Kỹ năng mềm

Phương Pháp Đếm 1-2-3 Kỳ Diệu Dành Cho Giáo Viên

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : TS Thomas W. Phelan

Download sách Phương Pháp Đếm 1-2-3 Kỳ Diệu Dành Cho Giáo Viên ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng làm việc

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

GIỚI THIỆU

Hội thảo Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu: Kỷ luật hiệu quả dành cho trẻ từ 2 – 12 tuổi diễn ra lần đầu tiên tại khách sạn Holiday Inn địa phương vào một ngày tháng Tư lạnh giá năm 1984, với sự tham gia của 28 phụ huynh và một vài giáo viên. Kể từ ngày đó, Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu đã đến với hàng trăm hàng ngàn phụ huynh, giáo viên, trợ giảng, ban giám hiệu, các bậc ông bà cha mẹ, chuyên viên tư vấn trại hè, nhà trị liệu, chuyên gia sức khỏe tâm thần và bác sĩ nhi khoa. Hơn một triệu người lớn khác đã biết về chương trình này thông qua các cuốn sách, video và số lượng đơn vị sản phẩm của chúng tôi đã vượt qua mốc 750.000. Hiện giờ, chúng tôi có sách hướng dẫn dành riêng cho các bậc phụ huynh và giáo viên, chuyển ngữ sách và video sang gần mười ngôn ngữ khác.

Thành công của Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu có nguyên nhân vô cùng đơn giản: chương trình này dễ học và hiệu quả. Bạn có thể học nó hôm nay và áp dụng nó ngay ngày mai. Chẳng có ma thuật2 nào ở đây cả, nhưng rất nhiều giáo viên và phụ huynh của chúng tôi hài lòng cho rằng phương pháp này hiệu quả như có ma thuật vậy. Và giờ đây, sau nhiều năm, rất nhiều người nuôi dạy trẻ đã chia sẻ với chúng tôi về hiệu quả của Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu và thường cảm ơn chúng tôi vì đã làm thay đổi cuộc đời họ.

  1. 2. Tên gốc của phương pháp này là 1-2-3 Magic, “magic” vừa có nghĩa là ma thuật, vừa có nghĩa là kỳ diệu.

Nhận xét đó đã gói gọn toàn bộ mục tiêu của chúng tôi ở ParentMagic, Inc.3: Chúng tôi muốn tạo ra sự khác biệt tích cực và ấn tượng – trong thời gian kỷ lục – ở cuộc sống của những người sử dụng chương trình của chúng tôi. Chúng tôi muốn các giáo viên có những giờ lên lớp sôi nổi nhưng có trật tự, trong đó bọn trẻ có thể học hỏi, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng giáo viên. Chúng tôi muốn các bậc phụ huynh hài lòng về con cái họ và có thể kỷ luật các con bằng sự nhẹ nhàng và cương quyết. Chúng tôi muốn bọn trẻ lớn lên hạnh phúc, có năng lực và hòa đồng với mọi người.

  1. 3. ParentMagic, Inc. là một tổ chức hàng đầu nghiên cứu về các phương pháp nuôi dạy con cái dễ áp dụng và hiệu quả. Những cuốn sách mà tổ chức này từng xuất bản bao gồm Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu, Kỹ năng sinh tồn cho thanh thiếu niên và Tổng hợp về chứng rối loạn suy giảm chú ý.

Một phiên bản dành cho giáo viên – tại sao không?

Các giáo viên đã rất sáng tạo khi áp dụng thành công Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu trong những giờ lên lớp của họ suốt nhiều năm.

Dù vậy, vẫn có một số khác biệt quan trọng giữa cách một phụ huynh thực hiện phương pháp đếm 1-2-3 và cách một giáo viên sử dụng nó. Theo chúng tôi được biết, rất ít các bậc cha mẹ phải trông nom 25 đứa trẻ cùng một lúc. Bạn từng đếm cả một lớp học bao giờ chưa? Ở nhà, nếu một đứa trẻ không chịu đến chỗ bị phạt cách ly, đó không phải là vấn đề lớn. Nhưng trong lớp, kiểu từ chối này là cả một vấn đề. Giáo viên nên làm gì lúc này? Chuyện gì xảy ra nếu trẻ từ chối đi đến chỗ cách ly? Ở trường, thời gian cần thiết để duy trì những gì chúng ta gọi là hành vi “Bắt đầu” (tích cực) cũng dài hơn ở nhà. Cha mẹ của trẻ luôn bận rộn với mọi công việc khi ở nhà và họ cũng có ít thời gian ở bên cạnh con cái mình hơn giáo viên, trong khi giáo viên luôn phải bận tâm lo lắng về việc khích lệ trẻ suốt thời gian ở trường.

Do đó, theo yêu cầu của nhiều giáo viên, chúng tôi đã cho ra đời một cuốn sách đặt trọng tâm vào trường học và lớp học. Khi viết cuốn sách này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ quý báu từ các nhà giáo giàu kinh nghiệm. Giống như Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho cha mẹ, Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho giáo viên đã chia chiến lược kỷ luật lớp học thành ba bước riêng biệt và quan trọng:

  1. Kiểm soát hành vi không mong muốn
  2. Khuyến khích hành vi tích cực
  3. Củng cố mối quan hệ với học sinh

Tất nhiên, ba bước này phụ thuộc lẫn nhau và được đề cập theo thứ tự trên trong cuốn sách này.

Dù vậy, hãy luôn nhớ lưu ý cơ bản về kỷ luật phòng ngừa: Học sinh đang làm phần việc của chúng không phải là một vấn đề về hành vi. Các giáo viên làm việc hiệu quả đã sắp xếp công việc, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng và theo dõi tiến độ để hạn chế tối đa khả năng phải kỷ luật.

Sử dụng cuốn sách này như thế nào?

Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho giáo viên mô tả một số phương pháp đơn giản và rất hiệu quả đối với việc kiểm soát hành vi của trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi ở trường. Bạn không cần phải là một thiên tài, một vị thánh hay nhà tâm lý trị liệu chuyên nghiệp để có thể sử dụng hiệu quả chương trình này. Để có được kết quả tốt nhất, hãy ghi nhớ những điều sau đây:

  1. Các phương pháp này nên được sử dụng một cách chính xác như hướng dẫn ở đây, đặc biệt là các quy tắc Không-nói và Không-cảm-xúc.
  2. Hãy đọc hết từ chương 1 đến chương 12 trước khi thử nghiệm. Một số giáo viên áp dụng phương pháp đếm trong khoảng 7 – 10 ngày để khởi động, sau đó tiến hành Khuyến khích các hành vi tích cực và Những ứng dụng cụ thể.
  3. Nếu thường xuyên có nhiều hơn một người lớn trong lớp học, nên sử dụng các phương pháp đã được mô tả.
  4. Đôi khi các giáo viên cũng nên kéo cha mẹ và gia đình trẻ vào việc sử dụng đếm 1-2-3. Ông bà, người trông trẻ và những người chăm sóc khác cũng nhận thấy phương pháp đếm này rất hữu ích trong việc quản lý trẻ nhỏ. Trên thực tế, nhiều ông bà còn tự phát hiện ra 1-2-3 kỳ diệu trước và chia sẻ lại cho con cái mình. Ngoài ra, hiện nay ngày càng có nhiều ông bà đang nuôi dạy cháu mình, và gợi ý của một giáo viên về 1-2-3 kỳ diệu có thể là một bí quyết cứu cánh cho những người lớn tuổi.
  5. Hãy lưu ý rằng bệnh tật, tiền sử về các chấn động thể xác và tâm hồn có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm những khó khăn về hành vi và cảm xúc ở trẻ. Giáo viên nên hỏi các bậc cha mẹ về tình hình sức khỏe của con em họ.

Đánh giá và Tư vấn tâm lý

Giáo viên không nên tự chẩn đoán về sức khỏe tâm lý của học sinh. Chúng tôi khuyến khích một cuộc trao đổi giữa các giáo viên, phụ huynh, các nhà tâm lý học và những người liên quan khác vì quyền lợi của bất kỳ đứa trẻ nào. Trong thực tế, Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho giáo viên có thể hỗ trợ các giáo viên trong việc quyết định khi nào là lúc thích hợp để thảo luận với các bậc cha mẹ về khả năng cần đến một đội ngũ chuyên gia tâm lý học hoặc các nhân viên xã hội trường học.

Dưới đây là cách một quá trình ra quyết định có thể diễn ra khi hành vi gây rối hoặc phản kháng của học sinh trở nên nghiêm trọng. Đầu tiên, sử dụng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho giáo viên trong lớp học, nếu hành vi của đứa trẻ trở lại bình thường, thật tốt; nếu hành vi của trẻ được cải thiện song vẫn còn gây rắc rối, hãy yêu cầu sự hỗ trợ của các bậc cha mẹ thông qua việc sử dụng đếm 1-2-3 ở nhà; nếu lúc này hành vi của trẻ trở lại bình thường, hãy duy trì hoạt động đó và đẩy mạnh sự hợp tác của cha mẹ hoặc người chăm sóc khác. Tuy nhiên, nếu hành vi của trẻ vẫn còn quá nhiều vấn đề, hãy cân nhắc về một lời giới thiệu.

Chúng tôi hy vọng rằng Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho giáo viên sẽ giúp bạn tạo ra môi trường lớp học mà bạn mong muốn, và quan trọng không kém, giúp bạn muốn đến trường mỗi ngày với học sinh của mình.

ĐỌC THỬ

VIỆC DẠY HỌC KHÔNG DÀNH CHO NHỮNG TRÁI TIM MỀM YẾU

Ai nghĩ dạy học là việc dễ dàng, chắc chắn họ chưa từng đi dạy!

“Em uống nước được không ạ?”

“Không phải bây giờ.”

“Tại sao ạ?”

“Vì 5 phút nữa sẽ tới bữa trưa, khi đó chúng ta sẽ uống nước.”

“Nhưng em muốn uống ngay bây giờ.”

“Em hãy chờ 5 phút nữa.”

“Lúc nào cô cũng cấm đoán em.”

“Đương nhiên là cô có quyền làm điều đó.”

“Nhưng cô cho phép Jose uống nước mà.”

“Thế em có ngoan như Jose không? Bạn ấy rất chăm chỉ làm bài tập.”

“Em hứa sẽ ngoan mà.”

“Cô nghe em nói vậy nhiều lần rồi. Nhìn vào vở xem, em còn chưa làm bài tập.”

“Em sẽ mách bố mẹ!”

“Được thôi. Cứ làm thế đi!”

Dạy tốt song hành với kỷ luật hiệu quả

Ai nghĩ dạy học là việc dễ dàng, chắc chắn họ chưa từng đi dạy! Giống như việc nuôi dạy con, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong đời một giáo viên và không hề dễ dàng – có rất nhiều điều có thể “sai một ly đi một dặm”. Dạy dỗ trẻ có thể là một trong những trải nghiệm thú vị nhưng cũng có thể trở thành một cơn ác mộng.

Với những khái niệm thi vị hóa việc dạy học, giáo viên thường quên rằng không thể khiến mọi đứa trẻ đều thích bạn và những gì bạn đang làm. Dạy dỗ trẻ đồng nghĩa với việc, ngoài nuôi dưỡng và hỗ trợ trẻ, bạn cũng thường xuyên phải khiến chúng thất vọng. “Tập trung vào bài học nào! Đến giờ kiểm tra rồi! Thôi trêu chọc bạn đi! Không, giờ em không thể uống nước!” Hết lần này đến lần khác, bạn cần đến sự cương quyết nhưng nhẹ nhàng.

Thật không may, khi thất vọng, trẻ thường không cảm ơn giáo viên vì đã cố gắng rèn chúng vào khuôn phép. Thay vào đó, theo bản năng, trẻ sẽ xa lánh và khiến những người lớn mà trẻ cho là phải chịu trách nhiệm cho tình trạng hiện tại của chúng khó chịu và căng thẳng hơn nữa. Chúng tôi gọi đây là “Thử và Lôi kéo”, và có sáu loại cơ bản (chương 10). Thử và Lôi kéo có thể gây trở ngại cho việc học hành, cản trở niềm vui, hủy hoại các mối quan hệ và bầu không khí lớp học.

Phải chứng kiến cảnh “Đòi uống nước” ở trên hàng ngàn lần, bạn chắc chắn sẽ phát hỏa. Trẻ và giáo viên sẽ chẳng còn thời gian để dạy và học ở trường. Đó cũng là lý do tại sao một giáo viên phải có kế hoạch kỷ luật sẵn sàng ngay từ đầu năm học.

Dạy học so với Làm cha mẹ: Hai ĐIỂM khác biệt lớn

Dạy học khác việc làm cha mẹ ở hai điểm chính. Trước hết, hầu hết các bậc cha mẹ chỉ có khoảng hai hoặc ba đứa con ở nhà trong khi hầu hết các giáo viên có khoảng 25 học sinh trong lớp. Nói cách khác, giáo viên phải lo lắng cho số trẻ nhiều hơn gấp 8 – 9 lần so với các bậc cha mẹ.

Thứ hai, ngoài việc phải lo cho nhiều trẻ hơn, giáo viên không được phép “hờn dỗi” học sinh của mình. Ở nhà, bố mẹ có thể nói “Hãy làm bất cứ điều gì con thích” với các con của mình. Tuy nhiên, ở lớp, giáo viên phải theo dõi việc nghe giảng và hoàn thành bài học của trẻ trong cả ngày, ngay cả “thời gian rảnh” và giờ ra chơi trẻ cũng cần người lớn để mắt đến.

Vì vậy, việc hằng ngày của giáo viên là dạy cho rất nhiều trẻ. Và ưu tiên hàng đầu trong lớp học là học – thay vì rèn luyện kỷ luật hành vi. Đúng là một kế hoạch kỷ luật hiệu quả, chẳng hạn như Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho giáo viên, có cả các chiến lược phòng ngừa và can thiệp khi những vấn đề xuất hiện. Nhưng nên nhớ, một học sinh đang làm phần việc của mình sẽ không được coi là vấn đề cần phải kỷ luật. Phương pháp giảng dạy hiệu quả – nằm ngoài phạm vi của cuốn sách này – là chiến lược kỷ luật phòng ngừa tốt nhất.

Tuy nhiên, bởi cả người lớn lẫn trẻ em đều không hoàn hảo, nên phương pháp giảng dạy tốt nhất vẫn đòi hỏi một kế hoạch kỷ luật hiệu quả để hỗ trợ. Đó là lý do tại sao có một phương pháp như 1-2-3 kỳ diệu. Người lớn cần phải biết cách xử lý hành vi tiêu cực, khuyến khích hành vi tích cực và kiểm soát khía cạnh tiêu cực của quá trình thử và lôi kéo – sao cho công bằng, rõ ràng và không lạm dụng. Khi các hành vi sai trái không thể tránh khỏi của trẻ được xử lý thành công hằng ngày, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh sẽ càng khăng khít hơn. Học hỏi, khen ngợi, tập trung vào công việc và vui vẻ với nhau sẽ trở nên tự nhiên hơn. Nói cách khác, kỷ luật tốt giúp việc giảng dạy hiệu quả hơn và có dư thời gian để vui chơi. Đó là điều bạn muốn.

1-2-3: Ba bước đến kỷ luật hiệu quả

Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu có ba bước để kỷ luật hiệu quả. Mỗi bước đều dễ thực hiện và cực kỳ quan trọng. Ba bước này cũng phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ nhất định để đạt hiệu quả. Việc bỏ qua bất kỳ bước nào đều có thể ảnh hưởng đến bạn.

Bước một liên quan đến kiểm soát hành vi không mong muốn (Phần II và III). Không giáo viên nào có thể thân thiện với học sinh nếu chúng liên tục khiến họ khó chịu bằng việc mè nheo, tranh cãi, trêu chọc, quấy rầy, giận dỗi, la hét và đánh nhau. Trong Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu dành cho giáo viên, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên trước sự hiệu quả mà phương pháp đơn giản đó mang lại!

Bước hai liên quan đến việc khuyến khích hành vi tích cực (Phần IV). Khuyến khích hành vi tích cực, chẳng hạn như dọn dẹp, hành động lịch sự và làm bài tập ở lớp, cần nhiều nỗ lực – đối với cả người lớn và trẻ em – hơn việc kiểm soát các hành vi tiêu cực. Bạn sẽ được biết bảy phương pháp đơn giản để khuyến khích các hành vi tích cực ở học sinh của mình.

Bước ba liên quan đến một số cách thức có giá trị và không-quá-khó để duy trì các mối quan hệ gần gũi với học sinh (Phần V). Một số giáo viên chỉ cần được gợi nhắc về các chiến lược này là đủ; một số giáo viên khác phải tập trung cao độ vào chúng. Chú ý đến chất lượng các mối quan hệ của bạn với trẻ tại lớp sẽ giúp bạn thực hiện được bước một và hai, và ngược lại.

Hãy bắt đầu và chúc may mắn!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button