vào tối thứ ba.

Tôi cảm thấy cảnh giác khi tôi gặp một nhóm người lạ ở trường.

Tới lượt em:

Tôi cảm thấy ……………. khi……………………..

Tôi cảm thấy ……………. khi……………………..

Tôi cảm thấy ……………. khi……………………..

Tôi cảm thấy ……………. khi……………………..

Tôi cảm thấy ……………. khi……………………..

Tôi cảm thấy ……………. khi……………………..

Tôi cảm thấy ……………. khi……………………..

Tôi cảm thấy ……………. khi……………………..

Tôi cảm thấy ……………. khi……………………..

Tôi cảm thấy ……………. khi……………………..

ĐỌC THỬ

Tìm hiểu sâu hơn

Thâm nhập vào cảm xúc

Hiện tại em đang cảm thấy thế nào, ngay lúc này đây? Hãy liệt kê tất cả những gì em đang cảm thấy, tránh sử dụng từ “Ổn”, “Buồn” hay “Giận”- hãy cố gắng đào sâu hơn vào cảm xúc.

Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi

Em cần biết

Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi gây ảnh hưởng lẫn nhau. Đa số mọi người đều có vô vàn những suy nghĩ ngẫu nhiên thoáng qua hàng ngày. Nếu em đang đấu tranh với cảm nhận cơ thể của mình, mọi suy nghĩ và cảm xúc đều hướng về cơ thể em. Một số suy nghĩ sẽ dẫn đến cảm xúc, một số suy nghĩ và cảm xúc sẽ tạo nên hành vi.

Em vừa được biết rằng, cảm xúc là một trạng thái tình cảm nhất thời. Suy nghĩ, cảm xúc và tư duy đều kết nối với nhau. Suy nghĩ là tất cả những gì em nghĩ tới. Mình ăn gì cho bữa trưa bây giờ nhỉ? Cô ấy trông rất tức giận. Thường thì, cảm xúc của em chính là kết quả của những suy nghĩ. Ví dụ như đói, quan tâm. Và cuối cùng, hành vi chính là cách thức em cư xử, là kết quả của suy nghĩ và cảm xúc. Mình ăn bánh sandwich cho bữa trưa. Mình hỏi thăm xem cô ấy có ổn không? Chúng ta luôn luôn phải trải qua vòng tuần hoàn những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi – tất cả đều rất mạnh mẽ, và có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta.

“Sáng nay tôi dậy rất muộn, và tôi không có đủ thời gian để chuẩn bị trước khi đến lớp. Trông tôi thật kinh khủng: mái tóc nhờn bết, quần áo nhăn nhúm, và thậm chí tôi còn không nhớ rõ mình đã đánh răng hay chưa. Tôi cảm thấy kinh tởm, và tôi chắc chắn rằng tất cả mọi người đều đang nhìn tôi chằm chằm và nghĩ rằng, con nhỏ này thật là một kẻ béo ú, nhàu nhĩ, thảm hại. Tôi không thể tập trung vào bất cứ việc gì, bởi vì tôi cảm thấy mất tự tin. Vì thế, hết tiết một tôi về nhà.”

— Savannah.

Cùng nghiên cứu đoạn độc thoại của Savannah.

Suy nghĩ: Trông tôi thật kinh khủng: mái tóc nhờn bết, quần áo nhăn nhúm, và thậm chí tôi còn không nhớ rõ mình đã đánh răng hay chưa.

Cảm xúc: Tôi cảm thấy kinh tởm.

Hành vi: Tôi về nhà.

Chúng ta đều biết rằng, suy nghĩ và cảm xúc của em không phải lúc nào cũng quan trọng. Ngay cả khi làm việc cùng cuốn sách này, những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của em về cơ thể mình không phải lúc nào cũng chính xác và tích cực. Em có thể cảm thấy cơ thể mình tệ tới nỗi, em sẽ bỏ lỡ nhiều sự kiện mà em muốn tham gia. Nhưng em yên tâm, em hoàn toàn có thể thay đổi được điều này.

Cùng em tìm hiểu

Đọc những tình huống sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới mỗi tình huống.

1. Em thức dậy vào buổi sáng và phát hiện ra mình bị nổi mụn, đầy mặt luôn. Chiều hôm đó, em sang nhà bạn chơi, và cô ấy bị hai cái mụn trứng cá bé xíu ở trên mặt, nó bé đến nỗi mà gần như không thể nhận thấy được. Thế mà cô ấy ca cẩm về nó trong suốt thời gian em ở đó.

Em nghĩ thế nào?……………………………………

Em cảm thấy ra sao?………………………………..

Em muốn làm gì?……………………………………

Trên thực tế em đã làm gì? ………………………

2. Hai cô bạn thân của em quyết định thực hiện một chế độ ăn kiêng điên cuồng đang thịnh hành, và tất cả những câu chuyện họ nói là về thức ăn, cân nặng và những bài tập thể dục họ đang thực hiện.

Em nghĩ thế nào? …………………………………..

Em cảm thấy ra sao?……………………………….

Em muốn làm gì?……………………………………

Trên thực tế em đã làm gì? ………………………

3. Mẹ em liên tục ca cẩm về ngoại hình và cách ăn mặc của em, và bắt đầu có những bình luận thô bạo về những gì em ăn. Mẹ nói những câu kiểu như “Con không định mặc như thế đấy chứ, phải không?” và “Mẹ ghét con để kiểu tóc đó”. Có đến hàng triệu ví dụ. Nếu em muốn mẹ dừng lại, mẹ sẽ tuyên bố rằng “Chỉ đang cố giúp em”. Nhưng thực tế, em không cần mẹ giúp theo cách đó.

Em nghĩ thế nào? …………………………………..

Em cảm thấy ra sao?……………………………….

Em muốn làm gì?……………………………………

Trên thực tế em đã làm gì? ………………………

Gần đây có tình huống nào, đã tác động lên những cảm xúc của em về cơ thể mình…………………………………

Tình huống đó là gì?…………………………………………….

Em suy nghĩ gì?……………………………………..

Em cảm thấy thế nào? …………………………….

Em sẽ làm gì với những suy nghĩ và cảm xúc như vậy?………………………………………….

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button