Kỹ năng mềm

Học Khôn Ngoan Để Dẫn Đầu

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Olav Schewe

Download sách Học Khôn Ngoan Để Dẫn Đầu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Tôi chẳng có tài năng gì đặc biệt. Nếu tôi được giới thiệu với ba người trong một buổi tiệc, tôi sẽ quên luôn tên người đầu tiên trước khi người cuối cùng tự giới thiệu về mình. Hồi học tiểu học, phần lớn các bài kiểm tra và bài tập của tôi chỉ đạt điểm trung bình. Sau một năm ở trung học cơ sở, điểm số trung bình của tôi là C. Có vẻ như tôi chính là kiểu người mà người ta thường gọi là không chịu ngồi yên. Hay nói chính xác là, tôi học tốt nhất khi có thể xới tung mọi thứ lên. Có thể kể đến sự nghiệp piano của tôi để làm ví dụ rõ hơn về điều này. Trong quãng thời gian tám năm, tôi chẳng thể nào chơi thành thục những giai điệu đơn giản trực tiếp từ phím đơn, chuyện mà rất bình thường đối với người khác. Nhưng nếu tôi luyện tập thứ gì đó nhiều, tôi có thể chơi nó hoàn toàn bằng trái tim. Điều này thật vui. Giống như thể giai điệu và ký ức bị mắc kẹt bởi những ngón tay tôi. Nhưng không chịu ngồi yên không phải là một điểm khởi đầu đặc biệt tốt cho việc học những cuốn sách giáo trình.

Thế rồi, chừng mười năm sau, vài chuyện xảy ra.

Tôi chuyển lớp khi đang học trung học cơ sở và bỗng nhiên bị đưa vào một lớp toàn học sinh rất thích làm mọi thứ một cách giỏi giang. Cùng thời điểm đó, tôi được tiếp cận với những phương pháp học tập. Liệu tôi có thể bắt kịp trình độ của họ? Sẽ thú vị đấy khi cạnh tranh với những người ở trình B tới A, tôi nghĩ. Tôi bắt đầu học tập có mục đích để có thể nâng cao điểm số của mình và từ đó tôi chưa từng mất đi niềm hứng thú đối với việc làm thế nào để bạn có thể học tập hiệu quả hơn và đạt được kết quả tốt hơn.

Ở trường trung học cơ sở, tôi đã thực hiện theo phương pháp của mình để đạt điểm trung bình là B. Ở trung học phổ thông, tôi đã hơi xuống dốc một chút. Các môn học khó hơn và điểm số được đánh giá hơi khác một chút. Điểm trung bình của tôi tụt dốc vào năm đầu tiên, nhưng tôi vẫn thành công khi tốt nghiệp với điểm trung bình cao nhất trong các lớp tốt nghiệp năm đó. Sau khi hoàn thành bằng cử nhân tại Trường Kinh tế Na Uy (NHH) ở Bergen, tôi quyết định thử vận may của mình khi ứng tuyển vào những trường đại học tốt nhất thế giới. Tôi thi GMAT, đó là bài thi đầu vào toàn cầu cho hệ giáo dục sau đại học ngành Tài chính và Quản trị. Ở kỳ thi GMAT, bạn sẽ được so sánh với những người từng tham gia kỳ thi này trong vòng năm năm qua, hơn một triệu người.

Tôi lọt vào tốp 6% và nhận được lời mời từ những trường đại học danh tiếng như Viện Đại học Oxford của Anh quốc và những trường thuộc Ivy Leage1 của nước Mỹ – Viện Đại học Pennsylvania và Trường Wharton. Tôi cũng nhận được nhiều học bổng, tổng cộng trị giá 50 nghìn đô la, trong đó có học bổng trứ danh Fulbright. Đó là một cảm giác tuyệt diệu.

1 Ivy League là cụm từ được dùng để chỉ nhóm các trường đại học hàng đầu nước Mỹ.

Giống như rất nhiều người khác, những trải nghiệm của bản thân đã cho tôi thấy để tiến bộ hơn trong học tập và giành được kết quả tốt là điều hoàn toàn có thể. Chìa khóa là sự nỗ lực đi kèm với phương pháp học tập và cách thực hiện. Nhưng mất một thời gian khá dài để tôi tìm ra điều đó. Từ những nơi tôi đã theo học, tôi đã học được và trải nghiệm nhiều phương pháp học tập hữu dụng. Bao gồm cả những năm trung học phổ thông, nơi tôi dành thời gian ở Na Uy, Mỹ và Đức. Nó cũng bao gồm việc học tập của tôi ở Viện Đại học Oxford, Trường Kinh tế Na Uy, Đại học California, Berkeley tại Mỹ. Bên cạnh đó, tôi đã đọc hơn 40 cuốn sách về phương pháp nghiên cứu, thể hiện và tinh thần.

Mục tiêu của tôi là tạo ra một cuốn sách dễ hiểu và dễ đọc mà có thể tóm gọn lại tất cả những tác dụng này. Một cuốn sách chứa đựng lời khuyên tốt nhất dành cho các bạn – những học sinh – để bạn sẽ học được những phương pháp mới mà có thể áp dụng ngay lập tức. Thật không may là, những phương pháp này không hoàn toàn thay thế được nỗ lực, nhưng chúng sẽ đảm bảo rằng bạn đạt được kết quả cao nhất với thời gian bạn dành cho học hành. Mục tiêu là mang lại hiệu quả cao hơn, kiến thức tăng và kết quả tốt hơn.

ĐỌC THỬ

NHỮNG GÌ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÓ THỂ ĐEM ĐẾN CHO BẠN

“Nếu bạn có chỉ số IQ 150, tốt thôi.

Nhưng tôi gợi ý rằng bạn nên bán đi 30 trong số đó.

Bạn chẳng cần quá thông minh đâu.”

Warren Buffet,

nhà đầu tư và là một trong ba người giàu nhất thế giới.

Là một học sinh, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng phương pháp học tập thực sự quan trọng đến thế nào. Không thành công trong học tập phụ thuộc phần lớn vào việc bạn thông minh ra sao? Đúng là những người có trí thông minh cao thì dễ dàng đạt điểm số tốt, nhưng thông minh ít quan trọng hơn so với bạn nghĩ. Nhà tâm lý học Sandra Scarr đã đi đến kết luận rằng 75% tri thức đến từ các nhân tố khác ngoài trí thông minh, bao gồm động lực, kiến thức có trước và chiến lược học tập. Một số khác cũng đã đi đến kết luận tương tự. Trong số đó có chuyên gia về giáo dục và học tập, Tiến sĩ Kou Murayama, Đại học California, Los Angeles, Mỹ. Theo ông, động lực và cách bạn học như thế nào đóng vai trò quan trọng hơn trong việc nâng cao kết quả học tập hơn là bạn thông minh như thế nào. Một số khác đã nghiên cứu các bài kiểm tra trí thông minh và từ các kết quả, đã kết luận rằng chưa đến 20% các trường hợp xác nhận rằng trí thông minh đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công.

Từ khi khám phá ra điều này, tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem điều gì quyết định điểm số bạn đạt được và việc bạn học thứ gì đó hiệu quả như thế nào. Kết luận của tôi là đó là một sự kết hợp của trí thông minh, thời gian, kỹ năng có trước, tinh thần và phương pháp tìm hiểu và thể hiện đã tạo ra kết quả. Thành công trong giáo dục không thể đến từ riêng một nhân tố nào, mà như là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Điều này có thể được minh họa như sau:

Những nhân tố tạo nên nền tảng của tòa nhà – trí thông minh, kiến thức có trước, và thời gian – là tường móng của ngôi nhà. Những nhân tố này khó có thể thay đổi. Trí thông minh phần lớn do bẩm sinh, kiến thức có trước thuộc về quá khứ, và thời gian chúng ta dành cho học hành trong nhiều trường hợp cũng phụ thuộc và các nghĩa vụ và nhu cầu khác của mình. Một ngày không bao giờ có nhiều hơn 24 giờ. Thế nhưng tin tốt là đây chỉ là một vài nhân tố quyết định chúng ta học được bao nhiêu và chúng ta thể hiện tốt thế nào. Những nhân tố khác, phương pháp học tập (cách chúng ta học), phương pháp thể hiện (cách chúng ta giải quyết các bài kiểm tra và thi cử), và tinh thần (chúng ta tiếp động lực cho bản thân và suy nghĩ như thế nào) cũng quan trọng không kém và những nhân tố này đều có thể được cải thiện. Nói chung, chúng ta gọi những phương pháp này là phương pháp học tập.

Liệu có thể nói rằng những phương pháp này là chìa khóa cho sự thành công trong học tập của ai đó, hay nói đúng hơn, có phải những học sinh có kỹ năng sử dụng những phương pháp tốt thì đạt được những kết quả tốt nhất? Có rất nhiều thứ cho thấy điều này đúng. Chẳng hạn, nếu một nhóm học sinh có trí thông minh trung bình học được những phương pháp ghi nhớ hiệu quả, họ ghi nhớ được nhiều hơn và đạt được điểm số tốt hơn trong các bài kiểm tra so với những học sinh thông minh hơn nhưng không biết được phương pháp tương tự. Cũng như vậy, nếu những học sinh kém thông minh hơn biết được phương pháp này, cả hai nhóm học sinh sẽ đạt điểm số tương đương trong bài kiểm tra. Một series phỏng vấn hơn 400 học sinh Australia kết luật rằng, những ai đạt điểm cao nhất trong các bài kiểm tra là những người giỏi hơn trong việc sử dụng những phương pháp học tập hiệu quả. Do đó mục tiêu của mỗi người, không kể đến trí thông minh, nên là cải thiện phương pháp của mình.

Ồ, có lẽ bạn đang nghĩ rằng nếu tất cả những điều đó đúng, tại sao “kẻ thông minh nhất trong lớp học” vẫn thường làm rất giỏi? Nhà tâm lý học và tác giả Kenneth L. Higbee, người chuyên nghiên cứu lĩnh vực học tập, đã có giải thích cho điều này. Ý kiến của ông là những học sinh thông minh, có lẽ như một lợi thế của phẩm chất này, có kỹ năng trong việc tìm và sử dụng những phương pháp hiệu quả hơn người khác. Đó là một ấn tượng mà tôi cũng có. Những học sinh thông minh hơn, như một quy luật (nhưng không phải là luôn luôn), còn đạt nhiều hiệu quả hơn trong cách họ học. Chúng ta biết chính xác những phương pháp học tập mà các học sinh thành công sử dụng. Tất cả mọi người đều có thể áp dụng chúng, mọi người đều có thể trở nên giỏi hơn trong học tập và đạt được kết quả tốt. Điều này bao gồm cả bạn.

TẠI SAO PHẢI ĐẠT ĐƯỢC ĐIỂM SỐ CAO HƠN?

Mục đích của các trang trước là để thuyết phục bạn rằng bạn có thể cải thiện cách học và do đó, cải thiện được luôn điểm số của mình. Mục đích của trang sách này là để cho bạn thấy tại sao bạn phải nỗ lực làm điều đó.

Điểm số không đo chỉ số IQ của bạn, mức độ hiệu quả khi bạn việc, hay động lực của bạn. Điểm số chỉ đo được kết quả cuối cùng của hoạt động học tập nào đó. Nhưng những kết quả này lại quan trọng trong xã hội hôm nay. Đôi khi, dường như mọi thứ đều về kết quả. Có thể điều này không hoàn toàn kỳ cục. Ý định tốt không dời được núi…

Điểm số tốt cho thấy rằng bạn có khả năng học hỏi những thứ mới và ứng dụng được chúng. Điểm số tốt báo hiệu rằng bạn có thể đạt kết quả tốt dựa trên các tiêu chí nhất định. Nhìn nhận theo cách khác, điểm số tốt cũng mở ra nhiều cánh cửa.

Điểm số tốt được sử dụng khi các trường đại học trao thưởng cho sinh viên, và điểm số được sử dụng để thuyết phục các nhà tuyển dụng khi họ quyết định ứng viên nào được phỏng vấn và tiếp tục vào vòng trong.

Điểm số tốt chắc chắn không phải là cách duy nhất để chứng minh rằng bạn có thể đạt được thành quả. Cách bạn đã thể hiện ở những công việc, chức vụ, các môn thể thao hay những dự án của bản thân cũng cho thấy khả năng đạt được kết quả tốt của bạn. Với nhiều công việc và một số lĩnh vực nghiên cứu, điều này cũng quan trọng như điểm số vậy. Với một doanh nhân tự khởi nghiệp, điểm số không có nhiều trọng lượng lắm. Nhưng với phần còn lại trong chúng ta, điểm số đóng một vai trò quan trọng. Với những công việc và lĩnh vực nghiên cứu được ưa thích nhất, điểm số tốt là điều nhất thiết phải có. Đôi khi, bởi rất ít công việc còn trống, điểm số thậm chí còn đóng vai trò quan trọng hơn. Nhưng điểm số cao mang lại nhiều điều hơn là những cơ hội tốt. Sự nắm vững và sự thể hiện tốt tạo nên ý nghĩa. Chúng mang lại sự tự tin hơn và sự thỏa mãn được tăng lên. Kết quả là, việc học trở nên vui vẻ hơn và có thêm động lực. Đây là một chu kỳ tích cực.

Một số kỹ năng bạn cần để đạt được điểm cao cũng chính là những kỹ năng bạn có thể sử dụng để thành công trong những lĩnh vực khác của cuộc sống. Bạn sẽ hưởng lợi nếu giỏi trong việc tiếp nhận kiến thức nhanh chóng, ưu tiên hợp lý, làm việc hiệu quả dưới áp lực và suy nghĩ gần như ở bất cứ nơi nào – cả trong công việc hay trong cuộc sống cá nhân.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY

Cuốn sách này được chia thành ba phần: Học một cách hiệu quả, Thể hiện một cách tối ưu và Suy nghĩ hợp lý. Sự tương tác giữa những lĩnh vực này sẽ tạo ra kết quả tốt. Mỗi phần gồm các chương ngắn, và kết thúc bằng một bản Tóm tắt ngắn gọn những bí quyết quan trọng nhất.

Phần 1 – Học một cách hiệu quả

… bàn luận về những phương pháp mà bạn có thể sử dụng để học thông minh hơn. Phần này bao gồm những chủ đề như quản lý thời gian, phương pháp đọc, phương pháp ghi chú và phương pháp ghi nhớ.

Phần 2 – Thể hiện một cách tối ưu

… bàn luận về cách bạn có thể thể hiện tối ưu trong các bài kiểm tra và thi cử. Phần này bao gồm các chủ đề như chuẩn bị, nộp bài, các kỳ thi viết và vấn đáp…

Phần 3 – Suy nghĩ hợp lý

… bàn luận về động lực, mục tiêu, cách chúng ta suy nghĩ và việc chúng ta có thể sử dụng điều này như thế nào để học tập đạt kết quả tốt hơn. Nếu bạn đặc biệt hứng thú với phần này, bạn có thể muốn bắt đầu đọc nó trước tiên. Điều này hoàn toàn bắt nguồn từ trong đầu chúng ta. Nói cách khác: Bằng cách làm việc để đạt được những điểm số cao hơn, đồng thời giúp bạn phát triển được khả năng tốt hơn để thực hiện hiệu quả. Do đó, người chiến thắng hiển hách (big winner) không phải là cuốn sách điểm số của bạn – Đó là bạn!

Làm thế nào để đọc cuốn sách này hiệu quả nhất

Bạn có thể thoải mái sử dụng cuốn sách này như một sự tham khảo hay chỉ đọc những chương bạn nghĩ là sẽ có tác dụng nhất với bạn. Nhưng để đọc cuốn sách này hiệu quả nhất, tôi khuyên bạn nên đọc qua tất cả các phần. Nó sẽ mang tới cho bạn một sự hiểu biết tổng quan tốt hơn. Cũng có thể những bí quyết tuyệt nhất lại nằm ở những nơi bạn ít kỳ vọng nhất. Tôi khuyến khích bạn đưa những phương pháp này vào thực hành. Trong cuốn sách này, bạn có thể tra cứu từng chương để đọc lại. Những tóm tắt ở cuối mỗi chương/ mỗi phần cũng rất hữu dụng bởi chúng giúp bạn không cần phải đọc lại mọi thứ.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button